Thứ Năm, 31 tháng 1, 2008

Đoán bệnh qua móng tay


Thỉnh thoảng bạn thấy có những chấm lạ xuất hiện trên móng, có thể bạn nghĩ đó là chuỵện bình thường. Tuy nhiên, trong rất nhiều trường hợp, nó lại cảnh báo một nguy cơ bệnh tật nào đó. Trong việc chẩn đoán bệnh, các thầy thuốc tây y và nhất là đông y, ngoài việc bắt mạch còn quan sát, kiểm tra toàn diện cơ thể như: miệng, mũi, tai, mắt, lưỡi… và cũng không bỏ qua đôi bàn tay.

Xuất hiện trên móng những vệt đen: Những vệt đen trên móng tay, móng chân là dấu hiện của rối loạn hoc môn, thời kỳ đầu thai nghén hoặc do dùng thuốc chữa bệnh sốt rét.

Xuất hiện những chấm trắng: Bạn đừng vội nghĩ rằng mình thiếu can-xi, đấy là dấu hiệu của rối loạn tuyến giáp.

Xuất hiện những chấm vàng: Chắc chắn là bạn đang hút quá nhiều thuốc lá hoặc dùng thuốc tê-ta-xi-lin để chữa bệnh nào đó.

Móng dày và dễ vỡ: Móng tay đó của bạn có khả năng bị thay móng.

Móng quặp xuống và có màu xám: Kiểu móng này thường gặp ở những người mắc bệnh tim mạch hoặc phổi mãn tính.

Móng khô và dễ bị tổn thương: Đây là kết quả của việc cơ thể thiếu thiếu vitamin A, B hoặc E. Trong một số trường hợp khác đây là dấu hiệu thiếu sắt hoặc can-xi.

Móng bị lõm: Bạn đang bị thiếu sắt kinh niên, thiếu máu hoặc đang gặp những vấn đề về về gan.

Về màu sắc đôi bàn tay

- Bàn tay có màu sắc đỏ ửng cho phép thầy thuốc nghĩ tới bệnh cao huyết áp.

- Bàn tay có màu trắng xanh, lại có những gân xanh (tĩnh mạch) nổi lên, lúc nào cũng lạnh ngắt, nhớp nháp, ướt át mồ hôi, là dấu hiệu của suy nhược cơ thể, khí huyết xấu.

- Bàn tay đỏ hồng, nóng ran, mềm nhũn, ẩm ướt là biểu hiện của cường năng giáp trạng. Trái lại, bàn tay có màu trắng bệch, lạnh ngắt, khô ráo, thô ráp là biểu hiện thiểu năng giáp trạng.

- Bàn tay có màu xám là có bệnh ở gan.
- Bàn tay có màu vàng là dấu hiệu của bệnh thương hàn hay hoàng đảm.

- Bàn tay có màu vàng chanh là dấu hiệu của bệnh đái tháo đường.
- Bàn tay, ở tuổi 40 có màu vàng sẫm là biểu hiện của suy thận hay suy gan.

- Bàn tay có màu vàng sẫm, ở phía dưới ngón tay đeo nhẫn, thường có bệnh ở mắt hoặc thị lực giảm.

- Bàn tay có chấm xanh đen, ở giữa đường sinh đạo và đường trí đạo là dấu hiệu mắc bệnh thương hàn (đường sinh đạo bao bọc gò kim tinh (gò dưới ngón tay cái) chạy dài xuống đường cườm tay; còn đường trí đạo là đường ở giữa lòng bàn tay, đầu giáp với đường sinh đạo, đuôi hướng tới gò thái âm (ở sát cườm tay) đối diện với gò kim tinh).

- Bàn tay, có vết xanh đậm, ở chỗ trũng của lòng bàn tay thì thường bị táo bón thường xuyên, hoặc đau ruột, đau dạ dày, hoặc tinh thần khủng hoảng.

- Bàn tay mà các chỉ tay từ màu hồng biến sang màu trắng thể hiện bộ máy tiêu hóa trục trặc, có vấn đề.

- Bàn tay nam giới có vết xanh nhạt, ở gò thái âm, thường tình dục suy yếu, cơ quan sinh dục suy thoái.

- Bàn tay nữ giới có vết xanh nhạt ở gò kim tinh, nằm dưới ngón tay cái, thường có khả năng tình dục kém.

- Bàn tay phụ nữ mang thai, mà lòng bàn tay đỏ thì dễ sinh con trai, trái lại nếu có màu xám thì dễ sinh con gái.

Về màu sắc của móng tay

- Móng tay có màu vàng thường liên quan tới bệnh gan.
- Móng tay có màu tím thường liên quan tới bệnh tim mạch, huyết dịch, thiếu oxy.

- Móng tay có những đốm trắng thường liên quan tới chứng thiếu canxi.
- Móng tay có những đốm đen, thường liên quan tới bệnh phù thũng.

- Móng tay trắng xanh, mà đầu ngón có vết nhăn thường là khả năng thiếu máu.
- Móng tay có sọc dài thường là đau dạ dày, đau ruột. Phong thấp hay thiểu năng giáp trạng.

- Móng tay có màu xanh lại viền màu đỏ sẫm xung quanh thường là cơ quan bài tiết không bình thường hay bị trúng độc.

- Móng tay trẻ nhỏ có chấm trắng là tình trạng sức khỏe suy thoái.
- Móng tay người lớn mỏng và đen là báo động tình trạng bệnh nặng.

- Móng tay ngón trỏ, ngón giữa và ngón đeo nhẫn có hình mặt trăng lưỡi liềm báo hiệu sức khỏe và khả năng miễn dịch giảm.


Đôi bàn tay và khả năng có con

Qua đôi bàn tay, các nhà khoa học Anh và Mỹ còn cho biết về năng lực tình dục cao hay thấp và có con dễ dàng hay không:

Người đàn ông có ngón tay đeo nhẫn dài hơn ngón trỏ rõ rệt thì có năng lực tình dục cao, có mật độ testosteron cao, sẽ dễ dàng có con.

Còn ở phụ nữ thì ngược lại, nếu có ngón trỏ dài hơn ngón đeo nhẫn thì có năng tình dục cao, mật độ estrogen rất cao và cũng dễ dàng có con.

Nếu úp 2 bàn tay trái và phải của người đàn ông lại với nhau, các ngón tay của 2 bàn tay đều khớp ghịt với nhau thì khả năng có con và năng lực tình dục rất tốt. Nhận định này đã được xác minh ở một bệnh viện chuyên chữa trị vô sinh: Những người có đôi bàn tay úp vào nhau không khớp ghịt có lượng tinh trùng rất thấp.

Làm gì để có móng tay đẹp?

- Tránh ngâm tay, chân trong nước thường hoặc nước xà phòng quá lâu. Trong trường hợp bạn phải ngâm tay và chân lâu trong nước hãy đi găng tay và ủng.

- Không gặm móng tay hoặc lớp da dưới móng tay.

- Không nên dùng nước nóng để rửa tay. Tốt nhất là dùng nước mát và sử dụng những loại nước rửa dành riêng cho tay.

- Không để móng tay quá dài.

- Tốt nhất là dùng các dụng cụ dũa móng tay và móng chân. Không nên dùng kéo để cắt vì như vậy móng của bạn sẽ không được tạo dáng.

- Việc lạm dụng các loại thuốc đánh móng tay và chân sẽ làm cho móng trở nên khô và dễ gẫy. Chất a-xê-ton sẽ làm khô chân móng.

- Bổ sung vitamin B1, B2 và D để giúp móng được chắc khoẻ.

- Nếu móng chân và tay của bạn bị ố vàng, hãy dùng dấm để tẩy, móng của bạn sẽ sáng và trắng ra.

- Để vệ sinh phần trong của móng, hãy sử dụng bàn chải và một chút chất Sút-bicarbonate.

- Để làm trắng móng, mỗi tuần 2 lần, ngâm móng của bạn trong 250ml nước nóng cho có chứa 1 thìa cà phê nước oxy trong 10 phút.

- Để móng được chắc khoẻ, hãy ngâm móng trong 10 phút với một hỗn hợp 50ml dầu ô lưu nóng và một chút vitamin E.

Thứ Tư, 30 tháng 1, 2008

Bệnh về móng


Cùng với răng và xương, móng là những bộ phận rắn chắc nhất trong cơ thể. Nó bảo vệ mạng lưới thần kinh dày đặc ở các đầu chi, làm tăng độ nhạy của xúc giác ở các đầu ngón tay, ngón chân. Sự thay đổi của móng cũng báo hiệu các vấn đề sức khỏe.

Trong điều kiện bình thường móng tay, móng chân có màu đỏ hồng, do được mạng lưới mao mạch ở hạ bì nuôi dưỡng. Trong móng tay, móng chân có 10% nước. Trong một tuần lễ, móng tay dài thêm ra khoảng 0,5-1,2 mm; móng tay mọc nhanh hơn móng chân khoảng 4 lần. Ngón tay càng dài thì móng mọc càng nhanh. Thời tiết càng ấm móng tay mọc càng nhanh, vì vậy mùa hè móng tay mọc nhanh hơn mùa đông, ban ngày mọc nhanh hơn ban đêm. Móng tay, móng chân của những người sống ở phương Nam mọc nhanh hơn những người ở phương Bắc. Tốc độ phát triển của móng tay còn phụ thuộc vào thói quen sử dụng tay phải hay tay trái, người thuận tay phải thì móng tay bên phải mọc nhanh hơn, người thuận tay trái thì tình hình hoàn toàn ngược lại.

Để cho móng phát triển bình thường, cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng. Ở những người bị mắc bệnh đường tiêu hóa hoặc mắc chứng chán ăn, móng tay, móng chân sẽ phát triển chậm, đồng thời trên móng còn có thể hình thành những rãnh ngang. Móng tay, móng chân ở những người bị suy dinh dưỡng thường dễ gãy hoặc bị nứt, vỡ thành nhiều mảnh. Dưới đây là một số biến dạng điển hình nhất:

Đầu móng tay quắp xuống giống như mỏ diều hâu: Có khả năng hệ nội tiết hoạt động không bình thường, tuần hoàn máu có một số rối loạn. Ngoài ra, ở người cao tuổi và những người đã từng mắc các chứng nghẽn tắc kinh mạch cũng có thể có móng tay hình dạng như vậy.

Đầu móng tay nở to ra như dùi trống: Do các đầu chi bị thiếu ôxy lâu dài, thường thấy ở những người bị mắc các bệnh đường hô hấp mạn tính như lao phổi, thũng khí phổi, các bệnh tim mạch, viêm loét đường tiêu hóa, xơ gan...

Móng tay hình cái thìa: Phần giữa lõm xuống, phần bao quanh vênh lên, giống như cái thìa. Dạng này có thể xuất hiện ở những người bị mắc bệnh tủy sống, chức năng tuyến giáp trạng bị trục trặc, trúng độc rượu hoặc bệnh phong thấp. Một số chuyên gia còn cho rằng, hiện tượng móng tay bị vênh lên như vậy có liên quan đến tình trạng cơ thể bị thiếu chất sắt, hằng ngày cần chú ý bổ sung thêm các thức ăn hàm lượng sắt cao.

Móng tay có rãnh: Trên móng tay xuất hiện những vệt lõm theo chiều ngang giống như lòng máng. Có thể do dinh dưỡng thiếu hụt hoặc một số căn bệnh có ảnh hưởng đến sự phát triển của móng tay như sởi, bệnh tim, thần kinh suy nhược.

