Thứ Tư, 30 tháng 4, 2008

Chăm sóc vết bỏng nhẹ


Tuy những vết bỏng nhẹ không cần có sự điều trị của bác sĩ như bỏng nặng nhưng chúng cũng cần phải được chữa trị đúng cách.

Dưới đây là những gợi ý để bạn chăm sóc cho vết bỏng nhẹ mau lành do Học viện Bác sĩ Gia đình Hoa Kỳ đưa ra:

- Sau khi bị bỏng bạn cần lập tức ngâm vùng da bị tổn thương vào nước lạnh. Hay để dưới vòi nước lạnh ( tap water ) 5,10, 15 phút.

- Không được bôi bơ, dầu, đá hoặc nước đá lên vết bỏng. Những sản phẩm này có thể gây thêm thương tổn cho da.

- Điều trị vết bỏng bằng gel lô hội, hoặc thuốc mỡ kháng sinh để ngăn ngừa viêm nhiễm.

- Bao phủ vết bỏng bằng một gạc vô khuẩn khô.

- Nếu cần thiết, bạn có thể dùng thuốc giảm đau bán không cần đơn của bác sĩ, chẳng hạn như ibuprofen hoặc acetaminophen.

(Theo Healthday)

Thứ Ba, 29 tháng 4, 2008

Ảnh đẹp : HẠNH PHÚC

Có thể nhấp chuột vào hình để xem lớn hơn




Xem thêm hình ảnh HẠNH PHÚC

http://giotphudu.blogspot.com/2008/05/nh-p-hnh-phc.html

Thứ Hai, 28 tháng 4, 2008

Loại quả nào cần ăn cả vỏ

Theo các nhà khoa học Mỹ (Đại học Corell NewYork), Táo tươi chín cây chứa chất ức chế sự phát triển tế bào ung thư gan, ung thư ruột kết; do flavonoit và polyphenol kết hợp với nhau cản trở sự phát triển của tế bào ung thư. Tuy nhiên hiệu quả ức chế tế bào...

Quả táo
Theo các nhà khoa học Mỹ (Đại học Corell NewYork), Táo tươi chín cây chứa chất ức chế sự phát triển tế bào ung thư gan, ung thư ruột kết; do flavonoit và polyphenol kết hợp với nhau cản trở sự phát triển của tế bào ung thư.


Tuy nhiên hiệu quả ức chế tế bào ung thư cao hay thấp lại phụ thuộc vào Táo còn cả vỏ hay đã loại vỏ. Cụ thể: với ung thư gan: Táo cả vỏ ức chế 57% còn Táo gọt thì chỉ có 40%. Cũng vậy, với ung thư ruột kết: Táo cả vỏ ức chế 43%, Táo gọt cỏ ức chế là 29%; ăn 10g Táo tươi cả vỏ có hiệu quả chống ôxi hoá tương đương 1500mg vitaminC (Những chất ôxi hoá gây lão hoá nhanh và các bệnh: ung thư, tim mạch....)

Quả nho (tím, đỏ, nâu)
Cần ăn cả vỏ và hạt, vì chất chống ung thư, chống lão hóa của nho là Resveratrol lại chứa nhiều trong vỏ và hạt các giống nho vỏ mùa sẫm. Tuy vỏ hơi ráp, hạt khi nhai kêu lạo sạo trong miệng và có vị chát nhưng nó lại cung cấp cho ta thuốc quý để phòng ung thư và hạn chế sự lão hoá.



Quả cà chua chín
Cà chua chín là loại quả có chưa licopen cao (50mg/kg). Licopen là một trong số hơn 600 hợp chất carotenoit nhưng lại là chất có hiệu quả nhất chống lão hoá, chống ung thư. Trong quả cà chua chín, licopen tập trung nhiều ở vỏ, khi nấu chín cà chua mới giải phóng được licopen. Vì vậy khi ăn cà chua chín không nên ăn sống mà phải nấu chín và ăn cả vỏ. Licopen có tác dụng giảm nguy cơ ung thư phổi, dạ dày, trực tràng. Nhu cầu licopen cho người 50kg là 64mg/ngày.

Cần lưu ý:

- Các loại quả ăn tươi như Táo, Nho phải rửa kỹ vỏ và núm quả bằng cách ngâm trong nước 15 phút và rửa quả dưới vòi nước chảy là tốt và loại bỏ những quả dập nát (hoặc cắt bỏ chỗ mới dập nát).

- Trong cà chua còn xanh, licopen chỉ có 5mg/kg.

DS Trần Xuân Thuyết

Chủ Nhật, 27 tháng 4, 2008

Hỷ lạc liệu pháp trong Đông y

Trong lịch sử Y học cổ truyền phương Đông, tiếng cười đã được các Y gia coi trọng vì cười là biểu hiện của niềm vui, mà vui (hỉ) là một trong 7 loại tình chí có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và bệnh tật của con người, cổ nhân gọi là thất tình: hỉ (vui), nộ (giận), ưu (lo), tư (nghĩ), bi (buồn), khủng (sợ), kinh (khiếp). Nội kinh tố vấn, y cổ thư kinh điển của Đông y trong chương Cử thống luận đã viết: “Nộ tắc khí thượng, hỉ tắc khí hoãn, bi tắc khí tiêu, khủng tắc khí hạ, kinh tắc khí loạn, tư tắc khí kết”.

Điều đó có nghĩa là, bình thường các loại tình chí biến đổi có chừng mực, thuộc phạm vi sinh lý không ảnh hưởng đến sức khỏe, nhưng nếu bị kích thích quá độ hoặc kéo dài quá lâu thì có thể gây ra các rối loạn chức năng, làm tổn thương tạng phủ, khí huyết, kinh lạc mà phát sinh thành bệnh.

Mặt khác, trong quá trình chẩn trị bệnh tật, cổ nhân đã biết vận dụng các loại tình chí có tính đối kháng với nhau để chế ước lẫn nhau nhằm đạt mục đích cuối cùng là tiêu trừ bệnh tật. Đây chính là cơ sở để hình thành một trong những biện pháp sử dụng tâm lý trong điều trị của Y học cổ truyền mà cổ nhân gọi là “Ý liệu pháp” hoặc “Thất tình liệu pháp”.

Trong 7 loại tình chí, hỉ thông thường là loại có tác dụng tích cực. Theo quan niệm của cổ nhân, hỉ thông với tạng tâm, có khả năng làm tăng hoạt động của tâm mạch, giúp cho khí huyết lưu thông dễ dàng và hòa hoãn. Hỉ còn có tác dụng chế ước các loại tình chí dễ gây ra bệnh tật như ưu, tư và bi.

Bởi vậy, cổ nhân đã sử dụng “Hỉ lạc liệu pháp” một cách rất linh hoạt trong việc phòng chống bệnh tật, bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho con người. Người xưa cho rằng, muốn có sức khỏe thì phải biết điều dưỡng tinh thần, nghĩa là tạo ra và giữ được đời sống tinh thần vui vẻ, phải bồi dưỡng tính hài hước để cuộc sống không bao giờ thiếu tiếng cười. Tiếng cười là thần dược cho sức khỏe con người, có thể giúp cho lục phủ ngũ tạng và cơ bắp được thư giãn, tâm trạng được điều tiết và cân bằng, tuần hoàn và hô hấp được thúc đẩy, khí huyết trong kinh mạch được thông sướng... Y thư cổ đã viết: “Hỉ tắc khí hòa chí đạt, dinh vệ thông lợi, khí huyết hòa sướng”.

Cũng cần phải thấy rằng, theo quan điểm của Đông y, niềm vui và tiếng cười là rất tốt nhưng cũng không nên thái quá. Bởi lẽ, “bạo hỉ thương dương” (vui quá dễ làm tổn thương dương khí), “hỉ khí sở chí, vi tiếu bất hưu, vi mao cách tiêu, vi nhục bệnh, vi dương khí bất thu, thậm tắc vi cuồng” (vui tột cùng, cười không nghỉ dễ làm da khô, cơ bắp bị bệnh, dương khí thương tổn không thu lại được, thậm chí có thể phát cuồng) (Lưu Thuần - Ngọc cơ vi nghĩa).

Theo các nhà nghiên cứu Y học hiện đại, tiếng cười thực chất là một vận động rất có ích cho cơ thể. Khi cười, các bộ phận như cơ hoành lồng ngực, ổ bụng, tim, phổi... đều được rèn luyện, các nội tạng được xoa bóp. Theo tính toán, mỗi một lần cười cơ hoành vận động khoảng 18 lần, các cơ liên sườn, cơ mặt cũng hoạt động liên tục, vì vậy cười có tác dụng tăng cường tuần hoàn huyết dịch, cải thiện công năng hô hấp, thúc đẩy quá trình chuyển hóa và kích thích sự bài tiết dịch tiêu hóa, làm tăng cảm giác thèm ăn, nâng cao năng lực hoạt động của dạ dày, trợ giúp cho quá trình phục hồi của dạ dày bị sa do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Nhiều công trình nghiên cứu hiện đại đã cho thấy khi dùng lời nói khiến người bị bệnh tăng huyết áp bật cười thì chỉ số huyết áp có thể giảm được 20mmHg và làm nhịp tim chậm đi 8 nhịp. Ngoài ra, cười còn có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc điều tiết hoạt động của não bộ, lập lại sự cân bằng của các trạng thái rối loạn tâm lý. Khi người ta bật cười, vỏ đại não được nghỉ ngơi gấp 3 lần so với khi ngủ. Khi nghiên cứu về tiếng cười, các nhà khoa học Pháp nhận thấy, trong lúc cười bộ não sẽ sản sinh ra các catecholamin (adrenalin và noradrenalin) và nhiều hormon khác, các chất này có khả năng kích thích quá trình hình thành morphin nội sinh, một chất có tác dụng trấn tĩnh và giảm đau rất tốt, đưa lại sự yên bình cho hệ thống thần kinh trung ương và cơ thể.

Chính vì tác dụng to lớn của tiếng cười mà ở nhiều quốc gia trên thế giới, việc sử dụng tiếng cười trong trị liệu đã được hình thành dưới nhiều hình thức khác nhau như: Bệnh viện chẩn trị và điều dưỡng bằng nụ cười ở Mỹ, Câu lạc bộ cười thư giãn ở Anh, Công ty tư vấn nụ cười ở Đức, trường học cười ở Nhật, “Công ty xuất khẩu tiếng cười” ở Brazil, thậm chí còn có cả hình thức cung cấp hoặc tạo ra nụ cười bằng điện thoại, nghĩa là khi cần bạn có thể nhấc máy và quay số điện thoại chuyên dùng là có thể nghe thấy tiếng cười ngây ngất ở đầu dây kia, nhờ đó bạn có thể giải trừ được những ưu phiền, mệt mỏi và sức khỏe được phục hồi thực sự.

