Thứ Ba, 29 tháng 7, 2008

Tin thế giới : Đua... ốc sên


Heikka đã đánh bại 300 đối thủ khác, chinh phục đường đua dài 33 cm trong vòng 3 phút 2 giây, xuất sắc đoạt danh hiệu vô địch giải Đua ốc sên thế giới. Cuộc đua diễn ra cực kỳ sôi nổi, gay cấn đến giờ phút chót. Giải đấu được khai mạc bởi hiệu lệnh dứt khoát của trọng tài: "Sẵn sàng, sẵn sàng, chậm chậm, bò!". Ananova đưa tin Heikka cùng với chủ nhân, chú bé 13 tuổi Georgia Brow đã nhận được chiếc cúp vinh quang nhét đầy... rau diếp ở trong. Giải đấu được tổ chức tại Norfolk (Anh quốc).

Thứ Hai, 28 tháng 7, 2008

Tầm quan trọng và sự cần thiết của nội soi tiêu hoá



Một trong những xét nghiệm về sức khoẻ được giới chuyên môn khuyến cáo thường xuyên tại Hoa Kỳ là nội soi tiêu hoá (Colonoscopy), để kịp thời phát hiện hoặc điều trị các căn bệnh nguy hiểm liên quan đến đừơng tiêu hoá mà quan trọng nhất là ung thư. Tuy nhiên, việc này chưa mấy được chú trọng tại Việt Nam, nếu như không muốn nói là còn quá lạ lẫm đối với rất nhiều người.

Nội soi tiêu hoá là gì? Tầm quan trọng và sự cần thiết của nó ra sao ? Khi nào cần phải làm nội soi tiêu hoá? Mời quý vị cùng tìm hiểu qua phần trình bày của Bác sĩ Bùi Xuân Dương, nhiều năm kinh nghiệm trong khoa tiêu hoá-dạ dày, hiện đang hành nghề tại California :

Bác sĩ Bùi Xuân Dương : Nội soi tiêu hoá là một khi mình dùng một máy quay phim cho vào bên trong đường ruột của mình để mình nhận diện ra đựoc những cái hình thù tế bào thay đổi trong hệ thống tiêu hoá. Mình cho một ống nhỏ vào trong cái bao tử, vào trong cái đường ruột thì lúc đó có thể nhận diện được cái hình của cái màn các tế bào trong cơ thể của chúng ta trên cái màn ảnh tivi.

Và từ nhiều năm qua thì với những tiến bộ vượt bực của y khoa cũng như của khoa học nói chung thì bây giờ người ta có những cái tehnique (kỹ thuật), họ chỉ bấm một vài cái nút có thể đổi ánh sáng của cái đèn thì nhìn ngay có thể nhận diện được đó là tế bào do tế bào bị mạch máu sưng vù nhiều quá, hay là do tế bào có thể là tiền ung thư.

Truy tìm những tế bào ung thư

Trà Mi : Dạ vâng. Như vậy, nói một cách tóm tắt thì nội soi tiêu hoá là soi bao tử và soi ruột để truy tìm những tế bào ung thư hoặc những bất thường trong cơ quan tiêu hoá của mình, phải không ạ?

Bác sĩ Bùi Xuân Dương : Vâng. Thưa đúng ạ.

Trà Mi : Xin Bác Sĩ cho biết sự cần thiết cũng như sự lợi ích của việc nội soi tiêu hoá.

Bác sĩ Bùi Xuân Dương : Trước hết có lẽ chúng ta nên chia làm hai phần, thưa cô Trà Mi cũng như quý vị. Trước hết nói về ruột già chẳng hạn thì ruột già là một trong những nơi dễ xuất hiện ung thư rất là quan trọng cho cả hai phái nữ và nam. Đối với quý ông thì cái ung thư nguy hiểm đầu tiên và thường xuyên nhất là ung thư phổi tại vì có lẽ là do thuốc lá, và ung thư thứ hai là ung thư ruột già.

Đối với quý ông thì cái ung thư nguy hiểm đầu tiên và thường xuyên nhất là ung thư phổi tại vì có lẽ là do thuốc lá, và ung thư thứ hai là ung thư ruột già. Còn về phụ nữ thì ung thư quan trọng nhất đầu tiên và thường xuyên nhất là ung thư , sau đó là ung thư ruột già.

Còn về phụ nữ thì ung thư quan trọng nhất đầu tiên và thường xuyên nhất là ung thư vú, sau đó là ung thư ruột già. Vì vậy mà khi soi ruột già, người ta khuyên là từ 50 tuổi trở lên, tức là kể cả đàn ông lẫn đàn bà, mặc dù không có triệu chứng gì cả, cũng nên đi soi ruột già để truy tầm ung thư.

Còn vấn đề soi bao tử thì thường thường người ta có tính cách định bệnh nhiều hơn là chữa bệnh, chỉ có một số trường hợp đặc biệt có nhiều bệnh nhân ví dụ chẳng hạn gan của họ bị chai; gan họ bị chai thì máu thay vì đi qua gan nhưng qua gan không được thì nó kiếm đường quay trở lại về tim bằng cách dùng những mạch máu trong thực quản. Vì vậy khi mạch máu trong thực quản bị sưng to quá nó có thể bị vỡ ra và bệnh nhân có thể ói ra máu. Đây là một tình trạng rất nguy hiểm.

Đa số những bệnh nhân ói ra máu vì những mạch máu trong thực quản bị vỡ ra mà không được cấp cứu đúng cách thì họ có thể lìa trần. Thành ra trong trường hợp đó chúng tôi cũng thường soi bao tử và khi mà soi bao tử thì những mạch máu đó mình có thể tiêm thuôc vô cho nó cầm máu lại, và trong lúc soi mình có thể cột nó lại luôn.

Một số các bệnh nhân khi ăn uống thất thường có nhiều khi họ mất máu, có nhiều khi họ đau bụng, xuống ký một cách kỳ lạ, thì chúng tôi cũng dùng phương pháp nội soi bao tử để xem bên trong có bị lở, bị ung thư hay không. Người Việt Nam chúng ta có xác suất ung thư bao tử cao hơn người da trắng rất là nhiều.

Triệu chứng

Trà Mi : Nhưng mà khi có những triệu chứng nào thì mới bắt đàu nghĩ tới chuyện đi nội soi tiêu hoá, hay là cứ đúng vào lớp tuổi ngoài 50 thì nên thực hiện xét nghiệm này?
Bác sĩ Bùi Xuân Dương : Thực ra thì đúng như vậy, thưa cô. Truy tầm nghĩa là mình khám phá ra bệnh trước khi bệnh nó khám phá ra mình, thì cái vấn đề là 50 tuổi trở lên là nên soi, nên thôi chứ không bắt buộc phải soi. Nếu không soi thì có sao không? Có lẽ không sao cả, nhưng mà nếu có sao thì cũng phiền lắm, thưa cô Trà Mi.

Nếu mình có triệu chứng sớm hơn 50 tuổi, trong trường hợp đối với ruột già là bệnh của người lớn tuổi, người ta thấy là 90% những người ung thư ruột già là hơn 50 tuổi. Nhưng mà cũng có nghĩa là 10% dưới 50 tuổi. Nghĩa là dưới 50 tuổi không có nghĩa là không bị ung thư ruột già.

Vấn đề là nếu mình còn trẻ thì nên truy tầm ung thư ruột già nếu mà có những triệu chứng sau đây: (1) Vì lý do nào đó mình mất máu mà không biết tại sao mình thiếu máu. Có nhiều người khi thấy thiếu máu thì thay vì đi kiếm lý do vì sao mình thiếu máu lại đi uống thuốc bổ máu.

(2) Vấn đề tiêu hoá của mình thay đổi. Tự nhiên hồi trước tới giờ mỗi ngày mình đi vệ sinh một lần mà thôi, bây giờ tự nhiên mình đi nó thay đổi lúc thì bón luc thì tiêu chảy, hoặc là khi thỉnh thoảng trong phân có máu, hoặc là bụng mình đau một cách kỳ lạ mà mình không hiểu, hoặc trong gia đình có người bị ung thư ruột già một cách tương đối sớm. Một số các người ung thư nó có thể liên quan tới nhau, ví dụ ung thư vú, ung thư tử cung và ung thư buồng trứng thì nó có thể song song với ung thư ruột già. Vì vậy những người ung thư buồng trứng thì nên đi soi ruột già để coi mình có bị ung thư ruột già hay không.

Trà Mi : Theo Trà Mi được biết những người cao niên đi soi ruột thì thường phát hiện những bướu nhỏ trong ruột.

Bác sĩ Bùi Xuân Dương : Ấy là rất quan trọng bởi vì khi mình soi thì nếu mình khám phá ra những cục bướu trong giai đoạn tiền ung thư, bướu còn nhỏ thì mình có thể cho sợi chỉ vô mình cột lại và đốt nó, hoặc mình lấy nó ra bằng phương pháp sinh thiết, thì làm như vậy mình tránh được hậu quả sau này.

Những cái bướu như cô Trà Mi vừa mới nói đó, mình cắt nó và lấy nó đi thì mình sẽ ngăn chản được đà phát triển của nó. Nếu mình để yên trong đó thì thông thường chừng 5 đến 7 năm sau thì những cái bướu đó sẽ biến thành ung thư ruột. Và một khi nó lớn quá thì có thể phải mổ.