Móng tay nổi gờ: Trên móng có những đường gờ nổi lên theo chiều dọc hoặc chiều ngang. Gờ dọc thường do hay bị mất ngủ hoặc thức đêm liên tục. Móng tay người già cũng thường có gờ dọc. Nếu trên móng tay người trẻ tuổi có gờ dọc nổi lên, thì cần đặc biệt chú ý đến tình trạng sức khỏe. Gờ ngang thường thấy ở những người mắc các bệnh nhiệt cấp tính, bị trúng độc thuốc hoặc một số bệnh mạn tính như urê niệu, tiểu đường. Ngoài ra, bệnh thấp chẩn (eczema), viêm da, nấm da, hoặc gốc móng tay bị tổn thương cũng có thể khiến cho trên móng tay có những đường gờ.

Móng tay dày: Móng tay dày lên rõ ràng, khô, nhợt nhạt và dễ gãy là hiện tượng thường thấy ở người già; cũng thường xuất hiện trong những trường hợp như nấm móng tay, viêm móng tay, thiếu canxi, bệnh phong thấp, phù niêm mạc, các bệnh ở tủy sống hoặc bị suy dinh dưỡng nghiêm trọng.

Móng tay mỏng: Móng tay mỏng hơn bình thường và ấn vào thấy đau thường gặp ở những người cơ thể bị suy nhược nặng, bị rối nhiễu thần kinh và khi mắc phải một số bệnh mạn tính có tính tiêu hao.

Mảng trắng hình bán nguyệt ở gốc móng tay: Thường gọi là “móng bán nguyệt”. Những mảng loại này ở nam giới có kích thước lớn hơn nữ giới; “bán nguyệt” trên ngón cái lớn nhất, sau đó nhỏ dần theo trình tự ngón trỏ - ngón giữa - ngón đeo nhẫn (vô danh). Thông thường chỉ có hai ngón út là không có bán nguyệt. Bán nguyệt nhỏ, số lượng ít, thường thấy ở “thực chứng” (bệnh cấp tính) và “dương hư” (suy giảm chức năng) - theo phân loại chứng trạng trong Đông y. Bán nguyệt lớn, số lượng nhiều thường thấy ở những người khí huyết thịnh vượng hoặc các bệnh “âm hư dương thịnh”, dễ bị trúng phong.

Móng tay giòn: Móng tay mỏng đi, giòn, dễ gãy, có những vết nứt theo chiều dọc hoặc các lớp móng tay bị tách rời thường thấy ở những người bị rối loạn tuần hoàn ngoại vi, thiếu ôxy, khí thũng phổi, nang lông bị hóa sừng, thiếu vitamin. Loại móng tay này còn rất dễ bị nứt vỡ khi ngâm lâu trong nước xà phòng hoặc nước muối.

Móng tay bị bong ra: Thường thấy ở những người bị mắc một số bệnh toàn thân như cường năng tuyến giáp (Basedow), thiếu máu, rối loạn tuần hoàn ngoại vi...

Móng tay trắng bệch: Đại bộ phận da dưới móng trắng bệch, chỉ còn lại phần cuối móng tay là vẫn còn màu hồng như thường. Dạng này thường thấy ở những trường hợp mất máu cấp tính, thiếu máu, có thể là triệu chứng sớm của bệnh xơ gan.

Móng tay bị vàng: Móng tay trở nên dày và cứng, mọc chậm, có màu vàng hoặc vàng lục. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này có thể là các bệnh thuộc hệ hô hấp hoặc bệnh tuyến giáp trạng. Ngoài ra, bệnh viêm gan vàng da cũng có thể khiến cho móng tay bị vàng.

Móng bị đen: Móng tay hoặc móng chân biến thành màu đen hoặc màu nâu, có thể là do bị ung thư hắc tố (melanoma). Bệnh tình càng nghiêm trọng khi phần đầu móng bị biến thành màu đen hoặc màu nâu. Móng có thể bị biến sắc theo từng điểm hoặc từng mảng; các móng tay cái và móng chân cái là những vị trí dễ bị biến sắc nhất.

Móng tay có chấm đỏ: Dưới móng tay xuất hiện những điểm đỏ, có thể do bị xuất huyết mao mạch, có thể do tăng huyết áp, bệnh ngoài da hoặc cơ thể tiềm tàng một số bệnh nghiêm trọng.

Móng tay có đốm trắng: Dưới móng tay xuất hiện những điểm hoặc những đốm màu trắng, có thể do giun đũa hoặc trước đó ít lâu đã bị cúm. Những người dễ mệt mỏi, thiếu canxi... trên móng tay cũng có thể xuất hiện những điểm trắng.

Móng tay tím: Móng tay biến thành màu tím thường là do ứ huyết và thiếu ôxy; dạng này thường thấy ở những người mắc các bệnh tim mạch.

(Theo Sức Khỏe & Đời Sống)


Cùng với sự phát triển của cơ thể, móng tay chân cũng có quá trình phát triển của riêng nó, móng với hợp chất chủ yếu được xác định là keratin protein, có một vai trò nhất định trong cuộc sống con người và trong lĩnh vực làm đẹp. Móng vì thế, như các chuyên gia nhận xét, bản thân nó phản ảnh một tình trạng sức khoẻ nào đó của con người

Hiểu biết về móng, nhất là các bệnh về móng sẽ giúp bạn biết cách chăm sóc và bảo vệ chúng. Thường bệnh về móng được hiểu là các triệu chứng rối loạn về móng. Bệnh về móng thường gồm các loại sau:

1. Móng bị mất màu (Discolored nails):

Bệnh trạng: Móng đổi màu thành vàng, xanh xám, xanh hay đỏ, tím.

Nguyên nhân: Do tuần hoàn máu kém.

Giải pháp: Che dấu tình trạng này bằng móng giả, móng wrap hoặc sử dụng nước sơn màu.

2. Móng bị xước (Hang nails):

Bệnh trạng: Da quanh móng bị xước ra.

Nguyên nhân: Do da quanh móng (culticle) bị khô hay do bị cắt sát vào móng quá nhiều.

Giải pháp: Bôi dầu và tỉa da bị tróc để làm mềm lớp cuticle.

3. Móng bị bầm tím (Bruised nails):

Bệnh trạng: Có máu bầm tụ dưới thân móng, có khi ngả màu từ tím sang đen.

Nguyên nhân: Do nail bed (nền móng) bị tổn thương.

Giải pháp: Có khi móng tự rụng đi trong quá trình lành bệnh, trong trường hợp này không nên làm móng giả.

4. Móng gợn sóng (Furrows):

Bệnh trạng: Xuất hiện gợn sóng dọc chiều dài hoặc chiều ngang móng.

Nguyên nhân: Thường do bệnh vẩy nến gây ra (Psoriasis) hoặc do tuần hoàn máu kém hay bị tê cóng. Đôi lúc là người lớn tuổi triệu chứng này lại được xem là bình thường do tuổi tác. Có khi do sốt cao, có thai, hay do bệnh nhức đầu ở trẻ em hoặc do cơ thể thiếu chất kẽm cũng gây ra các triệu chứng này.

Giải pháp: Đánh bóng móng bằng bột đánh bóng, để làm ngắn những đường lằn này, phần lằn còn lại dùng chất Ridge Filler làm dầy và dùng sơn màu phủ lên, giúp cho móng trông nhẵn và khỏe lại.

5. Móng có các chấm trắng nhỏ (Móng bị hột gạo – Leuconychia):

Bệnh trạng: Xuất hiện các đốm trắng nhỏ trên bề mặt móng, có khi gọi là móng bị hột gạo.

Nguyên nhân: Móng bị tổn thương do chịu lực ép mạnh hoặc do khách dùng móng hay mũi móng quá độ hay với cường độ mạnh.

Giải pháp: Giải thích cho khách hiểu không cần xử lý, móng sẽ tự lành, nhưng cần tránh các tác nhân gây ra kể trên, để tránh tiếp tục làm xấu móng đi.

6. Móng bị rụng (Onychatrophia):

Bệnh trạng: Móng bị rụng dần.

Nguyên nhân: Do tổn thương Nail matrix hay do bệnh nội thương.

Giải pháp: Nếu dùng dũa thì nên sử dụng giũa giấy giũa móng bằng mặt mịn và phải hết sức cẩn thận.

Theo XinhXinh

Thứ Ba, 29 tháng 1, 2008

Vitamin D Trong Nắng Sớm Giúp Giảm Nguy Cơ Ung Thư


Một báo cáo mới của các chuyên viên nghiên cứu Hoa Kỳ cho biết : Nếu cơ thể bạn đang bị thiếu vitamin D, hãy phơi mình dưới ánh nắng ban mai mỗi ngày một ít sẽ giúp bạn giảm nguy cơ ung thư da.

Richard B. Setlow, PhD, nhà nghiên cứu vật lý - sinh học danh tiếng của viện nghiên cứu năng lượng quốc gia Brookhaven in Upton, New York cho biết: “Ánh nắng mặt trời rất tốt cho sức khỏe của bạn, nó có thể giúp giảm nguy cơ tử vong từ các căn bệnh ung thư nội tạng trong cơ thể con người”. Ông cũng là tác giả của các công trình nghiên cứu cùng với các nhà khoa học của trường Norways University of Oslo và viện nghiên cứu ung thư Cancer Research in Montebello.

Richard B. Setlow nhận định “Hấp thụ ánh nắng mặt trời qua da giúp cơ thể chúng ta có thêm vitamin D, điều này giúp giảm nguy cơ tử vong từ các căn bệnh ung thư vú, ung thư ruột, ung thư tuyến tiền liệt và ung thư phổi. Nhưng nếu bạn phơi nắng quá nhiều và quá lâu dưới cơn nắng gay gắt, bạn sẽ có nguy cơ mắc khối u ung thư da ác tính”.

Các nhà nghiên cứu đã sử dụng các thiết bị hiện đại để đo lượng vitamin D được hấp thụ vào cơ thể con người khi phơi dưới ánh mặt trời với những vùng dân cư của các quốc gia gần và xa xích đạo khác nhau.

Họ đã khám phá ra những người sống ở Australia hấp thu gấp 3.4 lần lượng vitamin D từ ánh sáng mặt trời hơn những người sống ở U.K. (do Australia ở gần đường xích đạo hơn U.K.), người dân Scandinavian cũng hấp thu 4.8 lần lượng vitamin này.

Nhóm nghiên cứu cũng phát hiện ra tỷ lệ sống sót từ những căn bệnh ung thư ở mỗi vùng miền cũng khác nhau do họ chịu tác động ảnh hưởng từ ánh nắng mặt trời trong những điều kiện khác nhau. Những ai thường nạp vitamin D từ ánh nắng mặt trời sẽ giảm được nguy cơ tử vong từ các căn bệnh ung thư ruột, ung thư phổi, ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt.

“Vitamin D trong ánh nắng mặt trời làm giảm nguy cơ tử vong từ những căn bệnh ung thư trong nội tạng con người”, Setlow khẳng định.

Chuyên đề này sẽ được đăng trên trên tạp chí the Proceedings of the National Academy of Sciences và sẽ được phát hành trong ấn bản số ra ngày Jan.15.2008.

Mr. Cedric Garland, DPH, Giáo sư đại học Y khoa ở California, San Diego, người đã có các công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa Vitamin D - ánh nắng mặt trời - và nguy cơ ung thư cho biết: “Các công trình nghiên cứu của chúng tôi đã thu hút được sự quan tâm đặc biệt của các nhà khoa học vì đã khám phá ra một điều quan trọng đó là Sự thiếu hụt Vitamin D là một trong những nguyên nhân gây ra ung thư vú (breast cancer), ung thư ruột (colon cancer), ung thư tuyến tiền liệt (prostate cancer), ung thư buồng trứng (ovary cancer), ung thư tụy tạng (pancreas cancer)” .

