Thứ Hai, 11 tháng 6, 2007

PHÂT THỦ LIỆU PHÁP theo Lương Y Võ Hà



Phất Thủ Liệu Pháp là phương pháp khí công chữa bệnh bằng cách lắc tay. Phất Thủ Liệu Pháp (PTLP) có công năng chuyển đổi gân cốt và cơ bắp từ ốm yếu suy nhược trở thành sung mãn khoẻ mạnh nên có tên là Dịch Cân Kinh. Tương truyền PTLP xuất phát từ chùa Thiếu Lâm, Trung Quốc. PTLP nằm trong số những công phu do Đạt Ma Sư Tổ truyền dạy nhằm giúp cho các tăng lữ Thiếu Lâm có đủ sức khoẻ để theo đuổi việc tu tập giáo pháp. PTLP đơn giãn, dễ nhớ, dễ tập và có hiệu quả cao đối với nhiều bệnh mãn tính khác nhau từ suy nhược thần kinh, hen suyển, đến tiêu hoá, tim mạch… Do đó phương pháp nầy đã được lưu truyền trong dân gian qua nhiều thời kỳ và du nhập vào nước ta.

Vì là một môn khí công nên tư thế và động tác của PTLP đều tuân thủ những nguyên tắc căn bản của khí công. Những nguyên tắc nầy nhằm giúp cho khí huyết dễ vận hành, kinh mạch dễ khai thông và nội lực được tích lũy.

Động tác lắc tay phải bền bỉ, đều đặn, nhẹ nhàng, linh hoạt. Do đó không cần dùng sức mạnh để cố vẫy tay ra phía sau mà chỉ dùng sức bình thường tương ứng với nhịp thở điều hòa của cơ thể. Việc nhíu hậu môn và bám các đầu ngón chân xuống đất cũng vậy. Chỉ cần dùng sức vừa phải để bảo đảm thoải mái về tâm lý, dẻo dai về thể lực để có thể thực hành đến hàng ngàn cái mỗi lần.

Động tác đưa tay về trước là do phản lực quán tính từ phía sau. Tuyệt đối không dùng sức. Tầm tay phía trước không vượt quá thắt lưng.

Trong suốt quá trình lắc tay, mặc dù cánh tay di động trước sau nhưng luôn luôn duy trì tình trạng thoải mái tự nhiên, cánh tay không gồng sức.

Những người bệnh hoặc có tật ở chân không thể đứng được vẫn có thể thực hành hiệu quả PTLP bằng cách ngồi trên đất hoặc trên ván và vẫy tay ở vị thế cánh tay co lại khoảng 90 độ.

Cơ chế tác dụng của PTLP:

PTLP là một môn khí công có tác dụng cải thiện toàn bộ công năng của cơ thể. Tuy nhiên, nếu chỉ nhìn vào từ bên ngoài, pháp chỉ bao gồm những động tác lắc tay đơn giãn và đơn điệu dễ tạo cho người tập cảm giác nghi hoặc, thiếu niềm tin, nghĩ là động tác quá đơn giản, khó thể tạo ra những hiệu quả chữa bệnh thần kỳ được. Nhất là khi có tâm lý so sánh với những chiêu thức phức tạp hoặc đẹp mắt của Thái cực quyền hay của những môn công phu khác. Do đó, việc tìm hiểu kỹ cơ chế tác dụng của PTLP là điều cần thiết để có lòng tin làm đúng, làm đủ và kiên trì làm, không chỉ để chữa bệnh mà để tăng cường sức khỏe, diên niên ích thọ.

PTLP xoa bóp nội tạng, tăng cường chuyển hóa

Động tác hít thở phối hợp với lắc tay điều hòa và liên tục tác động vào các cơ ngực và thành bụng, nhất là cơ hoành, có tác dụng xoa bóp các nội tạng trong cơ thể, thúc đẩy sự vận hành khí huyết và tăng cường chức năng của các cơ quan. Chức năng xoa bóp này cũng có tác dụng, khai thông những bế tắc, ứ trệ trong kinh mạch hoặc trong tạng phủ. Những người tiêu hóa bị đình tích, ứ trệ, sau khi thực hành khoảng 500-700 cái sẽ xảy ra trung tiện hoặc ợ hơi, cảm giác dễ chịu sẽ thấy rất rõ. PTLP là phương pháp đơn giản nhất đễ chữa bệnh đau bao tử, hoặc rối loạn tiêu hóa. Những trường hợp khí nghẽn, khí bế, khí uất do tình chí, do bệnh biến hoặc do tập khí công sai lệch cũng có thể làm cho thông hành bằng PTLP. Có thể nói PTLP làm rất tốt chức năng thông kinh hoạt lạc và cải thiện tuần hoàn khí huyết.