Tái nộI soi

Trà Mi : Thưa Bác Sĩ, có hai trường hợp mình phải đi nội soi tiêu hoá : (1) Khi có những triệu chứng bất thường về tiêu hoá, (2) Ngoài độ tuổi 50. Nhưng sau khi đi nội soi tiêu hoá lần đầu tiên thì giới chuyên môn có khuyên hàng năm nên tái nội soi một lần nữa hay là cái mức độ thường xuyên là bao lâu ạ?

Nếu mình có triệu chứng sớm hơn 50 tuổi, trong trường hợp đối với ruột già là bệnh của người lớn tuổi, người ta thấy là 90% những người ung thư ruột già là hơn 50 tuổi. Nhưng mà cũng có nghĩa là 10% dưới 50 tuổi. Nghĩa là dưới 50 tuổi không có nghĩa là không bị ung thư ruột già.

Bác sĩ Bùi Xuân Dương : Vâng. Đây là câu hỏi mà rất nhiều bệnh nhân thắc mắc, thưa cô Trà Mi. Thông thường, nếu soi mà không thấy gì hết, nghĩa là ruột già của mình hoàn toàn bình thường, thì họ khuyên là 10 năm sau soi lại một lần. Nếu mà soi thấy có cục bướu, mà cục bướu đó lớn hơn 1 centimet thì họ khuyên là 3 năm soi lại 1 lần.

Nếu chỉ có cục bướu nhỏ thôi thì 5 năm soi lại một lần. Nó hơi rắc rối một chút! Nếu một bệnh nhân có ung thư phải mổ thì một năm sau phải soi lại một lần. Nhưng nói một cách tổng quát, nếu soi mà không thấy gì cả thì 10 năm sau có thể soi lại một lần.

Trà Mi : Dạ vâng. Những cục bướu nhỏ một khi đã được cắt bỏ rồi thì nó có mọc trở lại không, thưa Bác Sĩ? Hay là mình có thể an tâm là đường tiêu hoá của mình coi bộ bảo đảm rồi?

Bác sĩ Bùi Xuân Dương : Vâng. Chỗ đó nó không mọc lại nữa, nhưng mà nó có thể mọc lại ở chỗ khác bởi vì cái đặc tính di truyền.

Trà Mi : Dạ. Như vậy là cũng vẫn cần thiết phải đi nội soi thường xuyên.

Bác sĩ Bùi Xuân Dương : Vâng ạ. Bởi vậy chúng tôi vẫn nói đùa với những bệnh nhân cứ 3 năm soi lai một lần thì thấy bướu mọc lại, rằng người ta trồng cây trồng cối thì bác cứ trồng bướu!

Chuẩn bị

Trà Mi : Dạ vâng. Nhiều người thắc mắc là nội soi tiêu hoá có đau đớn lắm không và cần phải chuẩn bị những bước như thế nào về thể chất cũng như tâm lý?

Bác sĩ Bùi Xuân Dương : Bệnh nhân hay hỏi tôi câu đó. Thực ra cái đau đớn nhất thì cũng giống như lúc cắm cái kim truyền nước biển thôi. Cắm cái kim truyền nước biển là đau nhất thôi. Trước khi soi thì chúng tôi sẽ tiêm cho bệnh nhân một số các loại thuốc ngủ. Đây không phải là thuốc gây mê mà là thuốc làm cho bệnh nhân thiu thiu ngủ một chút thôi.

Đa số họ vừa nhắm mắt xong thì mở mắt ra họ kêu "Ủa, soi xong hồi nào vậy?" Đa số các bệnh nhân không hay biết gì cả. Lúc soi thì một số bệnh nhân cảm thấy hơi thốn thốn một chút nhưng mà trường hợp đó rất là hiếm.

Trà Mi : Dạ. Tức là không đau đớn gì lắm.

Bác sĩ Bùi Xuân Dương : Thường thì không đau.

Thông thường, nếu soi mà không thấy gì hết, nghĩa là ruột già của mình hoàn toàn bình thường, thì họ khuyên là 10 năm sau soi lại một lần. Nếu mà soi thấy có cục bướu, mà cục bướu đó lớn hơn 1 centimet thì họ khuyên là 3 năm soi lại 1 lần. Nếu chỉ có cục bướu nhỏ thôi thì 5 năm soi lại một lần. Nó hơi rắc rối một chút! Nếu một bệnh nhân có ung thư phải mổ thì một năm sau phải soi lại một lần.

Trà Mi : Dạ. Nhưng mà có cần phải chuẩn bị ăn uống như thế nào, rồi thuốc men ra sao, trước và sau khi đi nội soi, thưa Bác Sĩ?

Bác sĩ Bùi Xuân Dương : Vâng. Cái đó là cái khổ nhất của việc đi soi ruột già khi mà phải uống thuốc xổ. Thông thường có những người bón quanh năm suốt tháng thì khi cho họ uống thuốc xổ thì họ thích lắm. Nhưng mà thông thường thì nửa ngày trước khi soi, ví dụ Thứ Hai mình đi soi thì sáng Chủ Nhật chúng tôi vẫn cho bệnh nhân ăn sáng bình thường, buổi trưa thì ăn thức ăn nhẹ - không nên ăn thịt. Chúng tôi hay khuyên là ăn miến mà không có thịt thà gì hết.

Khoảng chừng 2-3 giờ chiều trở đi thì có thể uống thuốc xổ. Với những thứ thuốc mới bây giờ thì chỉ cần uống ba bốn ly nước thuốc thôi, có thể pha với nước cam hay nước táo cho dễ uống. Trong thời gian uống thuốc xổ thì uống thêm 2 lít nước nữa, bất cứ nước gì cũng được, miễn sao nó trong thôi chẳng hạn nước táo, nước xoài, nước bưởi, v.v.

Thì sau khi uống thuốc xổ thì mình đi cầu khoảng 10 lần tới 12-13 lần, nó có thể làm cho bệnh nhân hơi khó chịu một chút. Rồi sau 12 giờ đêm trở đi thì không được ăn uống gì cả. Hôm sau, đánh răng rửa mặt, đi soi, thì phải nghỉ một ngày làm việc, tại vì ngày đi soi bệnh nhân đuợc tiêm một chút thuốc ngủ nên khi về nhà thì bệnh nhân hơi ngầy ngật một chút, nên chúng tôi khuyên bệnh nhân không nên lái xe tại vì có thể nguy hiểm cho tính mạng.

Trà Mi : Nhưng sau khi soi rồi thì về có đựoc ăn uống lại bình thường ngay lập tức không?

Bác sĩ Bùi Xuân Dương : Thông thường soi xong chúng tôi hay cho bệnh nhân ăn nhẹ crackers ngay tại chỗ cho bệnh nhân đỡ đói.

Bác sĩ Bùi Xuân Dương : Về đến nhà thì họ ăn uống bình thường thôi.

Trà Mi : Dạ vâng. Thưa Bác Sĩ , ngoài ra thì có những gì mà bệnh nhân cần lưu ý sau khi đã thực hiện xong nội soi tiêu hoá? Ăn uống thì có cần những chất quá cứng hay như thế nào?

Bác sĩ Bùi Xuân Dương : Thông thường nếu soi ruột già mà hoàn toàn bình thường thì họ về sống bình thường như trước. Nếu có những cục bướu lớn lắm mà chúng tôi đốt thì lúc đó chúng tôi có khuyên bệnh nhân có lẽ không nên uống Aspirin trong vòng một tuần lễ. Chứ còn ăn uống thì không cần phải thay đổi. Xin thành thật cảm ơn quý vị đã nghe chúng tôi. Xin gửi quý vị một lời chúc an bình hạnh phúc

Chủ Nhật, 27 tháng 7, 2008

Phong trào uống thuốc giảm cân, giảm béo tai hại




Số người bị thừa cân hoặc thậm chí là bị béo phì tại Việt Nam trong những năm gần đây có dấu hiệu tăng lên, kéo theo phong trào uống thuốc giảm cân, giảm béo nở rộ đến nỗi giới chuyên môn phải lên tiếng cảnh báo.

Theo số liệu từ Bộ Y Tế Việt Nam, khoảng 16% những người trong độ tuổi từ 25 tới 64 tại Việt Nam bị dư cân hoặc bị béo phì. Photo: AFP Theo số liệu từ Bộ Y Tế Việt Nam, khoảng 16% những người trong độ tuổi từ 25 tới 64 tại Việt Nam bị dư cân hoặc bị béo phì.

Nguyên nhân được lý giải cho tình trạng gia tăng chứng bệnh thời đại công nghiệp này là do sự phát triển kinh tế đã góp phần làm thay đổi thói quen ẩm thực của người dân. Theo giới chuyên môn, hiện nay thực đơn hàng ngày của mỗi hộ gia đình Việt Nam chứa nhiều chất đạm, chất béo, và các sản phẩm từ bơ sữa nhiều hơn bao giờ hết. Thống kê của Bộ Y Tế cũng cho thấy bình quân một người Việt Nam bây giờ tiêu thụ khoảng 80 gram thịt và 350 gram gạo mỗi ngày.