Tóm lại, trong Y học cổ truyền cũng như trong y học hiện đại, biện pháp sử dụng niềm vui, tiếng cười để phòng chống bệnh tật đóng một vai trò khá quan trọng. Vấn đề còn lại là ở chỗ, làm sao có thể tạo ra được các tình huống dễ gây cười, tiếng cười thực sự từ trong tâm khảm chứ không phải là những nụ cười “ngoại giao” giả tạo, tiếng cười thoải mái và hồn nhiên có thể đưa người ta vượt qua muôn vàn đau khổ của bệnh tật và bất hạnh của cuộc đời để cập được bến bờ của sự bình yên và hạnh phúc.

ThS. Hoàng Khánh Toàn - SK&ĐS

Thứ Bảy, 26 tháng 4, 2008

Tập Luyện Não Cho Người Lớn Tuổi


Trải qua nhiều năm, khoa học vẫn chưa hiểu rõ óc người lớn tuổi như thế nào. Việc trở ngại đầu tiên là bởi loài người có đời sống tương đối còn ngắn ngủi, nên các chuyên gia chưa đủ thời gian để nghiên cứu óc già biến chuyển ra sao. Chỉ khoảng một thế kỷ trước đây, năm 1900, người Mỹ có tuổi thọ 47. Ngày nay, tuổi thọ người Mỹ đã tăng cao hơn, lên tới 75.

Óc con người chỉ cân nặng 3 pounds, nhưng óc là bộ phận quan trọng bậc nhất của cơ thể. Óc điều khiển tim đập đều đặn, giúp hơi thở điều hòa, và bảo tồn trí nhớ cho mỗi người trong chúng ta.

Mỗi khối óc chứa hơn trăm tỉ tế bào não, có nhiệm vụ phát điện từ hệ thần kinh ra ngoài và từ ngoài vào trong não. Tế bào thần kinh đưa tín hiệu tới hàng ngàn tế bào khác, vận tốc lên tới 200 dặm một giờ, liên hệ rất nhiều điện tín qua lại và tùy thuôc nhiều hóa chất trong não.

Gần đây, chúng ta hiểu rõ bệnh lãng quên Alzheimer một phần nào cũng là bởi tế bào thần kinh hết hoạt động khi già nua. Nếu không vì bệnh tật thì tế bào thần kinh vẫn còn khỏe mạnh cho tới lúc chết.

Chúng ta hiểu rõ vài ba điều căn bản khác của não như sau: 1) Ở tuổi từ 20 tới 90, cân lượng não sẽ càng ngày càng giảm, mất đi khoảng 5 tới 10%; 2) Những vết lõm xung quanh não càng ngày càng mở rộng ra; 3) Tích tụ đây đó những tế bào não chết đi, hợp lại thành từng mảng; và 4) Bệnh lãng quên khi lớn tuổi không phải do tế bào não bị hư hại và bị chết đi như trước đây nhầm tưởng. Khi lớn tuổi , những phản ứng tương tác hóa học trong não đã thuyên giảm. Thí dụ bệnh Alzheimer liên hệ hiện tượng viêm não khi về già đã sinh ra những tảng amyloid. Amyloid giết chết tế bào não, giảm trí nhớ.

Não khi lớn tuổi liên hệ hóa chất dopamine cũng thuyên giảm trong não. Khi giảm dopamine, sẽ giảm trí nhớ. Những khám phá quan trọng hơn gần đây cho biết lối sống ảnh hưởng tới não người lớn tuổi , như ăn uống quá kiêng khem có thể giảm tốc độ óc già. Ngược lại, tiểu đường sẽ làm óc bệnh nhân già hơn khi so sánh với người bình thường.

Thêm những yếu tố khác nữa cũng ảnh hưởng tốt cho óc người lớn tuổi , thí dụ: 1) Vấn đề giáo dục tăng trưởng, sống trong những môi trường có đời sống tâm linh tốt, hoạt động và thể dục sẽ giúp sinh sản thêm tế bào não mới; 2) Tập thể dục ít nhất 45 phút mỗi lần, 3 lần mỗi tuần, sẽ giúp trí nhớ khá hơn khi về già. Tập thể dục giúp trí não sáng suốt hơn, giảm lãng quên hay bệnh Alzheimer. Trong một nghiên cứu khác cho thấy tập thể dục trong mội trường nhiều dưỡng khí còn giúp nẩy nở trọng khối não; 3) Nghỉ ngơi hay ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày sẽ chống được bệnh tật kinh niên, bảo vệ trí nhớ; 4) Bệnh cao huyết áp ảnh hưởng làm óc nhỏ lại và giảm trí nhớ. Dù uống thuốc để giảm cao máu nhưng óc vẫn bị teo và giảm trí nhớ như thường; 5) Cơ thể căng thẳng khiến kích thích tố cortisol ra nhiều, sẽ ảnh hưởng tế bào thần kinh khu hải mã (hippocampus) trong não, và 6) Di truyền ảnh hưởng tới não bộ người già.

Trong một nghiên cứu gần đây cho 3,000 người lớn tuổi tập luyện não bằng cách suy nghĩ khác nhau như tập nhớ, tập nhìn những con số và tập trung nhìn bằng mắt. Kết quả cho thấy sau 5 năm, những người này có thể suy nghĩ nhanh nhẹn hơn. Tập luyện não còn giúp người lớn tuổi mau mắn hơn trong công việc hàng ngày, như hiểu biết cách uống thuốc rõ ràng hơn hay cách tính toán tiền nong ít nhầm lẫn hơn.

Hãy giữ gìn sức khỏe tốt là điều cần thiết giúp óc hoạt động lâu dài!

Thứ Tư, 23 tháng 4, 2008

Chế độ dinh dưỡng : Nhóm máu nào thức ăn đó

Không bắt buộc phải đo đếm lượng calo, bạn có thể ăn uống xả ga mà vẫn có thể giảm được 5-6 kg trọng lượng và vô tư với mọi trạng thái stress.

Các chuyên gia đã soạn thảo chế độ dinh dưỡng đặc biệt dành cho từng nhóm máu cụ thể. Tuy nhiên không chỉ có vậy. Ngoài ăn uống, hoạt động thể chất cũng đóng vai trò đặc biệt quan trọng.

Theo tác giả công trình, chuyên gia dinh dưỡng, TS. James D'Adamo, không phải tất cả các loại nỗ lực thể lực (tương tự không phải tất cả món ăn) đều mang lại lợi ích cho sức khoẻ. Hãy làm quen với những nguyên tắc chỉ đạo trong áp dụng chế độ dinh dưỡng đơn giản này. Chúng rất khác nhau với mỗi nhóm máu:

Nhóm máu O

Nhóm đông nhất, chiếm gần một nửa nhân loại (khoảng 43 phần trăm). Đối tượng tự nhiên trong dạ dày có lượng axit tiêu hoá nhiều hơn hẳn đông đảo nhân loại còn lại. Vì thế, cơ thể họ dễ dàng chấp nhận các sản phẩm giàu đạm, thí dụ: thịt và cá các loại

Thực đơn bao gồm: thịt bò, thịt bê, gia cầm, cá, bơ, pho ma trắng, cơm, bánh mỳ đen, miến gạo, đậu đỗ, súp lơ, hành tây, bắp cải, ớt, mật, cà rốt, cà chua, sa lát, chuối, chanh, nho, bưởi, táo, chè xanh....

- Nên giã từ: thịt lợn, bánh mỳ trắng, bánh ngọt làm bằng bột mì, ngô, sữa, pho ma vàng, khoai tây.

- Hoạt động thể dục tốt nhất? Tích cực ! Aerobic, bơi lội, đạp xe, khiêu vũ, thể dục thể hình.




Kim Tae Hee - thuộc nhóm máu O

Nhóm máu A

Trái với nhóm O -"phàm thịt" (nhóm A chiếm khoảng 30 phần trăm nhân loại), nồng độ loãng các axit tiêu hoá trong dạ dày khiến người nhóm máu A khó hấp thụ thịt. Trừ hạt lúa mạch, đối tượng nhóm máu A tiêu hoá rất tốt các sản phẩm giàu các-bon (chất bột) và rau quả; trái lại - nên tránh các thức ăn giàu chất béo.

Thực đơn bao gồm: thịt gia cầm, cá, sữa chua, pho ma cừu, đậu đỗ, ngô, cơm, súp lơ, sa lát, cà rốt, mật, bưởi, dứa, chanh, nho, táo, lê, chè xanh, cà phê.

- Nên giã từ: thịt lợn, thịt bò, sữa, bơ, pho ma vàng, pho ma trắng, bánh mì trắng, mì sợi, ớt, cà chua, bắp cải, khoai tây, chuối, cam, Coca-Cola, nước chè, bia.

- Hoạt động thể dục tốt nhất ? Nên yên tĩnh, mang tính chất thư giãn. Tối thiểu mỗi tuần ba lần bơi và khiêu vũ.

Nhóm máu B

Tuy không nhiều (chỉ chiếm khoảng 18 phần trăm nhân loại), người thuộc nhóm máu O có khả năng đề kháng cực cao. Kể cả với các bệnh đường tiêu hoá. Cơ thể thuần hoá vô tư cả thịt, sữa bò và các sản phẩm có nguồn gốc từ sữa, cũng như các món ăn giàu các-bon. Chỉ nên tránh cà chua và các sản phẩm có khả năng giải phóng đường vào máu với tốc độ nhanh.

Thực đơn bao gồm: thịt bê, gà tây, thịt bò, cá biển, trứng gà, pho ma vàng và trắng, sữa chua, sữa bò, đậu đỗ, mì sợi, củ cải, ớt, bắp cải, khoai tây, cà rốt, dưa chuột, chuối, nho, chanh, mật, táo, chè xanh...

- Nên giã từ: thịt lợn, thịt gà, ngô, các chế phẩm bột mỳ, lạc, hạt dưa, vừng, Coca-Cola, các loại nước uống có ga.

- Hoạt động thể dục tốt nhất ? Luân phiên hoạt động mạnh mẽ và thư giãn, thí dụ-aerobic, tenis, yoga, dạo bộ, đi xe đạp.

Won Bin - thuộc nhóm máu B

Nhóm máu AB

Đối tượng khan hiếm nhất (chỉ chiếm khoảng 5 phần trăm nhân loại). Đó là những người mẫn cảm, tương tự như đối tượng thuộc nhóm máu A - vì dạ dày không sản xuất đủ lượng axit tiêu hoá, nên thân chủ hay gặp trục trặc với hệ tiêu hoá và trạng thái bất an.

Vì thế, người nhóm máu AB nên xé nhỏ khẩu phần ăn thành nhiều bữa (thậm chí 5 bữa/ngày). Cũng cần hạn chế các sản phẩm khó tiêu hoá, giàu đạm (trừ cá, sữa bò và pho ma). Cần ăn nhiều chất có khả năng hỗ trợ tiêu hoá như sữa chua, kefi...

Thực đơn bao gồm: tất cả sản phẩm dành cho nhóm máu B cùng những hạn chế đối với nhóm máu A.

- Nên giã từ: ngô và các sản phẩm chế biến từ ngô, dấm, các gia vị cay.

- Hoạt động thể dục tốt nhất? Các bài tập thể lực thí dụ aerobic, luân phiên các hoạt động thư giãn, thí dụ: bơi lội, dạo bộ.

