Thứ Bảy, 30 tháng 6, 2007

ẢNH ĐẸP CUỐI TUẦN

Thứ Sáu, 29 tháng 6, 2007

Thư giản với cảnh đẹp thiên nhiên ( relax with mother nature )

Thứ Năm, 28 tháng 6, 2007

Hài Kịch VânSơn & Bảoliêm

Hài Kịch VânSơn & Bảoliêm phần 2

Chủ Nhật, 17 tháng 6, 2007

Dưỡng sinh ăn uống trong mùa hạ


Mùa hạ nên ăn những thức ăn thanh đạm, hạn chế đồ béo bổ, chiên xào, sống lạnh để giảm bớt gánh nặng cho tỳ vị; dùng nhiều đồ ăn thức uống có tác dụng thanh nhiệt giải thử, lợi niệu trừ thấp như dưa hấu, mướp đắng,... dưa chuột, bí đao, đậu xanh, đậu đen, cháo ngũ đậu, cháo ý dĩ, cháo đậu xanh, cháo biển đậu, cháo lá sen, trà nhân trần, trà hoa cúc, trà nụ hoặc lá vối, trà actiso, trà khổ qua...


Mùa hạ có 3 tháng, tính từ tháng 4 - 6 âm lịch, bắt đầu từ ngày lập hạ cho đến ngày lập thu, bao gồm 6 tiết khí: lập hạ, tiểu mãn, mang chủng, hạ chí, tiểu thử và đại thử. Đây là mùa dương khí vượng nhất trong năm, thời tiết nóng bức và ẩm thấp. Quá trình trao đổi chất trong cơ thể con người diễn ra mạnh mẽ, dương khí phát ra ngoài, âm khí tiềm phục ở trong. Các lỗ chân lông giãn rộng, mồ hôi tiết ra nhiều để điều hòa thân nhiệt nhưng cũng vì thế mà tà khí dễ xâm nhập vào trong. Hệ thống mao mạch ngoại vi cũng giãn ra, khí huyết lưu thông nhanh và mạnh hơn. Công năng của tỳ vị có xu hướng suy giảm vì nóng bức uống nhiều làm cho dịch vị bị pha loãng, quá trình tiêu hóa và hấp thu thức ăn dễ bị rối loạn.


Bởi vậy, cổ nhân khuyên rằng: mùa hạ nên ăn những thức ăn thanh đạm, hạn chế đồ béo bổ, chiên xào, sống lạnh để giảm bớt gánh nặng cho tỳ vị. Sách Dưỡng sinh thư đã viết: “Hạ chí hậu thu phân tiền, kỵ thực phì nhi bính, hoắc du tô chi thuộc, thử đẳng vật dữ tửu tương qua quả thực vi tương phỏng, hạ nguyệt đa tật dĩ thử” (mùa hạ nên kiêng ăn đồ béo ngậy, bơ sữa và rượu, những thứ này dễ gây nhiều bệnh tật).


Tiết trời nóng ẩm cũng là điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật phát triển mạnh (Đông y gọi là tà khí) làm cho thực phẩm dễ ôi thiu, biến chất, trong khi đó vì uống nhiều nước dịch dạ dày bị pha loãng nên khả năng sát khuẩn giảm thấp càng làm cho nguy cơ ngộ độc thức ăn tăng cao. Bởi vậy, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm trở nên hết sức cấp bách. Để dự phòng “bệnh tòng nhập khẩu” cần chú ý giữ gìn vệ sinh ăn uống, không dùng thực phẩm ôi thiu, không uống nước lã, nước nhiễm bẩn, rau quả tươi phải được rửa thật sạch...


Đông y cho rằng: Thử (nắng nóng) là chủ khí mùa hạ, là dương tà, tính thăng tán dễ làm hao tổn khí và tân dịch. Thử tà xâm nhập vào cơ thể gây ra nhiều mồ hôi làm tổn thương tân dịch, nếu không kịp thời bù đắp thậm chí có thể làm hao tổn nguyên khí, biểu hiện ra bên ngoài bằng các triệu chứng như mệt lả, khó thở, ngại nói, có khi đột nhiên ngã lăn bất tỉnh (say nắng, say nóng). Hơn nữa, thử thường kiêm với thấp (độ ẩm), thấp là âm tà dễ làm tổn thương dương khí. Đặc điểm của thấp tà là nặng trệ, kết dính, dễ gây thương tổn tỳ dương. Biểu hiện trên lâm sàng bằng các triệu chứng như chân tay tê mỏi, mình mẩy nặng nề, đầu nặng như đeo đá, không muốn ăn, hay đầy bụng, dễ đi lỏng, thậm chí có thể phù nhẹ hai chân...


Bởi vậy, trong mùa hạ, Đông y khuyên nên chú trọng dùng nhiều đồ ăn thức uống có tác dụng thanh nhiệt giải thử, lợi niệu trừ thấp như dưa hấu, mướp đắng, dưa chuột, bí đao, đậu xanh, đậu đen, cháo ngũ đậu, cháo ý dĩ, cháo đậu xanh, cháo biển đậu, cháo lá sen, trà nhân trần, trà hoa cúc, trà nụ hoặc lá vối, trà actiso, trà khổ qua... Những ngày quá nóng bức có thể dùng một chút nước lạnh hoặc nước đá để giúp cơ thể giải nhiệt nhưng không được dùng nhiều để tránh làm thương tổn tỳ vị, tạo điều kiện cho thấp tà gây bệnh bên trong.


Khi mồ hôi ra nhiều phải chú ý bổ sung đủ lượng nước đã mất bằng đường ăn uống. Cổ nhân có câu: “Hãn vi tâm dịch” (mồ hôi là dịch của tâm), bởi thế khi mất mồ hôi âm dịch trong cơ thể nói chung và âm dịch trong tạng tâm nói riêng (gọi là tâm âm) cần chú ý trọng dụng những đồ ăn thức uống có công dụng thanh nhiệt dưỡng âm như thạch đen, chè đậu đen, trà mạch môn, nước ép quả lê, nước ép ngó sen, nước mơ, nước mận, nước dâu, trà bát bảo...


Ngoài việc thanh nhiệt giải thử và dưỡng âm, ăn uống trong mùa hạ còn phải hết sức chú ý tránh làm thương tổn tỳ vị. Theo Đông y, các thực phẩm có công dụng phương hương tỉnh tỳ, kiện tỳ hóa thấp, giải thử đều trực tiếp hoặc gián tiếp giữ gìn và nâng cao năng lực hoạt động của tỳ vị, ví như các loại cháo chế từ đậu xanh, đậu côve, bạch biển đậu, ý dĩ, hạt sen, củ mài...; các loại trà hoắc hương, trà nụ vối, trà hương nhu, trà lá sen... Nên chú ý dùng thêm các đồ ăn thức uống có vị chua ngọt, cay thơm để nhằm mục đích khai vị, kích thích cảm giác thèm ăn như các loại canh chua chế từ quả sấu, me, khế, quả dọc, tai chua, quả chay, chua me đất hoa vàng... và các loại nước cam, nước chanh, nước mơ, nước sấu...


Tuy nhiên, cần chú ý không nên dùng quá nhiều đường tinh luyện khi pha chế các loại nước giải khát. Để bảo vệ nguyên khí, cổ nhân khuyên “bảy mươi hai ngày mùa hạ nên bớt vị đắng, tăng vị cay để dưỡng phế khí (Thiên kim yếu phương)”. Bởi vì căn cứ vào quy luật ngũ hành, tâm thuộc hỏa, phế thuộc kim, hoả khắc kim, tâm hỏa quá thịnh sẽ khắc phạt phế kim, vị đắng vào tâm, vị cay vào phế, nếu ăn thêm một ít vị cay thì phế khí sẽ được trợ dưỡng, nếu ăn bớt vị đắng thì tâm hỏa sẽ không quá vượng thịnh mà hại phế khí.


Cuối cùng, trong vấn đề dưỡng sinh ăn uống mùa hạ, Đông y còn có một quan điểm hết sức độc đáo, đó là “xuân hạ dưỡng dương”. Mùa hạ nóng nực tuy phải dùng nhiều đồ ăn thức uống có tác dụng thanh nhiệt giải thử nhưng vẫn cần lấy ôn ấm làm chính để trợ giúp khí dương. Bởi vì, các nhà dưỡng sinh Đông y cho rằng mùa hạ tuy dương khí vượng thịnh bên ngoài nhưng khí âm lại tiềm ẩn bên trong cơ thể, vậy nên “trời tuy nóng chớ tham mát, dưa tuy ngon chớ ăn nhiều”. Nếu không biết giữ gìn dương khí trong mùa hạ thì mùa đông sẽ mắc nhiều bệnh tật, phải biết thuận ứng thiên thời để bồi bổ dương khí, trừ khử âm hàn có như vậy mới gọi là phòng bệnh triệt để. Bởi vậy, trong mùa hạ, việc chọn dùng một số đồ ăn uống có tính ôn bổ cũng là rất cần thiết, đặc biệt đối với những người có bệnh mạn tính và thể chất vốn suy nhược do dương khí kém.


Theo Sức khỏe và đời sống

Khiêu vũ có tác dụng rất tốt trong việc phòng và chống loãng xương ở người cao tuổi


Loãng xương là một bệnh rất thường gặp ở phụ nữ sau mãn kinh. Điều trị loãng xương thường gây tốn kém cho hệ thống y tế, ảnh hưởng nhiều đến gia đình và xã hội. Phát hiện và điều trị sớm cho phép phòng ngừa căn bệnh này.