Lời khuyên về việc bổ sung Vitamin D từ ánh nắng mặt trời

Lời khuyên của Mr. Garland: Hãy tăng việc nạp vitamin D vào cơ thể bạn, đặc biệt nếu bạn cảm thấy còn thiếu hụt lượng vitamin này. Hãy bổ sung 1,000- 2,000 IU vitamin D mỗi ngày bằng cách phơi nắng sáng 10 -15 phút, hãy phơi ra 40% làn da trên cơ thể bạn. Tham khảo ý kiến bác sĩ cũng là một điều cần thiết. Bạn sẽ thấy hiệu quả thật tuyệt vời khi hàm lượng vitamin D sẽ gia tăng trong máu của bạn giúp tăng chức năng bảo vệ phòng ngừa bệnh tật - ung thư.

Bạn cũng có thể bổ sung Vitamin D từ các loại thực phẩm hoặc thuốc men. Nguồn thực phẩm giàu vitamin D từ các loại cá hồi, cá thu, các loại sữa giàu vitamin D & Calcium. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ khi dùng thuốc men chứa vitamin D.

LƯU LY (Source: WebMD)

Thứ Hai, 28 tháng 1, 2008

Cách Nhìn Mới Về Cuộc Sống ( Chicken Soup )


Khi tôi bắt đầu tập đạp xe đạp cách đây vài năm, tôi không bao giờ nghĩ rằng chuyện tôi luyện tập đạp xe sẽ trở thành một điều gì lớn hơn là một vài cuốc xe lòng vòng. Nhưng khi tôi khỏe lên, bạn bè tôi khuyến khích tôi nâng cao mức tập luyện và thử sức với vài cuộc đường dài. Cuộc thử sức đầu tiên là đoạn đường 150 dặm (hơn 200km), MS-150, một cuộc đua xe hàng năm quyên góp tiền cho việc nghiên cứu chống lại bệnh xơ cứng.

Khi tôi mới đăng ký dự thi, ý tưởng này dường như rất tuyệt vời - ủng hộ quyên góp cho một việc từ thiện khi chạy xe đường dài - và tôi rất hăng hái luyện tập. Nhưng khi cuộc đua đến, sự thiếu tự tin đã chiến thắng trong tôi. Tôi vẫn muốn quyên góp cho việc từ thiện, nhưng tôi không còn muốn chạy một đoạn đường dài như vậy trong xuốt hai ngày liền.

Cuộc đua bắt đầu vào sáng ngày Chủ nhật tại vùng quê Georgia yên bình, và trong vài giờ đầu tiên tôi cảm thấy thật tuyệt vời. Đây chính là điều mà tôi tưởng tượng, và tinh thần của tôi rất mạnh mẽ. Nhưng vào cuối ngày, tôi cảm thấy quá kiệt sức, nóng nảy.

Nếu ai đó tin rằng thể xác được nối với linh hồn, tôi đây sẽ là một ví dụ cụ thể. Mỗi điều than thở mà não đưa ra dường như đi thẳng tới hai chân tôi. "Mình không thể chịu nổi nữa," thì chân bắt đầu một cơn chuột rút, và "những người khác đều giỏi hơn mình" được tiếp theo là cảm giác hụt hơi, thiếu dưỡng khí. Tôi muốn bỏ cuộc.

Lên đến đỉnh đồi, cảnh hoàng hôn tuyệt đẹp nơi chân trời xa đã giúp tôi đi tiếp được vài phút nữa. Khi đó tôi bỗng chú ý một vận động viên trước tôi một khoảng xa, đang đạp xe rất chậm trong bóng chiều đỏ rực. Tôi cảm thấy người này có điều gì đó khác lạ, nhưng tôi không rõ là điều gì. Vì thế tôi cố chạy đuổi theo. Cô ta đang chạy, đạp chậm nhưng đều đều vững vàng, với khuôn mặt mỉm cười nhẹ nhàng và cương quyết – và rồi tôi nhận thấy rằng cô ấy chỉ có một chân.

Sự tập trung của tôi thay đổi ngay lập tức. Cả ngày tôi không tin tưởng vào thể xác của chính mình. Nhưng bây giờ tôi đã biết - không phải là thể xác mà chính là ý chí sẽ giúp tôi đạt được đích đến của mình.

Cả ngày hôm sau mưa. Tôi không trông thấy người nữ vận động viên một chân nữa, nhưng tôi tiếp tục chạy mà không than thở, vì tôi biết rằng cô ấy đang cùng với tôi ở đâu đó trên đoạn đường. Và vào cuối ngày, vẫn cảm thấy mạnh mẽ, tôi đã hoàn tất được 150 dặm của mình.

Theo Chicken Soup
Trần Xuân Hải dịch thuật

Chủ Nhật, 27 tháng 1, 2008

Sự hâm nóng toàn cầu có thể gây đại họa năm 2012







SOS: Toàn Bộ Băng Hà ở Bắc Cực có thể sẽ tan hết vào năm 2012

Cơ quan NASA cảnh báo: sự hâm nóng địa cầu khiến toàn bộ các tảng băng ở bắc cực sẽ tan chảy hết vào mùa hè năm 2012! Và các khoa học gia cũng cảnh báo rằng, sự gia tăng nhiệt độ trái đất như thế làm cho nước biển ấm lên, các chất hơi ga độc ở đáy biển sẽ thoát lên, chúng ta sẽ khó lòng sống sót.

Một vài thí dụ cụ thể sau đây đóng góp vào việc bảo vệ môi trường cũng như hạn chế sự hâm nóng toàn cầu mà mỗi người trong chúng ta có thể làm được:

Sửa chữa giày dép, quần áo để dùng lại, giảm được mức sử dụng năng lượng dùng trong việc sản xuất sản phẩm mới;

Điều chỉnh nhiệt độ nóng/la.nh thấp/cao hơn tiêu chuẩn 50F có thể hạn chế được 5% năng lượng tiêu dùng trong việc xử dụng nước nóng và máy lạnh hay máy sưởi ấm;

Máy giặt: 90% năng lượng xài trong nhà là do nguồn nước nóng cho máy giặt. Nên thay thế bằng nước ấm. Phơi quần áo ngoài sân; kiểm soát và bảo quản thường xuyên và có định kỳ máy nước nóng có thể giảm được 20% năng lượng dùng trong nhà;

Bánh xe của bạn cần được bơm cao hơn áp suất trung bình cho phép có thể giảm được 5% lượng xăng tiêu dùng. Bảo trì xe thường xuyên cũng giảm được một lượng xăng tương tự;

Tránh dùng máy lạnh càng nhiều càng tốt. Uỷ ban Năng lượng California (CEC) khuyến cáo nên thay mái nhà màu xậm bằng màu sang hơn sẽ hạn chế được mức năng lượng tiêu dùng trong nhà;

Tránh việc đổ hoá chất dùng trong nhà vào đường thoát nước cũng như hạn chế tối đa việc dùng hoá chất trong sinh hoạt trong gia đình và ngoài sân cỏ;

Dùng kiếng cửa sổ có màu và sử dụng hệ thống skylights trên mái nhà để tiết kiện năng lượng;

Nên tắm bằng búp sen (douche) thay vì ngâm mình trong bồn tắm. Nên nhớ một bồn nước tắm tương đương với 4 lần tắm douche;

Kiểm soát nước rò rỉ từ các vòi nước trong nhà. Một giọt nước rỉ liên tục trong một năm tương đương với lượng nước sinh hoạt một ngày cho 200 người;

Trong sinh hoạt gia đình, tránh việc dung các sản phẩm chứa dung môi (solvent) để tránh ô nhiễm không khí, cố gắng dùng bao bì bằng giấy, cartông, hay plastic bằng thực vật thay vì bằng hoá chất như PE, PCE v.v..;

Sử dụng thực phẩm, rau trái đúng mùa để không khuyến khích việc trồng trọt trái mùa, phải tốn thêm nhiều năng lượng.

Tóm lại, vấn đề đặt ra nơi đây là mỗi người trong chúng ta hãy tự vấn lấy chính mình. Một khi ý thức được rõ ràng sự hiện hữu của con người cũng như trách nhiệm trước toàn cầu và tương lai, chúng ta sẽ tự hạn chế mọi sinh hoạt có thể được xem là làm tăng thêm nguy cơ hâm nóng toàn cầu; từ đó chúng ta sẽ biết phải làm gì. Làm để cho sự tồn vong của nhân loại và nhất là đừng để các thế hệ về sau nhận lấy nhiều hệ luỵ xấu của con người ngày hôm nay.


Theo TS MAI THANH TRUYẾT

Đi tìm phương thuốc trường sinh


Sự suy giảm thể chất con người cùng gánh nặng tuổi tác là điều không thể tránh khỏi. Liệu có loại thuốc nào ngăn ngừa hoặc làm chậm được quá trình này? Câu trả lời là các hoóc môn tăng trưởng được sản xuất ra ở tuyến yên.

Tuyến yên ở người nặng trung bình 500 mg, nằm ở phía trước hành não và phía dưới đại não. Nó được chia làm ba thùy: trước, giữa và sau. Trong đó, thùy trước tiết ra hoóc môn tăng trưởng somatotropin kích thích sự phát triển, tăng trưởng của cơ thể; ngoài ra còn có các hoóc môn hướng sinh dục, kích thích tuyến giáp, kích thích vỏ tuyến thượng thận, các endropin...

Hoóc môn tăng trưởng (GH) là một protein chứa 191 acid amin, có tác dụng kích thích sự phát triển của cơ thể, của xương. Ngoài ra, nó còn có tác động đến các quá trình đồng hóa glucid, lipid và protid. GH trước đây phải chiết từ não người chết. Ngày nay, bằng công nghệ sinh học, người ta đã sản xuất được GH người để phục vụ cho nhu cầu điều trị, nhất là trong các trường hợp trẻ em thiếu hụt GH, chậm lớn, lùn.

Vấn đề hiện nay là làm sao để cơ thể con người có thể tăng cường bài tiết ra GH một cách tự nhiên ở tuyến yên; bởi cùng với thời gian, khi càng cao tuổi thì GH do tuyến yên tiết ra ngày càng ít đi. GH chính là yếu tố quan trọng để chống lại quá trình lão hóa; vì vậy việc kích thích tuyến yên bài tiết hoóc môn này là hướng đi tích cực để làm chậm quá trình lão hóa, kéo dài tuổi thọ cho con người.

Những nghiên cứu gần đây cho thấy GH có thể làm đảo ngược quá trình lão hóa sinh học ở người bằng cách cải thiện chức năng miễn dịch, ổn định huyết áp, tăng hưng phấn và cải thiện giấc ngủ, tăng cung lượng và sức bền của tim. Đồng thời, nó còn góp phần tích cực vào quá trình cải thiện thị giác, trí nhớ, cải thiện sự cân bằng cholesterol, tăng cường năng lực giới tính, phục hồi cơ bắp, giảm lượng mỡ thừa trong cơ thể, làm săn da và giảm nếp nhăn. GH còn giúp phục hồi kích cỡ gan, tuyến tụy, tim và các cơ quan khác đã bị teo dần theo tuổi tác. Nhờ đó mà cơ thể được tăng cường khả năng hoạt động, phục hồi màu tóc, giảm rụng tóc, làm con người trẻ trung.

Khi còn trẻ, cơ thể chúng ta có nguồn cung cấp hoóc môn phong phú nhằm đảm bảo tất cả những thức ăn mà ta tiêu thụ sẽ được vận chuyển đến những nơi xác định và sử dụng có hiệu quả. Không có chúng, các chất dinh dưỡng lưu lại trong máu sẽ gây nên những vấn đề cho sức khỏe như bệnh đái tháo đường, bệnh rối loạn lipid máu (thường gọi là bệnh tăng mỡ máu). Trong cơ thể, hoóc môn có chức năng vận chuyển tất cả các chất dinh dưỡng mà con người tiêu thụ. Các hoóc môn khác nhau sẽ vận chuyển những chất dinh dưỡng khác nhau và đến những địa điểm khác nhau.