Thêm vào đó, mỗi hộ gia đình giờ chỉ có từ 1 đến 2 con theo chính sách kế hoạch hoá gia đình của nhà nước, cũng là một yếu tố giải thích cho tình trạng tăng trọng lượng của dân số. Bởi lẽ, trong những gia đình ít con cái thì những đứa trẻ được bố mẹ nuôi dưỡng kỹ càng hơn, nhất là về lĩnh vực ăn uống.

Ngoài ra, còn một nguyên nhân rất đáng kể khác của bệnh béo phì là do không có chế độ ăn uống và ít vận động cơ thể một cách hài hoà, khoa học, khiến năng lượng thu vào quá nhiều mà không được tiêu hao đi, như phát biểu của Bác sĩ Bùi Xuân Dương, Chủ Tịch Hội Y Sĩ Miền Nam California, Hoa Kỳ:

Bác sĩ Bùi Xuân Dương : Lý do của béo phì là vì ăn nhiều hơn lượng thực phẩm mà cơ thể mình cần, ăn không đúng cách, ăn nhiều mà ít hoạt động.

Ảnh hưởng đến sức khỏe

Bệnh béo phì có thể gây ảnh hưởng ra sao đối với sức khoẻ? Bác sĩ Dương tiếp lời:

Bác sĩ Bùi Xuân Dương : Bệnh béo phì có thể làm cho 4-5 bệnh đi chung với nhau: cao máu, cao mỡ, cao tension, cao cholesterol, đưa tới những bệnh tật khác như là đau tim, tai biến mạch máu não, nếu tất cả mạch máu bị cứng lại thì hư cả thận. Thành ra béo phì rất là nguy hiểm.

Trong số những bệnh nhân bị dư cân tại Việt Nam, tỷ lệ càng tăng dần đối với những người trên 35 tuổi, đặc biệt là phụ nữ chiếm khá đông. Cùng với sự gia tăng ấy, thị trường thuốc làm ốm, giảm cân, tan mỡ cũng sôi động hẳn lên, với bao nhiêu lời quảng cáo êm tai, đầy hứa hẹn, thu hút đông đảo nữ giới, những người ao ước nhanh chóng rũ bỏ lớp mỡ thừa thãi, không phải để bảo vệ sức khoẻ mà chủ yếu là vì mục đích thẩm mỹ. Các loại dược phẩm này được bày bán công khai tại các tiệm thuốc tây, với vô số nhãn hiệu và nguồn gốc xuất xứ. Chủng loại cũng đa dạng, từ tân dược như thuốc tây dạng viên, đến thảo mộc thiên nhiên như trà làm tan mỡ, v.v.

Một chủ tiệm thuốc tây lớn ở đường Hai Bà Trưng (TPHCM) cho biết:

"Nó có thảo dược, rồi đủ thứ hết. Rồi còn có Xenical, Ovigat, Redutill, nhiều loại nhưng Redutill là mạnh nhứt, có hiệu quả lắm. Một hộp Redutill có thể xuống 5 ký đó. Một hộp là 28 viên, ngày uống có 1 viên thôi."

Điều đáng nói là hầu hết những loại "thuốc làm ốm" này được bán cho người tiêu thụ rất dễ dàng, không cần toa bác sĩ, vì theo lời người bán, chúng tương đối an toàn, không có tác dụng phụ, như lời chào hàng của một chủ tiệm thuốc tây đông khách trên đường Lê Văn Sỹ, Quận 3:

"Nhiều loại thuốc nhưng có Xenical là thuốc dùng tương đối an toàn. Xenical không có tác dụng phụ thì không cần toa bác sĩ."

Nhưng theo Bác sĩ Bùi Xuân Dương thì:

Bác sĩ Bùi Xuân Dương : Thực ra không có thuốc nào là không có phản ứng phụ. Họ mà nói cái thuốc này là vô hại thì câu đó rất là có hại cho người tiêu thụ.

Tuy nhiên, giới tiêu dùng tại Việt Nam hầu như vẫn còn thờ ơ với những lời cảnh báo như thế này.

Một khách hàng từng sử dụng thử một vài loại thuốc giảm cân và trà làm ốm nhưng chưa thấy tác dụng cụ thể, chia sẻ:

"Nhiều người người ta cũng cảnh báo là không nên dùng tại vì nó cũng không có ép-phê gì lắm, nó có hại cho sức khoẻ. Nhưng mà Việt Nam mình đâu có cần biết, chỉ thấy quảng cáo nói tốt thì người ta uống thôi. Bạn bè quảng cáo thấy người ta uống xuống cân thì mình cũng uống thử vậy đó."

Các loại thuốc giảm cân, giảm béo lợi-hại ra sao, sử dụng lâu ngày có dẫn đến những tác dụng phụ nào không? Bác sĩ Dương cho biết:

Bác sĩ Bùi Xuân Dương : Các thứ thuốc bán trên thị trường, có hai loại thuốc chính. Thứ thuốc có bỏ chất cà-phê trong đó thì chất cafein nó làm cho người ta không muốn ăn nữa. Còn thứ thuốc thứ hai nó làm thức ăn không hấp thụ được nữa thành ra uống vô nhiều khi bụng bị sình lên, bị đi tiêu chảy.

Còn người Việt Nam hay đi mua những thứ trà diet thì đó chỉ là những thuốc xổ. Họ uống những loại trà diet, họ bị đi tiêu chảy, tức là khi mình ăn và thức ăn chưa kịp ngấm thì đã bị loại ra rồi như vậy sẽ xuống cân.

Nếu mà làm một ngày hai ngày thì không sao, nhưng nếu cứ uống ngày này qua tháng nọ thì nhiều khi đường ruột sẽ bị hư đi, rồi mình cứ phải uống thuốc đó cho đi cầu thì mai mốt mình bị lờn thuốc làm cho không đi cầu được nữa và nó làm cho cơ thể mình bị lệ thuộc vào thuốc. Một khi mình nghỉ uống thuốc đó thì mình sẽ bị tăng ký lại
.

Vậy làm thế nào để giảm ký một cách hiệu quả và an toàn nhất? Chúng ta hãy nghe lời lời khuyên từ giới chuyên môn:

Phương pháp giúp tránh tình trạng béo phì

Bác sĩ Bùi Xuân Dương : Phương pháp giúp tránh tình trạng béo phì là ăn bớt đi, nhưng thật ra rất là khó làm. Thường thường tôi khuyên bệnh nhân là nửa tiếng đồng hồ trước khi ăn thì tập thể dục cho thật mệt và khi mệt quá rồi thì uống tí sữa thì bụng sẽ đầy lên làm mình không muốn ăn uống nữa, như vậy có thể sẽ giảm ký. Hoặc là trong bữa ăn thì mình ăn vừa thôi chứ không ăn thật no.

Nếu làm như vậy mà không hết béo phì thì phải tìm lý do tại sao mình bị béo phì, tại vì có một số bệnh tật có thể làm cho mình bị béo phì. Khi bệnh nhân mập quá cũng nên đến phòng mạch bác sĩ khám để coi cholesterol có cao hay không và chữa trị cái đó trước; điều này có thể làm giảm bệnh béo phì luôn.

Chúng tôi khuyên là những thứ thuốc quý vị mua ngoài thị trường, không cần toa bác sĩ, trước khi uống nên tham khảo ý kiến bác sĩ của mình.

Tại Việt Nam, hiện có khoảng 2 triệu bệnh nhân tiểu đường, một trong những hệ quả của bệnh dư cân. Tuy nhiên, điều đáng quan tâm là không phải bệnh nhân nào cũng ý thức được rằng nguyên nhân chính của căn bệnh khó chữa này xuất phát từ trong bữa ăn hàng ngày của họ.

Dù bệnh béo phì chưa phải là một vấn đề đáng ngại tại Việt Nam nhưng các chuyên gia dự báo rằng trong thời buổi "hiện đại hoá-công nghiệp hoá" ngày nay, số người bị bệnh thừa cân sẽ tiếp tục gia tăng nhanh chóng, nếu như ngay từ bây giờ nhà nứơc không có các biện pháp hữu hiệu nâng cao nhận thức của người dân về căn bệnh nhiều rủi ro này.

Thứ Ba, 22 tháng 7, 2008

Lạy Phật cực tốt cho sức khõe cho các cụ nơi xứ người


Sau thời gian dài sống tại Bắc Âu cũng như Đông Bắc Hoa Kỳ là những vùng rất lạnh của thế giới, chúng tôi nghiệm ra tại đây có rất nhiều người mắc phải những chứng bệnh thuộc về phong thấp như đau nhức khớp xương. Nhất là những người lớn tuổi đến từ các nước thuộc khu vực nhiệt đới. Bác sĩ khuyên mọi người nên tập thể dục.