Theo thống kê, năm 2050, số trường hợp gẫy xương do loãng xương sẽ tăng gấp 4 lần so với năm 1995 (400.000 trường hợp nhập viện do loãng xương).


Có thể nói, một biểu hiện điển hình của căn bệnh loãng xương là hiện tượng "bà còng" trong dân gian Việt Nam. Hậu quả của lún xẹp đốt sống gây biến dạng cột sống, tạo dạng "gù-bà còng" ở nhiều bệnh nhân.


Không những vậy, loãng xương còn làm gia tăng nguy cơ gãy xương. Các hậu quả của gãy xương là phải nhập viện điều trị, mất khả năng vận động, giảm chất lượng sống. Ngay tại Mỹ cũng có tới 30% phụ nữ sau mãn kinh có giảm mật độ xương tới mức loãng xương. 54% có mật độ xương dưới bình thường (thiếu xương). Có tới 90% số gãy xương đùi và lún xẹp đốt sống ở phụ nữ cao tuổi là do mật độ xương thấp.


Vào năm 1995, gãy xương do loãng xương gây nên 400.000 trường hợp phải nhập viện và hơn 2,5 triệu lần thăm khám của bác sỹ. So sánh với thống kê 1990, thì tỷ lệ gãy xương háng sẽ tăng lên 4 lần vào năm 2050. Trong khi đó các nghiên cứu ở châu Âu cho thấy rằng gãy xương háng gây tử vong trong 20% trường hợp vào năm đầu và 40% trong ba năm tiếp theo.


Hơn một nửa trường hợp gãy xương háng không bao giờ lấy lại được vận động bình thường. Theo các điều tra diện rộng ở một số vùng nông thôn và thành thị miền Bắc nước ta (Hà Nội, Thanh Hóa, Hải Dương..) từ năm 1995 trở lại đây, tỷ lệ loãng xương chiếm tới 18-19% ở các phụ nữ sau mãn kinh và tỷ lệ gãy xương do loãng xương lên tới 4-5% ở các đối tượng này.


Loãng xương có thể phát hiện sớm được không?


Hiện nay, việc phát hiện những người loãng xương hoặc có nguy cơ loãng xương đang được thực hiện rộng rãi nhờ các máy móc thăm dò khối lượng xương. Từ năm 2002, máy đo mật độ xương DEXA (Dual-Energy X-ray Absorptionmetry) sử dụng tia X được khẳng định có giá trị chẩn đoán trong điều trị loãng xương.


DEXA là phương pháp đo mật độ xương được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới. Phương pháp này không đau, không đòi hỏi tiêm, xâm lấn, dùng thuốc an thần. Xét nghiệm này chỉ cần liều chiếu tia X ít hơn chụp X - quang phổi.


Đo mật độ xương ở đâu?


Hiện ở Việt Nam đã có các máy DEXA. Có loại máy đo tại các xương bàn chân hoặc cổ tay được máy tính tính toán ra mật độ xương toàn thân. Có loại máy "cao cấp" hơn, đo chi tiết mật độ xương chính xác tại các điểm có nguy cơ gãy xương như cột sống, cổ xương đùi, đầu xương quay... hoặc cả hệ thống xương.


Ngoài ra, các máy này còn có thể tính toán được các thông số về tỷ lệ cơ, mỡ, xương. Tùy mức độ hiện đại của máy mà thời gian đo mỗi người có thể dài hoặc ngắn. Các trung tâm có máy đo hiện đại này là: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện E, Bệnh viện Hữu Nghị, Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP HCM).

Thứ Bảy, 16 tháng 6, 2007

Khi tất cả những cái khác đã mất đi thì tương lai vẫn còn




Khi tất cả những cái khác đã mất đi thì tương lai vẫn còn


Bệnh suy hô hấp cấp vì hút thuốc lá gia tăng tại Việt Nam



Theo tin hãng VietNamNet cho hay: “Số lượng bệnh nhân bị suy hô hấp cấp do bệnh tắc nghẽn mạn tính (viết tắt là COPD) tại bệnh viện Lao và bệnh phổi Phạm Ngọc Thạch, thành phố Sài Gòn đang gia tăng dần theo từng năm và các bệnh nhân này có nguy cơ tử vong rất cao.


Nguyên nhân xuất phát từ hút thuốc lá! Theo bác sĩ Nguyễn Hồng Ðức, trưởng Khoa Khám và Ðiều trị của bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, năm 2002, bệnh nhân bị suy hô hấp cấp phải nằm điều trị tại phòng hồi sức cấp cứu chỉ trên dưới 100 trường hợp. Ðến năm 2003, con số này đã tăng lên 300. Hiện nay, bệnh viện này đang quản lý trên 3,000 hồ sơ bệnh nhân bị bệnh COPD.


Số người đến khám hàng tuần: khoảng 250-300 bệnh nhân, đa số trong tình trạng bệnh đang diễn tiến từ vừa tới nặng.Bệnh COPD, mà nguyên nhân chính là do hút thuốc lá, diễn ra khi các phế quản bị teo hẹp lại, không khí trong phổi không thoát ra bên ngoài được, các phế nang bị giãn và vỡ, mạch máu bị tắc nên không có sự trao đổi oxy, CO2 giữa máu và không khí.



Ðây là một bệnh nan y vì đến nay vẫn chưa có thuốc chữa, chỉ điều trị nhằm cải thiện “tình trạng khổ sở” của bệnh nhân.Một người suy hô hấp do tắc nghẽn mạn tính như “cây đèn hết dầu” dễ dàng “tắt phụt” (tử vong) nếu có một “cơn gió” (các cơn nhiễm trùng) thổi qua. Vì sau nhiều năm hút thuốc, phế quản của người hút bắt đầu bị viêm và hỏng dần đi. Lúc đầu, chức năng thanh thải các chất dơ lẫn trong không khí bị mất, đàm nhớt thay vì được đưa lên cổ họng để khạc ra hoặc nuốt xuống thì cứ ứ đọng lại trong phổi.


Người hút thuốc thường khạc đàm vào buổi sáng. Ðó là khi các phế quản lớn trong phổi đã bị hỏng. Sau đó, người bệnh thấy khó thở, hụt hơi khi làm những việc thường ngày. Ðây là lúc bệnh đã ở giai đoạn suy hô hấp, không còn hồi phục nữa. Các phế quản nhỏ và phế nang đã bị tổn thương, phổi đã bị tắc nghẽn.


Triệu chứng khó thở ngày càng tăng, ngay cả khi làm những việc nhẹ như đánh răng, thay quần áo và ngay cả khi ăn uống. Lúc này, bệnh nhân đã tàn phế hô hấp, những biến chứng dồn dập xảy ra, bệnh nhân thường xuyên bị những đợt viêm phế quản nặng, rơi vào suy hô hấp cấp và tử vong. Bệnh cũng có thể gây biến chứng làm suy tim và cũng sẽ mau chết.


Hiện toàn thế giới có hơn 600 triệu người mắc COPD và mỗi năm có trên ba triệu người chết vì bệnh này.Ðể nhận biết một người bị COPD trong cộng đồng, ngoài các dấu hiệu khạc đàm và mệt mỏi, cần chú ý đến hiện tượng ngực căng to do phế quản tắc, không khí bị ứ lại phình ra. Các bắp thịt ở cổ nổi lên.


Bác sĩ Nguyễn Hồng Ðức cho biết: Dù vậy, sẽ hạn chế được nguy cơ tử vong do COPD nếu phát hiện kịp thời, chẩn đoán đúng, điều trị và theo dõi đầy đủ. Tuy nhiên, quan trọng hơn hẳn là phải hiểu và phải sợ những tác hại của thuốc lá để từ bỏ chúng, cho dù bệnh COPD tiến triển âm thầm và lâu dài.

Thuốc lá gây bệnh thế nào?

Khói thuốc gây bệnh bằng nhiều cách:

- Trực tiếp bằng sức nóng, gây phỏng mạn tính, làm mất vị giác và tán trợ ung thư.

- Tác dụng trực tiếp trên đường hô hấp: Do tiếp xúc trực tiếp của khói thuốc trên niêm mạc hô hấp, do lắng tụ các chất lơ lửng trong khói thuốc.

- Do các chất độc thấm vào máu: Qua màng phế nang mao mạch, đi tới khắp cơ quan.


Tác hại của các thành phần chính trong hơn 3,000 chất đã phân lập được từ thuốc lá:

- Hắc ín: Có tính gây ung thư và kích thích phế quản.

- Nicotin: Thấm qua máu rất nhanh, tác dụng trên tim mạch và thần kinh.

- Khí CO (monoxyd carbon): Sinh ra trong quá trình cháy thiếu oxy, bám vào hồng cầu, khiến hồng cầu không thể lấy oxy được nữa.

- Ngoài ra, còn có aldehyd, acrolein, phenol đều là chất có tính kích thích.

Thiếu ngủ coi chừng đau tim

CHICAGO (AFP) - Tình trạng thiếu ngũ kinh niên không phải chỉ khiến cho người ta trở thành nóng tính mà còn có thể gây căng thẳng cho tim và làm tăng nguy cơ mắc những bệnh tim mạch, theo một cuộc nghiên cứu mới được công bố hôm 13 Tháng Sáu.

Những ảnh hưởng có hại đối với thần kinh và tính khí do hậu quả của chứng mất ngủ kinh niên đã được nói tới nhiều, nhưng cuộc nghiên cứu mới của các chuyên gia tại trường Y Khoa của đại học University of Pennsylvania đóng góp thêm vào những bằng chứng rằng, còn có những hậu quả quan trọng về bệnh lý do chứng mất ngủ kéo dài gây ra.

