SOS: Toàn Bộ Băng Hà ở Bắc Cực có thể sẽ tan hết vào năm 2012
Cơ quan NASA cảnh báo: sự hâm nóng địa cầu khiến toàn bộ các tảng băng ở bắc cực sẽ tan chảy hết vào mùa hè năm 2012! Và các khoa học gia cũng cảnh báo rằng, sự gia tăng nhiệt độ trái đất như thế làm cho nước biển ấm lên, các chất hơi ga độc ở đáy biển sẽ thoát lên, chúng ta sẽ khó lòng sống sót.
Một vài thí dụ cụ thể sau đây đóng góp vào việc bảo vệ môi trường cũng như hạn chế sự hâm nóng toàn cầu mà mỗi người trong chúng ta có thể làm được:
Sửa chữa giày dép, quần áo để dùng lại, giảm được mức sử dụng năng lượng dùng trong việc sản xuất sản phẩm mới;
Điều chỉnh nhiệt độ nóng/la.nh thấp/cao hơn tiêu chuẩn 50F có thể hạn chế được 5% năng lượng tiêu dùng trong việc xử dụng nước nóng và máy lạnh hay máy sưởi ấm;
Máy giặt: 90% năng lượng xài trong nhà là do nguồn nước nóng cho máy giặt. Nên thay thế bằng nước ấm. Phơi quần áo ngoài sân; kiểm soát và bảo quản thường xuyên và có định kỳ máy nước nóng có thể giảm được 20% năng lượng dùng trong nhà;
Bánh xe của bạn cần được bơm cao hơn áp suất trung bình cho phép có thể giảm được 5% lượng xăng tiêu dùng. Bảo trì xe thường xuyên cũng giảm được một lượng xăng tương tự;
Tránh dùng máy lạnh càng nhiều càng tốt. Uỷ ban Năng lượng California (CEC) khuyến cáo nên thay mái nhà màu xậm bằng màu sang hơn sẽ hạn chế được mức năng lượng tiêu dùng trong nhà;
Tránh việc đổ hoá chất dùng trong nhà vào đường thoát nước cũng như hạn chế tối đa việc dùng hoá chất trong sinh hoạt trong gia đình và ngoài sân cỏ;
Dùng kiếng cửa sổ có màu và sử dụng hệ thống skylights trên mái nhà để tiết kiện năng lượng;
Nên tắm bằng búp sen (douche) thay vì ngâm mình trong bồn tắm. Nên nhớ một bồn nước tắm tương đương với 4 lần tắm douche;
Kiểm soát nước rò rỉ từ các vòi nước trong nhà. Một giọt nước rỉ liên tục trong một năm tương đương với lượng nước sinh hoạt một ngày cho 200 người;
Trong sinh hoạt gia đình, tránh việc dung các sản phẩm chứa dung môi (solvent) để tránh ô nhiễm không khí, cố gắng dùng bao bì bằng giấy, cartông, hay plastic bằng thực vật thay vì bằng hoá chất như PE, PCE v.v..;
Sử dụng thực phẩm, rau trái đúng mùa để không khuyến khích việc trồng trọt trái mùa, phải tốn thêm nhiều năng lượng.
Tóm lại, vấn đề đặt ra nơi đây là mỗi người trong chúng ta hãy tự vấn lấy chính mình. Một khi ý thức được rõ ràng sự hiện hữu của con người cũng như trách nhiệm trước toàn cầu và tương lai, chúng ta sẽ tự hạn chế mọi sinh hoạt có thể được xem là làm tăng thêm nguy cơ hâm nóng toàn cầu; từ đó chúng ta sẽ biết phải làm gì. Làm để cho sự tồn vong của nhân loại và nhất là đừng để các thế hệ về sau nhận lấy nhiều hệ luỵ xấu của con người ngày hôm nay.
Theo TS MAI THANH TRUYẾT