Theo Tri thức trẻ

Thứ Ba, 22 tháng 4, 2008

Thiền để chữa bệnh


Theo các nhà nghiên cứu, thiền - giống như các loại thuốc chống trầm uất - mang lại sự thư thái, giúp tinh thần có đủ khả năng gạt bỏ mọi tạp niệm và không bị kích động bởi những suy nghĩ hay những sự kiện chợt lóe lên hoặc đã ăn sâu trong đầu.

* Chữa bệnh trầm uất

Một nghiên cứu thí điểm do giáo sư tiến sĩ Roger Walsh thuộc Trường ĐH California, Irvine (Mỹ) dẫn đầu cho rằng thiền rất hiệu quả trong việc chống lại căn bệnh trầm uất và là liệu pháp để chữa trị bệnh trầm uất.

Theo các nhà nghiên cứu, thiền - giống như các loại thuốc chống trầm uất - mang lại sự thư thái, giúp tinh thần có đủ khả năng gạt bỏ mọi tạp niệm và không bị kích động bởi những suy nghĩ hay những sự kiện chợt lóe lên hoặc đã ăn sâu trong đầu.
Nghiên cứu này đăng trên tờ Journal Of Mental And Nervous Disorders số ra mới nhất.

* Chữa bệnh tim mạch và tiểu đường

Một nghiên cứu mới đây do Hội Tim mạch Hoa Kỳ giới thiệu cho rằng phương pháp thiền của Ấn giáo làm giảm đáng kể những yếu tố rủi ro do “hội chứng chuyển hóa” - nguyên nhân gây ra bệnh cao huyết áp và tiểu đường.

Tác giả nghiên cứu, bác sĩ Noel Bairey Merz, giám đốc khoa phục hồi và ngăn ngừa bệnh tim mạch thuộc Trung tâm Y học Cedars - Sinal ở Los Angeles, quả quyết những người tập thiền theo phương pháp Ấn giáo có thể chữa được bệnh cao huyết áp và tiểu đường

(Theo bacsigiadinh.com)

Thứ Hai, 21 tháng 4, 2008

Những bài thuốc chữa ung thư cứu đời cho người nghèo : Bán chỉ liên và Bạch hoa xà thiệt thảo


Báo Tiền phong ra ngày 16/05/2005 , có thuật lại chuyện bác Hy Râu tự chữa khỏi bệnh ung thư thực quản ở giai đoạn cuối bằng bài thuốc này. Hiện nay có người gọi đây là " bài thuốc bí truyền chữa ung thư ".

Cuối thángt 3/2004. bác Trần Văn Hy , biệt danh " Hy Râu " 75 tuồi , ở đường Nguyễn Công Trứ - TP Buôn Mê Thuột. Được chẩn đoán bị ung thư thực quản , trong tình trạng cơ thể bị suy kiệt nặng . Kết quả nội soi cho thấy , khối u như 1 con đỉa lớn, bám dọc và chẹn gần kín thực quản , ko thể ăn uống được bình thường, chỉ có thể nuốt từng giọt sữa một cách khó khăn. Khi đó các thầy thuốc ở HCMC khẳng định chỉ còn cách đặt ống tiếp thức ăn nuôi cơ thể , khi sức khoẻ ổn định sẽ xạ trị. Bác Hy ko chịu điều trị theo PP này, vì nghĩ tuổi đã cao ăn uống đã khó khăn , lại xạ trị độc hại , thà chết còn hơn. Sau 1 thời gian tình cờ tìm lại đống sách cũ, bác tìm được một xấp giấy chép mấy bài thuốc dân gian của một người bạn sưu tầm tặng 5 năm trước . Đọc " bài thuốc bí truyền chữa ung thư ". thấy đơn giản , bác quyết định thử xem sao .




Ngày 18/05/2004 bác Hy bắt đầu uống thuốc . Những chén đầu tiên phải nhỏ tưng giọt một, uống cả buổi mới hếty. Tới thang thứ 6 , bác bắt đầu nuốt được, bệnh có vẻ tiến triển tốt. Bác tiếp tục uống và mỗi tháng đi soi 1 lần. Đến cuối năm 2004 , khối u đã tan , chỉ để lại vết sẹo trên thực quản., sức khoẻ hồi phục dần. Cho đến thời điểm được thông tin trên báo (05/2005) bác Hy đã khoẻ hẳn ,da dẻ hồng hào , nặng 57 kg. Bác cho biết , cũng bày cho 1 số người uống thấy có hiệu quả , bác đề nghị khoa học nghiên cứu , kiểm chứng . Nếu thực sự tốt thì phổ biến cho mọi người .

- Nội dung : Bách Hoa Xà 2 lạng ( 75 Gam ), Bán Liên Chi 1 lạng ( 37gam ). Rửa sạch đất cát . Đổ 4 bát nước sắc nhỏ lửa khoảng 2h, còn 1 bát. Mỗi thang sắc 2 lần . Uống nguội ,lúc đói bụng .

Bài thuốc này nguồn gốc là bài thuôc nam lưu truyền trong dân gian ở vùng Nam trung quốc và Bắc Việt Nam . Cách đây khoảng chục năm , Hà Nội từng xôn xao về bài thuốc này , ngươi người , nhà nhà ... đổ nhau đi mua về uống chữa và phòng bệnh .

Qua nghiên cứu cơ chế gây bệnh ung thư và tính năng dươc phẩm của 2 vị thuốc nói trên của cơ quan y tế Trung Quốc thì BCL và BHXTT đều là những vị thuốc thuộc nhóm " công tà " . Sử dụng đơn dộc thuốc công tà ( ko phối hợp với thuốc bổ và điều hoà ) , nói chung sẽ có tác dụng nhanh và mạnh . Nếu phù hợp cơ địa ( bệnh tình, tuổi tác, thể lực ...) có thể có kết quả mau chóng . Nếu không hợp cơ địa , hoặc uống lâu dài có thể tạo phản ứng phụ nguy hiểm. Giữa tháng 3/2006, lương y Hư Đan có dịp chứng kiến 1 trường hợp phụ nữ 82 tuổi ở phố Nguyễn An Ninh , Hà nỘi đã từng sử dụng bài thuốc nói trên chữa ung thư vòm họng , do tuổi già , sức yếu ko thể đủ sức tiếp nhận các PP của y học hiện đại . Kết quả khối u nhỏ đi rất nhanh, ăn uống dễ dàng . Nhưng khi uống đến gần 40 thang , thì bị suy kiệt . người mệt lả .... May là sau đó đã được 1 thày đông y khác chữa cho ổn định .

Qua kết quả nghiên cứu dược lý và lâm sàng cho thấy , kinh nghiệm dùng BCL và BHXTT chữa ung thư , có cơ sở nhất định . Tuy nhiên bài thuốc có thể phù hợp với người này , mà không phù hợp với người khác, và cũng có một số tác dụng phụ. Trường hợp cần thiết , sử dụng lâu dài , nên tham khảo hướng dẫn và giám sát của các thầy thuốc có kinh nghiệm.


Bài đọc thêm : PHƯƠNG THUỐC 2 VỊ CHỮA BỆNH UNG THƯ ( đơn giản, hiệu quả, dể kiếm )

Không chỉ chữa được viêm da, sỏi mật, viêm gan..., cỏ lưỡi rắn trắng còn giúp phòng trị nhiều loại ung thư. Dân gian từng truyền tụng một bài thuốc chữa ung thư gan hiệu nghiệm được cho là của một tử tù, với 2 cây thuốc là cỏ lưỡi rắn trắng và bán biên liên.


Hai vị thuốc trên có thể mua ở bất cứ hiệu thuốc Bắc - Nam nào . Tất cả đều là dạng khô . Lưu ý nhớ rửa cho thật sạch kẻo rất nhiều đất .


Trong Đông y, cỏ lưỡi rắn trắng có tên là bạch hoa xà thiệt thảo, còn có tên là bồi ngòi bò, xà thiệt thảo, xà châm thảo, long thiệt thảo. Tên khoa học là Hedyotis diffusa Willd, thuộc họ cà phê. Đây là loại cỏ mọc bò, sống hàng năm, có thể cao tới 30-40 cm. Lá mọc đối, hơi thuôn dài, không có cuống lá, có khía răng ở đỉnh. Hoa mọc đơn độc hoặc thành đôi ở kẽ lá, có màu trắng. Quả nang khô dẹt ở đầu, có nhiều hạt màu nâu nhạt. Cây thường mọc hoang nơi đất ẩm ướt. Ngay tại Hà Nội cũng thấy cây này. Nó được dùng toàn cây làm thuốc.

Trong y học cổ truyền, bạch hoa xà thiệt thảo được dùng chữa các bệnh viêm họng, viêm đường tiết niệu, viêm gan, sỏi mật, lỵ trực trùng, mụn nhọt, rôm sảy, rắn cắn; dùng ngoài chữa vết thương, côn trùng đốt, đau lưng, đau khớp… Thời xưa, Tuệ Tĩnh thường dùng nó chữa rắn cắn, sởi…

Theo y học hiện đại, do tăng cường khả năng của đại thực bào trong hệ thống lưới- nội mô và bạch cầu nên bạch hoa xà thiệt thảo có tác dụng chống viêm. Cây này cũng ức chế tế bào ung thư lymphô, bạch cầu hạt và bạch cầu đơn nhân, tế bào carcinom; ức chế hiện tượng gây đột biến do aflatoxin B1 tạo ra. Nó hỗ trợ điều trị bệnh ung thư nhờ tác dụng ức chế miễn dịch. Trung Quốc dùng bạch hoa xà thiệt thảo chữa bệnh ung thư dạ dày, thực quản, cổ tử cung, bàng quang, trực tràng, đại tràng, thực quản, hạch…

Tại Ấn Độ, bạch hoa xà thiệt thảo còn được dùng chữa các bệnh viêm gan virus, sốt, lậu… Tương đồng với y học Ấn Độ, một số nước cũng dùng bạch hoa xà thiệt thảo chữa bệnh viêm gan. Trung Quốc đã bào chế một loại thuốc từ thảo dược với tên Ất can ninh, thành phần có bạch hoa xà thiệt thảo, hoàng kỳ, nhân trần, đảng sâm, hà thủ ô?… Theo các nhà khoa học, Ất can ninh có tác dụng ức chế miễn dịch, ngăn ngừa sự phát triển của virus và phục hồi chức năng gan, có tác dụng tốt trong điều trị bệnh viêm gan virus B. Thảo dược này cũng có mặt trong Lợi đởm thang bên cạnh các thành phần nhân trần, kim tiền thảo, dùng chữa sỏi mật, viêm đường mật ở Trung Quốc.

Trong dân gian, cây chủ yếu được dùng dưới dạng thuốc sắc, có thể dùng tươi hoặc phơi khô. Liều dùng có thể tới 60 g thuốc khô, tương đương với khoảng 250 g dược liệu tươi. Dùng ngoài không kể liều lượng. Ở nước ngoài, bạch hoa xà thiệt thảo còn được bào chế thành dạng thuốc tiêm để chữa các bệnh ung thư và viêm nhiễm như viêm phế quản, viêm phổi, viêm họng, viêm ruột thừa…

Một số bài thuốc Nam đơn giản

Chữa ung thư gan: Bạch hoa xà thiệt thảo 30 g, chó đẻ răng cưa 30 g, cam thảo dây 10 g. Sắc uống ngày 1 thang, chia uống 2-3 lần trong ngày.