Họ nhận thấy rằng, chỉ trong thời gian 5 đêm liên tiếp bị thiếu ngủ cũng có thể ảnh hưởng đáng kể tới tim.

Các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm chức năng của tim, cho 39 người tình nguyện, hai lần - lần thứ nhất vào lúc bắt đầu cuộc khảo sát, sau một đêm ngủ 10 tiếng đồng hồ, và lần thứ nhì 5 đêm sau, trong những đêm đó họ chỉ ngủ 4 tiếng đồng hồ mỗi đêm.

Những điện tâm đồ (electrocardiogram) cho thấy rằng, tất cả những người tham gia cuộc thí nghiệm đã có nhịp tim đập nhanh hơn nhiều, đồng thời mức thay đổi nhịp đập của tim (heart rate variability) bị giảm một cách đáng kể, sau những đêm thiếu ngủ.


Mức thay đổi nhịp đập của tim là dấu hiệu cho thấy sự thay đổi nhịp đập của tim một cách tự nhiên khi cơ thể tự điều chỉnh để thích ứng với những căng thẳng và những kích thích.

Vì vậy, tình trạng giảm khả năng thay đổi nhịp đập của tim có thể là triệu chứng rằng, đang có những vấn đề về tim, hoặc những bệnh khác, và cũng có thể liên quan tới chứng áp huyết cao.

“Ảnh hưởng của sự thiếu ngủ làm gia tăng căng thẳng lên tim của những người tình nguyện,” Tiến Sĩ Siobhan Banks, người cầm đầu cuộc nghiên cứu, nói và thêm: “Nếu kết quả nghiên cứu của chúng tôi được kiểm chứng bởi một nhóm chuyên gia lớn hơn và được phân tích đầy đủ hơn, thì nó có thể giúp chúng ta hiểu tại sao sự thiếu ngủ làm gia tăng nguy cơ của bệnh tim mạch và nguy cơ tử vong.”


Tiến Sĩ Banks, giáo sư tại trường đại học University of Pennsylvania, Philadelphia, đã trình bày về cuộc nghiên cứu này tại cuộc hội thảo “SLEEP 2007” - đây là cuộc họp thường niên của tổ chức Associated Professional Sleep Societies (Hiệp Hội Chuyên Gia về Giấc Ngủ) ở Minneapolis, Minnesota.

Thứ Sáu, 15 tháng 6, 2007

Chuyện hai hạt lúa



Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt, đều to khỏe và chắc mẩy.Một hôm, người chủ định đem chúng gieo trên cánh đồng gần đó.


Hạt thứ nhất nhủ thầm:“ Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân mình phải nát tan trong đất. Tốt nhất ta hãy giữ lại tất cả chất dinh dưỡng trong lớp vỏ này và tìm một nơi lý tưởng để trú ngụ.” Thế là nó chọn một góc khuất trong kho lúa để lăn vào đó.


Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới.Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà bởi vì nó chẳng nhận được nước và ánh sáng. Lúc này chất dinh dưỡng chẳng giúp ích được gì- nó chết dần chết mòn.


Trong khi đó, hạt lúa thứ hai dù nát tan trong đất nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt. Nó lại mang đến cho đời những hạt lúa mới...


Đừng bao giờ tự khép mình trong lớp vỏ chắc chắn để cố giữ sự nguyên vẹn vô nghĩa của bản thân mà hãy can đảm bước đi, âm thầm chịu nát tan để góp cho cánh đồng cuộc đời một cây lúa nhỏ - đó là sự chọn lựa của hạt giống thứ hai.Tôi hi vọng đó cũng sẽ là sự lựa chọn của bạn và tôi khi đứng trước cánh đồng cuộc đời bao la này...


Hoathuytinh.com

Nghĩa vụ và sự yêu thương



Nghĩa vụ có thể bắt người ta xây dựng một ngôi nhà nhưng chỉ có sự yêu thương mới làm cho ngôi nhà đó trở thành một gia đình.


Nghĩa vụ có thể làm một bữa ăn tối, nhưng sự yêu thương sẽ chưng cất lên thành gia vị cho bữa ăn ngon hơn.


Nghĩa vụ viết rất nhiều thư, nhưng sự yêu thương còn kèm theo một chuyện vui, một bức tranh nghệch ngoạc hình chiếc kẹo.


Nghĩa vụ làm người ta khó chịu nếu công sức của người ta không được chú ý. Nhưng sự yêu thương giúp người ta cười nhiều và thấy mình được trả ơn ngay trong chính việc mình làm.


Nghĩa vụ có thể pha một cốc sữa , nhưng sự yêu thương sẽ thêm vào đó một chút ngọt ngào.


Nghĩa vụ bắt bạn phải hi sinh nhưng sự thương yêu mang đến cho bạn sự bình yên.


Nghĩa vụ bắt buộc ta phải làm, phải biết. Nhưng sự yêu thương giúp ta biết quí trọng những gì ta đang có, sẽ có và sắp có.


Hoathuytinh.com

Một giây



1 giây không nhiều nhưng cũng không ít đâu.1 giây không làm được gì nhưng có thể làm được tất cả.


Ngồi giữa những trưa mùa hè nắng nóng, 1 giây đối với bạn chẳng là gì!


Ngồi giữa phòng thi đầy áp lực. 1 giây quý giá hơn vàng!


Ở cuôc vui thâu đêm, 1 giây trôi tuột vào quên lãng. Ở khoảnh khắc chia tay, 1 giây ghi sâu vào kí ức.


Những con người khoẻ mạnh, 1 giây chỉ thoáng qua.


Những bệnh nhân nan y, 1 giây là sự sống.


Trên đường đua, 1 giây quyết định kẻ thắng người thua. Bao tháng ngày trui rèn, 1 giây nói lên tất cả. 1 giây là thời gian, mà thời gian là vòng xoay bất tận, 1 giây của hôm nay không như 1 giây của hôm qua và càng không giống 1 giây của ngày mai.Hãy sống để không bao giời phải hối tiếc dù chỉ 1 giây ngắn ngủi. Có thể chỉ 1 giây sẽ thay đổi cuôc đời người.


Hoathuytinh.com

Thứ Ba, 12 tháng 6, 2007

Đừng bao giờ từ bỏ ước mơ


Ngày đầu tiên của năm học, vị giáo sư môn hóa lớp của lớp tôi tự giới thiệu mình với sinh viên trong lớp. Rồi dành thì giờ cho chúng tôi làm quen với nhau. Đương lúc tôi đứng dậy nhìn xung quanh thì nhận thấy một bàn tay dịu dàng đặt lên vai mình. Tôi xoay người lại và nhận ra đó là bà cụ có vóc dáng nhỏ bé, làn da nhăn nheo, tươi cười nhìn tôi với nụ cười làm sáng cả gương mặt bà.

Bà nói:

- Xin chào, anh bạn tuấn tú. Tôi tên là Rose. Tôi 87 tuổi. Tôi có thể ôm anh bạn được chứ?

Tôi cười và vui vẻ trả lời:

- Dĩ nhiên là được, thưa bà!
– và bà đã ôm tôi thật chặt.

- Tại sao bà lại vào đại học ở độ tuổi hồn nhiên và trẻ trung như thế này?

– Tôi hỏi đùa.

Bà mỉm cười:

- Tôi đến đây để tìm một người đàn ông nổi tiếng, có tâm hồn để yêu và sẽ bên nhau, có một vài đứa con, và sau đó về hưu rồi đi du lịch vòng quanh thế giới.

- Bà nói nghiêm túc chứ?

– tôi hỏi.

Tôi tò mò muốn biết điều gì đã thúc đẩy bà muốn thử thách như thế ở độ tuổi như bà.
- Tôi luôn mơ ước được vào một trường đại học và bây giờ tôi đang thực hiện giấc mơ đó!

– bà nói với tôi.

Sau khi giờ học kết thúc chúng tôi đi đến tòa nhà hội sinh viên cùng uống với nhau một ly sữa sô cô la. Chúng tôi trở thành bạn của nhau ngay. Hằng ngày trong suốt 3 tháng tiếp theo chúng tôi luôn cùng nhau rời khỏi lớp và trao đổi với nhau không dứt. Tôi luôn bị cuốn hút bởi “cỗ máy thời gian” này khi nghe bà chia sẻ sự từng trải và kinh nghiệm cuộc đời của bà với tôi.

Qua năm học, Rose trở thành một nhân vật biểu tượng trong trường đại học và dễ dàng kết bạn với tất cả mọi người. Bà thích ăn mặc lịch sự, có tính cách và hạnh phúc với sự chú ý mà các sinh viên khác tập trung vào mình. Bà luôn sống trong niềm say sưa đó. Vào cuối khóa học chúng tôi mời Rose đến nói chuyện trong một buổi tiệc chiêu đãi và tôi sẽ không bao giờ quên được những gì bà đã truyền cho chúng tôi.

Bà được giới thiệu và bước lên bục giảng đường. Khi bắt đầu phát biểu, bà đánh rơi mảnh giấy ghi chú xuống sàn. Hơi ngại ngùng và thoáng bối rối bà nghiêng người xuống micro và nói:

- Xin lỗi quý vị, tôi hơi hồi hộp. Tôi đã bỏ bia và chuyển sang rượu Lent và thứ rượu này đang giết chết tôi mất! Tôi không bao giờ sắp xếp những gì mình sẽ nói, hãy để cho tôi nói với các bạn một cách giản dị những gì tôi thực sự hiểu.