GH là một trong những hoóc môn chống lão hóa quan trọng nhất do cơ thể sản xuất và giữ vai trò như “một nhạc trưởng” của các hoóc môn khác. Nó điều khiển sự cân bằng giữa các hoóc môn, nhờ đó mà cơ thể con người được tăng cường sinh lực. Các nghiên cứu đo nồng độ GH trong cơ thể cho thấy ở thanh thiếu niên, sức khỏe sung mãn, năng lực sống dồi dào thì hằng ngày cơ thể sản xuất ra một lượng lớn GH. Hàm lượng này sẽ giảm dần theo tuổi tác. Từ tuổi 21 đến 61, hàm lượng GH giảm xuống dần, chỉ còn 20% so với khi cơ thể đang phát triển. Vì vậy, khi cơ thể đã trưởng thành, hàm lượng GH giảm dần, dẫn đến các biểu hiện từ từ của sự lão hóa như teo và yếu dần các cơ, da trở nên nhăn nheo và khô, suy nhược thần kinh và thể lực, tăng mỡ bụng dẫn đến tăng cân. Hệ quả của các quá trình này là cơ thể ngày một già đi, khả năng sinh dục giảm, kém tập trung và khó ngủ, các bệnh tuổi già bắt đầu “gõ cửa” như bệnh đau khớp, tăng huyết áp và tăng cholesterol máu...

Đi tìm tác nhân làm tăng tiết GH

Việc sử dụng một chất gì đó để tăng tiết tự nhiên GH ở tuyến yên đã được nghiên cứu từ lâu. Một nghiên cứu về đậu nành đã chứng minh chất alpha GPC có tác dụng tăng tiết GH từ tuyến yên bằng cách ức chế vùng dưới đồi tiết somatotropin. Để duy trì hệ miễn dịch của cơ thể, cần phải bổ sung các globulin miễn dịch. Trong lòng đỏ trứng gà, vịt... có các chất GH chủ chốt để bổ sung những yếu tố tăng trưởng, giúp định hướng chất dinh dưỡng đến những nơi trao đổi chất của các tế bào. Những yếu tố tăng trưởng do cơ thể sản xuất một cách tự nhiên rất cần thiết nhằm giữ cho cơ thể sự trẻ trung, cường tráng.

Hoa quả tươi, trứng, sữa, rau xanh là những thức ăn cung cấp nguồn năng lượng và vi chất, giúp cơ thể tạo ra nhiều GH. Bên cạnh đó là việc tích cực, rèn luyện thể lực và thư giãn hợp lý, giảm thiểu các yếu tố độc hại và tránh stress. Có những điều nằm trong tầm tay của bạn, song cũng có những điều cần phải có sự hợp tác tích cực của cả cộng đồng; chẳng hạn như việc làm sao giữ cho môi trường sống luôn được xanh - sạch - đẹp.

Phương thuốc trường sinh như vậy thật đơn giản, nó nằm ngay trong tầm tay của những người hiểu biết yêu mến cuộc sống hôm nay.

(Theo Sức Khỏe & Đời Sống )

Thứ Sáu, 25 tháng 1, 2008

Bạn Nên Bổ Sung Bao Nhiêu Cho Đủ, Nếu Bị Thiếu Calcium?

Calcium là một khoáng chất phong phú nhất trong cơ thể con người. Phần lớn (99%) lượng Calcium được dự trữ trong xương và răng. Phần còn lại được dự trữ trong các cơ bắp và máu. Hơn nữa Calcium cũng góp phần quan trọng trong cấu trúc hệ thống khung xương, Calcium giúp bộ xương và cơ bắp con người được vững chắc, giúp hoạt động hệ thần kinh trung ương được tốt hơn và giúp điều tiết hàm lượng hormone trong cơ thể.

Tầm quan trọng của việc bổ sung Calcium theo tuổi tác

Sự thiếu hụt calcium đang xảy ra ở dân cư Hoa Kỳ. Một cuộc khảo sát của các chuyên gia cho biết 44-87% dân cư Hoa Kỳ không tích trữ đủ lượng calcium cần thiết trong cơ thể. Nói một cách dễ hiểu calcium và sức khoẻ của xương có liên quan mật thiết với nhau, vì vậy lượng calcium luôn luôn phải được dự trữ đủ trong “ngân hàng” xương.

Cho đến độ tuổi 30-35, cơ thể con người còn có khả năng tích trữ calcium trong xương. Tuy nhiên, sau độ tuổi này, lượng calcium sẽ không còn được dự trữ trong xương nữa . Cơ thể con người phải cố gắng tái cấu trúc bộ xương thông qua hàm lượng calcium được nạp vào cơ thể mỗi ngày. Nếu bạn ăn uống không đủ calcium, cơ thể bạn sẽ không có gì để bồi bổ cho xương, hậu quả là mật độ xương của bạn sẽ ngày càng giảm sút. Lượng calcium mà bạn bổ sung càng sớm trong cuộc đời thì chúng sẽ được tích lũy vào trong khung xương, nếu lượng calcium được dự trữ quá ít, khi đến tuổi về già, bộ xương của bạn sẽ có nhiều “vấn đề” hơn.

Thiếu hụt Calcium sẽ dẫn đến chứng loãng xương

Nếu cơ thể bạn không được đáp ứng đầy đủ hàm lượng calcium theo tiêu chuẩn thì khung xương của bạn sẽ ngày càng trở nên yếu hơn và xuất hiện những lỗ xốp nhỏ trong xương. Những “lỗ xốp trong xương” này sẽ dẫn đến chứng loãng xương. 10 triệu người dân Hoa Kỳ - 80% là phụ nữ đã mắc bệnh loãng xương. 34 triệu người Mỹ đã được kiểm tra sức khỏe và đều có dấu hiệu sớm mắc bệnh loãng xương. Bệnh loãng xương thường xảy ra ở phụ nữ lớn tuổi. Tuy nhiên nó cũng có thể xảy ra ở trẻ em 12 tuổi.

Sau đây là bảng tiêu chuẩn cho phép bổ sung hàm lượng Calcium mỗi ngày theo từng độ tuổi

The Recommend Daily Allowance (RDA) for calcium.

Tuổi -- Calcium (milligrams)

0-6 tháng tuổi: 210

7-12 tháng tuổi: 270

1-3 tuổi: 500

4-8 tuổi: 800

9-13 tuổi: 1,300

14-18 tuổi: 1,300

19-50 tuổi: 1,000

51 tuổi trở lên: 1,200

Nguồn thực phẩm ăn kiêng cũng rất giàu Calcium

Nguồn thực phẩm ăn kiêng cũng rất giàu calcium. Tháp thực phẩm hình chóp giới thiệu cho chúng ta 2-3 loại thực phẩm ít béo hoặc không có chất béo để dùng hàng ngày . Các loại thực phẩm ăn kiêng không tổn hại đến sức khỏe, ngược lại chúng rất giàu calcium giúp hỗ trợ cứng cáp khung xương, đó là những loại sữa bột calcium có chứa đường lactose thiên nhiên, sữa đậu nành tinh chất, thức uống dinh dưỡng làm từ lúa mạch, thực phẩm ngũ cốc, nước ép trái cây, và các loại rau xanh....


Sự hấp thụ Calcium sẽ giảm theo tuổi tác

Hầu như 60% hàm lượng dietary calcium sẽ được cơ thể hấp thụ trong suốt thời gian tuổi thơ ấu và giai đoạn trưởng thành. Khi tuổi tác ngày càng gia tăng ở tuổi trưởng thành, sự hấp thụ calcium vào cơ thể sẽ giảm đi khoản 20%. Để giúp quá trình hầp thu calcium được hiệu quả hơn, các chuyên gia nghiên cứu khuyến nghị chúng ta nên bổ sung thêm vitamin D cùng lúc với việc bổ sung calcium. Vitamin D sẽ giúp calcium dễ dàng hấp thụ vào máu và xương trong cơ thể. Các loại rau quả rất giàu phytates và oxalate giúp hấp thụ calcium tốt hơn. Những người ăn chay nếu không nạp đủ các loại thực phẩm ăn kiêng giàu calcium vào cơ thể sẽ có nhiều nguy cơ bị thiếu hụt calcium. Kết quả cuộc nghiên cứu đã rút ra kết luận chế độ ăn kiêng với hàm lượng protein cao hoặc các thực phẩm giàu sodium (muối) có thể làm giảm khả năng hấp thụ calcium vào cơ thể.

Ai có nguy cơ bị thiếu hụt Calcium?

Hầu hết những trường hợp thiếu hụt calcium thuộc về những phụ nữ tiền mãn kinh do lượng estrogen trong cơ thể họ bị suy giảm, cũng như những bạn gái bị mất kinh, hay những nữ vẫn động viên điền kinh (xem “What You Should Know About The Female Athlete Triad”). Những người ăn chay quá cố chấp, khắt khe cũng có nguy cơ cao bị thiếu hụt lượng calcium trong cơ thể.

Khi nào chúng ta nên bổ sung Calcium?

Nếu chế độ ăn kiêng của bạn không đáp ứng đủ tiêu chuẩn hàm lượng calcium cho phép, bạn nên bổ sung thêm loại thuốc uống calcium theo đúng tiêu chuẩn. Dạng thuốc calcium phổ biến nhất là loại có chứa carbonate hoặc citrate. Tuy nhiên, tác dụng phụ của chúng có thể gây chứng táo bón. Bạn nên bổ sung thêm Magnesium để giúp cải thiện tình trạng táo bón, bổ sung vitamin D giúp hấp thụ calcium tốt hơn. Thời gian và liều lượng bổ sung calcium rất quan trọng. Cơ thể chỉ có thể chuyển hóa 500milligrams Calcium trong một lần bổ sung; Cách tốt nhất để bổ sung 500milligrams Calcium có hiệu quả là uống vào giữa bữa ăn hoặc với bữa ăn không giàu chất calcium trong thực phẩm ăn kiêng.

Dùng các loại thực phẩm giàu calcium sẽ giúp bạn bảo vệ khung xương và giảm nguy cơ bị gãy, loãng xương khi đến tuổi về già. Bạn cần chú ý những vấn đề khi bổ sung calcium trong chế độ ăn kiêng : hãy uống sữa calcium thay cho soda; bổ sung cheese, trái cây cho những bữa ăn vội vàng qua loa là cách đơn giản nhất giúp bổ sung calcium vào cơ thể bạn. Hãy luôn duy trì việc bổ sung calcium vào “ngân hàng xương” sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe cho bộ xương của bạn.

Lưu Ly (Source: Reuters)

Thứ Hai, 21 tháng 1, 2008

Tía tô chữa rối loạn tiêu hóa


Nếu bị đau bụng đi ngoài, nôn mửa do ăn các loại thực phẩm như cua cá, có thể lấy một nắm lá tía tô giã lấy nước cốt để uống. Nếu có ngứa, nổi mẩn (dị ứng) thì lấy bã đã sắc hoặc lá tươi xoa xát lên da.

Ngoài ra, có thể dùng bài "Tử tô giải độc thang" gồm lá tía tô 10 g, gừng tươi 8 g, sinh cam thảo 2 g. Nước 600 ml sắc còn 200 ml, chia 2-3 lần trong ngày, uống nóng.

Để tránh rối loạn tiêu hóa, nên ăn kèm tía tô tươi trong bữa ăn có các loại thủy hải sản tanh lạnh. Không ăn lá tía tô với cá chép vì có thể sinh nhọt.

Chữa táo bón ở người già suy nhược: Hạt tía tô, hạt me lượng bằng nhau, giã nhuyễn cho nước lắng, lấy nước nấu chín để uống. Hoặc hạt tía tô, hạt vừng đều 10 g, giã nhuyễn, cho nước để gạn lấy nước nấu cháo, dùng cả khi táo bón do ung thư ruột.

Ngoài việc chữa các rối loạn ở đường tiêu hóa, tía tô còn có rất nhiều công dụng khác.