Chữa ung thư dạ dày: Bạch hoa xà thiệt thảo 60 g, bạch mao căn (rễ cỏ tranh) 60 g, hạt bo bo 40 g, đường đỏ 40 g. Sắc uống ngày một thang.

Chữa viêm họng: Bạch hoa xà thiệt thảo 30 g, bồ công anh 20 g, kim ngân hoa 20 g, cam thảo dây 10 g. Sắc uống ngày 1 thang, chia uống 2-3 lần trong ngày.

Chữa phù thũng: Bạch hoa xà thiệt thảo 40 g, rễ cỏ tranh 30 g, râu ngô 20 g, cam thảo dây 10 g. Sắc uống ngày 1 thang, chia uống 2-3 lần trong ngày.

Chữa viêm gan vàng da: Bạch hoa xà thiệt thảo 60 g, chó đẻ răng cưa 30 g, nhân trần 20 g, cam thảo dây 10 g. Sắc uống ngày 1 thang, chia uống 2-3 lần trong ngày.

Chữa sỏi mật: Bạch hoa xà thiệt thảo 30 g, kim tiền thảo 20 g, màng trong mề gà sao cách cát cho vàng 16 g, cam thảo dây 10 g. Sắc uống ngày 1 thang, chia uống 2-3 lần trong ngày.
Hoặc: Bạch hoa xà thiệt thảo 40 g, nhân trần 40 g, kim tiền thảo 40 g. Sắc uống ngày một thang (lợi đởm hợp tễ). Bài thuốc này đã được Trung Quốc áp dụng trên lâm sàng, có tác dụng lợi mật, tăng bài tiết mật. Thường được áp dụng cho bệnh sỏi mật, bệnh đường mật…

Chữa lỵ trực trùng: Bạch hoa xà thiệt thảo 30 g, rau sam 20 g, lá mơ tam thể 20 g. Sắc uống ngày 1 thang, chia uống 2-3 lần trong ngày.

Chữa lỵ, viêm phần phụ: Bạch hoa xà thiệt thảo 40 g. Sắc uống ngày một thang. (Phúc kiến trung thảo dược).

Chữa nhọt lở: Bạch hoa xà thiệt thảo 30 g, kim ngân hoa 20 g, bồ công anh 20 g, bèo cái 20 g, cam thảo dây 10 g. Sắc uống ngày 1 thang, chia uống 2-3 lần trong ngày.

Chữa rôm sảy: Bạch hoa xà thiệt thảo, cúc liên chi dại. Hai vị lượng bằng nhau. Dùng để nấu nước tắm.

Chữa vết thương sưng đau: Bạch hoa xà thiệt thảo 200 g. Sắc uống ngày một thang, chia uống 2-3 lần trong ngày.

Chữa mụn nhọt: Bạch hoa xà thiệt thảo 60 g, bồ công anh 20 g, bèo cái 20 g. Sắc uống ngày một thang, chia uống 2-3 lần trong ngày.

Chữa rắn cắn: Bạch hoa xà thiệt thảo 100 g, giã nát, cho thêm nước, bã đắp vào chỗ rắn cắn, còn nước uống.

Theo Sức Khỏe & Đời Sống

Nguồn : http://thegioivohinh.com/showthread.php?t=109

Chủ Nhật, 20 tháng 4, 2008

Chế độ ăn uống phòng ngừa ung thư


Chọn chế độ ăn ưu thế phòng ngừa ung thư là nhóm thức ăn nguồn gốc thực vật, phong phú về rau quả, đậu, khoai củ các loại hạt.

Nên xây dựng chế độ ăn dựa vào thức ăn nguồn gốc thực vật chứa các vitamin, chất khoáng thiết yếu, chất xơ...


Thực đơn nên càng ít loại thực phẩm từ chất bột tinh chế hoặc đã qua chế biến càng tốt.

Một, nên xây dựng chế độ ăn dựa vào thức ăn nguồn gốc thực vật chứa các vitamin, chất khoáng thiết yếu, chất xơ và các thành phần khác, giúp cơ thể chống đỡ với các yếu tố gây ung thư. Các thức ăn này thường ít chất béo và năng lượng nên còn giúp kiểm soát cân nặng.

Hạn chế tối đa thực phẩm chế biến. Các thức ăn này thường có nhiều chất béo, muối thịt và đường tinh chế, đồng thời quá trình chế biến có thể phá hủy nhiều chất dinh dưỡng và các thành phần khác có vai trò bảo vệ chống ung thư.

Hai, ăn nhiều rau tươi và quả chín. Hàng ngày, nên dùng 40 - 800g. Nghiên cứu khoa học cho thấy chế độ ăn đủ rau quả có thể giảm 20% nguy cơ ung thư.

Tác dụng bảo vệ của rau đối với ung thư thông qua các tương tác phức tạp giữa các vitamin, khoáng chất, chất xơ và các thành phần hóa học khác. Các loại rau có lá xanh, bắp cải, cà rốt, cà chua và chanh rất có giá trị.



Nên ăn nhiều rau tươi và quả chín

Rau quả không phải là thức ăn có phép mầu nhiệm gì. Nhưng chúng chứa nhiều chất - hiện nay còn chưa biết hết - có lợi cho sức khoẻ. Do đó không chỉ ăn vài ba thứ mà nên thay đổi nhiều loại. Các loại quả hơn hẳn đường tinh chế vì ngoài vị ngọt còn cung cấp nhiều vitamin, chất khoáng, chất xơ.

Ba, giới hạn lượng thịt . Nhiều bằng chứng cho thấy sử dụng nhiều thịt có liên quan tới một số ung thư như đại trực tràng, ung thư vú.

Bốn, duy trì trọng lượng cơ thể. Nên có và hoạt động thể lực đều đặn. Nên nhớ thiếu cân và thừa cân đều tăng nguy cơ ung thư. Chỉ số khối cơ thể (BMI) nên vào khoảng 18,5 đến 23.

Ở tuổi trưởng thành cân nặng dao động không quá 5 kg. Không nên càng lớn tuổi càng tăng cân, nhất là sau mãn kinh. Những người lao động tĩnh tại cần duy trì nếp sống năng động (đi xe đạp, làm vườn, lau nhà hoặc đi bộ nhanh một giờ/ngày).

Năm, không uống rượu, nếu có chỉ nên uống rượu vang và uống vừa phải (không quá 2 lần/ngày đối với nam và một lần/ngày đối với nữ, mỗi lần khoảng 100ml, tương đương 250 ml bia.

Nếu là rượu khác, không nên quá 25 ml/ngày. Nguy cơ ung thư tăng khi vừa uống rượu vừa hút thuốc. Một số bằng chứng cho thấy rượu vang tốt với sức khoẻ tim mạch nhưng không bao gồm cả ung thư.

Sáu, chọn thực phẩm ít béo và ít muối. Nên chọn các thực phẩm ít chất béo, đặc biệt nguồn gốc động vật (dùng sữa gầy, ít món xào rán. Chọn thịt nạc, thịt gà bỏ da, không dùng các loại bánh ngọt nhiều chất béo).

Phần lớn thức ăn qua chế biến công nghệ đều nhiều muối và chất béo. Ăn nhiều thực phẩm béo không những tăng nguy cơ ung thư mà còn có thể dẫn tới thừa cân - béo phì cũng là một nguy cơ khác của ung thư.

Mỗi lần định ăn nhóm thực phẩm này, nên xem thành phần qua nhãn mác để có quyết định phù hợp.

Bảy, chế biến và bảo quản thực phẩm an toàn, hợp vệ sinh. Một số mốc nấm phát triển ở thực phẩm gây ung thư. Bảo quản thực phẩm tươi sống, sử dụng trong thời hạn cho phép. Không dùng thực phẩm, đặc biệt các loại hạt, bị mốc.



Nên hạn chế ăn đồ nướng

Các loại thịt, cá rán, nướng ở nhiệt độ quá cao có thể sinh ra các chất ung thư trên bề mặt. Vì thế chỉ nên ăn thỉnh thoảng thịt nướng và loại phần cháy.

Các thực phẩm qua chế biến (lạp xường, xúc xích) thường chứa nitrat và nitrit có thể chuyển thành các chất gây ung thư trong quá trình tiêu hóa. Quá trình hun khói cũng sinh ra nhiều chất độc hại và một số trong đó có tính chất ung thư mạnh. Do đó các loại thực phẩm này chỉ nên dùng thỉnh thoảng.

Tám, không hút và dùng thuốc lá dưới bất cứ hình thức nào. Ngừng hút thuốc lá không những giảm nguy cơ ung thư và các bệnh đường hô hấp khác cho bản thân mà còn cho những người cùng sống và làm việc với mình.


Thực đơn thông thái

Theo Cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm (Bộ Y tế), một đời người trung bình ăn uống hết 12,5 tấn ngũ cốc, 30 tấn thịt, cá, trứng, đường, sữa, rau, củ, quả..., và 65 tấn nước. Và không mấy ai tường tận ảnh hưởng của môi trường thực phẩm tới sức khỏe như thế nào.

Các ca ngộ độc cấp tính hay bệnh truyền nhiễm qua thực phẩm là điều nhiều người biết và có thể thấy sợ mà tự phòng xa. Nhưng ngộ độc mãn tính do môi trường thực phẩm lại rất khó phát hiện với đa số người tiêu dùng.

Vẫn theo Cục ATVSTP, ngộ độc mãn tính là thủ phạm chính dẫn đến bảy căn bệnh của thế giới hiện đại gồm béo phì, tăng huyết áp, tim mạch, tiểu đường, loãng xương, ung thư và tổn thương mãn tính.


Việt Báo

Thứ Bảy, 19 tháng 4, 2008

Xét nghiệm máu có xác định được ung thư?


“CEA tăng cao trong máu như thế chắc là bị ung thư rồi!”. Một câu nói vô tình của nhân viên y tế có thể khiến bệnh nhân lo lắng đến suy sụp tinh thần và gầy đi trông thấy. Vậy xét nghiệm máu có xác định được ung thư?

Treo án tử hình” cho người bệnh

Trong một lần khám sức khỏe tại cơ quan, kết quả xét nghiệm máu tìm dấu hiệu sinh học (DHSH) ung thư của chị N.T.L.T. (31 tuổi, Q.3, TP.HCM) là: chỉ số CA 125 (DHSH ung thư buồng trứng) tăng quá ngưỡng cho phép.

Bình thường chỉ số này dưới 35 U/ml, nhưng kết quả cho biết CA 125 của chị tăng lên đến 294 U/ml. Bác sĩ đề nghị chị phải đến bệnh viện khám và làm thêm một số xét nghiệm khác.