Ai cũng thấy lời khuyên đó đúng. Vì sang đây chúng ta ít khi có cơ hội để vận động thân thể cho máu huyết lưu thông. Chúng ta ngồi quá nhiều, vừa bước ra khỏi nhà đã leo lên xe, đến sở làm phải ngồi suốt buổi. Ngày này sang ngày nọ cứ như thế. Thêm vào đó, qua sự ăn uống cơ thể chúng ta tiêu thụ quá nhiều độc tố. Từ đó đủ các chứng bệnh về tim cũng như ung thư phát sinh. Tuy thế việc tập thể dục vẫn là vấn đề nan giải. Với những người trẻ tuổi ít gặp khó khăn hơn. Còn đối với những người lớn tuổi, đây quả thật là một khó khăn lớn. Vì văn hoá khác biệt, các cụ ta thấy ngại ngùng trong việc đi bơi đi lội, đi đến nhà tập thể dục để luyện tập thân thể. Đó là chưa kể vấn đề di chuyển cũng như ngôn ngữ, vì phần lớn các cụ không biết lái xe và tiếng tăm không thông. Còn việc đi bộ cũng không dễ dàng thực hiện được, vì vào mùa ấm còn đi lại chút đỉnh, chứ những ngày lạnh chẳng dám hé cửa, đừng nói chuyện ra ngoài đường. Nếu đi không khéo, trợt tuyết té thì khổ thân. Nói tóm lại là đành chịu chết. Các vị than phiền và không biết phải giải quyết vấn đề như thế nào. Chúng tôi chỉ khuyên các cụ hãy cố gắng thực tập pháp môn Lạy Phật mỗi ngày, sáng cũng như tối.

Các cụ theo đó thực tập. Vài tuần lễ sau đã có người đến chùa cám ơn, nhờ thực tập pháp môn Lạy Phật đã khỏi bệnh. Có vị cho chúng tôi hay sau mấy tuần lạy Phật, bây giờ đã hết luôn chứng đau lưng. Chứng bệnh mà vị đó đã bị từ nhiều năm nay, uống thuốc gì cũng không khỏi. Các vị khác cho hay bây giờ ngủ ngon giấc không mộng mị, các chứng tê nhức cũng đã hết. Còn những người trung niên cũng cho biết họ đã bán các dụng cụ tập thể dục, vì cứ mỗi sáng sau khi lạy hai mươi phút mồ hôi toát ra như tắm, như thế thì hơn thể dục nhiều.

Pháp môn Lạy Phật không phải chỉ có các Phật tử thuộc truyền thống Tịnh Độ thực hành, nhưng phương pháp này cũng được các truyền thống khác tu tập.

Với Phật Giáo Tây Tạng vấn đề lạy Phật là một phương pháp tu căn bản. Trong truyền thống này, khi bắt đầu những kỳ nhập thất dài hạn, thông thường kéo dài ba năm ba tháng ba ngày, các vị lạt-ma lạy một trăm ngàn lạy. Mỗi ngày từ sáng đến tối chỉ thực hành lạy Phật. Trung bình mỗi ngày lạy được ba ngàn lạy, và cứ lạy liên tục như thế trong ba tháng mười ngày thì đủ một trăm ngàn.

Có người thắc mắc không hiểu lạy như thế có lợi ích gì? Vấn đề này chúng ta sẽ tìm hiểu cặn kẽ trong phần sau. Đại khái chúng ta có thể hiểu đây là giai đoạn chuẩn bị cho thời gian "hạ thủ công phu" để nỗ lực tinh tấn trên con đường khai triển tuệ giác. Sự chuẩn bị này được chú trọng trên cả hai phương diện thân và tâm.

Sau giai đoạn lễ lạy đó, tâm hồn hành giả thơ thới, thân thể tráng kiện. Khi đó vị hành giả cảm thấy như mình được tái sinh từ thể xác đến tinh thần. Cần hội đủ những điều kiện cần thiết đó thì công cuộc khổ tu của những tháng năm đến mới thành tựu viên mãn. Chúng ta cũng nên biết rằng, Tây Tạng là một nước ở trên núi Hy Mã Lạp Sơn, một dãy núi cao nhất thế giới, tuyết phủ quanh năm. Trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt như thế, nếu không có một thân thể cường tráng một ý chí mãnh liệt thì khó có thể tiếp tục công việc tiến tu.

Do đó sự hành trì lễ lạy là một phương pháp tốt để đạt những mục tiêu ban đầu. ngoài ra các Phật tử Tây Tạng cũng thực hành phương pháp "nhất bộ nhất bái" (nghĩa là: đi một bước lạy một lạy) trong các cuộc hành hương chiêm bái các thánh tích như: Cung Potala nơi Đức Đạt Lai Lạt Ma ngự, các tu viện nổi tiếng nơi có bảo tháp các vị tổ sư...

Quang cảnh rất cảm động chung quanh Bồ Đề Đạo Tràng, nơi Đức Phật Thành Đạo, là hàng trăm vị Lạt-ma cùng các Phật tử Âu Mỹ thực hành pháp môn lễ lạy. Họ cứ lạy từ sáng đến chiều và từ ngày này sang ngày nọ. Cách lạy của người Tây Tạng cũng khác hơn chúng ta là họ lạy nằm dài hết cả người xuống đất. Tấm ván dùng để lạy trở nên bóng loáng và chỗ hai bàn tay chống xuống để đẩy dài người ra bị lõm sâu xuống. Điều đó chứng tỏ họ đã lạy không biết bao nhiêu ngàn vạn lạy rồi.

Qua những khảo sát đó, chúng ta hiểu được: Tại sao dân Tây Tạng có thể sống khoẻ mạnh trên đỉnh núi tuyết, nơi lạnh lẽo và thiếu dưỡng khí? Làm thế nào để có được tín tâm vững chải nơi Tam Bảo? Làm sao để thành đạt kết quả tu tập? Những thành tựu đó có thể nói phần lớn nhờ bởi công phu lễ bái. Chính việc Lạy Phật đã giúp cho dân Tây Tạng sống khoẻ mạnh từ thể chất đến tinh thần, có tín tâm kiên cố nơi Tam Bảo, và thành tựu sự nghiệp tu chứng. Ngày nay dân tộc nhỏ bé yếu kém đó đã mang Phật Pháp truyền bá khắp nơi.

Sự Lợi ích

Phương pháp Lạy Phật là kết tinh của những kinh nghiệm tu tập sâu sắc từ những truyền thống đạo học Đông phương. Do đó những lợi ích mang lại từ sự hành trì pháp môn này vô cùng lớn lao. Sự lợi ích đó đạt được cả trên hai phương diện thân xác cũng như tinh thần.

Về Thân: phương pháp Lạy Phật mang lại những hiệu quả sau:

1. Trước hết, động tác lạy Phật là một phương pháp thể dục tốt. Với những cử động nhẹ nhàng, nhưng tất cả các bắp thịt trên toàn thân đều được vận động tối đa. Khác với lúc tập thể dục, vì thông thường khi thể dục chúng ta không vận động tất cả các bắp thịt đồng đều cùng một lúc. Ví dụ: khi đi bộ, chúng ta vận động nhiều bắp thịt ở chân. Chỉ có bơi lội chúng ta mới cử động toàn thân. Trong lúc lạy Phật, tất cả các bắp thịt trên cơ thể đều hoạt động làm khí huyết toàn thân lưu chuyển giúp chúng ta chữa trị các chứng thấp khớp, cũng như phòng ngừa các chứng bệnh hiểm nghèo khác..

2. Các huyệt đạo quan trọng trên cơ thể được tác động. Từ huyệt bách hội trên đỉnh đầu xuống đến huyệt đan điền dọc theo xương sống và các huyệt ở tay chân. Chúng ta cảm thấy có một luồng khí nóng chạy đều khắp cơ thể và mồ hôi theo các lỗ chân lông tuôn ra. Theo y học Đông phương, một khi các huyệt đạo trên cơ thể được tác động, khí huyết sẽ lưu chuyển và bệnh tật sẽ tiêu trừ.

3. Sau khi Lạy Phật xong, hãy ngồi xuống chừng mười lăm phút, chúng ta sẽ có cảm giác an lạc thư thái ngay vì các huyệt đạo đưọc tác động. Sự an lạc này rất sâu sắc, một kinh nghiệm rất đặc biệt mà chúng ta chỉ đạt được trong lúc thiền định. Sự an lạc này mang lại cho chúng ta niềm hoan lạc suốt ngày. Từ đó những phiền não, những ưu tư, những đau buồn... cũng nhanh chóng tan biến.

4. Các trọng huyệt này tương ứng với các luân xa trong truyền thống yoga Ấn Độ. Các luân xa này nằm dọc theo xương sống từ đỉnh đầu xuống đến bàn tọa gồm bảy luân xa. Một khi được tác động, các luân xa này giúp chúng ta khai triển được những năng lực mầu nhiệm tiềm tàng trong mỗi người, tạo điều kiện thuận tiện cho việc phát triển tâm linh.

Cách đơn giản nhất, chúng ta lạy theo hơi thở. Cứ hít vào chúng ta đứng lên và thở ra chúng ta lạy xuống. Cứ lạy chậm rãi. Mỗi lạy chúng ta niệm một danh hiệu Phật và đếm một, cứ như thế cho đến đủ số. Hoặc chúng ta có thể theo dõi đồng hồ và lạy đủ thời gian ấn định thì ngưng. Hoặc mười lăm phút, hai mươi phút hay nửa giờ. Đó là những phương cách đề nghị để chúng ta tùy nghi thực hành.

Sự lễ lạy có thể thực hiện bất kỳ chỗ nào. Miễn là chúng ta có được khoảng không gian bằng chừng chiếc chiếu là đủ để lạy rồi. Tốt nhất là trước bàn Phật, nếu không thì ở chỗ nào cũng được, miễn tâm thành là được. Ngay cả trong phòng ngủ, mỗi sáng lúc thức dậy hay mỗi tối khi đi ngủ chúng ta có thể thực tập.