Khi chúng tôi cười, bà lấy giọng và bắt đầu:

- Chúng ta ngừng vui chơi bởi vì chúng ta đã già, nhưng thật ra chúng ta già bởi vì chúng ta không vui chơi nữa. Chỉ có năm bí quyết để giữ mình trẻ mãi, hạnh phúc và đạt được thành công.

Thứ nhất, các bạn hãy vui cười lên và tìm kiếm sự hài hước trong cuộc sống hằng ngày.

Thứ hai, các bạn hãy xem mỗi ngày là một ngày mới với những điều mới mẻ. Ai sống bằng quá khứ, định kiến của ngày hôm qua sẽ không có cơ hội tin và hiểu con người. Các bạn hãy trải lòng với những người có thể chia sẻ được. Hãy kiên trì, tin vào tâm hồn con người và đừng nhìn vào một lỗi lầm nào đó để phá bỏ tất cả những gì tốt đẹp sẽ đến trong tương lai. Các bạn đừng ngại mạo hiểm để thay đổi cuộc sống.


Thứ ba, các bạn phải có một mơ ước, một khát vọng. Khi các bạn đánh mất những mơ ước đó, các bạn sẽ chết. Đã có quá nhiều người trong chúng ta chết theo kiểu ấy và họ thậm chí cũng không biết đến điều đó!

Thứ tư, có sự khác biệt lớn giữa việc trở nên già hơn và trưởng thành. Nếu bạn 19 tuổi và nằm trên giường suốt một năm trời mà không làm được điều gì hữu ích, bạn sẽ thành 20 tuổi. Nếu tôi 87 tuổi và cứ nằm trên giường suốt một năm và không làm bất cứ điều gì, tôi vẫn sẽ trở thành một bà cụ 88 tuổi. Bất cứ người nào cũng phải lớn lên và già đi. Nhưng điều đó không làm mất đi tài năng và khả năng của các bạn. Vấn đề là trưởng thành bằng cách luôn luôn tìm được cơ hội để thay đổi.

Thứ năm, đừng bao giờ nuối tiếc. Người trưởng thành thường không nuối tiếc về những gì mình đã làm mà sẽ nuối tiếc về những gì mình đã không làm. Chỉ những người sợ chết mới hay nuối tiếc.

Bà kết thúc bài thuyết trình của mình bằng cách mạnh dạn hát bài “Cánh hoa hồng”. Bà đã cùng chúng tôi hát bài hát đó và lời bài hát ấy hiện giờ trở nên quen thuộc với cuộc sống hằng ngày của chúng tôi. Vào cuối năm, Rose đã hoàn tất văn bằng đại học mà bà bắt đầu nhiều năm trước đây.

Một tuần sau tốt nghiệp Rose đã ra đi một cách thật thanh thản trong giấc ngủ. Hơn hai ngàn sinh viên của trường đã đến dự đám tang của bà bằng tất cả lòng kính trọng, mến thương đối với người phụ nữ tuyệt vời đã dùng cuộc đời mình làm tấm gương minh chứng rằng: “Không bao giờ quá trễ để thực hiện tất cả những gì mà bạn có thể làm được trong đời.”

George Bernard Shaw - Giáo sư tâm lý học ĐH Kentucrky Hoa Kỳ

Thế giới hoảng sợ vì hàng Trung Quốc


Saturday, 9. June 2007

Từ đầu năm đến nay, nhiều quốc gia trên thế giới liên tiếp phát hiện hàng loạt sản phẩm tiêu dùng và thực phẩm do Trung Quốc sản xuất có chứa hóa chất độc hại, khiến hàng trăm người đã chết.


Đầu tháng 5, Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) và Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) công bố khoảng 2,5-3 triệu người Mỹ đã sử dụng thịt từ gia cầm ăn bột rau bị nhiễm melamine có nguồn gốc từ Trung Quốc. Melamine là hóa chất được sử dụng làm phân bón, đồ nhựa và các nhà nghiên cứu khẳng định hóa chất này có thể gây ung thư.


Cùng thời điểm đó, FDA cũng lên tiếng cảnh báo người tiêu dùng về loại hóa chất cực độc diethylene glycol (DGE) có trong mặt hàng glycerine giả được sản xuất tại Trung Quốc. Hóa chất này làm hư thận rồi tác động tới thần kinh trung ương, gây suy hô hấp và dẫn tới tử vong. Điều đáng sợ là glycerine là thành phần không thể thiếu của hàng chục loại thuốc, syro, kem đánh răng...


Sự hoảng sợ của người tiêu dùng bùng lên khi quốc gia Trung Mỹ Panama phát hiện chất DGE có trong glycerine làm giả ở Trung Quốc đã được sử dụng để sản xuất syro trị ho, thuốc cảm và một số dược phẩm khác tại nước này. Công bố được đưa ra quá muộn khi trước đó vào cuối năm 2006, hơn 360 người Panama thiệt mạng sau khi sử dụng thuốc cảm có chứa glycerine dỏm.


Ngay sau đó, Australia và các quốc gia Trung Mỹ như Panama, Cộng hòa Dominican, Costa Rica và Nicaragua lại phát hiện sự có mặt của độc chất DGE trong hàng loạt loại kem đánh răng nhập từ Trung Quốc, trong đó có hai nhãn hiệu rất phổ biến là “Mr. Cool” và “Excel”. Theo nhà chức trách Panama, Mr. Cool và Excel chứa tới 4,6% chất DGE, cao gấp 50 lần hàm lượng an toàn cho phép, là thủ phạm cướp đi sinh mạng của hơn 100 người và làm 500 người khác bị nhiễm độc ở nước này.


Áo quần trẻ em cũng có chất độc


Tháng 5, báo chí Australia công bố bằng chứng cho thấy các sản phẩm dệt may của Trung Quốc chứa hàm lượng chất formaldehyde rất cao. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), formaldehyde gây tác hại cho da và hệ thống hô hấp dù chỉ với một hàm lượng rất thấp và dẫn đến các bệnh về bạch cầu, ung thư phổi...


Theo nhật báo Sydney Morning Herald, loại chăn mang nhãn hiệu Sheridan Indulgence nhập từ Trung Quốc, đang được bày bán rộng rãi khắp Australia, có chứa hàm lượng formaldehyde với tỷ lệ cao gấp 10 lần cho phép của các tiêu chuẩn quốc tế. Các nhà sản xuất Trung Quốc thường sử dụng formaldehyde này để chống nhăn và chống co rút các sợi vải nhân tạo dùng trong các bộ drap, gối giường ngủ, áo quần trẻ em và đồ chơi bằng vải.


Cũng trong tháng 5, Wal-Mart, hệ thống siêu thị lớn nhất nước Mỹ, tuyên bố thu hồi tã lót cho trẻ em nhập từ Trung Quốc sau khi xét nghiệm cho thấy sản phẩm này chứa chì ở mức độ rất cao.


Mất lòng tin vào sản phẩm made in China


Trước hàng loạt cáo buộc, chính quyền Trung Quốc đều im lặng hoặc phủ nhận sự liên quan. Khi cuộc “khủng hoảng thức ăn vật nuôi 2007” nổ ra, Bắc Kinh tuyên bố không hề xuất khẩu mì căn sang Mỹ và melamine không gây độc hại. Tuy nhiên, ngay sau đó, Bắc Kinh đã ra lệnh cấm sử dụng melamine trong sản phẩm bột rau xuất khẩu hoặc tiêu thụ nội địa.


Đến đầu tháng 5/2007, Cơ quan quản lý chất lượng Trung Quốc buộc phải thừa nhận hai công ty công nghệ sinh học đã cố tình xuất khẩu nguyên liệu thức ăn vật nuôi bị nhiễm melamine và thuốc diệt chuột sang Mỹ và Nam Phi.


Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng thừa nhận “một công ty Trung Quốc” đã làm giả chất glycerine (có trong thuốc, mỹ phẩm...) bằng hóa chất cực độc DGE.Ngày 22/5, Cục Bảo vệ người tiêu dùng của Liên minh châu Âu (EU) đã lên tiếng cảnh báo người tiêu dùng thế giới đang mất lòng tin vào hàng hóa Trung Quốc.


FDA cũng chính thức ra khuyến cáo người tiêu dùng Mỹ không nên dùng bất kỳ sản phẩm kem đánh răng nào sản xuất từ Trung Quốc.Thế nhưng, tại cuộc họp báo về thông tin hàng hóa Trung Quốc xuất khẩu kém chất lượng, gây ngộ độc, phó cục trưởng Cục Kiểm tra chất lượng Trung Quốc Ngụy Truyền Trung cho biết vụ ngộ độc thuốc ở Panama do lỗi của nước sở tại. Còn về vụ kem đánh răng có chất gây ung thư gan là được một công ty ở Giang Tô sản xuất theo yêu cầu hợp đồng, mẫu hàng của khách hàng, trên bao bì đều ghi rõ hàm lượng DGE trong tiêu chuẩn cho phép.


(Theo Tuổi Trẻ)

Hoa Kỳ Cảnh Báo:Hãy Bỏ Ngay Các Loại Kem Đánh Răng Do Trung Cộng Sản Xuất



Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) hôm 1-6 ra cảnh báo đề nghị người tiêu dùng nước này không dùng tất cả các loại kem đánh răng do Trung Quốc sản xuất bởi vì những sản phẩm này chứa đựng một loại độc chất hóa học -diethylene glycol- được dùng trong kỹ nghệ chống đông lạnh. Cơ quan Kiểm Tra Dược-Thực Hoa Kỳ (FDA) khuyến cáo mọi người là phải vứt bỏ ngay tất cả những loại kem đánh răng có nhãn hiệu do Trung Cộng chế tạo.