PTLP giúp Dương giáng, Âm thăng, thông Nhâm Đốc, tăng cường nội khí.

Đối với y học truyền thống và khí công cổ đại, con người và vũ trụ đồng một thể. Con người là tiểu vũ trụ. Trời đất thuộc đại vũ trụ. Mối quan hệ giữa con người và trời đất thăng giáng, giao hòa thông qua hô hấp: "hô tiếp thiên căn, hấp tiếp địa khí". Hàng ngàn năm sau, hai nhà bác học người Pháp Jacqueline Chantereine và Camille Savoire cũng đã nghiên cứu, thí nghiệm và kết luận "vũ trụ lực nhập vào con người ở đầu và xuất ra nơi bàn chân phải, âm lực của quả đất nhập vào con người nơi chân trái để lên đến đỉnh đầu ở phía sau ót"*. Những động tác của PTLP tuy đơn giản nhưng đã trực tiếp phát huy quy luật này cho việc chữa bệnh và tăng cường nội khí. Ở phía trên, động tác hít thở và lắc tay đã kích hoạt huyệt Bách Hội ở đỉnh đầu và Đại Chùy ở giữa hai bả vai để thu thiên khí, khai thông và tăng cường hoạt động của các đường kinh Dương. Bách hội và Đại chùy đều là những điểm giao hội của các đường kinh Dương và Mạch Đốc.

Ở phía dưới, việc nhíu hậu môn và bám các đầu ngón chân xuống mặt đất đã kích thích hai huyệt Trường Cường và Hội âm ở hai bên hậu môn và các tĩnh huyệt của các đường kinh âm, mà quan trọng nhất là Dũng Tuyền ở giữa lòng bàn chân, tĩnh huyệt của kinh Túc Thiếu âm Thận và An Bạch ở đầu ngoài móng ngón chân cái, tĩnh huyệt của kinh Túc Thái âm Tỳ. Động tác này có tác dụng hấp thu địa khí, khai thông và tăng cường hoạt động của các âm kinh.

Theo học thuyết kinh lạc, Dương phải thường giáng và âm phải thường thăng. Vì động tác lắc tay liên tục đến hàng ngàn cái nên khi các đường kinh Dương được khai thông và đi dần xuống (Dương giáng) cuối đường kinh ở các đầu ngón chân sẽ tự động kích hoạt những tĩnh huyệt của những kinh âm khiến các đường kinh này chạy ngược trở lên (Aâm thăng). Đối với các đường kinh âm cũng vậy, khi chạy đến cuối đường kinh ở phía trên, sẽ lại kích hoạt các đường kinh Dương đi trở xuống và cứ thế tiếp tục luân lưu tuần hoàn trong cơ thể. Đây chính là một biểu hiện của quy luật Cực Dương sinh Âm và Cực Âm sinh Dương. Việc nhập xuất, thăng giáng ở các huyệt vị và những đường kinh này những người luyện khí công có khí cảm tốt đều có thể thể nghiệm được. Đây có lẽ chính là con đường mà người xưa đã khám phá và từ đó xây dựng nên học thuyết kinh lạc.

Trường Cường nằm trên mạch Đốc, là nơi phát xuất chơn Hỏa, tương ứng với luồng Hỏa xà Kundalini trong hệ thống khí công án độ. Hội Âm nằm trên mạch Nhâm, là điểm giao hội của các đường kinh Aâm và hai mạch Nhâm, Xung, là điểm thu âm khí quan trọng nhất trong khí công. Do đó mặc dù không vận khí nhưng PTLP đã tác động rất tích cực vào hai mạch Nhâm, Đốc. Y học truyền thống cho rằng mạch Đốc là chủ quản của các đường kinh Dương và mạch Nhââm là bể chứa của các đường kinh Aâm. Tất cả bệnh biến đều có biểu hiện trên hai đường kinh này. Nếu Nhâm, Đốc thông, trăm mạch đều thông. Vì vậy việc khai thơng Nhâm, Đốc cĩ ý nghĩa quan trọng cho việc chữa bệnh và dưỡng sinh.

PTLP cân bằng âm Dương, thuận khí, giáng hư hỏa.