Khi lạy hai tay chắp ngang trán, đưa xuống ngực rồi lạy xuống sát đất. Điều này biểu tượng cho "thân tâm cung kính lễ" (đem thân đoan nghiêm và tâm thành kính để lễ lạy). Lúc lạy xuống hai tay, hai chân và trán phải chấm đất (ngũ thể đầu địa: năm phần của thân thể đều chạm đất). Chúng ta nên đứng thẳng người rồi lạy xuống, sau đó đứng thẳng lên. Như thế các bắp thịt khắp châu thân được vận động tốt hơn (trừ khi yếu chân, có thể quỳ lạy).

Kết Luận

Tóm lại, phương pháp lạy Phật là một phương pháp rất đơn giản, nhưng mang lại những lợi ích rất lớn. Ai tập cũng được, bất kỳ nơi đâu và không cần phải sắm dụng cụ gì cả. Đây là kết tinh của những kinh nghiệm tu luyện quý báu của chư tổ, đã kết hợp các phương pháp tu tập của Thiền gia và vũ thuật gia để chế tác thành. Sự thực hành pháp môn này mang lại lợi ích rõ rệt cho cả thân lẫn tâm. Thân thể cường tráng chữa trị và phòng ngừa các chứng bệnh hiểm nghèo như bệnh tim, áp huyết cao, ung thư.. Tinh thần an lạc thư thái. Sống an vui hạnh phúc trong hiện tại. Tạo điều kiện thuận tiện khai triển khả năng tâm linh vô biên để tiến tới giải thoát hoàn toàn
Theo Pháp Môn Lạy Phật ( Thích Trí Hoàng )

Thứ Hai, 21 tháng 7, 2008

Nghệ thuật trồng cây trong nhà

Không chỉ đơn thuần mang lại bóng mát, màu sắc, hương thơm..., cây xanh còn góp phần rất lớn trong việc tạo vi khí hậu trong lành, giảm bớt khói bụi, khí độc. Ðiều này ai cũng đã biết. Nhưng việc bài trí cây xanh trong nhà là cả một nghệ thuật thì không phải ai cũng hiểu rõ.

Cha ông ta khi trồng cây quanh nhà hay tạo vườn, làm hoa viên đều còn kèm theo việc khai thác lợi ích thực tế, ví dụ cây trồng làm thuốc, làm rau xanh hay trái cây chứ không thuần túy trang trí. Bố cục cây xanh trong vườn nhà của người Việt tương đối tự do, linh động theo hoàn cảnh mỗi nhà và dùng cây cối như một yếu tố hỗ trợ phong thủy cho nơi cư trú. Bởi cũng như các thành phần khác trong không gian cư trú, cây xanh chịu tác động của môi trường và thích ứng với môi trường thông qua biểu hiện hình thế cao - thấp, to - nhỏ, cứng - mềm... là các đặc tính của những mặt đối lập trong âm dương và ngũ hành sinh khắc. Chọn lựa cây xanh trồng trong nhà ở nếu hài hòa âm dương, ngũ hành thì không những đem lại thẩm mỹ cao mà còn thúc đẩy sinh khí hưng vượng cho nơi cư ngụ. Vì nhà ở trong đô thị chật hẹp, đất trồng cây trở nên khan hiếm, việc đưa cây xanh vào nội thất rất quan trọng để hình thành nên các cảnh quan thiên nhiên thu nhỏ, cải thiện môi trường ở và điều chỉnh luồng khí, chống lại các tác động xấu từ bên ngoài.

Trên thế giới nổi tiếng về nghệ thuật vườn là các nước trong khu vực châu Á, như Nhật Bản và Trung Quốc. Vườn Nhật Bản đặc sắc nhất là tính tượng trưng và tính cô đọng thể hiện trong nghệ thuật cắm hoa (Ikebana) và bố cục vườn Thiền (Zen Garden) - rất đơn giản, nhưng đầy hàm súc, ẩn dụ qua từng bố cục, như vườn khô -Karesansui, chỉ với vài tảng đá và sỏi cuội thể hiện quan hệ Thiên - Ðịa - Nhân. Còn nghệ thuật vườn Trung Quốc lại chủ yếu nhấn mạnh việc mô phỏng tự nhiên và thay đổi tâm trạng cho người thưởng ngoạn bằng các thủ pháp chia cắt, đóng mở, rẽ ngoặt... mang nhiều yếu tố xếp đặt.

Hiện nay nhiều nhà biệt thự ở Việt Nam thiên về phong cách Nhật Bản, sử dụng thủ pháp này với sự giản lược chi tiết rườm rà, ít cây cối hơn và đưa thêm một số yếu tố như sàn gỗ ghép, đèn đá, máng dẫn nước, chọn lọc cây cảnh để mang lại không gian vườn cây xanh vừa phải trong bố cục nội thất. Tuy có khá nhiều loại cây đang trồng ở ta vốn có xuất xứ từ khắp nơi trên thế giới, nhưng khi phát triển ở Việt Nam, chúng vẫn được chọn lựa và bố trí theo một cách thức mang bản sắc văn hóa địa phương rõ rệt.

Các kiến trúc sư chuyên về nội thất gần đây có những nghiên cứu đi sâu tới sự phân bố cây xanh trong nhà trên cơ sở không gian, thời gian và đặc tính. Cây xanh cho nội thất nên là những loại cây phù hợp với môi trường sống ít ánh sáng trực tiếp và chịu bóng râm. Tất nhiên trong điều kiện nội thất thì khó có loại cây nào bền lâu mà phải thường xuyên luân chuyển, đưa cây ra ngoài khí trời hoặc thay đổi thường xuyên thì cây mới xanh tươi.

không gian giao thông là những vùng đi lại và tập hợp người nhiều như hành lang, cầu thang, hàng hiên, lối đi trong vườn (theo phong thuỷ có tính dương) cần trồng những cây nhỏ, ít gai nhọn hay cành chĩa, thân lá gọn và không vướng víu như trúc Nhật hoặc hoa, cây bụi thấp, mềm mại, không che khuất tầm nhìn và cản trở di chuyển - là những cây có tính chất âm.

Các không gian riêng như phòng ngủ, phòng làm việc, phòng trà (thuộc âm) thiên về tĩnh, thông thường cây trồng có tính trang trí điểm xuyết nhẹ nhàng, nên cây trồng chỉ là bổ sung tính dương thêm, chứ không phải làm cho không gian tưng bừng sắc hoa lên. Có thể đặt cây bonsai, xương rồng (bàn làm việc), chậu hoa và lá sáng màu chứ không nên dùng những cây sậm màu hoặc rũ mềm sẽ trông càng thêm tối. Trong phòng làm việc có một cây xương rồng nhỏ trong chậu xinh xinh đặt góc bàn hoặc cây bonsai thế sẽ rất tốt. Những cây như phát tài hoặc các loại hoa đều phù hợp giúp thư giãn hơn khi làm việc.

phòng khách, những không gian đối ngoại như tiền sảnh, phòng ăn vào dịp lễ tiệc nên chọn đặt các cây có tính trang trọng, cân đối, bề thế và nghiêm túc. Ví dụ chậu mai thế hay kim quất ngày Tết, chậu phát tài góc phòng khách hoặc phát tài núi đặt đầu cầu thang đều là những cây có dáng đẹp, hoa tươi. Cần chú ý cây có những sắc xanh, đỏ và vàng tượng trưng cho mùa xuân - hè, kích hoạt nguồn khí. Bonsai đẹp và tuổi thọ cao như si, đa đều phù hợp để vừa trang trí vừa tương hợp với nội thất. Những cây này cũng đòi hỏi gia chủ có thời gian chăm sóc và hiểu biết về nghệ thuật bonsai.

Ðối với không gian bếp, có thể bố trí những cây nhỏ gọn, tránh vướng víu và có tác dụng khử mùi, giảm khói như dương xỉ. Phòng ăn thì nên đặt một số chậu cây có sắc màu tươi vui kích thích tiêu hóa, ví dụ như tía tô cảnh, đỗ quyên, lá đỏ.

Với không gian chuyển tiếp trong ngoài (như hàng hiên, bậu cửa sổ, bồn hoa logia) thì cây trồng chọn lựa dễ hơn do có tiếp xúc trực tiếp mưa nắng bên ngoài, nhưng cũng cần lưu ý độ sáng của mặt lá, tầm nhìn và sự tương ứng với không gian kế cận.

ngoài vườn có thảm cỏ xanh mượt thì cần thêm cây cao dáng thẳng; bồn cây chủ yếu là lá tròn nhỏ xanh với những hoa lớn đỏ. Cây xanh vươn lên thuộc dương, phần bóng râm thuộc âm, do đó dù đất có rộng vẫn nên dành ra khoảng trống để ánh sáng chiếu vào, làm hồ nước, tạo cao thấp và thay đổi độ cao cây, tạo âm dương thay đổi, chứ không nên trồng cây cao kín mít.

Trồng cây trong nhà cần lưu ý cây cối là thước đo trường khí từng không gian nhà ở. Chọn cây phù hợp và chú ý chăm sóc, theo dõi nếu cây bị héo úa hay kém phát triển thì tức là nội khí không tốt, nên thay đổi chủng loại cây hoặc kiểm tra lại môi trường chung quanh để điều chỉnh tương hợp (ví dụ thêm ánh sáng, nước).