Kết quả xét nghiệm máu lần hai cho thấy chỉ số CA 125 giảm còn hơn 100 U/ml. Siêu âm buồng trứng chưa phát hiện bất thường. Chị lo lắng mất ăn mất ngủ ....

Sáu tháng sau, chị đến bệnh viện xét nghiệm lại. Kết quả xét nghiệm CA 125 giảm còn 61 U/ml. Sau một thời gian kiêng cữ, ngày 3-8-2006, chị đến Bệnh viện Ung bướu TP.HCM để xét nghiệm máu lại lần nữa. Kết quả CA 125 vọt lên 293 U/ml. Chị N.T.L.T. lo lắng không biết mình có bị ung thư buồng trứng hay không. Tại sao cái chỉ số này cứ “nhảy nhót” lên xuống như vậy.

Nhiều bệnh nhân khác khi nhận được kết quả xét nghiệm thông báo DHSH ung thư quá mức cho phép cũng đều nghĩ là mình đã bị ung thư. Có người chạy khắp các bệnh viện, cứ một hai tháng lại đi xét nghiệm máu, siêu âm, kể cả chụp CT scanner một lần để xem “nó” tăng, giảm.

Người sợ quá thì “trốn” luôn bác sĩ, không dám đi bệnh viện khám hoặc làm lại xét nghiệm... vì sợ “sự thật phũ phàng”!

Những lo lắng của bệnh nhân có khi xuất phát từ việc nhiều bệnh viện làm xét nghiệm máu để phát hiện DHSH ung thư, nhưng kết quả trả lời thường chỉ là những con số lạnh lùng, ít khi có lời giải thích tường tận từ thầy thuốc. Vì vậy, nếu một nhân viên y tế nào đó vô tình “phang” một câu “tăng vậy là ung thư rồi” thì chẳng khác nào “treo án tử hình” cho người bệnh.

Chỉ có giá trị tham khảo

Bác sĩ Nguyễn Chấn Hùng - giám đốc Bệnh viện Ung bướu TP.HCM - cho biết DHSH ung thư là các chất được tìm thấy trong máu, nước tiểu hay các loại mô của bệnh nhân. Các DHSH này có thể giúp việc phát hiện và chẩn đoán một số loại ung thư.

Tuy nhiên, nếu chỉ đo DHSH không thôi thì chưa đủ để chẩn đoán bệnh vì DHSH có thể lên cao ở người bị bệnh lành tính. Dấu hiệu này cũng có thể không tăng ở người bệnh ung thư, nhất là khi bệnh ở thời kỳ sớm.

Có nhiều yếu tố có thể làm tác động đến kết quả xét nghiệm tìm DHSH ung thư như bệnh nhân hút thuốc lá nhiều, đang bị bệnh viêm nhiễm nào đó, đang dùng thuốc, có thai, kinh nguyệt, thậm chí có thể do trục trặc kỹ thuật của phòng xét nghiệm (thuốc thử nhạy quá)...

Vì vậy, xét nghiệm máu để tìm DHSH ung thư chỉ là một biện pháp kỹ thuật bổ sung phương tiện cho thầy thuốc nhằm phát hiện sớm ung thư và theo dõi sự tiến triển của ung thư khi bệnh nhân đã và đang điều trị, giúp bác sĩ định phác đồ điều trị phù hợp cho bệnh nhân trước khi điều trị ung thư.

Lượng DHSH trong máu có thể đo đều đặn suốt quá trình điều trị để theo dõi độ chịu thuốc của người bệnh... Vì vậy, DHSH ung thư chỉ có giá trị tham khảo chứ không xác định chắc chắn là bị ung thư hay không.

Cũng theo BS Chấn Hùng, ngay cả khi không có những xáo trộn sinh học thì vẫn nên giữ chế độ dinh dưỡng hợp lý, cân bằng. Tốt nhất nên ăn nhiều loại rau củ quả, trái cây tươi có nhiều chất độn (xơ), ăn ít chất béo - nhất là chất béo động vật, giảm ăn thịt động vật.

Tuy vậy nếu kiêng quá mức cũng không có lợi cho sức khỏe. Ngoài ra, không để cho cơ thể béo phì, tăng cường vận động ít nhất mỗi ngày 30 phút, chơi thể thao, tập dưỡng sinh... cũng là những biện pháp rất hiệu quả để phòng ngừa ung thư.

“Nếu chỉ vì DHSH tăng cao mà chuyển sang chế độ ăn chay hoàn toàn và triệt để thì không nên” - BS Chấn Hùng nói. Khi cơ thể suy yếu cũng tạo điều kiện cho ung thư bộc phát. Gạo lức muối mè lại càng không thể ngăn ngừa hoặc điều trị được ung thư.

Tuy nhiên, với người trước đây ăn uống quá thoải mái (nhiều thịt mỡ, ít rau quả), khi chuyển sang ăn gạo lức muối mè hợp lý thì cũng tốt cho sức khỏe.

Tìm đến “thầy lang” hoặc chỉ uống những loại thảo dược để phòng ngừa, điều trị ung thư cũng không nên. Nếu bị bệnh mà đi điều trị bằng những phương pháp chưa được khoa học chứng minh chỉ làm chậm trễ thêm việc điều trị và khi điều trị sẽ không đem lại hiệu quả.

Khoa học ngày nay có rất nhiều tiến bộ và ung thư không phải là bệnh nan y khi được phát hiện sớm và điều trị đúng.

Theo_TuoiTre

BS Chấn Hùng khuyên bệnh nhân nếu chỉ tin vào xét nghiệm bất thường này mà lo lắng là không cần thiết.

Tốt nhất, bệnh nhân nên đến bác sĩ chuyên khoa (ung bướu, niệu, sản phụ khoa...) để chia sẻ sự lo lắng, để được khám và rà tìm nguyên nhân bằng những xét nghiệm chẩn đoán cận lâm sàng khác (nội soi sinh thiết, siêu âm, MRI, CT Scanner, X-quang...) giúp phát hiện bệnh sớm hoặc loại trừ không phải bị ung thư.

Có khi sau một thời gian DHSH tự nó mất đi mà nguyên nhân không tìm ra được.

Thứ Sáu, 18 tháng 4, 2008

Chế độ ăn uống ngừa ung thư


Tỉ lệ mắc các chứng ung thư ngày càng tăng cao, bất cứ ai cũng có thể trở thành nạn nhân của căn bệnh quái ác này. Ngay từ bây giờ, hãy bảo vệ bạn và gia đình khỏi “vòng nguy hiểm” này nhé.

Mối liên hệ giữa thực phẩm và bệnh ung thư

Các chuyên gia về bệnh ung thư trên toàn thế giới thấy rằng chế độ ăn uống có thể tăng giảm 40% nguy cơ mắc bệnh ung thư.

Ăn những thực phẩm không có lợi có thể làm tăng 40% nguy cơ mắc bệnh. Ngược lại, dùng đúng loại thực phẩm chứa các thành phần chống lại ung thư có thể tạo nên sự khác biệt lớn.

Ở mỗi một vùng miền, xuất hiện các loại bệnh ung thư khác nhau. Điều đó chứng tỏ, chế độ, thói quen ăn uống mỗi một nơi cũng góp phấn gây bệnh ung thư.


Tạo thói quen

Chúng ta có thể tự bảo vệ mình bằng cách thay đổi những thói quen tốt hàng ngày:

- Không hút thuốc

- Mỗi ngày không nên uống quá 2 cốc rượu

- Luôn tránh xa những chất gây ung thư, ô nhiễm và các chất hoá học

- Không nên để bị cháy nắng

- Đến khám bác sĩ khi thấy mình thường xuyên mệt mỏi, hoặc sau khi ốm, phải mất thời gian lâu mới hồi phục được.

- Tập thể dục đều đặn 3, 4 lần/tuần

- Thực hiện chế độ giảm cân nếu bạn bị béo phì hoặc thừa trọng lượng.

- Xem xét chế độ ăn uống: nên ăn những thực phẩm có thành phần ngăn ngừa ung thư, ngăn ngừa ôxy hoá và những thực phẩm nhiều chất xơ. Đồng thời cần tránh dùng một số thực phẩm.

Thực phẩm ngừa ung thư

- Cà chua đỏ có thể ngăn ngừa 50% nguy cơ mắc bệnh ung thư. Nấu chín hoặc ăn sống đều được. Nước sốt cà chua có khả năng chống ôxy hoá cao. Đây là thực phẩm khá rẻ và sẵn có nên có thể dùng một lượng lớn trong một ngày.

- Một số thành phần trong hành, tỏi kích thích cơ thể sinh ra enzyme có khả năng trung hoà các tế bào ung thư.

- Rau quả tươi có chứa nhiều chất chống ung thư.

Hạn chế dùng những thực phẩm sau:

- Mỡ béo động vật, có trong các loại thịt và các sản phẩm làm từ sữa

- Ăn quá nhiều bơ cũng không tốt

- Hạn chế dùng các loại bột tinh chế

- Không nên ăn quá nhiều đường, muối.

Nên:

- Những loại thực phẩm chứa nhiều vitamin B và axit folic, như là đậu hoặc rau bina ( spinach ).

- Những thực phẩm có chứa axit béo ômega-3 như flaxseed oil và dầu oliu. Loại dầu này giúp giảm lượng cholesterol xấu hiệu quả.

- Nên ăn thường xuyên đều đặn rau quả tươi, đặc biệt một số loại có khả năng chống lại ung thư như là rau có lá xanh, tỏi, hành, cà chua…

Theo Health24

Thứ Tư, 16 tháng 4, 2008

Người ăn nhiều hành tỏi ít bị ung thư ( Italy và Thụy Sỹ )


Tỷ lệ mắc ung thư thực quản, tử cung và vòm họng ở những người cao tuổi có thói quen ăn hành thường xuyên thấp hơn nhiều so với mức trung bình của xã hội, Viện Nghiên cứu dược lý Mario Negri (Italy) khẳng định.

Một số nghiên cứu trước đây đã đưa ra kết luận tương tự, nhưng nhiều người vẫn tỏ ra hoài nghi. Họ cho rằng đối tượng tham gia nghiên cứu là người Trung Quốc nên không thể chắc chắn rằng hành, tỏi có thể giúp ngăn ngừa ung thư ở người phương Tây. Với phát hiện này, có thể khẳng định rằng người phương Tây cũng được hưởng lợi từ tác dụng chống ung thư của hành, tỏi.

Theo tiến sĩ Carlotta Galeone, trưởng nhóm nghiên cứu, thì chưa thể khẳng định rằng hành, tỏi trực tiếp ngăn chặn ung thư. Ông cho rằng có thể những người thích hành, tỏi theo đuổi chế độ ăn nhiều rau quả và chính điều đó giúp họ giảm được nguy cơ mắc ung thư.

Mặc khác, những nghiên cứu trên động vật và thử nghiệm trong phòng thí nghiệm với tế bào ung thư cho thấy, các hợp chất có trong hành, tỏi có thể kìm hãm sự phát triển của các khối u. Chẳng hạn, những hợp chất của sulfur trong tỏi và flavonoid, tác nhân chống ôxy hóa trong hành, là một trong những chất có khả năng bảo vệ tế bào khỏi sự xâm nhập của ung thư.