Các hiệu kem đánh răng bị phát hiện có diethylene glycol


Cooldent Fluoride, Cooldent Spearmint, Cooldent ICE, Dr. Cool, Superdent, Clean Rite, Oralmax Extreme, Oral Bright, Bright Max và ShiR Fresh Mint.



Cơ quan quản lý dược và thực phẩm (FDA) cho hay, các tuýp thuốc đánh răng có chứa độc tố diethylene glycol, vốn là nguyên nhân dẫn tới cái chết của ít nhất 50 người ở Panama năm ngoái.


Hôm thứ Năm, cơ quan y tế Nicaragua đã thu giữ 40 nghìn tuýp thuốc đánh răng do Trung Quốc sản xuất có chưa độc tố diethylene glycol (DEG). Cộng hòa Dominica, Panama và Costa Rica đã loại hàng nghìn tuýp thuốc đánh răng ra khỏi các siêu thị. FDA phát đi cảnh báo sau khi phát hiện và giữ một lô hàng thuốc đánh răng có 3% hàm lượng DEG tại biên giới Mỹ.

Bản cảnh báo cũng cho biết là cơ quan FDA đã tìm thấy độc chất DEG trong ba sản phẩm do công ty Goldcredit International Trading của Trung Cộng sản xuất, đó là: Cooldent Fluoride, Cooldent Spearmint and Cooldent ICE. Sự phân tích cho thấy là các sản phẩm này có hàm lượng DEG trong khoảng từ 3 đến 4%.


Cơ quan FDA đồng thời cũng tìm thấy độc chất này trong sản phẩm Shir Fresh Mint Fluoride Paste do công ty Suzhou City Jinmao Daily Chemical Co. của Trung Cộng sản xuất với hàm lượng 1% DEG.


BBC


Đáng chú ý nhất là hôm 15 tháng 3 vừa qua, cơ quan FDA biết được một số thực phẩm gia súc đã gây nên bệnh hoạn và tử vong cho mèo và chó và họ đã tìm thấy các loại bột protein thực vật nhiễm độc dùng trong kỹ nghệ chế biến thực phẩm gia súc đã được nhập cảng từ Trung Cộng vào Hoa Kỳ.




Nhà chức trách Panama và Cộng Hòa Dominican đã cho thu hồi hàng chục ngàn ống kem đánh răng do Trung Quốc sản xuất, tại các cửa hàng trong nước, sau khi người ta phát hiện trong kem đánh răng có chứa một hóa chất có thể gây chết người.


Nhân viên y tế Panama nói với đài VOA rằng các nhà điều tra xác nhận là trong kem đánh răng có chất diethylen glycol, một chất thường được dùng để chống đông. Kem đánh rằng được bán dưới nhãn hiệu Mr. Cool and Excel.

VOA

Nỗi đau và hạnh phúc


Hai người bạn gái đi trên sa mạc. Trong suốt cuộc hành trình, họ tranh cãi nhau, và một người tát vào mặt người kia. Tuy bị tổn thương nhưng cô gái bị tát không nói gì, chỉ viết lên cát:


HÔM NAY NGƯỜI BẠN THÂN NHẤT ĐÃ TÁT VÀO MẶT MÌNH.

Họ tiếp tục đi. Cho đến khi thấy một ốc đảo, hai cô gái quyết định xuống tắm. Cô bạn bị tát chẳng may sa chân vào vũng bùn và chìm dần... nhưng đã được bạn mình cứu sống. Sau khi hồi phục lại, cô ta viết lên một hòn đá:

HÔM NAY NGƯỜI BẠN THÂN NHẤT ĐÃ CỨU SỐNG MÌNH.

Cô bạn từng tát và cứu sống bạn thân nhất của mình hỏi: “Khi tôi đánh bạn, bạn viết lên cát, và bây giờ, bạn lại viết lên đá, tại sao vậy?” Cô bạn kia đáp: “Khi ai đó làm chúng ta đau, chúng ta nên viết lên cát, để những ngọn gió của lòng tha thứ có thể xóa tan dấu vết, nhưng khi ai đó làm điều tốt với chúng ta, ta phải khắc vào đá, do đó không thể có loại gió nào xóa sạch được cả.”


Chúng ta cần học cách viết những tổn thương của mình lên cát và khắc ghi hạnh phúc của mình lên đá.


KHUYÊT DANH (ML dịch)

Thứ Hai, 11 tháng 6, 2007

Toa thuốc rượu của Ông Tư Đổ Thuần Hậu truyền lại



Chủ trị :



Đau nhức, tê bại, bị đánh máu ứ bầm tím, nhức mỏi, dùng thuốc này bôi nơi ấy sẽ khỏi. Trật gân, té đau ở đâu xoa ở đó sẽ dễ chịu. Xoa bóp tay chân, ông già bà lão đau mình mẩy cũng có thể dùng được. Đàn bà sanh đẻ đau thắt lưng xoa nơi đó và hai bàn chân sẽ tránh khỏi tê thấp.

Gồm 23 vị thuốc mỗi vị 3 chỉ , ngâm với 3 lít rượu trắng (vodka hay đế ), mỗi vị sau đây được chua thêm tiếng Pinyin và Latin hoặc tiếng Anh để tiện việc tra cứu.

1. Đinh hương - Ding Xiang - Flos Caryophylli
2. Đại hồi - Hui Xiang - Star anise
3. Tiểu hồi - Xiao Hui Xiang - Fructus Foeniculi
4. Thương truật - Cang Zhu - Rhizoma Atractylodis
5. Nhục quế - Rou Gui - Cortex Cinnamomi
6. Huyết giác - ? - Pleomele Cochinchinensis
7. Huyết kiệt - Xue Jie - Sanguis Draconis
8. Phòng phong - Fang Feng - Radix Saposhnikoviae
9. Phòng kỹ - Fen Fang Ji - Radix Stephaniae Tetandrae.
10. Tế tân - Xi Xin - Herba Asari
11. Địa liền - Shan nai - Kaempferia galanga
12. Thiên niên kiện - Qian Nian Jian - Rhizoma Homalomenae
13. Một dược - Mo Yao - Myrrha
14. Mộc Qua - Mu Gua - Fructus Chaenomelis
15. Long não - Bing Pian - Borneolum Syntheticum
16. Hồng hoa - Hong Hua - Flos Carthami
17. Tục đoạn - Xu Duan - Radix Dipsaci
18. Ngưu tất - Niu Xi Radix - Cyathulae seu Achyranthis
19. Đậu khấu - Bai Dou Kou - Fructus Amomi Rotundus
20. Thảo quả - Cao Guo - Fructus Tsaoko
21. Xuyên ô - Fu Zi - Radix Aconiti Lateralis Praeparata
22. Nhũ hương - Ru Xiang - Gummi Olibanum
23. Tần giao - Qin Jiao - Radix Gentianae Macrophyllae


Toa này có vài vị khó tìm như vị số 6. Huyết giác, 11. Địa liền, nhưng nói chung những vị chính là những vị thường dùng dễ kiếm. Nên tôi nghĩ thiếu một vài vị chắc cũng không sao. Bởi vì thuốc rượu này tôi đang dùng có thiếu vài vị mà xức vào tác dụng như thần dược .


Anh Lê Công Luận chú thích và sưu tầm




PHÂT THỦ LIỆU PHÁP theo Lương Y Võ Hà



Phất Thủ Liệu Pháp là phương pháp khí công chữa bệnh bằng cách lắc tay. Phất Thủ Liệu Pháp (PTLP) có công năng chuyển đổi gân cốt và cơ bắp từ ốm yếu suy nhược trở thành sung mãn khoẻ mạnh nên có tên là Dịch Cân Kinh. Tương truyền PTLP xuất phát từ chùa Thiếu Lâm, Trung Quốc. PTLP nằm trong số những công phu do Đạt Ma Sư Tổ truyền dạy nhằm giúp cho các tăng lữ Thiếu Lâm có đủ sức khoẻ để theo đuổi việc tu tập giáo pháp. PTLP đơn giãn, dễ nhớ, dễ tập và có hiệu quả cao đối với nhiều bệnh mãn tính khác nhau từ suy nhược thần kinh, hen suyển, đến tiêu hoá, tim mạch… Do đó phương pháp nầy đã được lưu truyền trong dân gian qua nhiều thời kỳ và du nhập vào nước ta.

Vì là một môn khí công nên tư thế và động tác của PTLP đều tuân thủ những nguyên tắc căn bản của khí công. Những nguyên tắc nầy nhằm giúp cho khí huyết dễ vận hành, kinh mạch dễ khai thông và nội lực được tích lũy.

Động tác lắc tay phải bền bỉ, đều đặn, nhẹ nhàng, linh hoạt. Do đó không cần dùng sức mạnh để cố vẫy tay ra phía sau mà chỉ dùng sức bình thường tương ứng với nhịp thở điều hòa của cơ thể. Việc nhíu hậu môn và bám các đầu ngón chân xuống đất cũng vậy. Chỉ cần dùng sức vừa phải để bảo đảm thoải mái về tâm lý, dẻo dai về thể lực để có thể thực hành đến hàng ngàn cái mỗi lần.

Động tác đưa tay về trước là do phản lực quán tính từ phía sau. Tuyệt đối không dùng sức. Tầm tay phía trước không vượt quá thắt lưng.

Trong suốt quá trình lắc tay, mặc dù cánh tay di động trước sau nhưng luôn luôn duy trì tình trạng thoải mái tự nhiên, cánh tay không gồng sức.