Sưu tầm

Chủ Nhật, 20 tháng 7, 2008

Relaxation music ( Nhạc êm dịu không lời )

Thứ Bảy, 19 tháng 7, 2008

Relaxation Music - Painting the Ocean ( Nhạc Hòa Tấu êm dịu )

Thứ Sáu, 18 tháng 7, 2008

Nhạc hòa tấu êm dịu thư giản

Thứ Năm, 17 tháng 7, 2008

Song of Peace by Kitaro ( Ngợi Ca Hòa Bình )

Thứ Tư, 16 tháng 7, 2008

Hệ đất trồng multi tại Việt Nam

Xới đất để nước rút tốt, không gây ngập úng.

Tháo nilon trước khi trồng vào chậu.


Cần có thêm đất để chèn cho cây con vững vàng trong chậu.

Sau khi trồng cần tưới nước ngay để rễ bắt vào môi trường mới.


Bưởi chỉ 1 m cũng đã cho quả.

Cà tím cho trái sum suê.

Hệ đất này đáp ứng nhu cầu của người làm vườn, nhất là những người không chuyên nghiệp, thích kiến tạo một không gian xanh cho gia đình, nơi làm việc, khu phố… Dòng sản phẩm đất multi đã được xử lý bằng công nghệ sinh học, thích hợp khí hậu Việt Nam để trồng trong khay, chậu, máng, bồn hay luống.

Thành phần chính của hệ multi là giá thể hữu cơ từ bụi xơ dừa, phân trùn quế, rong biển, hệ vi sinh vật hữu ích, bánh dầu lên men… Đây là nguồn hữu cơ lâu dài, thân thiện môi trường, không chất độc và vi sinh vật gây hại; hoàn toàn không có đất thật, không dùng phân hóa học, thuốc trừ sâu bệnh hóa hóa học.

Hệ multi có 11 sản phẩm riêng được phối trộn khác nhau để tạo nền dinh dưỡng cân đối cho nhiều loại cây trồng; đồng thời có sự kết hợp liên hoàn giữa các sản phẩm với nhau. Ví dụ, đất multi tổng quát, đất cho rau ăn lá, đất rau ăn quả và hoa, đất ăn trái, đất ginut chuyên trồng rau mầm…

Các loại hạt giống, cây giống thường được mọi người sử dụng là các loại cải, dền, rau đay, tần ô, rau muống, mồng tơi, xà lách, bắp cải… bầu, bí đỏ, bí đao, cà chua, cà tím, dưa hấu, dưa leo, dưa gang, đậu bắp, đậu đũa, cô ve, khổ qua, mướp, ớt… quế, tía tô, ngò, kinh giới, hành lá...

Thứ Ba, 15 tháng 7, 2008

Trồng rau trong nhà

Ngày nay, nông nghiệp phát triển cho phép chúng ta hoàn toàn có điều kiện để trồng được rau ăn lá, cây ăn quả… trên sân thượng, trong sân vườn trước, sau nhà, ban công… dù diện tích đôi khi chỉ là nửa mét vuông.


Trước tác động xấu của lượng thuốc trừ sâu còn vương trên các loại rau trái thì cách trồng mô hình gia đình này cho thực phẩm sạch, an toàn. Trồng cây là cái thú chăm bón, tưới tắm, thấy cây đơm hoa kết trái, phát triển từng ngày, vui thích khi còn tận dụng được những mét vuông hữu ích, và chống thấm được cho mái nhà.

Trong nhà ống hiện nay, ứng dụng mô hình trồng rau quả trên sân thượng tỏ ra có ưu thế bởi nắng sẽ giúp cây sinh trưởng tốt. Bên cạnh, còn có nhiều cách thiết kế đẹp, kết hợp được nhiều mảng xanh khác nhau tùy sở thích mà tạo được một không gian thư giãn lý thú, mang lại lợi ích thiết thực cho gia đình. Chính trồng cây trên sân thượng còn là liệu pháp chống thấm, bởi thấm là bệnh “ung thư” trong ngành xây dựng. Nhiều ngôi nhà lấy sân thượng làm nơi trồng cây trực tiếp trên sàn và cả chục năm rồi vẫn không bị thấm. Đây là biện pháp "lấy độc trị độc”. Chính môi trường ẩm ướt đó đã làm mát sàn sân thượng nên kết cấu bê tông không bị co ngót, rạn nứt và thấm. Không chỉ ở sân thượng, tại ban công, sân vườn, dù diện tích hẹp, ít nắng vẫn có thể tạo được một góc xanh xinh xắn, mát mẻ và hữu dụng.



Làm tơi đất rồi san phẳng.

Lấy ngón tay vạch rãnh trên đất.

Gieo hạt theo rãnh đã rạch rồi lấp lên một lớp đất, tưới nước.

Để đơn giản hóa có thể trồng rau ăn lá bằng khay xốp, khay nhựa hay gỗ, khoảng 0,2 m2/khay với 5 kg hỗn hợp đất dinh dưỡng. Mỗi khay rau có thể thu được 400-700 gam rau sau 1 tháng trồng. Lứa trồng tiếp theo được bổ sung 0,5-1 kg đất dinh dưỡng, tùy chu kỳ sống của mỗi loại rau. Đất dinh dưỡng này sẽ tiếp tục sử dụng trong vòng 4-5 năm mà không cần thay đất, sau đó đưa vào đồng ruộng, sân vườn như chất cải tạo đất.

Với các loại chậu, có thể trồng cây ăn quả và rau dài ngày để bộ rễ có điều kiện phát triển sâu xuống đất. Hiệu quả ứng dụng cũng giống như trồng rau trong những loại khay. Các loại khay chậu sẽ linh hoạt trong việc di chuyển, thay đổi thiết kế vườn rau, dễ dàng chăm sóc, nhẹ nhàng, sạch sẽ và đẹp mắt.

Ngoài ra, còn các mô hình trồng trên các luống biệt lập với đất trong sân vườn hay luống trồng trên sân thượng. Hoặc mô hình giàn di động trên sân và giàn cố định áp tường đã làm tăng đáng kể diện tích trồng rau gấp 2-4 lần. Tùy vào không gian trống có được để thiết kế giàn nhiều tầng. Làm giàn còn có hiệu ứng làm mát và trang trí mảng xanh tươi cho không gian. Hoặc mô hình mái che bằng lưới hoặc bằng plastic sẽ cho hiệu quả rõ rệt. Vì cây sinh trưởng mạnh, rau đẹp, năng suất cao mà không cần dùng thuốc trừ sâu, không sợ bị úng nước hay bệnh vào mùa mưa.

Theo SGTT

Thứ Hai, 14 tháng 7, 2008

Trồng rau an toàn tại nhà


Không ít gia đình tại Hà Nội đang có trong mâm cơm rau an toàn do chính họ trồng, mặc dù nhà không hề có đất vườn để trồng rau.

Không ai ngờ trên sân thượng của ngôi nhà mặt tiền phố Hai Bà Trưng 24/24 giờ không dứt tiếng còi xe lại có một vườn rau trù phú với gần 20 loại rau: rau muống, mồng tơi, gừng, xả... được "cư trú" trong những chiếc thùng xốp. Chủ của vườn rau trên mặt phố này - vợ chồng chị Hằng - anh Vũ, bắt đầu trồng rau tại nhà phục vụ cho sinh hoạt của gia đình khi xuất hiện ngày càng nhiều thông tin về thực phẩm không an toàn trên báo chí.

Chị Hằng đã đi tìm hiểu kinh nghiệm trồng rau, lựa chọn nhiều loại rau xanh (muống, lang, cải, ngót, dền) và rau thơm (dăm, bạc hà, kinh giới, lá lốt, xương xông)... rồi đi xin thùng xốp từ các hàng bán hoa quả, mua đất thịt tại nhà một người bán giống cây mà chị đã làm quen... để "khởi nghiệp" trồng rau sạch tại nhà. Rau mà chị Hằng và anh Vũ trồng đúng là loại "tiệt thuốc trừ sâu" bởi chỉ bón duy nhất một thứ hỗn hợp vỏ dừa khô đập nhỏ và vỏ lạc đốt thành tro.

Là vợ của một phóng viên theo dõi lĩnh vực y tế, chị Lan (ngõ 77 phố Bùi Xuân Trạch, Hà Nội) mới đầu bị chồng ép phải tìm cách "tự cung, tự cấp" rau sạch cho gia đình. Anh Bình rất lo lắng cho sức khỏe của mình và người thân khi phải tác nghiệp, xử lý những thông tin về ngộ độc thực phẩm. Chị Lan lúc đầu trồng rau chỉ vì chiều chồng nhưng sau đó thì chị lại yêu thích công việc chân tay sau giờ làm việc này. Những khoảng sân trống trong căn nhà (dưới sân, trên ban công, trên sân thượng) đã trở thành vườn rau thực sự với 40 thùng xốp trồng rau. Chị Lan còn ươm cả hạt gấc với dự kiến sẽ có một dàn gấc dày che bóng mát cho "vườn" rau dưới sân và trên sân thượng.