Phát hiện của Galeone và các cộng sự là kết quả phân tích 8 công trình nghiên cứu về tác dụng của tỏi, hành được tiến hành ở Italy và Thụy Sỹ. Các công trình này so sánh mức độ dùng tỏi trong khẩu phần giữa những người khỏe mạnh cao tuổi với những người mắc ít nhất một dạng ung thư. Các nhà nghiên cứu đã hỏi những người tham gia về chế độ ăn uống, hoạt động thể chất và thói quen khác của họ.

Đối với ung thư thực quản, nhóm của Galeone phát hiện ra rằng phụ nữ và nam giới ăn hành 7 lần trở lên trong tuần giảm được một nửa nguy cơ mắc bệnh so với những người không ưa rau. Tương tự, những người ăn tỏi ít nhất 7 lần trong tuần có nguy cơ mắc ung thư thấp hơn những người không bao giờ dùng tỏi trong khẩu phần khoảng 25%. Những người thích tỏi và hành cũng có nguy cơ mắc ung thư vòm họng, miệng, thận và tử cung thấp hơn.

Theo Galeone, với những gì đã biết về các đặc tính sinh hóa của các hợp chất có trong hành và tỏi, sẽ là một ý tưởng hay nếu bạn thêm hai thứ rau này vào khẩu phần ăn hàng ngày. Tuy nhiên, cách khôn ngoan nhất là trộn chúng với nhiều loại rau khác.

Một số nghiên cứu trước đây khẳng định rằng tỏi và cà chua có tác dụng chống ung thư, Galeone cho biết. Ông nhấn mạnh rằng, nói chung, các chuyên gia đều khuyên mọi người ăn nhiều loại rau quả khác nhau trong khẩu phần ăn hằng ngày để có một cơ thể khỏe mạnh.

(Theo Vnexpress)

Thứ Ba, 15 tháng 4, 2008

Cảnh báo ung thư ngực độ tuổi 20 ( tin Việt Nam )


Dấu hiệu và triệu chứng của ung thư vú (UTV)

Sờ thấy một khối cứng ở ngực là dấu hiệu chung nhất (chú ý: có nhiều loại khối u vú và cũng phần nhiều không phải là ung thư); Núm vú đổi màu; Ngứa và nổi mụn vùng núm vú; Thay đổi màu da ở vùng ngực; Đau ngực không phải là một triệu chứng phổ biến.


Hình : tế bào ung thư vú

Hiện nay, mỗi tháng Bệnh viện (BV) K Hà Nội tiếp nhận và điều trị cho 200 trường hợp bị ung thư vú (UTV) mắc mới. Đây là bệnh ung thư có lượng bệnh nhân nữ cao nhất tại Việt Nam với tỷ lệ mỗi năm xuất hiện thêm 8.000 trường hợp.

TS Trần Văn Thuấn - Trưởng khoa Nội 2 (BV K) cho biết nếu được phát hiện sớm, bệnh UTV hoàn toàn có thể điều trị khỏi.

Thông thường, bệnh UTV gặp ở phụ nữ ngoài 40 tuổi. Nhưng tại BV K đã điều trị cho nhiều bệnh nhân nữ mới 25-26 tuổi, chưa lập gia đình. Cho đến nay, y học vẫn chưa xác định được nguyên nhân cụ thể gây bệnh UTV.

Tuy nhiên, kết quả theo dõi trên bệnh nhân cho thấy những phụ nữ có tiền sử trong gia đình có mẹ, chị gái hoặc em gái đã bị UTV sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh này hơn phụ nữ bình thường từ 6-10 lần.

Phụ nữ béo phì cũng đứng trước nguy cơ bị bệnh UTV tấn công. Bác sĩ Thuấn cho biết thêm, cuộc sống hiện nay được cải thiện nhiều hơn về vật chất nên chế độ ăn của phụ nữ cũng giàu chất béo và không hợp lý hơn trước. Đây chính là một trong những yếu tố tạo điều kiện cho bệnh UTV phát triển.

Bên cạnh đó, với chức năng kích thích sự tăng trưởng và phân chia tế bào, nên estrogen càng nhiều thì rủi ro ung thư càng cao. Do đó, có kinh nguyệt trước tuổi 12, chưa bao giờ có con hoặc có con sau tuổi 30, mãn kinh sau tuổi 50, dùng kích thích tố thay thế, thuốc viên ngừa thai trong nhiều năm (đặc biệt từ 10 năm trở lên) đều tăng nguy cơ UTV.

Phát hiện sớm, dễ khỏi bệnh

Tại BV K, khoảng 70% bệnh nhân bị UTV đến viện khi ở giai đoạn giữa. Đây là thời điểm vẫn có thể cứu được bệnh nhân thoát khỏi nguy cơ tử vong nhưng liệu pháp điều trị cũng phức tạp hơn bệnh nhân đến sớm.

Đối với những bệnh nhân UTV phát hiện bệnh ở giai đoạn giữa và cuối, các bác sĩ bắt buộc phải kết hợp những biện pháp như phẫu thuật, tia xạ, hóa chất, dùng thuốc nội tiết, miễn dịch.

Bác sĩ Thuấn cho hay bệnh này hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm, điều trị kịp thời, đúng phương pháp. Một bệnh nhân ở giai đoạn đầu của bệnh UTV chỉ tốn khoảng 10 triệu đồng cho 5 năm điều trị. Tuy nhiên nếu đến viện muộn, bệnh nặng, chi phí sẽ tăng lên tối thiểu thành 30 triệu đồng/5 năm.

PGS-TS Nguyễn Bá Đức, Giám đốc BV K, cho biết để phát hiện sớm bệnh UTV, phụ nữ 20-39 tuổi tự khám vú định kỳ mỗi tháng một lần và đến bác sĩ chuyên khoa để khám vú 1 năm/lần. Trên 40 tuổi nên thực hiện cả 2 phương pháp trên và chụp hình quang tuyến vú 1 năm/lần. Thời gian khám tốt nhất là 5 ngày sau mỗi kỳ kinh.

Bác sĩ Thuấn khẳng định nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh UTV có thể được chữa khỏi 100%, đồng thời đảm bảo khả năng nuôi con bằng sữa mẹ sau này.

Phòng bệnh hiệu quả

Các bác sĩ khẳng định bằng việc giảm thiểu các yếu tố nguy cơ, phụ nữ có thể giảm các yếu tố nguy cơ phát triển bệnh UTV. Nhưng thực tế cũng cho thấy, một vài yếu tố nguy cơ khó để thay đổi (ví dụ: kích thích do thời kỳ kinh nguyệt và sự mãn kinh, và mang thai).

Vì vậy để tránh mắc bệnh, các bác sỹ khuyên chị em cần thực hiện các biện pháp hiệu quả như cắt giảm ăn thịt đỏ và mỡ động vật, tăng cường ăn rau xanh và hoa quả cũng như các sản phẩm làm từ đậu nành, cắt giảm uống rượu và các sản phẩm có chứa chất cồn.

Đặc biệt chế độ luyện tập thể dục thể thao thường xuyên, hợp lý là biện pháp tốt nhất chống lại bệnh béo phì, yếu tố nguy cơ cao dẫn tới UTV.

Theo Tiền Phong

Thứ Hai, 14 tháng 4, 2008

Chế độ ăn phòng ngừa ung thư tiền liệt tuyến


Theo BS Nguyễn Ngọc Tiến (trưởng khoa niệu Bệnh viện FV), hiện nay vẫn chưa biết nguyên nhân chính xác gây ung thư tiền liệt tuyến.

Tuy nhiên người ta đã xác định được một số yếu tố nguy cơ như: hiện tượng lão hóa là yếu tố nguy cơ chính của ung thư tiền liệt tuyến, tiền sử gia đình có người mắc bệnh và một yếu tố không kém phần quan trọng, đó là vấn đề dinh dưỡng và thói quen ăn uống.

Một chế độ ăn uống không khó thực hiện như: cà chua - có nhiều leucopène, nhiều đậu nành, selenium, vitamin E, và tránh những thức ăn nhiều mỡ - nhất là mỡ động vật có thịt đỏ, tập thể dục, tận dụng nguồn vitamin D tổng hợp từ ánh nắng mặt trời sẽ giúp phòng ngừa ung thư tiền liệt tuyến.

(Theo_TuoiTre)

Chủ Nhật, 13 tháng 4, 2008

Ăn uống với ung thư bàng quang


Bàng quang chứa đựng nước tiểu, trong nước tiểu có rất nhiều chất thải khác nhau và một số trong đó có tác dụng gây ung thư. Sự lặp đi lặp lại tác động của các chất này trong một thời gian dài có thể gây nên biến đổi, đột biến gen của các tế bào biểu mô bàng quang và gây ung thư.
Bàng quang - Túi nước tiểu

Bàng quang là bộ phận chứa nước tiểu được lọc từ 2 quả thận để rồi sẽ được thải ra ngoài từng đợt trong ngày khi chúng ta đi tiểu tiện. Bàng quang trong hệ tiết niệu cũng tương tự như đại tràng trong hệ tiêu hóa, chúng là nơi chứa đựng các chất cặn bã trước khi thải ra ngoài. Chính vì đặc điểm đó nên cả bàng quang và đại tràng là hai bộ phận có nguy cơ bị ung thư cao nhất trong hệ tiết niệu và hệ tiêu hóa.

Bàng quang chứa đựng nước tiểu, trong nước tiểu có rất nhiều chất thải khác nhau và một số trong đó có tác dụng gây ung thư. Sự lặp đi lặp lại tác động của các chất này trong một thời gian dài có thể gây nên biến đổi, đột biến gen của các tế bào biểu mô bàng quang và gây ung thư. Bàng quang cũng là nơi có thể chứa đựng các viên sỏi được hình thành do các chất khoáng trong nước tiểu lắng đọng lại, đó cũng là nơi dễ bị viêm nhiễm do vi khuẩn xâm nhập từ ngoài vào.

Các yếu tố này như là các tác nhân tạo thuận lợi về mặt hóa học và sinh học góp phần làm tăng thêm nguy cơ ung thư bàng quang. Do tỷ lệ bị ung thư bàng quang là khá cao và khá phổ biến trong cộng đồng nên những nghiên cứu về tác động của dinh dưỡng và lối sống đối với ung thư bàng quang cũng ngày càng được nói nhiều. Bên cạnh những thực phẩm tốt có khả năng ngăn ngừa ung thư bàng quang thì cũng có nhiều thực phẩm có nguy cơ gây ung thư bàng quang.

Thức ăn gây ung thư bàng quang

Trước khi tìm hiểu các thức ăn chống ung thư bàng quang, chúng ta cần hiểu rõ các nguyên nhân gây ung thư bàng quang rất hay gặp trong cuộc sống. Đó là hút thuốc lá và một số phụ gia thực phẩm. Hút thuốc lá không chỉ gây ung thư phổi mà còn gây ung thư bàng quang một cách rõ ràng. Khói thuốc lá hủy hoại phổi đã đành, khói thuốc với hàng nghìn hóa chất sau khi vào máu sẽ được thải qua thận để rồi được chứa trong nước tiểu ở bàng quang và tại đây các hóa chất này dần dần gây hủy hoại hoặc đột biến các tế bào biểu mô bàng quang. Nghiên cứu cho thấy người hút thuốc lá có tỷ lệ ung thư bàng quang rất cao.