Giải cảm

Xông: Lấy lá tía tô cùng các lá thơm khác tạo thành nồi lá xông và lau rửa. Nếu lá xông được rửa sạch kỹ thì có thể lấy ra một bát để uống trước hay sau khi xông. Xông xong lau khô mồ hôi cả người, đắp chăn nằm nghỉ. Nhớ nước sôi mới cho lá xông vào nồi - đậy kín và khi xông mở vung. Cần chú ý kẻo bỏng và chỉ xông cho người lớn ngồi trong chăn. Thận trọng với người già yếu và trẻ em.

Cháo tía tô: Nấu cháo gạo tẻ cho ra bát, trộn lá tía tô non thái chỉ. Ăn nóng, có thể thêm hành lá tươi thái nhỏ. Xông xong nghỉ một lúc, dậy ăn bát cháo giải cảm này là phương pháp giải cảm lạnh dân gian rất có hiệu nghiệm.

Uống nước tía tô: Tía tô tươi 15-20 g giã nát, chế nước sôi, gạn nước trong để uống. Hoặc lá tía tô khô hãm nước sôi uống. Uống xong đi nằm đắp chăn. Hai cách này đều kém ra mồ hôi. Dùng cho trẻ em người già yếu.

Ngâm chân: Dùng lượng lớn lá tía tô bỏ vào nồi nước đang sôi để sôi lại, đổ ra chậu, đậy bằng 1 cái rổ thưa, đặt 2 bàn chân lên xông. Khi nước nguội, cho 2 chân vào ngâm rửa… công hiệu vô cùng.

Chữa ho hen

Thương hàn, ho hen: 1 nắm lá tía tô nấu nước uống dần là dứt cơn hen suyễn (Thiên kim phương).

Người lớn hay có cơn hen: Hạt tía tô 1 lạng, sao qua tán bột, đổ 2 bát nước vào quấy đều, lọc bỏ bã. Nấu cháo ăn lúc đói.

Trẻ em ho nhiều thở gấp, mặt tím tái: Hạt tía tô 20 g tán thành bột, hòa với nước đun sôi để còn âm ấm, lọc bỏ bã cho uống. Cẩn thận hơn thì cho bột vào túi vải hãm vào nước sôi. Hoặc lấy bột này hòa vào cháo, hãm vào nước sôi hoặc hòa vào nước cơm cho trẻ uống.

Ho do phế hư hoặc đàm trắng đục dính, nặng ngực: Hạt tía tô 90 g sao thơm, tán bột, ngâm với 1 lít rượu gạo ngon trong 10 hôm, chắt lấy nước trong bỏ bã. Uống mỗi lần 15-30 ml. Ngày uống 3 lần sáng, trưa, tối (nếu đàm vàng, cổ khô, miệng khát, môi đỏ thì không dùng).

An thai

Động thai: Sắc cành lá cây tía tô để uống. Hoặc sắc lấy nước nấu cháo để ăn.

Có thai sắp sinh bị phù: Cành, lá tía tô 80 g, vỏ gừng tươi 30 g, cho 3 bát nước đun sôi kỹ (đậy vung kín) lấy nước uống và xông. Công thức này cũng có tác dụng an thai.

Có thai cảm sốt: Lá tía tô, kinh giới mỗi thứ một nắm sắc lấy nước uống, tiếp đó ăn cháo trứng gà nóng. Trứng gà đen tốt nhất.

Vú sưng: Lá tía tô 1 nắm nấu nước nóng, đồng thời lấy 1 nắm lá tía tô giã nhuyễn đắp lên vú sưng.

Nôn mửa dữ dội khi có thai, động thai: Cành tía tô 12 g, sắn dây 12 g. Sắc chung lấy nước uống.

Thiếu máu: Uống nước lá tía tô (30 lá xay nhuyễn). Để cho dễ uống, xay kèm vài quả táo, ít đường phèn. Nước này cũng có tác dụng an thai tuy có kém hơn cành tía tô.

Chăm sóc da

Người Nhật rất chuộng trà tía tô dùng uống thay trà, đồng thời dùng nước trà tía tô để gội đầu, tắm rửa để bảo vệ da, dưỡng da tươi nhuận, trừ vết nhăn, vết nám, khô ngứa da, vì tía tô làm ẩm da, dịu da, tăng cường trao đổi chất.

Súc miệng bằng trà tía tô sẽ tẩy sạch miệng, làm thơm miệng. Gội đầu bằng tía tô làm tóc bền mượt, tóc không rụng và không bị chẻ, sạch gầu.

Da mẩn ngứa, mụn cóc, dùng lá tía tô xoa sát trực tiếp hoặc nghiền nhuyễn cho vào túi vải mà xoa xát.

Theo Sức Khỏe & Đời Sống

Chủ Nhật, 20 tháng 1, 2008

Tạng thư Sống Chết ( The Tibetan Book Of Living And Dying )


Sách này không chỉ cống hiến cho độc giả một trình bày lý thuyết về sự chết, mà còn cung cấp những cách thực tiễn để hiểu và tự chuẩn bị cho mình lẫn người khác (về cái chết) một cách thản nhiên và viên mãn.

Như bạn đọc sẽ thấy trong sách này, theo quan điểm Phật giáo thì cái kinh nghiệm thực thụ về chết rất quan trọng. Mặc dù sự tái sinh của chúng ta, nơi tái sinh của ta phần lớn tùy thuộc vào năng lực của nghiệp, song tâm trạng ta vào lúc chết có thể ảnh hưởng tới tính chất của tái sanh kế tiếp. Vậy, vào lúc chết, mặc dù ta đã tích lũy đủ loại nghiệp, nhưng nếu ta làm một nỗ lực đặc biệt để phát sinh một tâm lành, thì có thể tăng cường và khởi động một nghiệp thiện, và do đó đem lại một tái sinh hạnh phúc.


Lúc chết thực sự cũng là lúc mà những kinh nghiệm nội tâm lợi lạc sâu xa nhất có thể xảy ra. Do thường thực tập tiến trình chết trong khi thiền định, một thiền giả tu cao có thể sử dụng lúc chết của mình để đạt những chứng ngộ lớn lao. Đấy là lý do những hành giả có kinh nghiệm thường nhập định vào lúc họ chết. Một dấu hiệu của sự đắc đạo nơi họ là thi thể họ thường không thối rửa sau khi họ đã chết rất lâu trên phương diện lâm sàng.


Tạng Thư Sống Chết không những là một tuyệt tác về tâm linh mà còn là một sách dẫn, một cẩm nang, sách tham khảo, và một nguồn cảm hứng thiêng liêng. " Trong một thời đại cực kỳ nguy hiểm như ngày nay, khi nhiều người trong chúng ta đang tìm kiếm sự hướng đạo minh triết và những giải đáp soi sáng cho ta về cách sống cuộc đời mình và cách đối mặt với cái chết, thì tác phẩm này đang cống hiến một sự hướng đạo như thế, một vài lời giải đáp như thế. Nó đã được viết ra để gợi cảm hứng cho người đọc khởi sự cuộc hành trình tiến về giác ngộ, để thành những "sứ giả hòa bình" theo như tác giả gọi, những người làm việc với trí tuệ và tình thương, để trực tiếp góp phần vào sự cứu vãn tương lai nhân loại.

Ni Sư Trí Hải
Xin mời quý vị xem sách tại link

Dấu hiệu trẻ bị cận thị



Nếu con bạn thường xuyên dụi mắt ngay cả khi bạn biết chắc nó không buồn ngủ, hoặc cảm thấy chói khi nhìn ánh sáng thì nên đưa đi khám. Có thể trẻ đã bị cận thị.

Bác sĩ Trần Thế Hưng, Bệnh viện Mắt Sài Gòn - Hà Nội, cho biết, tỷ lệ cận thị ở trẻ em đang ngày càng tăng bởi dù khi học tập hay giải trí, mắt đều phải nhìn gần, không gian sống lại chật hẹp. Ở học sinh phổ thông trung học và sinh viên, tỷ lệ mắc tật khúc xạ (chủ yếu cận thị) là 50%, thậm chí có những trường chuyên lớp chọn ở thành phố lớn lên đến 80%.

Lứa tuổi phát mắc cận thị nhiều nhất là 11- 16. Bệnh được phát hiện nhiều nhất khi trẻ bước vào lớp đầu cấp, chẳng hạn như lớp 6, lớp 10, bởi đây là lúc gia đình và nhà trường hay khám tầm soát cho trẻ.

Theo bác sĩ Hưng, nếu không phát hiện bệnh sớm để đeo kính kịp thời, tật cận thị sẽ nặng hơn, thậm chí dẫn đến lác và nhược thị. Với trẻ em, điều này ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ bởi 80% lượng thông tin mà não thu nhận được là qua mắt.

Những dấu hiệu báo động

- Khi xem TV hay học ở lớp, trẻ phải chạy lại gần mới nhìn thấy, hoặc trẻ thường phải chép bài của bạn.

- Kết quả học tập giảm sút, hay chép đề bài sai hoặc viết sai chữ.

- Hay nheo mắt, nghiêng đầu khi xem tivi hoặc nhìn một vật ở xa.

- Thường hay dụi mắt mặc dù trẻ không buồn ngủ.

- Sợ ánh sáng hoặc chói mắt.

- Trẻ hay than mỏi mắt nhức đầu, hay chảy nước mắt.

- Nhắm một mắt khi đọc hoặc khi xem tivi.

- Không thích các hoạt động liên quan tới thị giác như vẽ hình, tô màu hay tập đọc hoặc các hoạt động liên quan tới thị giác xa như chơi ném bóng.

- Khi đọc hay bị nhảy hàng, hoặc phải dùng ngón tay để dò theo các chữ.

Khi nhận thấy con có các dấu hiệu trên, cha mẹ cần mang trẻ đi khám. Cần chọn bệnh viện chuyên về nhãn khoa, hoặc các khoa mắt có bộ phận khúc xạ, bởi nhiều khi bác sĩ phải nhỏ thuốc liệt điều tiết mới khám được chính xác. Thuốc này có nhiều tác dụng phụ và nguy cơ gây glaucoma góc đóng, do đó cần có chỉ định chặt chẽ của bác sĩ chuyên khoa.

Với những trẻ đã được chẩn đoán cận thị, cần tái khám 6 tháng một lần, bởi mắt trẻ còn thay đổi và nhiều khả năng phải thay kính.


Thanh Sang

Thứ Sáu, 18 tháng 1, 2008

ĐẮP THUỐC ngô thù du VÀO HUYỆT dũng tuyền CHỮA BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP


Tính trung bình hàng năm, số bệnh nhân bị các tai biến nguy hiểm của cao huyết áp dẫn đến tử vong, như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim có xu hướng ngày càng tăng... Trước tình hình này, Tổ chức Y tế Thế giới đã đưa ra khuyến cáo: Tăng huyết áp là một căn bệnh giết người hàng loạt.

Có nhiều phương pháp phòng ngừa và điều trị cao huyết áp như dùng thuốc, điều chỉnh hành vi lối sống... Trong bài viết này, xin giới thiệu cùng bạn đọc một phương pháp điều trị cao huyết áp đơn giản, đó là đắp thuốc vào huyệt dũng tuyền.

Dán thuốc vào huyệt, Một phương pháp đơn giản.

Ðông y có rất nhiều cách điều trị căn bệnh cao huyết áp, như châm cứu, bấm huyệt, dùng thuốc, khí công... Ngoài các phương pháp trên, còn có một phương pháp rất đơn giản mà bệnh nhân có thể tự áp dụng được. Ðó là đắp thuốc vào huyệt.