Những người bệnh hoặc có tật ở chân không thể đứng được vẫn có thể thực hành hiệu quả PTLP bằng cách ngồi trên đất hoặc trên ván và vẫy tay ở vị thế cánh tay co lại khoảng 90 độ.

Cơ chế tác dụng của PTLP:

PTLP là một môn khí công có tác dụng cải thiện toàn bộ công năng của cơ thể. Tuy nhiên, nếu chỉ nhìn vào từ bên ngoài, pháp chỉ bao gồm những động tác lắc tay đơn giãn và đơn điệu dễ tạo cho người tập cảm giác nghi hoặc, thiếu niềm tin, nghĩ là động tác quá đơn giản, khó thể tạo ra những hiệu quả chữa bệnh thần kỳ được. Nhất là khi có tâm lý so sánh với những chiêu thức phức tạp hoặc đẹp mắt của Thái cực quyền hay của những môn công phu khác. Do đó, việc tìm hiểu kỹ cơ chế tác dụng của PTLP là điều cần thiết để có lòng tin làm đúng, làm đủ và kiên trì làm, không chỉ để chữa bệnh mà để tăng cường sức khỏe, diên niên ích thọ.

PTLP xoa bóp nội tạng, tăng cường chuyển hóa

Động tác hít thở phối hợp với lắc tay điều hòa và liên tục tác động vào các cơ ngực và thành bụng, nhất là cơ hoành, có tác dụng xoa bóp các nội tạng trong cơ thể, thúc đẩy sự vận hành khí huyết và tăng cường chức năng của các cơ quan. Chức năng xoa bóp này cũng có tác dụng, khai thông những bế tắc, ứ trệ trong kinh mạch hoặc trong tạng phủ. Những người tiêu hóa bị đình tích, ứ trệ, sau khi thực hành khoảng 500-700 cái sẽ xảy ra trung tiện hoặc ợ hơi, cảm giác dễ chịu sẽ thấy rất rõ. PTLP là phương pháp đơn giản nhất đễ chữa bệnh đau bao tử, hoặc rối loạn tiêu hóa. Những trường hợp khí nghẽn, khí bế, khí uất do tình chí, do bệnh biến hoặc do tập khí công sai lệch cũng có thể làm cho thông hành bằng PTLP. Có thể nói PTLP làm rất tốt chức năng thông kinh hoạt lạc và cải thiện tuần hoàn khí huyết.

PTLP giúp Dương giáng, Âm thăng, thông Nhâm Đốc, tăng cường nội khí.

Đối với y học truyền thống và khí công cổ đại, con người và vũ trụ đồng một thể. Con người là tiểu vũ trụ. Trời đất thuộc đại vũ trụ. Mối quan hệ giữa con người và trời đất thăng giáng, giao hòa thông qua hô hấp: "hô tiếp thiên căn, hấp tiếp địa khí". Hàng ngàn năm sau, hai nhà bác học người Pháp Jacqueline Chantereine và Camille Savoire cũng đã nghiên cứu, thí nghiệm và kết luận "vũ trụ lực nhập vào con người ở đầu và xuất ra nơi bàn chân phải, âm lực của quả đất nhập vào con người nơi chân trái để lên đến đỉnh đầu ở phía sau ót"*. Những động tác của PTLP tuy đơn giản nhưng đã trực tiếp phát huy quy luật này cho việc chữa bệnh và tăng cường nội khí. Ở phía trên, động tác hít thở và lắc tay đã kích hoạt huyệt Bách Hội ở đỉnh đầu và Đại Chùy ở giữa hai bả vai để thu thiên khí, khai thông và tăng cường hoạt động của các đường kinh Dương. Bách hội và Đại chùy đều là những điểm giao hội của các đường kinh Dương và Mạch Đốc.

Ở phía dưới, việc nhíu hậu môn và bám các đầu ngón chân xuống mặt đất đã kích thích hai huyệt Trường Cường và Hội âm ở hai bên hậu môn và các tĩnh huyệt của các đường kinh âm, mà quan trọng nhất là Dũng Tuyền ở giữa lòng bàn chân, tĩnh huyệt của kinh Túc Thiếu âm Thận và An Bạch ở đầu ngoài móng ngón chân cái, tĩnh huyệt của kinh Túc Thái âm Tỳ. Động tác này có tác dụng hấp thu địa khí, khai thông và tăng cường hoạt động của các âm kinh.

Theo học thuyết kinh lạc, Dương phải thường giáng và âm phải thường thăng. Vì động tác lắc tay liên tục đến hàng ngàn cái nên khi các đường kinh Dương được khai thông và đi dần xuống (Dương giáng) cuối đường kinh ở các đầu ngón chân sẽ tự động kích hoạt những tĩnh huyệt của những kinh âm khiến các đường kinh này chạy ngược trở lên (Aâm thăng). Đối với các đường kinh âm cũng vậy, khi chạy đến cuối đường kinh ở phía trên, sẽ lại kích hoạt các đường kinh Dương đi trở xuống và cứ thế tiếp tục luân lưu tuần hoàn trong cơ thể. Đây chính là một biểu hiện của quy luật Cực Dương sinh Âm và Cực Âm sinh Dương. Việc nhập xuất, thăng giáng ở các huyệt vị và những đường kinh này những người luyện khí công có khí cảm tốt đều có thể thể nghiệm được. Đây có lẽ chính là con đường mà người xưa đã khám phá và từ đó xây dựng nên học thuyết kinh lạc.

Trường Cường nằm trên mạch Đốc, là nơi phát xuất chơn Hỏa, tương ứng với luồng Hỏa xà Kundalini trong hệ thống khí công án độ. Hội Âm nằm trên mạch Nhâm, là điểm giao hội của các đường kinh Aâm và hai mạch Nhâm, Xung, là điểm thu âm khí quan trọng nhất trong khí công. Do đó mặc dù không vận khí nhưng PTLP đã tác động rất tích cực vào hai mạch Nhâm, Đốc. Y học truyền thống cho rằng mạch Đốc là chủ quản của các đường kinh Dương và mạch Nhââm là bể chứa của các đường kinh Aâm. Tất cả bệnh biến đều có biểu hiện trên hai đường kinh này. Nếu Nhâm, Đốc thông, trăm mạch đều thông. Vì vậy việc khai thơng Nhâm, Đốc cĩ ý nghĩa quan trọng cho việc chữa bệnh và dưỡng sinh.

PTLP cân bằng âm Dương, thuận khí, giáng hư hỏa.

Theo y học cổ truyền, khí Dương thường thừa mà khí âm thường thiếu. âm hư có thể do tiên thiên, do phòng lao quá độ hoặc do quá căng thẳng lo âu trong cuộc sống. Sự mất cân bằng âm Dương là đầu mối của nhiều bệnh tật khác nhau mà y học cổ truyền gọi chung là những chứng âm hư Hoả vượng như hay nóng sốt về chiều, mờ mắt, mắt đỏ, khô cổ, ù tai, đau lưng, hay lỡ miệng, hay ho, suyễn, viêm họng, viêm xoang mãn… Đối với những chứng này, PTLP ngoài việc kích thích các đường kinh âm để sinh âm, bồi bổ âm khí thì chính nơi tư thế của phương pháp nhằm bảo đảm nguyên tắc thượng hư hạ thực như thư giãn phần vai, cứng chắc phần hạ bộ, nhíu hận môn, bám các đầu ngón chân, … cũng là những biện pháp đối trị hữu hiệu với những chứng hư Hoaû. Nguyên tắc này đòi hỏi người tập luôn giữ cho phần trên của cơ thể được thư giãn về hình, hư linh về ý. Ngược lại, phần dưới phải đầy đặn, cứng chắc nhằm đưa trung tâm lực của cơ thể dồn xuống hạ tiêu. Điều này khí công gọi là khí trầm Đan Điền, đạo gia gọi là qui căn. Đối với y học cổ truyền, đó là thuận khí, giáng hư Hỏa hoặc dẫn Hỏa quy nguyên.

PTLP điều hòa thần kinh giao cảm.
Khoa học hiện đại đã cho biết trên 50% bệnh tật của con người là do những cảm xúc âm tính gây ra. Chính những tâm lý căng thẳng do tình chí uất ức hoặc nhịp sống quá nhanh lâu ngày dễ làm cho thần kinh chúng ta quá tải, suy nhược và rối loạn. Sự rối loạn này làm cơ thể mệt nhọc, ăn ngủ kém ngon, giảm sức đề kháng, dễ sinh bệnh tật hoặc làm trầm trọng thêm những chứng bệnh đã có. Đối với những trường hợp này, tập trung tư tưởng vào nhịp lắc tay sẽ làm người tập mất đi những cảm xúc khó chịu thường ngày. Đó là nguyên tắc dùng một niệm để chế vạn niệm.

Theo học thuyết Paplop, khi ta gây hưng phấn ở một điểm và một vùng nhỏ thì những phần còn lại của vỏ não sẽ rơi vào ức chế, nghĩ ngơi. Aùp dụng những nguyên tắc này, tập trung vào việc lắc tay sẽ điều hòa được thần kinh giao cảm, phục hồi tính tự điều chỉnh, tự hoàn thiện vốn có của hệ thần kinh trung ương, thông qua cơ chế tương tác thần kinh & thể dịch & nội tạng để hồi phục sức khỏe.

Tập PTLP có xảy ra phản ứng nguy hiểm gì không?

