Những bệnh nặng thường là do âm hư. Can âm hư thì bệnh viêm gan,tâm âm hư thì bệnh tim mạch. Theo đông y bệnh tiểu đường cũng thuộc loại âm hư nhưng là do phế âm, tỳ âm hoặc thận âm hư hoặc cả 3 đều hư.
Phế âm hư thì ưa khát nước nhiều, tỳ âm hư thì khiến ănnhiều, và thận âm hư thì bị đi tiểu nhiều . Đó đều là các triệu chứng thường thấy của người bệnh tiểu đường .
Thế thì âm hư là do đâu ? Ăn thức khó tiêu, làm việc quá nặngnhọc, thức quá khuya, bệnh nặng không biết bồi bổ lại, uống thuốc trụ sinh trong thời gian dài, ăn uống không quân bình,... đều làm cho tinh huyết là chất âm trong cơ thể bị tổn thương.
Nguyên nhân do ăn uống là yếu tố có thể nói phổ thông nhất. Vì sao ? Để ăn uống quân bình thì phải có đủ ngũ vị : chua cay mặn đắng ngọt. Cay mặn thuộc dương, đắng ngọt thuộc âm, nhưng thường thì ít có ai thích ăn thức đắng mà chỉ thích thức ăn ngọt.
Nhưng ác thay hầu hết thức ăn có vị đắng lại là những thứ bổ âm : rau cải xanh, khổ qua, rau đắng, ác ti sô, rau má, bưởi,...cho nên trà khổ qua là một thức uống rất tốt cho người tiểu đường . Tôi thường cảm thấy tiếc rẻ khi đi chợ nhìn thấy các bà các cô lúc mua cải salad lại ưa lột bỏ đi những lá cải già xanh đậm ở bên ngoài chỉ vì nó không được mềm mại đẹp đẽ.
Thức ăn đắng lại thường rất giàu chất kiềm, là chất potassium,magnesium, rất cần thiết để quân bình với chất muối sodium. Lập lại quân bình potassium/sodium rất quan trọng với những người bệnh tim mạch và tiểu đường cho mau lành bệnh.
Có lẽ do thiếu chất đắng cho nên mỗi khi bệnh người ta lại thường phải uống thuốc đắng cho cơ thể quân bình, câu nói 'thuốc đắng đã tật' đã quá quen thuộc với mọi người , nhưngthực ra có lẽ thuốc đắng là để giúp cơ thể lập lại quân bình vì bệnh nhân đã quên ăn chất đắng hàng ngày.
Kết luận, lời khuyên với người muốn đề phòng bệnh tiểu đường là nên ăn thêm thức ăn có vị đắng để lập lại quân bình âm dương (potassium/sodium). Thức đắng giúp cơ thể bổ âm,thanh lọc, giúp giảm stress, hạ nhiệt,... Thức đắng chỉ không nên dùng khi có những triệu chứng như sau : lưỡi trắng, đi cầu phân lỏng, lạnh tay chân.
Góp ý : anh Lê Công Luận