Thực ra, giá của vườn rau trong nhà không hề rẻ so với mua ngoài chợ. Hai thùng xốp rau ngót ngốn mất 70.000 đồng tiền cây con (đã có rễ, chỉ việc mang đi trồng); 20.000 đồng hạt giống cho một thùng rau muống. Để có một mớ mồng tơi (ngoài chợ bán 1.000 đồng) thì phải mất công chăm sóc hai tuần... Thế nhưng, có không ít người thành phố vẫn thích ăn rau với giá đắt và mất công như chị Hằng, chị Lan vì 2 lý do: được ăn rau an toàn tuyệt đối và được tận hưởng những khoảng khắc thư giãn ngoài giờ làm việc với thú trồng rau tại nhà.

Theo Thanh Niên

Chủ Nhật, 13 tháng 7, 2008

Phân biệt nhân sâm thật, giả thế nào?


Nhân sâm là loại thuốc có tác dụng đại bổ nguyên khí, bổ tỳ, ích phế, sinh tân, chỉ khát, an thần, tăng trí. Chủ trị các chứng hư dục thoát, mạch vi dục tuyệt, tỳ khí, phế khí hư nhược, tân dịch tổn thương, chứng tiêu khát, khí huyết hư nhược, thần chí rối loạn, dương nuy (liệt dương). Là vị thuốc được ghi đầu tiên trong sách “Bản Kinh”.

Trong Đông y, duy nhất chỉ mỗi nhân sâm là có khả năng hình thành phương thuốc độc vị, vì nó có rất nhiều tác dụng dược lý thật tuyệt vời.

Cũng chính vì vậy mà giá cả cao hơn hẳn các vị thuốc khác, khiến nhiều người hám lời với lợi nhuận cao đã làm giả nhân sâm để tiêu thụ trên thị trường. Muốn phân biệt chính xác được nhân sâm thật hay là nhân sâm giả chúng ta cần nắm những đặc điểm cơ bản của các loại nhân sâm thật đã được chế biến hiện có mặt trên thị trường thuốc, kết hợp nắm các đặc điểm cơ bản của các loại nhân sâm làm giả sẽ nêu dưới đây, hy vọng với những nội dung cụ thể này giúp mọi người có thể nhận biết được hàng thật hay giả.

Nhân sâm có những loại nào?

Nhân sâm có hai loại là nhân sâm rừng và nhân sâm vườn. Nhân sâm được bào chế thành các loại như sâm phơi sống (thường là bạch sâm, chính là nhân sâm tươi rửa sạch phơi khô).

Loại hồng sâm (còn gọi là thạch trụ sâm, tức là nhân sâm bỏ rễ, râu rồi sấy khô lên mà thành).

Đại lực sâm (là loại nhân sâm chần qua nước sôi một lát). Loại đường sâm (là loại nhân sâm được ngâm tẩm trong nước đường đặc).

Loại cáp bì sâm (là nhân sâm trước tiên ngâm trong nước sôi, sau lại được ngâm trong nước đường loãng).

Còn nhân sâm tu (râu nhân sâm), tức là rễ, râu nhân sâm nhưng cũng có 2 loại là râu nhân sâm phơi sống và râu hồng sâm.

Ngoài ra còn các loại như sâm cao ly, là loại nhân sâm được sản xuất tại Triều Tiên nên còn gọi là nhân sâm Triều Tiên. Hoặc biệt trực sâm là loại nhân sâm của Triều Tiên gia công thành hồng sâm.

Đặc điểm của từng loại nhân sâm

Sâm rừng là loại sâm mọc hoang có số lượng ít (nhưng tốt hơn hẳn sâm trồng) và có niên hạn sinh trưởng tương đối dài, chất lượng tốt. Rễ của nhân sâm rừng thường ngắn thô, chỉ dài bằng hoặc ngắn hơn thân củ sâm một chút. Phần nhiều có 2 nhánh rễ chính tạo thành dạng hình người. Đầu trên của sâm có đường vằn ngang nhỏ và sâu. Thân rễ nhỏ dài khoảng từ 3 – 9cm, phần trên uốn khúc gồ ghề nên quen gọi là “rễ cổ nhọn”. Bát rễ dày đặc, phía dưới không có mắt rễ và khá trơn bóng nên thường gọi là rễ tròn. Rễ râu thưa thớt, dài gấp khoảng 1 – 2 lần rễ chính và dai, khó bẻ gãy, lại có nốt sần nổi lên rất rõ nên gọi là hạt trân châu.

Biệt trực sâm: Sau khi đun hấp, gia công chế biến thành thân thẳng hình lập phương. Phía rễ có 1 đầu râu rễ, đuôi rễ phần nhiều là bỏ đi. Toàn bộ có màu nâu hồng, trong mờ, chất nặng, từng chiếc khá to, chất lượng tốt.

Hồng sâm thì toàn bộ có màu nâu hồng, trong mờ, giống chất sừng.

Đường sâm toàn bộ có màu trắng ngà, rễ chính hình trụ, mập và ngắn, phần đỉnh có thân rễ dài nhỏ, phía trên nó có các chỗ lõm hình xoáy trôn ốc đan xen vào nhau, tuổi đời càng lâu thì thân rễ càng dài. Bên cạnh thân rễ thường mọc ra 1 hoặc vài sợi rễ. Đầu trên rễ chính có vằn dày, phía dưới thường phân nhánh. Mặt cắt ngang có màu nâu trắng ngà, có vằn hình tia.

Cách phân biệt với nhân sâm giả

Giả từ đậu đũa dại: Thường thấy có hình trụ, hình thoi hay hình nón, ít nhánh, dài tới hơn 20cm, đường kính khoảng 0,5 – 1,5 cm, bên ngoài có màu nâu đỏ, trong mờ, lông mềm trắng, nhỏ. Không có đầu rễ, để lại vết rễ phần đuôi tương đối nhỏ, chất cứng và giòn, nên dễ bẻ gãy. Mặt cắt phẳng không bóng, có nốt chấm nhỏ màu vàng nhạt và có mùi tanh của đậu.

Giả từ loại sâm đất: Có hình nón hoặc hình thoi, phân ra nhiều nhánh dài khoảng 15 – 20cm. Đầu đỉnh là gốc sót lại của rễ. Khi chưa gia công, bề mặt có màu đen nâu, thô ráp nhiều vằn. Sau khi đã gia công bề mặt có vằn rúm màu vàng nâu, thô ráp, chất giòn nên dễ bẻ gãy, mặt có vằn tía, có chất keo, trong mờ, vị ngọt.

Làm giả từ thương lục: Sâm giả có hình trụ, đầu trên khá ráp, xuống dưới nhỏ dần. Dài khoảng 20cm, mặt ngoài có màu nâu vàng, hoặc màu nâu đen. Đỉnh rễ có gốc sót, chất dai dẻo, khó bẻ gãy. Mặt cắt có màu nâu vàng, đến màu nâu đen, không phẳng, có mùi tanh, vị đắng và cay chua.

Giả từ sơn oa cự: Rễ chính có hình nón và hơi dẹt, dài khoảng 15cm, đầu rễ phình to, mọc 3 – 5 sợi rễ nhánh, hình dạng giống như rễ chính. Bề mặt có màu trắng vàng nhạt hoặc màu vàng nhạt, hơi nhẵn bóng, còn lại vết tích của râu rễ, vị hơi đắng.

Giả từ hoa sơn sâm: Nếu chưa gia công rễ có hình tròn dài, hơi cong hoặc thót dần xuống dưới, dài khoảng 9 – 14cm. Bên ngoài có màu nâu nhạt. Phần trên của rễ là thân rễ có rất nhiều nốt sần nổi lên. Sau khi gia công có 3 loại là màu vàng, màu nâu tro hơi trong hay màu nâu. Chất cứng, dễ gãy, vị ngọt, hơi đắng chát.

Như vậy, có 5 loại thường được làm giả bằng những thứ như vừa mô tả ở trên, ta dựa vào những đặc điểm của sâm thật, sau đó đối chiếu với những đặc điểm của sâm giả để chọn lựa không bị nhầm lẫn.

Theo BS. Hoàng Xuân Đại (Sức khoẻ đời sống)

Thứ Bảy, 12 tháng 7, 2008

Quan Niệm Bổ Trong Đông Y


Theo quan điểm tây y, có bốn nhóm dinh dưỡng cơ bản giúp cơ thể con người bồi bổ cho sức khỏe gồm nước, chất đường (carbo-hydrates), chất béo (fats) và chất đạm (proteins). Song song với bốn chất căn bản chính yếu giúp con người tồn tại thì những chất bổ phụ giúp cho sức khỏe (health supplements) dưới hai dạng sinh tố (vitamins) và khoáng chất (minerals). Y khoa tây y chú trong vào sự phân tích để cho thấy cơ thể thiếu hụt hay thặng dư chất nào để điều chỉnh cho nhu cầu của cơ thể.

Bằng phần dẫn nhập trên, ta hãy quay về với cách trị bệnh cổ điển của ông bà chúng ta xa xưa từ ngàn năm về trước xét xem quan niệm y học giúp họ tồn tại như thế nào. Theo y khoa đông y dựa trên căn bản âm dương ngũ hành, việc bồi bổ được hiểu qua hai khía cạnh căn bản là bổ âm hay bổ dương. Khi người y sĩ đông y chẩn mạch hay bắt mạch để định bệnh cho thấy phần âm hay dương bị khiếm khuyết để cần điều chỉnh lại.