Nói chung, PTLP là một môn khí công nên những phản ứng xảy ra và việc giải quyết nó sẽ tương tự như đối với những môn khí công khác. Tuy nhiên, độ an toàn của PTLP rất cao:

PTLP nhằm kích thích, xúc tiến để cơ thể tự khai thông, tự chỉnh lý, không vận khí, không cưỡng cầu nên hiếm khi xảy ra sai lệch. Quá trình tập có thể xảy ra đau, tức, ngứa ngáy, co giật là do việc khai mở một số huyệt vị trên đường kinh hoặc công phá một tổ chức bệnh trước khi những chỗ bế tắc này đi đến chỗ bị thải trừ hết. Thông thường những phản ứng này sẽ tự chấm dứt sau một vài ngày.

Không rơi vào nhập tĩnh nên khó xảy ra trường hợp bị ảo giác làm rối loạn tâm lý người tập.

PTLP tác động kích thích đồng thời các huyệt Bách Hội, Hội Âm và Trường Cường. Do đó Bách Hội và Hội Âm tạo ra những van an toàn để trung hòa với chân Hỏa phát sinh từ Trường Cường, khó xảy ra trường hợp chênh lệch thái quá giữa âm và Dương gây nguy hiểm cho người tập.

Tuân thủ nguyên tắc thượng hư hạ thực và tâm ý quán chiếu Đan Điền cũng là một cách an toàn để năng lượng của cơ thể không chạy lên đầu gây tổn thương bôï não, không xảy ra những chứng trạng mà người ta thường gọi là tẩu hỏa nhập ma.

Trong cơ thể một người bình thường, hai mạch Nhâm, Đốc thường tách rời nhau. Ở người luyện khí công, vòm họng trên và hậu môn có khả năng trở thành những chiếc cầu nối hai mạch này lại nên được gọi là Thượng Thước Kiều và Hạ Thước Kiều. Việc đầu lưỡi chạm nướu răng trên và nhíu hậu môn vừa là một yêu cầu luyện công để tăng nội lực, vừa là một biện pháp an toàn do những động tác này nối liền hai mạch Nhâm, Đốc, tạo ra thế bình thông nhau giữa hai bể khí Aâm và Dương. Sự tương thông này giúp nội khí luân lưu tuần hòan thành vòng Tiểu châu thiên trong thân người, điều hòa giữa Aâm và Dương và thông qua hai đại mạch này tăng cường và điều hòa sinh lực giữa ngủ tạng, lục phủ.

VAI TRÒ CỦA VIỆC "KẾT ẤN" TRONG KHÍ CÔNG & TĨNH TỌA TỰ CHỮA BỆNH


Lương y Võ Hà

Ấn thường được thể hiện trong các tranh, tượng của nhiều nền văn hóa khác nhau. Đặc biệt khi nói đến khí công và tĩnh tọa, nhiều người thường liên tưởng ngay đến các vị đạo sư hoặc những nhà khí công ngồi thiền, hai tay bắt ấn! Tại sao phải bắt ấn? Phải chăng ấn chỉ liên quan đến những điều huyền bí, mê tín, không giải thích được? Bài viết sau đây sẽ đề cập đến ý nghĩa và tác động khí hóa của ấn trong việc luyện tập khí công và tĩnh tọa tự chữa bệnh.


MỖI NGÓN TAY LÀ MỘT BIỂU TƯỢNG THU NHỎ CỦA CƠ THỂ




Án ma liệu pháp có lẽ là một hình thức trị bệnh tồn tại sớm nhất trong xã hội loài người. Liệu pháp này xuất phát từ những kinh nghiệm ngẫu nhiên day, ấn, bấm hoặc xoa bóp vào những vùng hoặc những điểm nhất định ở ngoài da để đạt được hiệu quả giảm đau trên những bộ phận ở xa hoặc sâu hơn trong cơ thể. Dần dần những nghiên cứu về hiệu ứng toàn tức sinh vậtphản xạ thần kinh đã làm sáng tỏ và phát triển thêm kinh nghiệm của người xưa. Những kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp với quan điểm truyền thống về Thiên nhân tương ứng. Con người và vũ trụ là đồng thể. Con người là một vũ trụ thu nhỏ. Xa hơn, mỗi một bộ phận riêng biệt của cơ thể cũng lại là một tiểu vũ trụ có những điểm tương đồng, tương ứng với cái toàn thể của cơ thể *. Nổi bật nhất trong số những vùng phản xạ, những vũ trụ thu nhỏ là hai lòng bàn tay và cả những ngón tay, với các đầu ngón tay là cơ quan xúc giác chủ yếu, nơi tập hợp những đầu mút thần kinh vô cùng tinh tế và cũng là nơi khởi đầu (Tĩnh huyệt) của những đường kinh Dương.



Có thể nói mỗi ngón tay đều có đầy đủ đặc tính của cả cơ thể. Đầu ngón tay ứng với phần đỉnh đầu. Phần dưới của các ngón, nơi tiếp giáp giữa ngón tay và bàn tay ứng với phần hạ bàn; Ba đốt ngón tay tính từ đầu ngón trở xuống lần lượt tương ứng với 3 phần thượng tiêu, trung tiêu và hạ tiêu của cơ thể. Do đó về mặt khí hóa, kết ấn hay bắt ấn là tác động vào đầu ngón tay, hoặc các gốc ngón tay cũng đồng nghĩa với kích hoạt những huyệt ở vùng đỉnh đầu hoặc vùng xương cùng, hai khu vực thu, xả và giao hòa giữa nội khí của cơ thể với thiên khí hoặc địa khí của vũ trụ bên ngoài.


MỘT SỐ HIỆU ỨNG KHÍ HÓA CỦA ẤN


Kích hoạt thăng giáng theo quy luật tự nhiên. Theo học thuyết kinh lạc của y học cổ truyền, các đường kinh Dương đi từ trên giáng xuống và các đường kinh Âm đi từ dưới thăng lên. Do đó khi cơ thể ở trong tình trạng thư giãn thích hợp, nếu tác động vào các đầu đường kinh thì kinh khí của các đường kinh sẽ lên hoặc xuống theo đúng quy luật của nó. Như vậy, khi ta ấn vào các đầu ngón tay là đã tác động trực tiếp vào Tĩnh huyệt của một đường kinh Dương và cả huyệt Bách hội ở đỉnh đầu - nơi tập hợp của các đường kinh Dương - nên có tác động giáng khí. Ngược lại, nếu ta tác động vào gốc các ngón tay sẽ kích hoạt hai huyệt Trường cường và Hội âm ở vùng xương cùng và các đường kinh Âm nên có tác dụng thăng khí. Y học cổ truyền cho rằng "thống tất bất thông, thông tất bất thống". Hơn nữa, nếu các kinh mạch thông suốt thì những tạng phủ tương ứng cũng hoạt động điều hòa và cơ thể khỏe mạnh. Do đó, tác động thăng giáng luân lưu ở các đường kinh có ý nghĩa rất quan trọng trong việc dưỡng sinh và chữa bệnh.


Thiên Bệnh lý của Nội kinh có ghi "trăm bệnh sinh ra đều do nơi khí”. Đặc biệt là ở thời đại ngày nay, tính cạnh tranh cao và nhịp sống quá nhanh khiến con người thường xuyên phải lo lắng, căng thẳng. Chính những cảm xúc âm tính dai dẳng đã dẫn đến khí uất, khí nghịch - là đầu mối của nhiều thứ bệnh. Trong điều kiện này, nhất là ở giai đoạn đầu khi bệnh còn chưa gây ra những tổn thương thực thể thì chỉ cần điều hòa khí hóa, cân bằng âm dương, làm cho dương giáng, âm thăng, giải tỏa tình trạng khí uất, khí nghịch là đủ để phục hồi sức khỏe. Trong những trường hợp này, thư giãn và bắt ấn có lẽ là phương pháp nhanh, hiệu quả và thuận tự nhiên nhất trong việc tái lập tình trạng khí hóa bình thường.


Khai mở một huyệt vị, khai thông một đường kinh, tăng cường nội khí.


Y học truyền thống và khí công cổ đại đều cho rằng con người và vũ trụ thăng giáng, giao hòa thông qua hô hấp "hô tiếp thiên căn, hấp thu địa khí”. Sự giao hòa này diễn ra chủ yếu ở hai khu vực đỉnh đầu và xương cùng. Khi ta tác động vào đầu ngón tay và gốc ngón tay cũng là gián tiếp kích hoạt sự thu, xả ở những huyệt tương ứng như Bách hội ở đỉnh đầu, Hội âm và Trường cường ở vùng xương cùng. Sự kích hoạt của ấn có tác dụng lợi dụng thiên khí và địa khí làm mạnh dòng chảy của kinh mạch, qua đó có thể khai thông một đường kinh, một huyệt vị hoặc tăng cường nội khí trong cơ thể. Ngoài ra khi Nhâm Đốc đã được thông, động tác bắt ấn mỗi lần tập sẽ rút ngắn thời gian sinh khí và tăng cường chân khí để sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau.


NHỮNG ĐỐI ỨNG KHÁC NHAU GIỮA NAM VÀ NỮ TRÊN LÒNG BÀN TAY


Do những dị biệt về tính âm dương giữa nam và nữ, nam thuộc dương và nữ thuộc âm, nên vị trí tương ứng giữa hai huyệt Trường cường và Hội âm trên hai bàn tay phải và trái cũng tương phản nhau.


Ở nam, thiên khí từ đỉnh đầu qua nửa bên phải cơ thể xuống chân phải, địa khí theo chân trái đi lên, qua nửa bên trái cơ thể chạy lên đầu. Phần gốc các ngón tay thuộc tay trái ứng với huyệt Trường cường, phần gốc các ngón tay thuộc tay phải ứng với Hội âm. Ở nữ, thiên khí từ đỉnh đầu qua nửa bên trái cơ thể xuống chân trái, địa khí theo chân phải qua nửa bên phải cơ thể chạy lên đầu. Phần gốc các ngón tay thuộc tay phải của người nữ ứng với huyệt Trường cường, phần gốc các ngón tay trái ứng với huyệt Hội âm.


