Chủ Nhật, 23 tháng 3, 2008

Muỗi đốt có làm lây HIV /AIDS ( Si Đa ) không ?


Có nhiều người bǎn khoǎn không biết muỗi đốt có làm lây HIV không. Nhiều người tin là muỗi không truyền HIV nhưng cũng không hiểu rõ tại sao.

Chỉ cần quan sát chúng ta cũng thấy không có chuyện muỗi truyền HIV. Tại sao? Nước ta hiện nay đã có những người mang vi rút HIV. Muỗi thì có ở khắp nơi, không có ai chưa bị muỗi đốt bao giờ. Nếu muỗi truyền con vi rút này thì chẳng mấy chốc tất cả mọi người già trẻ lớn bé đều nhiễm HIV hết, số người bị phải đông đến mức báo động rồi.

Muỗi là kẻ thù mang đến cho chúng ta nhiều thứ bệnh. Nhưng, đối với HIV/AIDS thì muỗi không có tội tình gì!

Nói về các lý do y học tại sao muỗi không truyền HIV thì:

- Người ta đã nghiên cứu và thấy vi rút HIV không sống và sinh sản trong cơ thể muỗi.

- Khi muỗi đốt người thì máu từ cơ thể người đi vào cơ thể muỗi chứ không đi từ cơ thể muỗi sang cơ thể người. Muỗi chỉ tiết vào cơ thể người một ít nước bọt có chứa chất chống đông máu để máu chảy được vào cơ thể muỗi. HIV không tồn tại và sinh sản trong cơ thể muỗi nên nó không có trong nước bọt của muỗi, do đó không đi vào cơ thể người.

Đây là điểm khác với ký sinh trùng gây bệnh sốt rét. Ký sinh trùng gây bệnh sốt rét sống và sinh sản trong cơ thể muỗi nên nó đi vào cơ thể người từ nước bọt của muỗi.

- Cấu trúc vòi muỗi rất tinh tế phức tạp, khiến cho máu đi vào bên trong cơ thể muỗi mà không bị dính ở ngoài. Do đó không có chuyện máu của người bị đốt trước dính vào người bị đốt sau.

VI RÚT HIV KHÔNG Dễ LÂY. ĐA Số VIệC TA LÀM HÀNG NGÀY ĐềU KHÔNG GÂY LÂY. TA CHỉ CầN HIểU BIếT, KHÔNG CầN LO LắNG

Tiếp xúc thông thường:

Muốn nhiễm được vào một người thì vi rút HIV phải đi vào đường máu của người đó. Do đó mà tiếp xúc thông thường không làm lây HIV. Tất cả các kiểu tiếp xúc như cùng ǎn uống, mặc chung quần áo, ôm ấp, hôn, bơi chung bể bơi, ở cùng nhà, ngủ chung giường (tất nhiên là không có quan hệ tình dục!), làm việc cùng cơ quan, đi xe đạp mượn, dùng chung nhà vệ sinh, cắt tóc... đều không làm cho ai bị nhiễm HIV của người khác.

Hôn má thì dĩ nhiên là không. Chỉ có da tiếp xúc thôi, làm sao lây HIV được.
Hôn môi cũng vậy thôi, không làm cho ai nhiễm HIV.
Hôn lưỡi hay còn gọi là "hôn sâu", "hôn ở trong… SEX" thì sao? Hôn nhau ít khi người ta chỉ hôn bên ngoài. Sẽ rất buồn nếu mỗi lần say đắm lấn sân thì lại thót tim: "Không biết có lây SIDA không nhỉ? Nước bọt trộn lẫn liệu có lây không?" Đừng quá lo lắng. Các nhà khoa học đã phân tích thành phần các chất dịch của cơ thể và kết luận rằng nước bọt của người mang vi rút HIV chỉ có một lượng HIV vô cùng nhỏ bé, do đó không thể truyền HIV được.

Chỉ có trường hợp hai người cùng bị loét, xước da ở trong miệng hay chảy máu rǎng mà hôn sâu làm tiếp xúc máu thì mới có khả nǎng lây thôi.

Tuy nhiên, vẫn cần phải cẩn thận với cái HÔN. Nó cũng nguy hiểm đấy, vì không phải bao giờ người ta cũng chịu dừng lại ở cái hôn & …..

Hôn sâu, hôn mút lưỡi khả năng lây nhiễm là 1% đấy nhưng quan hệ tình dục bằng miệng thì có thể hơn 75% nhé. Ngoài HIV, thì các loại bệnh khác như như : Giang mai, lậu, herpes sinh dục, viêm gan siêu vi B,… đều có thể lây lan khi miệng tiếp xúc với bộ phận sinh dục và sản phẩm tình dục (tinh dịch, dịch âm đạo) của bạn tình (nam cũng như nữ). Nhất là đối với phụ nữ. Bởi vì, lớp da ở vòm miệng, mép vùng âm đạo mỏng, thường dễ bị trầy xước do tiếp xúc, cọ xát với răng, môi lưỡi của bạn tình. Do đó, rất dễ mở đường cho vi khuẩn và virus HIV tấn công. Với nam cũng vậy, khi có các vết thương hở trong miệng thì vi khuẩn và virus cũng có thể lây lan. Cũng đừng nên xem thường !

Theo Niềm Tin