Chủ Nhật, 10 tháng 6, 2007

Quầng mắt thâm nặng


Quầng mắt thâm nặng trong một vài ngày thì có thể do mất ngủ hoặc làm việc quá sức; nhưng nếu kéo dài thì lại là những dấu hiệu xấu của sức khỏe.


Quầng mắt bệnh tật thường phồng to hơn vào buổi sáng và chiều tối. Có những người rất trẻ đã bị thâm, xệ quầng mắt. Chính vì thế, không thể biện hộ rằng đó chỉ là dấu hiệu của tuổi tác.


Vết thũng quầng mắt thường là hậu quả của máu không thông trong ven và bạch huyết không thông trong mạch bạch huyết.


Có 4 căn bệnh để lại dấu tích rõ trên quầng mắt và y học hiện đại có khả năng đưa ra kết luận nhanh nhất về nguyên nhân và phương hướng chữa trị. Vì sắc đẹp và sức khỏe, bạn không nên chần chừ trước trước những bọng mắt lộ liễu này.


Bệnh tim
Nếu cùng với quầng mắt, thỉnh thoảng người bệnh thấy khó thở, đau nhói vùng tim thì chính xác cần phải đến tìm bác sĩ tim mạch. Sau khi kiểm tra bằng điện tâm đồ, các xét nghiệm sinh hóa sẽ cho thấy cơ tim bị to phình do quá sức trong lúc vận chuyển lượng abumin vào mạch máu.
Người bệnh cần thay đổi nhiều thói quen, từ đây toàn bộ chế độ ăn và thuốc uống hỗ trợ chức năng tim phải theo sát chỉ đạo của bác sĩ.


Gan hoặc mật có vấn đề
Chức năng gan và mật có thể xác định được phần nào qua kiểm tra thử phản ứng dị ứng và độ thẩm thấu cao tại các mao mạch. Để chắc chắn hơn bệnh nhân phải được kiểm tra qua máy chẩn đoán mạch hiện trên màn hình vi tính.


Phương pháp chẩn đoán mới này có thể phát hiện được bệnh sớm và nhanh (trong khoảng 6-15 phút) hơn nhiều phương pháp cũ như siêu âm, xét nghiệm thử chức năng gan, mật.


Bệnh thận
Các bệnh như viêm cầu thận, sỏi thận đều báo hiệu rõ tại quầng mắt của người bệnh. Chức năng thận suy yếu lại là hậu quả của nhiều căn bệnh khác tưởng như không liên quan thí dụ như cao huyết áp, đái đường, nghiện rượu.


Riêng với người bị bệnh về thận, quầng phù thũng không chỉ dừng dưới mắt mà theo thời gian các vùng da khác cũng nhận hậu quả tương tự. Bệnh nhân cần được xét nghiệm nước tiểu, siêu âm thận để xác định rõ tình trạng thận.


Trong quá trình chữa trị, bác sĩ tiết niệu sẽ có chỉ định cụ thể về chế độ ăn nhạt, nghèo protein và canxi.


Cơ thể "úng nước"
Hệ thống bài tiết gặp trục trặc kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng cơ thể "úng nước" - có nhiều vùng da phù thũng, mặt da nặng xệ. Người bệnh nên tích cực uống các loại trà và thuốc lá giúp lợi tiểu, bài tiết mồ hôi tốt như lá mã đề, nước râu ngô, nước trà xanh, chè thanh nhiệt, hoa hoè, thảo quyết minh... Tùy theo mức độ nặng nhẹ, bệnh nhân có thể chọn một trong những phương pháp khắc phục sau:


- Xông hơi, ngâm người trong bồn nước thuốc Bắc 2 lần/tuần. Nước thuốc thẩm thấu qua da sẽ giúp kích thích tuyến mồ hôi, tăng khả năng bài tiết qua da. Cần tìm đến các phòng vật lý trị liệu thuộc viện Đông y để việc điều trị thu được hiệu quả cao hơn.


- Tác động bằng máy nam châm sinh học phân tử. Máy có khả năng làm thay đổi tính năng ngoài và trong của tế bào chất lỏng, từ độ nhờn, tính dẫn điện đến độ kéo căng bề mặt. Vùng da thũng nước được kích hoạt năng lực trao đổi chất và tăng khả năng kháng thể.


- Massage bằng máy chuyên dụng, chú trọng phần tay chân cũng như các vùng da cellulite giúp kích thích tuần hoàn máu, lưu thông bạch huyết trong thành mạch, đồng thời đẩy bớt chất lỏng ra khỏi lớp màng dưới da.


- Cuốn lạnh thân thể: Phết dầu (chườm lạnh) lên vùng da thũng, sau đó dùng băng chuyên dụng có tẩm vitamin và bạc hà cuốn chặt để trong vòng 20-40 phút. Các chất thẩm thấu qua da có tác dụng khích thích tuần hoàn máu, củng cố thành mạch.