Sự khác biệt trên cần được lưu ý để không tác động nhầm lẫn vào Trường cường. Trường cường là gốc của chân Hỏa, chỉ được kích hoạt khi cần thiết và có giới hạn. Trường cường chỉ nên được khai mở và phát triển đồng bộ với sự phát triển của Nhâm Đốc và hệ kinh mạch chung. Trên thực tế, khi Nhâm Đốc đã được khai thông, chỉ cần tác động vào các đầu ngón tay, thiên khí sẽ tràn xuống theo mạch Nhâm. Khi đến cuối mạch Nhâm, tự khắc sẽ kích hoạt Trường cường đưa chân hỏa lên mạch Đốc, tuần hoàn thành một vòng Tiểu châu thiên mà không nhất thiết phải kích hoạt vào gốc các ngón tay.


Ngoài ra, việc nắm vững quy luật thăng giáng ở mỗi bên, bên phải hoặc bên trái còn có thể vận dụng để phát triển thành vòng Đại châu thiên bằng cách hít vào từ đỉnh đầu theo mạch Nhâm xuống chân phải (nam), và thở ra từ chân trái đi lên theo mạch Đốc đến tận đỉnh đầu. Do đó có cách nói hít một hơi chân khí từ Bách hội thông suốt đến đầu ngón chân cái, hoặc ngược lại từ đầu ngón chân cái lên đến tận đỉnh đầu.


MỘT VÀI ẤN TIÊU BIỂU


Đầu ngón cái chạm nhẹ đầu ngón trỏ ở cả hai bàn tay. Ngón trỏ là ngón ở gần ngón cái nhất. Do đó chỉ cần cong nhẹ hai ngón để hai đầu ngón chạm nhau là đủ để kết thành ấn, dễ tạo tình trạng buông lỏng cơ hai bàn tay hơn so với động tác đưa đầu ngón tay cái xa hơn để chạm với những đầu ngón khác như ngón giữa và áp út. Nói chung giống như các ấn tác động vào đầu ngón tay khác, ấn này có thể bổ sung kinh khí cho những đường kinh dương vì Bách hội là huyệt hội của những đường kinh Dương và mạch Đốc. Ngoài ra kèm theo động tác đầu lưỡi chạm nướu răng trên để thông Nhâm Đốc, thiên khí từ Bách hội cũng sẽ tràn xuống mạch Nhâm là bể chứa của các kinh Âm. Do đó ấn có tác dụng vào cả hai mạch Nhâm Đốc để tăng cường nội khí. (Hình 1)


Đầu ngón cái tay phải chạm đầu ngón áp út. Đầu ngón cái tay trái chạm đầu ngón giữa. Bên cạnh hiệu ứng chung thu Thiên khí và giáng khí, ấn này kích hoạt trực tiếp vào huyệt Quan xung ở gốc móng ngón tay áp út, Tĩnh huyệt của kinh Thiếu dương Đởm và Tam tiêu và huyệt Trung xung ở đầu móng ngón tay giữa, Tĩnh huyệt của kinh Quyết âm can & Tâm bào lạc. Do đó ấn có tác dụng rất tốt trong việc sơ tiết Can khí, thư giải khí uất trong những chứng bệnh do căng thẳng tâm lý lâu ngày làm rối loạn thần kinh giao cảm, dẫn đến nhức đầu, mất ngủ, đau cơ, hay cáu gắt, suy nhược thần kinh, rối loạn kinh nguyệt, rối loạn tiêu hóa...(Hình 2).


Hai bàn tay đan chéo nhau sát tận gốc các ngón tay đặt trước bụng dưới, lòng bàn tay để ngửa, hai đầu ngón tay cái chạm nhau. Các ngón tay chạm nhau ở sát phần gốc và lòng bàn tay để ngửa đã tác động vào các kinh Âm và có tác dụng thăng khí. Đây là một trong những ấn thường được sử dụng trong khi tĩnh tọa. Ấn có công năng thu âm khí và hóa khí. Huyệt Hội âm sẽ được kích hoạt, mạch Nhâm sẽ đi lên từ Hội âm, hướng năng lực tính dục thăng hoa lên phía trên để tái bổ sung cho cơ thể (Hình 3).


Đầu ngón cái tay phải chạm đầu ngón áp út tay phải. Đầu ngón cái tay trái chạm gốc ngón áp út tay trái (nam). Ấn này phối hợp giữa Thiên khí từ Bách hội giáng xuống theo mạch Nhâm và chơn Hỏa thăng lên từ Trường cường trên mạch Đốc, một lên một xuống nối thành vòng Tiểu châu thiên. Vì là ấn kích hoạt chơn Hỏa nên chỉ sử dụng giới hạn trong vài phút hoặc vài chục vòng Tiểu châu thiên trước khi tĩnh tọa hay chuyển sang các ấn bình thường ở đầu các ngón tay (Hình 4).


Đầu ngón tay cái chạm gốc ngón tay áp út, bao các ngón còn lại chung quanh ngón cái và nắm chặt thành quyền. Hai bàn tay giống nhau. Ở ấn này, đầu ngón cái chạm gốc ngón áp út ở cả hai tay đã kích hoạt Hội âm và Trường cường, động tác nắm các ngón tay thành quyền quanh ngón cái có tác dụng tập trung nội khí vào hai trục trung tâm, tức hai mạch Nhâm Đốc nên là một ấn tăng cường chân khí khá mạnh. Ấn có công năng làm ấm người, tăng sự can đảm, tăng cường chính khí để chống lại tà khí nên thường được gọi là Kim cang quyền ấn. Có lẽ đây là lý do khiến dân gian có tập tục nắm chặt ngón tay cái khi cảm thấy sợ sệt, mất bình tĩnh hoặc ban đêm phải đi qua những nơi tối tăm, lạnh lẽo (Hình 5).


Áp hai bàn tay vào nhau, đan chéo hai ngón áp út và ngón út của hai bàn tay, hai ngón tay giữa thẳng lên, hai đầu ngón giữa áp vào nhau, hai ngón tay trỏ chạm vào lưng lóng giữa của ngón tay giữa cùng bên, hai đầu ngón cái cùng áp lên lóng giữa của ngón tay áp út bên phải. Ở ấn này, hai ngón trỏ tác động vào chỗ giao liên của hai lóng đầu và lóng giữa của ngón giữa, và hai đầu ngón cái tác động vào lóng giữa ngón áp út phải nên có tác dụng tập trung chơn khí vào khu vực giao tiếp giữa trung tiêu và thượng tiêu. Trên thực tế, khi bắt ấn này, nội khí toàn thân sẽ hướng về huyệt Cưu vĩ. Cưu vĩ nằm trên mạch Nhâm, phía dưới chỗ gặp nhau của hai bờ sườn, tương ứng với Luân xa 4 của khí công Ấn Độ. Nơi đây có một biệt lạc thông với mạch Đốc. Cưu vĩ là mộ huyệt của Tâm. Trong châm cứu học, Cưu vĩ có tác dụng trấn kinh, định thần, thư thái lồng ngực. Do đó ấn này có tên gọi là ấn định tâm (Hình 6).


Tóm lại có thể nói ấn bao gồm nhiều hình thức, nhiều tư thế khác nhau của những ngón tay, riêng lẻ hoặc phối hợp cả hai bàn tay, nhằm điều chỉnh khí hóa, định tâm an thần hoặc tăng cường chân khí.


Để kết thúc bài này, người viết xin ghi lại một trường hợp đáng suy ngẫm về kinh nghiệm bắt ấn. Bà dì của tôi xuất thân từ gia đình lao động nghèo. Bà không được học hành, cũng không có thói quen tập thể dục hoặc chăm sóc sức khỏe tử tế như chúng ta ngày nay. Khoảng 50 tuổi bà đã xuất hiện triệu chứng áp huyết cao. Đã vậy bà còn thích ăn cơm với thịt hoặc cá kho mặn. Đến khoảng 80 tuổi, bà đã trải qua 3 lần bị tai biến não. May mắn là cả 3 lần đều đã vượt qua và phục hồi tốt sau một thời gian điều trị bằng khí công và Đông dược. Sau lần thứ ba, chúng tôi hướng dẫn và thuyết phục bà thực hành một "chiêu" duy nhất và dễ nhất: bắt ấn.


Vẫn những thói quen cũ, ăn uống không kiêng kỵ, thích ăn mặn, không thích tập dưỡng sinh. Chỉ khác là khi rỗi rảnh hoặc thấy trong người "khó ở", bà lại ngồi tựa ghế hoặc dựa lưng vào tường thư giãn và bắt ấn. Đầu ngón tay cái chạm đầu các ngón tay khác, ngón nào cũng được. Trên thực tế, bà thường chụm cả ba đầu các ngón tay cái, ngón trỏ và ngón giữa lại với nhau. Không biết có phải nhờ "chiêu" bắt ấn này hay không, chỉ biết là bà đã sống khỏe mạnh, đi lại bình thường, tinh thần vẫn minh mẫn đến những ngày cuối đời. Bà thọ 90 tuổi. Ra đi nhẹ nhàng. Đặc biệt là trong khoảng 10 năm sau cùng, kể từ khi bà chịu thực hành bắt ấn, bà không phải nằm viện ngày nào./.