Phụ gia thực phẩm gây ung thư bàng quang hiện nay được nói nhiều là chất tạo ngọt nhân tạo cyclamate và chất làm giòn thực phẩm acrylamide. Các chất này cần được kiểm soát chặt chẽ về hàm lượng đưa vào thực phẩm để phòng tránh các nguy cơ ung thư tiềm ẩn. Uống cà phê có thể được nói đến là có lợi đối với một số bệnh nhưng đối với bàng quang thì chính nó lại là yếu tố làm tăng gấp đôi nguy cơ ung thư. Người uống hơn 4 ly cà phê mỗi ngày có nguy cơ ung thư bàng quang cao gấp 2 lần so với nhóm không uống cà phê. Lối sống cũng góp phần tăng nguy cơ ung thư bàng quang, người béo phì có tỷ lệ ung thư loại này cao hơn so với nhóm người bình thường.

Thực phẩm giảm ung thư bàng quang

Bên cạnh các chất gây ung thư bàng quang, trong thực phẩm vẫn có rất nhiều chất giảm ung thư bàng quang. Một nghiên cứu gần đây cho thấy chất glucosinolate có trong rau bông cải xanh (brocolli) có khả năng ức chế sự phát triển của khối u tế bào biểu mô bàng quang. Nghiên cứu cho thấy nhóm người ăn hơn 2 lần loại rau bông cải xanh này mỗi tuần sẽ giảm được 44% nguy cơ ung thư bàng quang so với nhóm chứng.

Trà xanh với hoạt chất ECGC (Epi Gallo Catechin Gallate) cũng được chứng minh có khả năng ức chế sự tăng sinh của tế bào ung thư bàng quang trên chuột. Thói quen uống trà xanh còn đem lại cho người tiêu dùng nhiều lợi ích khác về sức khỏe của hệ tim mạch.

Chất chiết xuất từ lá cây tầm gửi cũng được chứng minh là có tác dụng ngăn ngừa ung thư bàng quang. Hoạt chất lectin chiết xuất từ cây này có tác dụng lưu lại tại bàng quang trong một thời gian dài và có tác dụng bảo vệ.

Vitamin E từ các thực phẩm giàu vitamin E cũng giúp làm giảm đến 42% nguy cơ ung thư bàng quang.

Chất folate có trong thực phẩm nếu được ăn với lượng đầy đủ cũng giúp bảo vệ các thương tổn DNA tế bào và do đó giúp phòng ngừa ung thư bàng quang. Hội Nghiên cứu Ung thư Hoa Kỳ trong năm 2003 đã cho biết người không ăn đủ folate có nguy cơ ung thư bàng quang cao gấp 3 lần so với người ăn uống đủ folate.

Gần đây nguyên tố selenium cũng được cho là chất chống oxy hóa mạnh và có khả năng làm giảm nguy cơ ung thư bàng quang.

Ung thư đến ngày hôm nay vẫn là một bệnh khó chữa trị, do vậy việc phòng ngừa là quan trọng. Hiểu rõ các yếu tố gây nguy cơ và các yếu tố bảo vệ để chúng ta có sự lựa chọn thích hợp nhằm giảm thiểu tối đa nguy cơ ung thư bàng quang. Thật ra, dinh dưỡng và lối sống là chiếc chìa khóa cho sự thành công trong lĩnh vực này.

Theo Khoa học phổ thông

Thứ Bảy, 12 tháng 4, 2008

Đi bộ để giảm nguy cơ ung thư ruột kết


Đi bộ một giờ mỗi tuần sẽ giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh. Theo tiến sĩ Kathleen Y.Wolin thuộc Đại học Washington (Mỹ), hoạt động thể chất càng cao thì nguy cơ mắc bệnh càng thuyên giảm.

Các nhà khoa học đã khảo sát ở 79.295 phụ nữ tuổi từ 40-65 trong vòng 16 năm và nhận thấy những ai đi bộ từ 1-1,9 giờ mỗi tuần đã giảm được 31% nguy cơ mắc bệnh ung thư ruột kết so với những người không đi bộ. Riêng những ai chịu khó đi bộ hơn 4 giờ mỗi tuần đã giảm được 44% nguy cơ mắc bệnh so với người đi bộ chưa tới một giờ mỗi tuần.

Thứ Sáu, 11 tháng 4, 2008

Cách tốt nhất để chống ung thư là ngừa trước đừng cho nó xảy ra


Cam Quýt giúp ngăn ngừa ung thư
http://giotphudu.blogspot.com/2008/04/cam-qut-gip-ngn-nga-ung-th-australia.html

Ngừa Ung Thư bằng ánh nắng
http://giotphudu.blogspot.com/2008/03/nga-ung-th-bng-nh-nng.html

Ăn nhiều chất xơ giúp ngăn ngừa ung thư ngực phụ nử
http://giotphudu.blogspot.com/2008/03/n-nhiu-cht-x-ngn-nga-ung-th-v.html

Dầu Olive giúp ngăn ngừa ung thư ngực phụ nử
http://giotphudu.blogspot.com/2008/03/du-oliu-ngn-nga-ung-th-v.html

Rau quả giúp ngăn ngừa ung thư não và cổ
http://giotphudu.blogspot.com/2008/03/rau-qu-gip-nga-ung-th-no-v-ung-th-c.html

Bông cải và súp lơ ngừa ung thư tiến tuyền liệt cho nam giới
http://giotphudu.blogspot.com/2008/03/n-nhiu-sp-l-nga-ung-th-tuyn-tin-lit.html

Cam thảo hổ trợ bệnh nhân bị nhiễm virus herpes không tiến triển thành ung thư
http://giotphudu.blogspot.com/2008/04/cam-tho-chng-ung-th-m.html


Đàn ông nên ăn gì mổi ngày ?
http://nauanchay.blogspot.com/2008/03/n-ng-nn-n-g-mi-ngy.html


Nên chọn thức ăn trẻ lâu, bớt thức uống làm mau già
http://nauanchay.blogspot.com/2008/03/nn-chn-thc-n-tr-lu-bt-thc-ung-lm-mau-gi.html

Ăn chay và phụ nữ
http://nauanchay.blogspot.com/2008/03/n-chay-v-ph-n.html

Thứ Năm, 10 tháng 4, 2008

Một số thực phẩm có tác dụng phòng ngừa ung thư

Tổ chức Y tế Thế giới đã khuyến cáo, một trong các yếu tố dẫn đến bệnh ung thư là do ăn uống. Nhưng ngược lại, cũng có nhiều loại thực phẩm thông dụng hàng ngày lại có tác dụng phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm cướp đi hàng triệu sinh mạng mỗi năm này.

Các chuyên gia y học đã dự báo, đến năm 2015, số người mắc bệnh ung thư trên toàn thế giới sẽ lên đến con số 10 triệu người, và số bệnh nhân này phần lớn sẽ không có điều kiện chữa trị.

Các nhà khoa học Pháp đã kết luận rằng: Thói quen có liên quan đến bệnh ung thư. Có đến 30% những người mắc bệnh ung thư được cho rằng có liên quan đến ăn uống. Trong một công bố gần đây của Viện Khoa học sức khỏe Pháp với tiêu đề “Ăn uống với bệnh ung thư” đã nêu rõ những thực phẩm chứa nhiều mỡ, sữa nguyên bơ, thịt và những thức ăn có chứa nhiều mỡ, là những nguyên nhân có thể gây ung thư, đặc biệt ung thư đại tràng và trực tràng. Ngoài ra còn là nguyên nhân gây các bệnh tim mạch.

Tổ chức Y tế Thế giới cũng đã ghi rõ mối quan hệ giữa ăn uống và ung thư. Những thực phẩm có chứa nhiều mỡ, ướp muối, hun khói được coi là những thực phẩm có thể dẫn đến căn bệnh chết người này. Các nhà khoa học cũng đã khuyến cáo nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi là những thực phẩm có chứa nhiều các hoạt chất chống oxy hóa, vitamin, chất xơ… Và đây cũng là những yếu tố được coi là góp phần làm giảm tỷ lệ mắc bệnh ung thư. Theo các chuyên gia, ăn uống hợp lý có thể làm giảm 35% ca tử vong do ung thư. Các nhà khoa học đã khuyến cáo là không phải ăn nhiều hay ít hơn một loại thức ăn nào mà cơ bản là duy trì chế độ ăn hợp lý có các loại thực phẩm cơ bản: gạo, rau và hoa quả.

Trong vấn đề này, chúng tôi tổng hợp một số nghiên cứu khoa học về tác dụng phòng và chữa bệnh ung thư từ thực phẩm:

Tỏi: Người ta thấy rằng, những người ăn tỏi có tỷ lệ mắc bệnh ung thư dạ dày thấp nhất. Các nhà khoa học nhận thấy rằng tỏi có thể làm giảm hàm lượng đáng kể nitrite trong dạ dày và do vậy đã làm giảm thấp khả năng tạo ra nitrosamine, một chất được coi là có thể dẫn đến ung thư.

Mới đây, trong khi tiến hành nghiên cứu về tác dụng hạ thấp lượng cholesterol trong máu của tỏi, các nhà khoa học thuộc Viện Ung thư Quốc gia Mỹ đã phát hiện: Tỏi có thể làm giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt và các dạng ung thư khác như đại tràng, dạ dày, vú… Ở những người ăn mỗi ngày một tép tỏi, nguy cơ ung thư sẽ giảm một nửa so với người không ăn. Theo các nhà khoa học, ngoài tỏi ra, các loại lúa đậu, hành tươi, rau quả và trái cây cũng có tác dụng nhất định trong việc phòng chống ung thư.

Hành tây: Các nhà khoa học đã phát hiện trong hành tây có hoạt chất vescalin (C27H20O8), là chất chống ung thư tự nhiên. Tác dụng chống ung thư của chúng tỏ ra khá rõ rệt. Nghiên cứu chỉ rõ những người thường xuyên ăn hành tây có tỷ lệ ung thư dạ dày thấp hơn 25% so với những người ăn ít hoặc không ăn hành tây và tỷ lệ tử vong do ung thư dạ dày cũng thấp hơn 30%.

Cà rốt: không chỉ giàu chất dinh dưỡng mà còn là một dược liệu có giá trị. Người La Mã đã gọi cà rốt là “Nữ hoàng của các loài rau”. Trong cà rốt, ngoài các chất protid, lipid, glucid, nước, cenluloz còn chứa các muối khoáng (K, Ca, Fe, P, Cu, Mn, Mg…) và các vitamin C, D, E, B1, B2, rất nhiều caroten - chất sẽ chuyển hóa thành vitamin A sau khi vào cơ thể. Dịch ép của cà rốt được dùng bôi ngoài để chữa một số bệnh như đinh nhọt, chốc lở, nấm da, chàm, bỏng, vết thương lỏ loét, bổ trợ trong điều trị ung thư vú, ung thư biểu mô.