Phương huyệt chủ yếu: Là huyệt dũng tuyền, huyệt này còn có một số tên gọi khác như địa xung, quệ tâm, quyết tâm, địa cù... Theo y học cổ truyền phương Ðông, dũng tuyền là tỉnh huyệt thuộc kinh túc thiếu âm thận, ý nói là sự khởi nguồn của kinh khí; Và là một trong tam tài (Thiên - Ðịa - Nhân), trong đó dũng tuyền là địa, đản trung là nhân, bách hội là thiên, vị trí nằm ở giữa lòng bàn chân. Người ta thường xác định huyệt ở vị trí 1/3 trước của đường thẳng đi dọc qua gan bàn chân, có tác dụng kích thích, nâng cao chính khí của thận tạng. Thường được chỉ định chữa các bệnh như trúng phong (tai biến mạch máu não), cao huyết áp, mất ngủ, động kinh, bệnh tâm thần, nhức đỉnh đầu... Kinh nghiệm của tiền nhân cho thấy có thể ôn châm hoặc cứu huyệt vị này và phối hợp với một số các huyệt khác để nâng cao hiệu quả chữa bệnh.

Phương thuốc chủ yếu: Thường dùng quả chín hay phơi khô của cây ngô thù du (Eyodia rutaearpa (Juss) Benth) để làm thuốc. Tại Trung Quốc thù du có ở nhiều nơi, nhưng mọc ở đất Ngô thì tốt hơn nên người xưa gọi ngô thù du để phân biệt thù du ở các địa phương khác. Hiện nay, chúng ta còn phải nhập vị thuốc này. Nhưng theo GS. Ðỗ Tất Lợi, thù du đã được phát hiện ở Hà Giang nước ta, nhân dân vùng này gọi là cây xà lạp, dùng chữa đau bụng, nóng sốt... Theo Ðông y, ngô thù du có vị cay đắng, tính ôn, hơi độc; Vào 4 kinh can, thận, tỳ và vị. Dân gian thường dùng để chữa chứng ăn uống không tiêu, nôn mửa, đau bụng, cước khí, tiêu chảy, đau đầu. Còn được dùng điều trị một số trường hợp khác như đau nhức mình mẩy, chân lưng yếu, đau răng, lở ngứa... Liều dùng 3-6g dưới dạng thuốc sắc hoặc 1-3g dưới dạng thuốc bột, chia 3-4 lần uống trong ngày. Tài liệu cổ có nêu, nếu không phải hàn thấp chớ nên dùng.

Theo y học hiện đại, ngô thù du có chứa những hoạt chất như tinh dầu và một số alkaloid như evodiamin, rutacaecacpin, wuchuyin... Chất rutacaecacpin khi bị phân giải sẽ cho rutamin có cấu trúc hóa học là indol etylamin (Ðỗ Tất Lợi). Tác dụng sinh học trên tim mạch đã được chứng minh có tác động đến huyết áp.
Phương pháp gián thuốc:

Ngô thù du đem giã nhỏ mịn, trộn với dấm thanh thành dạng hồ đặc, dùng lá tươi (lá chuối, lá bàng, lá sen...) cắt thành miếng nhỏ 7 x 7 cm, phết ngô thù du thành một lớp mỏng trên mặt lá. Ðắp lá thuốc nói trên vào huyệt dũng tuyền. Sau đó dùng băng vải hoặc băng dính cố định lại miếng cao thuốc, ngày đắp 1 lần. Nên đắp trước khi đi ngủ, sáng hôm sau có thể tháo miếng thuốc để không ảnh hưởng đến sinh hoạt và làm việc. Nếu có điều kiện đắp được 24 giờ càng tốt.

Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy, sau khi đắp thuốc 12-24 giờ, huyết áp bắt đầu hạ xuống, các dấu hiệu trực giác của người bệnh giảm nhẹ. Bệnh nhẹ đắp 1 lần, bệnh nặng đắp 2-3 lần là có hiệu quả giảm huyết áp rõ rệt.

Kết luận:

Trong thực tiễn lâm sàng, chúng tôi nhận thấy đắp thuốc vào huyệt cho hiệu quả tốt, có tác dụng làm hạ huyết áp một cách căn bản; Nhưng nên phối hợp với các phương pháp điều trị khác để nâng cao hiệu quả.

Ðây là một phương pháp đơn giản, bệnh nhân có thể tự áp dụng dễ dàng. Tuy nhiên, cần chú ý thường xuyên theo dõi huyết áp trong suốt quá trình trị liệu... Nếu sau khi đắp thuốc vài ngày, huyết áp chưa hạ được đến mức an toàn thì nên phối hợp thêm các phương pháp khác như dùng thuốc Ðông y dưới dạng thuốc sắc, châm cứu, bấm huyệt. Nếu cần thiết, vẫn nên dùng các thuốc Tây y để đạt được mục tiêu trước mắt.

Vị thuốc Ngô thù du có thể dễ dàng tìm mua tại các cửa hàng thuốc Bắc. Vào thời điểm hiện nay, giá chỉ vào khoảng 10.000đ/100g, thiết nghĩ là chi phí khá hợp lý, có thể chấp nhận được cho một liệu trình điều trị.

BS. QUÁCH TUẤN VINH - Báo Sức khoẻ & Đời sống

Bệnh cao huyết áp


Nếu còn trẻ và có huyết áp tối thiểu cao hơn 90, bạn nên cố gắng giảm nhẹ con số này nếu không muốn mắc phải chứng cao huyết áp khi lớn tuổi. Đây là một bệnh hết sức nguy hiểm, nguyên nhân gây ra chứng xây xẩm mặt mày, chóng mặt, xỉu, cơn đau tim, đứt mạch máu não... và các chứng bệnh về thận.

Các phương pháp dưới đây giúp bạn điều chỉnh một cách hiệu quả huyết áp của mình nếu bạn bị cao huyết áp ở mức nhẹ. Nếu bệnh nặng, bạn cần gặp bác sĩ.

Để ý về trọng lượng

Bác sĩ Norman K. rút ra nhận định rằng, những người béo phì thường có nguy cơ cao huyết áp gấp ba lần người thường. Người béo phì là người có số cân nặng cao hơn 20% so với chỉ số bình thường.

Nếu bị béo phì và cao huyết áp, bạn không cần giảm hết số cân thặng dư. Một nghiên cứu tại Israel cho thấy, những người béo phì chỉ cần giảm một nửa số cân thặng dư là có thể phục hồi huyết áp bình thường.

Đừng ăn mặn nữa

Khoa học vẫn chưa tìm ra lý do tại sao chất muối có khả năng làm cho huyết áp trở nên cao hơn. Nhưng kinh nghiệm trên nhiều bệnh nhân cho thấy, có sự liên hệ mật thiết giữa huyết áp và lượng muối tiêu thụ.

Bệnh nhân cao huyết áp nên giảm 5g lượng muối tiêu thụ mỗi ngày. Không nên kiêng tuyệt đối, bạn chỉ cần hạn chế nó, đồng thời đo huyết áp thường xuyên để biết kết quả.

Nếu bạn uống rượu, hãy uống ít lại

Khác với muối, rượu được chứng minh rất rõ ràng là gây nguy hại cho những người có huyết áp cao. Tuy vậy, phần lớn bác sĩ không bắt bệnh nhân kiêng rượu tuyệt đối, vì việc uống ít không ảnh hưởng xấu đến huyết áp.

Bác sĩ Norman khuyên rằng nếu bị cao huyết áp, bạn nên giới hạn lượng rượu mình uống là không quá hai ly nhỏ mỗi ngày.

Dùng nhiều chất kali

Kali giúp giảm huyết áp. Một nghiên cứu của bác sĩ George W. (Đại học y khoa Vermont, Mỹ) cho thấy, trong 100 bệnh nhân cao huyết áp dùng kali, có 30 người hạ được huyết áp sau 2 tuần. Sau 8 tuần, con số này là 70 người.

Bác sĩ George cũng khuyên rằng, chúng ta nên tiêu thụ lượng muối kali clorua (KCl) cao gấp 3 lần muối ăn (NaCl). Để tăng lượng KCl, nên ăn nhiều trái cây, khoai tây, cá. Trên thị trường hiện có một loại muối đặc biệt dành cho người bị bệnh cao huyết áp, bao gồm KCl và NaCl ở tỷ lệ thích hợp.

Dùng nhiều canxi

Canxi không chỉ ảnh hưởng tốt cho xương và răng mà còn có ích cho những người bị cao huyết áp do ăn muối nhiều. Bác sĩ Lawrencem R (Đại học Cornell, Mỹ) nhận định rằng, ăn muối nhiều là nguyên nhân của khoảng 50% trường hợp cao huyết áp. Đối với những người này, chất canxi có hiệu quả rõ rệt trong việc làm hạ áp.

Hãy tập thể dục loại vận động

Thể dục được chia làm hai loại:

- Loại vận động (aerobic) gồm chạy, nhảy, bơi, lội..., nói chung là những môn gây chảy mồ hôi nhiều mà không cần gồng hoặc ráng sức.

- Loại gồng (isometric) gồm cử tạ, hít đất, hít xà ngang, các môn nội công, nghĩa là không cử động chân tay nhiều, chỉ dùng sức gồng các bắp thịt lên để chống lại một sức ép.

Bác sĩ Robert C. ở Đại học Florida nhận định rằng, trong lúc vận động chân tay, áp suất máu sẽ tăng lên cao hơn bình thường. Huyết áp sẽ hạ xuống thấp hơn mức bình thường sau khi vận động chấm dứt rồi có khuynh hướng trở về bình thường, nhưng sẽ thấp hơn mức bình thường một chút.

Nhìn chung, nếu bạn bị chứng cao huyết áp, việc tập thể dục vận động loại nhẹ như đi bộ, cỡi xe đạp, bơi lội dai sức... có khả năng làm quân bình áp suất máu. Ngược lại, nếu tập các môn thể dục gồng hoặc thể dục vận động mạnh như chạy nước rút, nhảy cao..., áp suất máu sẽ tăng vọt lên.

Cách tập thể dục vận động loại nhẹ: hãy bắt đầu nhẹ nhàng, kế đó hơi nhanh một chút rồi trở lại chậm... Thí dụ: Đi bộ một cây số, bạn sẽ đi 1/4 cây số đầu tiên với tốc độ 4 km/h, kế đó tăng lên 5 km/h cho 1/2 cây số kế tiếp, rồi xuống 4 km/h cho 1/4 cây số cuối cùng. Sự tăng giảm nhịp nhàng như vậy giúp cho áp suất máu không bị lên xuống đột ngột.

Ăn nhiều rau
Các cuộc nghiên cứu cho thấy, những người ăn chay có áp suất máu thấp hơn người thường từ 10 đến 15 mmHg (cả 2 số đo áp suất máu cao và thấp). Hiện khoa học vẫn chưa biết đích xác được tại sao những người ăn chay lại có áp suất hạ như vậy.

Nhìn chung, nếu bạn có áp suất máu cao, việc ăn chay rất có ích cho áp suất máu của bạn.

Ảnh hưởng của tình cảm
Nhiều cuộc nghiên cứu cho thấy, tình cảm con người có ảnh hưởng rất quan trọng đến áp suất máu của họ. Một thí nghiệm tại bệnh viện Cornell (Mỹ) cho thấy, khi một người đang trong trạng thái hồi hộp, huyết áp tối thiểu gia tăng và ngược lại, khi một người vui vẻ, huyết áp tối đa hạ xuống.

Các nhà nghiên cứu cũng ghi nhận rằng áp suất máu tăng nhanh hơn khi một người bị lo lắng ở bên ngoài nhà của họ, tăng ít hơn khi họ ở trong nhà mình. Có lẽ lúc đó, người ta có cảm giác an toàn hơn chăng?...

Nói nhiều có hại!
Một cuộc bàn cãi sôi nổi, một lần cãi cọ với vợ, với chồng; những lần đụng chạm với đồng nghiệp trong sở, với chủ, với xếp của mình... đều làm áp suất máu của bạn tăng vọt... Điều này có lẽ bạn đã từng trải qua, và không làm bạn ngạc nhiên lắm.