Theo y học cổ truyền, khí Dương thường thừa mà khí âm thường thiếu. âm hư có thể do tiên thiên, do phòng lao quá độ hoặc do quá căng thẳng lo âu trong cuộc sống. Sự mất cân bằng âm Dương là đầu mối của nhiều bệnh tật khác nhau mà y học cổ truyền gọi chung là những chứng âm hư Hoả vượng như hay nóng sốt về chiều, mờ mắt, mắt đỏ, khô cổ, ù tai, đau lưng, hay lỡ miệng, hay ho, suyễn, viêm họng, viêm xoang mãn… Đối với những chứng này, PTLP ngoài việc kích thích các đường kinh âm để sinh âm, bồi bổ âm khí thì chính nơi tư thế của phương pháp nhằm bảo đảm nguyên tắc thượng hư hạ thực như thư giãn phần vai, cứng chắc phần hạ bộ, nhíu hận môn, bám các đầu ngón chân, … cũng là những biện pháp đối trị hữu hiệu với những chứng hư Hoaû. Nguyên tắc này đòi hỏi người tập luôn giữ cho phần trên của cơ thể được thư giãn về hình, hư linh về ý. Ngược lại, phần dưới phải đầy đặn, cứng chắc nhằm đưa trung tâm lực của cơ thể dồn xuống hạ tiêu. Điều này khí công gọi là khí trầm Đan Điền, đạo gia gọi là qui căn. Đối với y học cổ truyền, đó là thuận khí, giáng hư Hỏa hoặc dẫn Hỏa quy nguyên.

PTLP điều hòa thần kinh giao cảm.
Khoa học hiện đại đã cho biết trên 50% bệnh tật của con người là do những cảm xúc âm tính gây ra. Chính những tâm lý căng thẳng do tình chí uất ức hoặc nhịp sống quá nhanh lâu ngày dễ làm cho thần kinh chúng ta quá tải, suy nhược và rối loạn. Sự rối loạn này làm cơ thể mệt nhọc, ăn ngủ kém ngon, giảm sức đề kháng, dễ sinh bệnh tật hoặc làm trầm trọng thêm những chứng bệnh đã có. Đối với những trường hợp này, tập trung tư tưởng vào nhịp lắc tay sẽ làm người tập mất đi những cảm xúc khó chịu thường ngày. Đó là nguyên tắc dùng một niệm để chế vạn niệm.

Theo học thuyết Paplop, khi ta gây hưng phấn ở một điểm và một vùng nhỏ thì những phần còn lại của vỏ não sẽ rơi vào ức chế, nghĩ ngơi. Aùp dụng những nguyên tắc này, tập trung vào việc lắc tay sẽ điều hòa được thần kinh giao cảm, phục hồi tính tự điều chỉnh, tự hoàn thiện vốn có của hệ thần kinh trung ương, thông qua cơ chế tương tác thần kinh & thể dịch & nội tạng để hồi phục sức khỏe.

Tập PTLP có xảy ra phản ứng nguy hiểm gì không?

Nói chung, PTLP là một môn khí công nên những phản ứng xảy ra và việc giải quyết nó sẽ tương tự như đối với những môn khí công khác. Tuy nhiên, độ an toàn của PTLP rất cao:

PTLP nhằm kích thích, xúc tiến để cơ thể tự khai thông, tự chỉnh lý, không vận khí, không cưỡng cầu nên hiếm khi xảy ra sai lệch. Quá trình tập có thể xảy ra đau, tức, ngứa ngáy, co giật là do việc khai mở một số huyệt vị trên đường kinh hoặc công phá một tổ chức bệnh trước khi những chỗ bế tắc này đi đến chỗ bị thải trừ hết. Thông thường những phản ứng này sẽ tự chấm dứt sau một vài ngày.

Không rơi vào nhập tĩnh nên khó xảy ra trường hợp bị ảo giác làm rối loạn tâm lý người tập.

PTLP tác động kích thích đồng thời các huyệt Bách Hội, Hội Âm và Trường Cường. Do đó Bách Hội và Hội Âm tạo ra những van an toàn để trung hòa với chân Hỏa phát sinh từ Trường Cường, khó xảy ra trường hợp chênh lệch thái quá giữa âm và Dương gây nguy hiểm cho người tập.

Tuân thủ nguyên tắc thượng hư hạ thực và tâm ý quán chiếu Đan Điền cũng là một cách an toàn để năng lượng của cơ thể không chạy lên đầu gây tổn thương bôï não, không xảy ra những chứng trạng mà người ta thường gọi là tẩu hỏa nhập ma.

Trong cơ thể một người bình thường, hai mạch Nhâm, Đốc thường tách rời nhau. Ở người luyện khí công, vòm họng trên và hậu môn có khả năng trở thành những chiếc cầu nối hai mạch này lại nên được gọi là Thượng Thước Kiều và Hạ Thước Kiều. Việc đầu lưỡi chạm nướu răng trên và nhíu hậu môn vừa là một yêu cầu luyện công để tăng nội lực, vừa là một biện pháp an toàn do những động tác này nối liền hai mạch Nhâm, Đốc, tạo ra thế bình thông nhau giữa hai bể khí Aâm và Dương. Sự tương thông này giúp nội khí luân lưu tuần hòan thành vòng Tiểu châu thiên trong thân người, điều hòa giữa Aâm và Dương và thông qua hai đại mạch này tăng cường và điều hòa sinh lực giữa ngủ tạng, lục phủ.