Cà rốt và các loại rau màu xanh, màu vàng có tác dụng phòng ngừa bệnh ung thư. Cà rốt chứa nhiều caroten (tiền vitamin A) có khả năng chuyển hóa thành vitamin A. Các nhà nghiên cứu đã kềt luận rằng: Ở những người thiếu vitamin A, tỷ lệ ung thư cao hơn 2 lần so với người bình thường. Ngoài ra, cà rốt còn chứa nhiều chất xơ, rất có lợi đối với cơ thể. Theo một nghiên cứu gần đây ở Italy, cà rốt sống chứa một lượng lớn các chất có khả năng chống lại bệnh ung thư đại tràng, trực tràng và ung thư vú.

Cà chua: Là loại thực phẩm phổ biến ở Việt Nam, còn có tên gọi là trái táo vàng. Một số nghiên cứu cho thấy trong cà chua có một loại sắc tố tạo nên màu đỏ là Lycopene cùng với Beta carôten (Vitamin A tự nhiên) có nhiều trong cà chua, có tác dụng chống oxy hóa tế bào; Do vậy cà chua có tác dụng tốt trong dự phòng các bệnh ung thư.

Các nhà khoa học nhận thấy rằng, cà chua rất có lợi trong việc phòng chống một số bệnh ung thư vú, ung thư dạ dày và ung thư đường tiêu hóa. Theo nhóm nghiên cứu do giáo sư John Erdman thuộc Đại học Illinois (Mỹ) chủ trì, để phòng chống các căn bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư tuyến tiền liệt, người ta cần ăn nguyên trái cà chua chưa chế biến. Trong một thí nghiệm trên chuột, nhóm nghiên cứu đã đưa ra nhận định rằng chất caroténoid trong cà chua được dùng dưới dạng thực phẩm phụ trợ cho món ăn sẽ kém hiệu quả hơn so với việc dùng toàn bộ trái cà chua.

Chè: Hay còn gọi là trà. Có nhiều loại trà khác nhau như trà xanh, trà đen do cách chế biến khác nhau. Phenylpolyphenol là một hoạt chất có nhiều trong nước trà được coi là một trong những chất có tác dụng chống ung thư. Nước trà có thể phòng chống một số bệnh ung thư như ung thư gan, ung thư dạ dày. Chè có khả năng ức chế việc hình thành chất nitrosamine.

Thí nghiệm trên động vật cho thấy, chuột được uống nước trà có tỷ lệ mắc bệnh ung thư giảm thấp so với nhóm chứng. Nghiên cứu của các nhà khoa học Australia tiến hành tại Trung Quốc cho thấy, phụ nữ uống trà xanh đều đặn hàng ngày giảm được 60% khả năng bị ung thư buồng trứng.

Trà xanh làm giảm nguy cơ ung thư buồng trứng, đó là kết luận của các nhà khoa học Australia. Trong một nghiên cứu được tiến hành tại Trung Quốc cho thấy, phụ nữ uống trà xanh đều đặn hàng ngày giảm được 60% khả năng bị ung thư buồng trứng.

Kết luận này được các nhà khoa học Đại học Curtin ở Perth (Australia) và các nhà khoa học Trung Quốc đưa ra sau khi tiến hành nghiên cứu trên hơn 900 phụ nữ. Dù các loại trà khác cũng tỏ ra hiệu quả nhưng trà xanh có tác dụng mạnh nhất.


Các loại nấm ăn: Các nhà khoa học Mỹ và Nhật đã phát hiện rất nhiều loại nấm ăn như nấm hương, nấm đông, nấm rơm, mộc nhĩ đen và mộc nhĩ trắng có chứa hoạt chất chống ung thư. Nghiên cứu đã chứng minh chất Pholysaccharide trong nấm đông cô có tác dụng phòng chống ung thư rất mạnh. Pholysaccharide có trong mộc nhĩ trắng và mộc nhĩ đen cũng là chất chống ung thư khá hiệu nghiệm. Những thành phần khác trong các loại nấm như chất xơ và calci cũng có tác dụng phòng chống ung thư, nâng cao sức đề kháng cơ thể.

Nấm búp: Nấm búp A. Blazei Murr có tác dụng làm thuốc và ăn cũng rất ngon. Trong nấm có nhiều vitamin: B1 0,3, B2 3,2, acid ascorbic 49,2mg%, ngoài ra còn có D2. Với thành phần acid amin đầy đủ, có thể coi nấm búp là nguồn thực phẩm cao cấp. Từ cuối thập niên 80 - đầu thập niên 90, Kawagishi ở Nhật Bản đã phát hiện ra hiệu quả chống ung thư rất cao của các hoạt chất của nấm búp. Các popysaccharid và lectin có hoạt lực chống tế bào ung thư: Hạn chế sự phát triển khối u và kéo dài thời gian sống. Các tác giả Nhật Bản còn chiết ra 4 loại steroid, ergosterol và regosterol peroxid, cerevisterol và cerebrosid có khả năng ức chế mạnh tế bào ung thư.



Nấm hương: Hay còn gọi là nấm donko, nấm shiitake. Ngoài giá trị là nấm thực phẩm cao cấp, với thành phần dinh dưỡng cao và hương vị hấp dẫn đặc biệt, nấm hương còn có những giá trị y-dược đặc sắc. Các polysaccharid tan trong nước nóng là một dược phẩm chống ung thư, đặc biệt là ung thư dạ dày. Thực tế lâm sàng, lentinan đã được kiểm tra kỹ về hoạt tính chống ung thư và hầu như không có tác dụng phụ, do đó được áp dụng như một trị liệu pháp có hiệu quả cao cho các bệnh nhân ung thư. Có những trường hợp ung thư đường dạ dày-ruột giai đoạn 3 được điều trị bằng nấm hương kết quả vẫn rất khả quan.

BS. QUÁCH TUẤN VINH (Sức khỏe đời sống )

Thứ Tư, 9 tháng 4, 2008

40-50% ca ung thư có thể ngừa bằng ăn uống tốt ( Pháp )


Trong thời đại hiện nay, ung thư là một hiểm họa cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, theo GS Henri Joyeux, Viện Ung thư Montpellierc ( Pháp ) người ta vẫn có thể phòng tránh được ung thư nếu ăn uống theo một cách khác. Ông đã trả lời phỏng vấn của nguyệt san Santé.

- Tại sao dinh dưỡng có thể phòng ngừa ung thư?

Một số cách ăn uống hợp lý :

Dùng ít nhất 4 bữa trái cây tươi theo mùa mỗi ngày. Dùng Omega 3 ít nhất 2 lần mỗi tuần. Mỗi bữa ăn đều có rau quả theo mùa. Dùng 1-2 ly trà xanh mỗi ngày. Dùng đường vàng thay vì đường trắng. Dùng một quả trứng mỗi ngày, tối đa 5 quả mỗi tuần, trừ phi cholesterol trong máu cao. Dùng một ly rượu nho đỏ mỗi ngày, giữa bữa trưa và tối.

- Ngoài vai trò nuôi sống cơ thể con người, thực phẩm còn mang lại nhiều thành phần đặc biệt có thể can thiệp vào những giai đoạn tạo thành ung thư khác nhau. Nếu một số thực phẩm có hại (như rượu), thì một số khác có lợi, đó là những thực phẩm giàu chất chống ôxy hóa (vitamin A, E, C, selenium...). Tuy nhiên, ung thư cần phải mất 10-30 năm mới xuất hiện, do đó cần sử dụng những chất ngăn ngừa ung thư nhiều lần trong một thời gian dài.

- Lý luận này có bằng chứng chứ?

- Rất nhiều thí nghiệm khác nhau đã chứng minh cho chuyện này. Tuy nhiên, một số dạng ung thư lại liên quan đến ăn uống hơn ung thư khác, chẳng hạn ung thư đại-trực tràng, vú, tuyến tiền liệt. Tại Mỹ, người ta thấy người dân Mormon sống ở bang Utah không dùng rượu, cà phê, trà, không hút thuốc, ăn ít thịt bị ung thư ít hơn những người Mỹ khác. Tại Anh, những phụ nữ nào sinh sau thế chiến thứ hai, giờ đây 55-60 tuổi, ít bị ung thư vú hơn so với những người sinh trước đó. Lý do là sau chiến tranh, do thiếu thịt, nên những phụ nữ này chủ yếu ăn ngũ cốc, trái cây và rau quả, vì thế họ được bảo vệ chống lại ung thư.

- Những thực phẩm nào cần tránh?

- Người ta lên án chế độ ăn uống mất cân bằng: quá nhiều thịt, mỡ động vật, sản phẩm sữa và đường. Đó là chưa kể rượu có thể gây ra ung thư vòm hầu, miệng, nhất là khi kết hợp với thuốc lá. Những người ăn nhiều, uống nhiều, người trẻ ăn uống vội vàng, người ăn nhiều thức ăn nhanh thì có nhiều nguy cơ bị ung thư. Khẩu phần của những người này thường có nhiều mỡ, đường và ít trái cây, rau quả.

- Thực phẩm nào cần ưu tiên sử dụng?

- Khẩu phần của người dân Địa Trung Hải được xem là có giá trị phòng ngừa ung thư nhất, vì chứa nhiều trái cây, rau quả, cá, dầu ôliu, phomát dê. Ngoài ra, dùng một ly rượu nho đỏ giữa bữa ăn cũng có giá trị ngừa ung thư.

- Thực phẩm sống và chín, loại nào tốt hơn?

- Phải ưu tiên những sản phẩm tươi sống. Một số thực phẩm có thể được ăn sống (cà chua, xà lách), một số khác thì dùng ở nhiệt độ vừa phải. Tránh nướng vì cách này có thể dẫn đến sự tạo thành những hydrocarbur có chất sinh ung thư. Thỉnh thoảng dùng thịt nướng hay cá nướng thì chẳng sao, nhưng dùng thường xuyên thì có hại.

- Làm thế nào để phòng ngừa những ung thư thường gặp?

- Phân nửa những trường hợp ung thư vú có thể tránh được nếu ăn nhiều trái cây và rau quả, giảm bớt rượu và mỡ, đồng thời tập luyện thể lực thường xuyên và duy trì trọng lượng cơ thể lý tưởng. Khoảng 60-70% trường hợp ung thư ruột có thể tránh được nếu tăng cường ăn nhiều trái cây và rau quả, nhiều sợi xơ, giảm bớt thịt, rượu, thức ăn nướng và tập thể lực. Ung thư phổi thì liên quan đến thuốc lá. Nhưng ngưng hút thuốc và kết hợp với dùng nhiều trái cây và rau quả ngay thời trai trẻ thì có thể giảm được hơn 50% nguy cơ ung thư phổi. Phân nửa trường hợp ung thư tiền liệt tuyến có thể phòng tránh nếu dùng ít thịt, đồ nướng và sản phẩm sữa.

(Theo_VnExpress.net)

Hoa quả giúp cơ thể chống lại sự lão hóa.