Nhưng bạn sẽ ngạc nhiên nếu biết rằng, các nhà khoa học đã thí nghiệm và khẳng định, khi nói chuyện rất bình thường với một người nào đó, áp suất máu bạn thường cao hơn lúc không nói chuyện từ 10 đến 50%! Bệnh cao huyết áp trầm trọng chừng nào, áp suất khi nói chuyện lại dễ tăng chừng đó.

Sự tăng áp suất này xuất hiện không chỉ khi nói chuyện bằng ngôn ngữ, mà cả khi người ta ra dấu với nhau nữa (trường hợp những người câm hoặc điếc).

Nhìn chung, bất cứ việc gì làm một người phải vận dụng trí óc đều có thể đưa áp suất máu của người đó lên cao. Những kết quả thí nghiệm sau đây giúp cho bạn có thêm một khái niệm tổng quát về ảnh hưởng của sinh hoạt và tình cảm của một người đến áp suất máu của họ.

- Khi đọc một cuốn sách, một tờ báo, áp huyết của bạn có khuynh hướng hạ xuống. Nhưng nếu cũng cuốn sách, tờ báo đó, thay vì đọc thầm, bạn lại đọc lớn lên... việc này làm áp suất máu của bạn tăng cao hơn là không đọc.

- Hành đông vuốt ve, nựng nịu con chó nuôi trong nhà cũng làm áp huyết hạ xuống, dắt chó đi dạo cũng có tác dụng như vậy. Một nghiên cứu cho thấy, 2 người cùng bị bệnh tim giống nhau, nhưng người có nuôi chó lâu chết hơn người không nuôi chó.

- Gần đây, y học chứng minh được rằng, hai vợ chồng ở chung lâu ngày sẽ có áp suất máu tương tự như nhau!!! Các bác sĩ đưa ra giả thuyết rằng, sở dĩ có sự giống nhau này vì vợ chồng thường hay chia xẻ mọi việc trong đời sống, vui buồn, lo lắng đều giống nhau... Những cặp vợ chồng trên 60 tuổi thường có áp suất máu chỉ khác nhau 1 mmHg. Điều này đưa chúng ta đến một kết luận hữu ích: Nếu bạn trên 60, người bạn đời mắc bệnh cao huyết áp, hãy để ý thường xuyên về áp suất máu của chính mình!

Mẹo vặt:

Theo các thí nghiệm tại đại học Illinois, việc ăn mỗi ngày 4 cọng cần tây (cerlery) có thể giảm hơn 12% số đo áp huyết.
Theo VnExpress Net.

Chủ Nhật, 13 tháng 1, 2008

Ăn uống cho làn da


Chế độ ăn uống cũng là một phần quan trọng trong liệu pháp "chống già". Hãy ăn nhiều món chế biến từ rau quả mỗi ngày, trong đó 2 đến 3 món thuần rau quả tươi, uống nhiều nước.

omega-3: Dùng thức ăn chứa hàm lượng acid béo omega-3 nhiều nhất trong flax seed oil. Chất béo có tác dụng hạn chế sản sinh các nhân tố dễ dẫn tới viêm nhiễm làn da, thu nhỏ lỗ chân lông, ngăn ngừa sự xuất hiện của nếp nhăn và sự lão hóa.

selen: chứa một loại kháng khuẩn chất đặc biệt giúp cải thiện làn da, đó là chất khoáng selen có khả năng ngăn ngừa nguy cơ cháy nắng của da và cải thiện màu sắc làn da. Dùng Brazil nut.

Các loại đậu: Là thực phẩm chứa hàm lượng kẽm cao. Kẽm giúp các vết thương mau khỏi và giảm tình trạng để lại sẹo. Nó giữ cho da mềm mại.

Quả Kiwi: Là sự lựa chọn lý tưởng bởi lẽ nó sẽ làm phục hồi làn da chết. Kiwi chứa nhiều vitamin C hơn bất kỳ một loại hoa quả nào. Nghiên cứu trong năm 2001 tại một phòng thí nghiệm ở Bỉ đã chứng minh khả năng tuyệt vời của vitamin C trong việc làm tăng đáng kể tỉ lệ tổng hợp collagen trong da.

Chất kẽm : Ăn vào bữa trưa sẽ đem lại hàm lượng kẽm cao nhất cho cơ thể bạn. Theo các chuyên gia chăm sóc sắc đẹp, khoáng chất kẽm chứa nhiều collagen và các chất xơ đàn hồi có thể bảo vệ sự mềm dẻo cũng như vững chắc cho làn da bạn. Loại rau Salad là một loại thực vật giàu kẽm.

Trứng: Trứng rất giàu chất đạm, một yếu tố cần thiết cho việc duy trì collagen và elastin, tạo khả năng đàn hồi cho da. Trứng cũng giàu biotin, cần thiết để giữ cho các tuyến nhờn khỏe mạnh, bảo đảm tiết đủ chất nhờn, giúp da ẩm và mềm mịn.

Dầu olive: Rất giàu acid oleic, vitamin E và chất chống lão hóa. Nó giúp ngăn chặn tình trạng mất nước cho da và bảo vệ da khỏi những tổn hại từ môi trường. Dầu olive còn giúp duy trì sự vận chuyển oxy, vitamin và khoáng chất đến da.

Tỏi: Là loại thức ăn tuyệt vời chống lão hóa. Nó làm tăng khả năng miễn dịch và bảo đảm cho sức khỏe của cơ thể.

Khoai tây: Giàu dinh dưỡng hơn khi được nấu lên và những chất có trong khoai tây sẽ giúp bạn chống lại tuổi già.

Khoai lang: Có chứa hàm lượng beta carotene khá lớn, tạo thành chất chống oxy hóa gặp nhiều trong các loại rau quả màu đỏ, vàng, da cam. Hoạt chất beta caroten có tác dụng chống lại những tổn thương da dưới ánh nắng mặt trời. Nên để cả vỏ khoai lang khi chế biến.

Salad rau: Món salad rau trộn giúp phục hồi làn da mất nước do thiếu ngủ.

Trà: Hãy uống trà nóng hoặc trà lạnh không đường, trà xanh hay trà đen đều được. Loại thức ăn này bản thân đã bao gồm chất chống oxy hóa, ngăn ngừa chất nhờn và bổ sung chất dinh dưỡng thực vật.

Mật ong: Phần dinh dưỡng vi chất mật ong có các sinh tố nhóm B như B12, acid folic, sắt, đồng... làm lượng hồng cầu tăng, sẽ giúp làn da thêm hồng hào. Ngoài việc cung cấp đủ năng lượng cho cơ bắp hoạt động, mật ong còn hàm chứa chất chống lão hóa.

Nước nho: Trong quả nho, rượu vang đỏ và nước ép nho tím có chứa chất chống oxy hóa và chống viêm.

Nước cà-rốt: Cà-rốt là nguồn dồi dào beta-carotene, một chất chống oxy hóa chuyển hóa thành vitamin A trong cơ thể. Thiếu hụt vitamin A có thể dẫn đến sự thô ráp, đóng vảy và khóa kín các lỗ chân lông.

Hỗn hợp nước chanh ép, mật ong và dầu hướng dương: Loại nước này được coi là một thức uống bổ dưỡng rất tốt cho cơ thể, đồng thời có tác dụng dưỡng da, chống lão hóa và giảm béo rất hiệu quả.

Nước ấm pha chanh: Nước lọc pha chút chanh có chứa vitamin C làm sáng da, giúp cơ thể có thêm sức đề kháng và chống lão hóa.

Nước ép thực phẩm: Được chế biến từ các loại rau củ như cà-rốt, cà chua, dưa chuột... cũng là những giải pháp rất tốt cho làn da của bạn trong mùa đông cũng như cho quá trình chuyển hóa và tái tạo da.

Sữa tươi: Sữa cung cấp năng lượng, vitamin và chất khoáng cho cơ thể. Sữa tươi là thức uống không thể thiếu khi bạn muốn có làn da đẹp, mịn màng.

Theo Người lao động

Ăn gì đẹp móng?


Móng tay phản ánh chế độ ăn uống của bạn. Nếu bạn thiếu vitamin A và calci, móng tay sẽ khô và dễ gãy. Nếu bạn thiếu protein, acid folic và vitamin C, móng tay sẽ bị xước da quanh chân móng.

Những vệt trắng ngang móng tay cho thấy bạn thiếu protein. Không đủ vitamin B12 có thể dẫn đến móng tay bị quá khô, chân móng bị tròn và cong, đồng thời móng có màu xỉn tối. Thiếu chất kẽm khiến các đốm trắng xuất hiện trên móng. Móng tay dễ gãy cũng có thể do thiếu nước...

Để giúp móng tay khỏe, bạn nên ăn chế độ chứa 50% trái cây và rau tươi để cung cấp đủ lượng vitamin, chất khoáng và enzym cần thiết. Nên ăn nhiều bông cải xanh, cá, hành; uống nhiều nước và các chất lỏng khác. Nên bổ sung thêm vào bữa ăn sữa ong chúa, tảo spirulina và tảo bẹ - những thứ này giàu silic diocid, kẽm và vitamin B có tác dụng làm móng tay khỏe hơn. Uống nước cà rốt tươi mỗi ngày sẽ cho bạn nhiều calci và phospho.

Để tránh cho móng tay bị gãy, giòn, bạn cũng nên cẩn thận trong các hoạt động hằng ngày. Tránh để móng tay tiếp xúc nhiều với những chất chứa cồn, đặc biệt là mỹ phẩm dưỡng da có mùi thơm vì chúng có thể khiến móng tay dễ gãy hơn. Bạn nên dùng găng tay cao su khi làm việc nhà, khi lau rửa chén bát...

Trước khi trang điểm móng tay, bạn nhớ dùng chất tẩy để tẩy đi lớp sơn cũ trên móng. Hãy để cho lớp vécni có thời gian khô hoàn toàn rồi bạn hãy sơn lớp kế tiếp, khi đó bề mặt móng tay mới bóng và căng đều. Bạn nên nhớ rằng sơn nhiều lớp màu mỏng thì tốt hơn là sơn một lớp dày, vì nó sẽ khô nhanh hơn và bám móng lâu hơn. Còn nếu không có thời gian chờ đợi, bạn nên sử dụng loại sơn móng tay khô nhanh. Đừng tẩy và sơn quá 1-2 lần mỗi tuần, nếu không móng tay sẽ dễ bị khô. Bạn nên chọn chất tẩy móng có chất giữ ẩm để giảm thiểu sự hư hại móng.

Theo free-beauty-tips

Móng tay dễ gẫy - Bị bệnh gì?


Hỏi: Xin hỏi một số biểu hiện lạ trên móng tay có phải là dấu hiệu liên quan đến sức khỏe? Hiện móng tay của tôi rất dễ gẫy, 1 vài móng còn bị chẻ trong khi móng chân tôi hoàn toàn bình thường. Tôi chưa từng bị như vậy trước đây. Vậy những hiện tượng này là do đâu?

Trả lời:

Những hiện tượng bạn mô tả về móng tay của mình có thể xem là biểu hiện của bệnh onychoschizia (1 dạng bệnh của móng). Đây là một bệnh phổ biến nhất gây ra tình trạng chẻ móng, dễ gãy, làm móng mềm và yếu.

Nguyên nhân của hiện tượng này chủ yếu là do tác động bên ngoài chẳng hạn như móng luôn ở trong tình trạng ẩm ướt. Nếu bạn bị thiếu hụt vitamin hay có vấn đề về sức khỏe thì cả móng tay và móng chân sẽ đều bị ảnh hưởng. Để chắc chắn, hãy tới bác sĩ gia đình hoặc bác sĩ chuyên khoa da liễu bởi vì việc chẩn đoán luôn cần những bằng chứng cụ thể.

Tình trạng móng, sự phát triển và độ dày của móng phụ thuộc vào gien di truyền. Tuy nhiên một số dấu hiệu lạ xuất hiện ở cả móng chân và móng tay sẽ cho bạn biết nguy cơ của một căn bệnh nào đó:

Móng đổi màu: có thể là do dùng một số loại thuốc (thuốc chống sốt rét), chất nicotine trong khói thuốc hay màu nhuộm tóc. Lưu ý rằng móng bình thường phải có màu trắng hồng.

Dày hơn: có thể do bệnh vảy nến hay nhiễm nấm

Nhiễm khuẩn: thường có nguyên nhân từ việc sửa móng, biến chứng của bệnh eczema hay do tình trạng tay ẩm ướt kéo dài. Móng xuất hiện gân màu xanh có thể là tình trạng nhiễm khuẩn pseudomonas.

Chẻ móng: thường gặp ở móng tiếp xúc với hóa chất, thường xuyên bị ẩm ướt hoặc luôn trong nhiệt độ khô nóng hoặc hay bị sang chấn.

Móng lằn gợn: do chứng viêm khớp, cảm sốt, ốm đau, tuổi tác, eczema...

Móng nổi hạt: đây có thể là biểu hiện của bệnh vẩy nến, bị phơi nhiễm hóa chất chẳng hạn như formalin hay nhiễm nấm.

Các đường sọc đỏ ở phần thịt móng: có thể là tình trạng nhiễm trùng van tim.

Lõm ở phần gốc móng: báo hiệu một tình trạng bệnh nghiêm trọng.

Bầm móng: giống như khi bị một cái thìa gõ mạnh vào thì có thể là biểu hiện của bệnh phổi hoặc tim mạch.

Màu móng đục xỉn, móng dễ gãy: có thể là tình trạng mệt mỏi do thiếu vitamin.


Thu Hà
Theo MSN

Thứ Bảy, 12 tháng 1, 2008

Ung thư xin đừng hoãng sợ và phương pháp chữa bệnh ung thư ( trang nhà Quan The Am Bo Tat.com )


Xin cầu nguyện cho các bịnh nhân được bình phục, để được có cơ hội tu học, thoát khỏi khổ đau sinh tử luân hồi.

Chìa khóa đã giúp các bịnh nhân thành công trong việc chữa trị là NIỀM TIN và Ý CHÍ THỰC HÀNH.

Ghi chú: Chúng tôi với tinh thần giúp người không vụ lợi. Xin quý vị xem xét các tài liệu và chọn lựa cách thực hành thích hợp cho mình. Chúng tôi, cùng các tác giả đóng góp, xin được miễn trách nhiệm về những tài liệu trong trang nhà này. Kính mong sự thông cảm và hoan hỷ.

Giới thiệu Tài liệu về bịnh ung thư:

Phương pháp chữa bịnh ung thư

Ung Thư Xin đừng hoảng sợ: (PDF file) Bài viết của tác giả Quảng Phúc

Kinh Nghiệm chữa ung thư của Phật tử người Úc, cô Sue Dixon.

Dịch Cân Kinh (PDF file) Phương pháp cổ truyền của Đạt Ma Tổ Sư,

Dịch Cân Kinh, cách tập và kinh nghiệm

Dịch Cân Kinh, sách và tài liệu

Các bài Thuốc Bí Truyền (PDF file) trị bịnh: Ung Thư, Mắt mờ, Tiểu đường, Tiểu tiện không thông cuả người già.

Thuốc Lô Hội (Nha đam, Aloe Vera) trị ung thư


Xin Nhấp chuột vào link dưới đây để xem tài liệu


http://www.quantheambotat.com/chuabinh.htm

Thứ Tư, 9 tháng 1, 2008

NHỮNG BỆNH... VÔ DUYÊN! ( Bác Sĩ . ĐỖ HỒNG NGỌC )


Tuy già không phải là một bệnh nhưng già thì thường có bệnh. Bệnh thì có bệnh nặng, bệnh nhẹ, bệnh có duyên và bệnh... vô duyên. Ai cũng biết thầy thuốc là người được học hành cẩn thận để giúp ta chữa trị bệnh tật, vậy mà thầy thuốc cũng có thể gây bệnh cho ta, dù là ngoài ý muốn, cái đó gọi là bệnh do thầy thuốc gây ra (iatrogenic) mà theo GS. Phạm Khuê, một chuyên gia về Lão khoa, Chủ tịch Hội người cao tuổi Việt Nam thì có đến hơn một phần tư các bệnh ở người già là do thầy thuốc gây ra! (Bệnh học tuổi già, Phạm Khuê, NXB Y Học, 1998, trang 364). Những bệnh... vô duyên còn có thể do chính bản thân mình, người thân trong gia đình, bạn bè, hàng xóm, hoặc các nhân viên tâm lý xã hội gây ra nữa! Bà cô của một bác sĩ bạn tôi trên 80 tuổi kêu lúc nào trong người cũng nóng bức, miệng khô nên đã mua rễ tranh, mía lau, mã đề ngoài chợ về nấu "nước mát" uống. Mát đâu không thấy, thấy đi tiểu liên tục gây thêm tình trạng mất nước trong cơ thể, lại thấy nóng bức, thấy khô miệng, lại uống thêm "nước mát"! Thì ra "rễ tranh, mía lau, mã đề" là những loại thuốc lợi tiểu (diuretics). Một ông bác gầy còm nghe hàng xóm bày vẽ có loại tễ mập, bèn mua uống mấy cây. Mập thiệt! Nhưng người béo bệu, cơ thể bạc nhược! Thì ra, thuốc tễ đó chỉ là bột mì trộn với mật ong và Corticoil, một thứ thuốc uống vào lâu ngày gây hội chứng Cushing, ứ nước, làm mập bệu và gây ra vô số những tác dụng tai hại khác như giảm sức đề kháng, mọc lông, loãng xương, loét bao tử, cao huyết áp... Ta cũng biết thuốc chữa đau khớp có thể gây loét dạ dày; thuốc điều trị cao huyết áp có thể gây hạ huyết áp đột ngột; thuốc trị tiểu đường làm hạ đường huyết; thuốc uống cho đỡ bị đái són ở người già thì gây khô miệng, đỏ da, mờ mắt, chóng mặt...

Một đặc điểm sinh học của người cao tuổi là khả năng thích ứng dần kém đi. Hấp thu thuốc đã chậm mà đào thải cũng chậm. Tác dụng phụ của thuốc lại thiên hình vạn trạng, tùy từng người, từng lúc, có thuốc người này dùng thì tốt mà bày cho người khác không xong, uống vào bị phản ứng ngay. Cho nên dùng thuốc ở người già phải dò dẫm trên từng trường hợp, giảm liều, giảm lượng, đắn đo tính toán trước sau, nào bệnh trước mắt, nào bệnh tiềm tàng; thuốc chữa được bệnh này nhưng có gây ra bệnh khác không, có làm bộc phát một bệnh cũ nào đó không, người bệnh ăn uống ra sao, tiêu tiểu ra sao và trạng thái tâm thần ra sao? Người cao tuổi cũng thường hay tự ý gia giảm thuốc, tin lời bày vẽ, ai mách gì cũng nghe, gây tương tác thuốc lung tung rất dễ sinh ra nhiều bệnh... vô duyên đáng tiếc.

Ngày càng có nhiều máy móc xét nghiệm và một số người cao tuổi cũng thường muốn được xét nghiệm này nọ. Báo Paris match của Pháp có đăng trường hợp một bà già bị rối loạn tiêu hóa đến khám ở một bác sĩ. Bác sĩ thấy không có gì nặng nhưng cũng gởi cụ làm thêm vài xét nghiệm cho chắc. Sau đó, bà cụ được tiếp tục làm thêm hàng loạt các xét nghiệm khác ngày càng phức tạp hơn vì xét nghiệm đơn giản không tìm ra bệnh: Siêu âm, nội soi, sinh thiết, chụp cắt lớp, chụp cản quang mạc treo... Sau hơn một tháng chuyển từ trung tâm này đến bệnh viện kia, nằm đợi trên những băng ca lạnh lẽo, đẩy từ hành lang này sang hành lang khác, tiếp xúc với những người mang khẩu trang chỉ chừa đôi mắt lạnh lùng, bà cụ rơi vào tình trạng khủng hoảng tâm lý trầm trọng và tiêu tốn mất 35 ngàn quan Pháp. Cuối cùng các bác sĩ hội chẩn kết luận không có bệnh gì cả! Tây gọi những người sính xét nghiệm là "examinite". Tổ chức sức khỏe thế giới (WHO) cũng cảnh báo hiện tượng over - investigation, "thăm dò quá mức cần thiết" này (Health of the Elderly, WHO, 1989). Một số người cao tuổi được chăm sóc bảo bọc quá đáng, được làm xét nghiệm thăm dò, theo dõi liên tục làm cho người bệnh muốn... hết bệnh cũng không được; không kể trong quá trình thăm dò, chọc hút, bơm tiêm, thụt tháo... không phải là không có nguy cơ. Dĩ nhiên nếu có bệnh thì cần phải làm để có chẩn đoán chính xác và điều trị hiệu quả. Còn thăm dò chỉ để... thăm dò thì không nên. Các chuyên gia khuyên chỉ nên làm xét nghiệm cho người già khi nhằm để chẩn đoán một thứ bệnh có thể chữa được, có thể phục hồi được, có lợi cho người bệnh hoặc để chẩn đoán phân biệt tìm ra một bệnh có tiên lượng tốt hơn, điều trị có kết quả hơn, có lợi cho bệnh nhân và gia đình hơn mà thôi. Tóm lại, biết ơn mình thì cần thiết lắm mới phải làm xét nghiệm và phải có chỉ định của bác sĩ.

Thế nhưng có thứ không phải là thuốc, không phải là thủ thuật gì cả mà vẫn có thể gây ra những bệnh vô duyên: đó là lời nói! Có những lời nói gây hoang mang, lo lắng, làm mất ăn mất ngủ, gây kiêng cữ quá đáng làm cho tình trạng bệnh khó phục hồi hơn. Cái đó gọi là sự "dán nhãn" (labelling). Chẳng hạn như người không có chuyên môn, không đủ cơ sở khoa học chắc chắn mà "phán" cho một cái chẩn đoán kiểu như "nghi ung thư", "hơi bị lớn tim", hoặc một từ mơ hồ như "máu lộn mỡ, gan hơi nhiễm mỡ, viêm nhiễm phần phụ, rối loạn thần kinh thực vật"... hoặc "bị thư phù, bị người cõi trên nhập..." đều đem lại những kết quả tai hại không thể ngờ được! Ngay cả bị dán nhãn là già cả, già nua, già yếu, mất sức rồi bị ép phải nằm yên một chỗ, lúc nào cũng có người nâng đỡ chăm sóc thì sẽ ngày càng lệ thuộc, ngày càng suy nhược, mau loãng xương, bắp cơ thoái hóa, cứng khớp nhanh. Đáng sợ hơn cả là bị ép phải vào nằm viện, nằm nhà thương, nhà dưỡng lão, nhà nghỉ mất sức... khi vẫn còn có thể tự quản được. Thật ra đây chỉ là giải pháp cuối cùng vì một khi đã vào các cơ sở này rồi thì không hy vọng gì trở lại đời sống bình thường được nữa vì càng ngày càng thụ động, ỷ lại, lệ thuộc, suy sụp.

Các cơ sở chăm sóc cho người già thực ra rất cần thiết, miễn là phải giữ một số nguyên tắc như đảm bảo sự riêng tư, tôn trọng cá nhân, giúp tự chủ, tự quản, và tạo nhiều cơ hội cho họ tham gia sinh hoạt phù hợp với sở thích và sức khỏe. Tóm lại, không nên để người cao tuổi mắc thêm những bệnh... vô duyên!