Nếu chứng dương hư hay dương khí thiếu hụt thì năng lượng hoạt động cần điều chỉnh hay bồi bổ lại cho thích hợp.

Còn thuốc bổ âm được cho khi sự chẩn mạch cho thấy chứng âm hư. Thông thường khi bổ huyết có tác dụng âm tính cho sự bổ âm.

Đông y còn chia ra 2 loại bổ cho cơ thể con người như bổ khíbổ máu.

* Thế Nào là Bổ Khí và Bổ Huyết ?

I) Bổ Khí:

Thuốc bổ khí hay nôm na là bổ hơi (energy) có tác dụng bồi bổ chức năng các tạng phủ đã bị suy yếu hay làm cho cơ thể suy nhược. Người y sĩ phải định chẩn xem cơ quan nào bị hư như tâm, phế, tỳ hay thận, thì loại thuốc thích ứng sẽ được bốc hay ra toa.

Y khoa đông y dựa trên căn bản tổng hợp nhiều chất liên hoàn tiếp dẫn và hổ tương nhau, nên sự gia giảm rất cần thiết khi người y sĩ có kinh nghiệm ra toa.

Bài viết này xin chỉ mạn bàn trong sự giới hạn một số chất bổ khí thông dụng như sau:

1) Sâm Hoa Kỳ (Radix Panacis Quinquefolli):

Loại sâm này có nhiều ở vùng bắc Mỹ châu, đặc biệt ở tiểu bang Wisconsin. Dược chất chủ yếu là saponin và panaquilon. Sâm này có vị nhẫn, hơi ngọt và mang tính hàn. Khi vào cơ thể nó qui vào các kinh tâm, phế và thận.

Sâm Hoa Kỳ đựơc dùng chống mệt mỏi, tăng cường sinh lực, tác dụng tốt của sâm Hoa Kỳ là điều hòa nhịp tim và trung khu thần kinh hệ, có tác dụng như thuốc an thần.

2) Đảng Sâm (Radix Codonopsis Pilosulae):

Đảng sâm có nhiều ở miền đông bắc Trung Quốc và vùng Cao Bắc Lạng của Việt Nam. Dược chất chủ yếu là saponin, alkaloid, sucrose, glucose và insulin. Đảng sâm có vị ngọt. Khi vào cơ thể sẽ qui vào các kinh tỳ và phế.

Đảng sâm được dùng để chống mệt mõi, gia tăng hệ thống miễn nhiễm tạo bạch huyết cầu, giúp sự chống lở loét bao tử do acetic acid, làm dãn mạch máu tim làm hạ áp huyết. Ngoài ra đảng sâm còn có công dụng hữu hiệu chống viêm đại tràng.

3) Hoàng Kỳ (Radix Astragali):

Hoàng kỳ còn có tên khác là Bắc kỳ, mang tính ôn và vị ngọt. Hoàng kỳ ngày nay được phổ thông hóa trong thị trường dược thảo Hoa Kỳ vì đặc tính cho công dụng hữu ích và đem lại tác dụng hiệu quả của nó. Phân tích các nguyên tố trong hoàng kỳ người ta thấy có folic acid, cholin, selenium, calcium, sắt, phosphorus, magnesium,...

Hoàng kỳ có công dụng tăng cường hệ thống miễn nhiễm cho cơ thể phòng chống bệnh tật. Hoàng kỳ còn làm gia tăng sự chuyển hóa các hóa chất xúc tác (metabolism) nuôi dưỡng các tê’ bào trong cơ thể. Hoàng kỳ có công dụng kháng sinh, chống viêm thận. Hoàng kỳ còn được dùng như chất lợi tiểu, làm hạ huyết áp và làm dãn nở mạch co thắt của tim. Hoàng kỳ được dùng trong y khoa đông y trị các bệnh tim mạch.

4) Linh Chi (Ganoderma Lucidii):

Linh chi vốn được xem như thần dược, linh chi mọc ở nhiều nơi á châu như Trung Quốc, Mã Lai, Miến Điện, Thái Lan, Việt Nam, Cao Ly và Nhật Bản. Linh chi có nhiều màu như đỏ, đen, xanh, vàng và tím. Linh chi có tính ôn, vị ngọt, vào cơ thể qua các kinh Tâm, Can và Phế, có thành phần amino acid, protein, saponin, steroid, polysaccharid, germanium và ganoderic acid.

Linh chi có công dụng an thần, giải độc bảo vệ gan, đề phòng hệ miễn dịch, chống ung thư, giúp khí huyết lưu thông trị cao máu, chống xơ cứng động mạch, và rất tốt cho tim.

5) Bạch Truật (Rhizoma Atractylodis Macrocephalae):

Bạch Truật có nhiều ở Trung Quốc và Việt Nam. Mang tính ôn, vị nhẫn và ngọt. Vào cơ thể qua các kinh tỳ và vị, có các thành phần atractylon và sinh tố A. Bạch truật dùng để tăng lượng bạch cầu, tăng hệ thống miễn dịch, chống viêm gan, bảo vệ gan, làm thư dãn mạch máu, chống sự tích tụ máu hay máu đông đặc. Bạch truật được dùng chống ung thư. Bạch truật có tác dụng ức chế tiểu quản thận tái hấp thụ nước.

II) Bổ Máu:

Trong quan niệm y khoa đông y khi đề cập về bổ cũng bao hàm khả năng lọc máu và tạo máu hay sự rối loạn máu huyết trong cơ thể phụ nữ. Khi phụ nữ bị kinh nguyệt không điều, bị rong kinh, tắt kinh, hay thiếu máu,... mà tất cả nguyên nhân liên quan đến máu huyết y sĩ cần chẩn bệnh và xác định bệnh trạng. Trong kho tàng dược thảo đông y có muôn vàn loại hoa cỏ, củ rễ dược thảo hay nguồn làm thức ăn, thức uống bổ máu mà bài viết này chỉ nêu lên một số dược thảo tiêu biểu mà thôi.

1) Đương Qui (Radix Angelicae Sinensis):

Đương qui được ngành dược thảo tây y ghi nhận có công dụng thiết thực cho các sản phụ trong thời gian thai nghén. Người Hoa đã xử dụng dược thảo này cả ngàn về trước. Đương qui mang tính ôn, vị cay, ngọt và vào cơ thể qua các kinh tâm, can và tỳ. Các thành phần hóa học chủ yếu là sinh tố 12, folic acid, carotene, beta-sitosterol, dihydrophtalic anhydrid, butylidene phtalid, sucrose,...

Đương qui tăng sự co thắt tử cung, tăng sinh tố E đề phòng sẩy thai. Đương qui làm dãn thành động mạch tăng lưu lượng máu, chống sự kết tụ huyết khối với tác dụng giảm sự rối loạn máu huyết, chống sự viêm tiểu cầu, bảo vệ gan tạo máu và lọc máu. Đương qui giúp tăng áp huyết đối với bệnh thấp áp huyết, làm dã nở phế quản giúp cho bệnh nhân ho hen vì suyễn. Đương qui còn co tác dụng lợi tiểu và tạo tác dụng kháng sinh cho cơ thể.

2) Thục Địa (Radix Rehmannae Glutinosae Conquitae):

Thục địa là phần củ của cây địa hoàng (Rehmannia glutinosa libosch), mang tính ôn, hơi ngọt. Tinh chất thục địa sẽ đi vào hai kinh can và thận. Thành phần hóa học gồm rehmannin, campesterol, manitol, beta-sitosterol, catalpol, stigmasterol, anginin và glucose.

Ứng dụng trị bệnh thục địa hoàng làm gia tăng lưu lượng máu, làm dãn nở cơ tim, co bóp nhịp tim và tạo chất kháng sinh rất tốt cho hệ thống miễn nhiễm.

3) Hà Thủ Ô (Radix Poligoni Multiflori):

Hà thủ ô có hai loại là đỏ và trắng. Hà thủ ô đỏ mang tính ôn, vị nhẫn và ngọt. Thành phần hóa học có lecithin, emodin, chrysophanic acid, rhein và chrysophanic acid anthrone.

Công dụng Hà thủ ô là hạ cholesterol, chống chứng xơ cứng thành động mạch, có tác dụng nhuận tràng, có tác dụng kháng vi khuẩn xâm nhập cơ thể, làm cho tóc đen và chống lão hoá. Hà thủ ô trắng có tác dụng ức chế, ngăn cản tế bào ung thư phát triển và làm mạnh hệ thống miễn nhiễm.

4) Bạch Thược Dược (Radix Paconiae Lactiflorae):

Bạch thược dược là rể cây thược dược được sấy khô, mang tính hàn, vị đắng và chua. Thành phần hóa học gồm paenoflorin, paeonol, paeonin, tritepenoid và sistoterol.

Ư’ng dụng như chất thuốc an thần, làm thư dãn mạch máu hệ thần kinh, chống sự tích tụ của máu, chống viêm đại tràng, nhuận tràng, bạch thược dược có tác dụng chống chứng mồ hôi trộm và dùng như chất lợi tiểu.

5) Câu Kỷ Tử (Fructus Lycii Chinensis):

Câu kỷ tử là quả chín màu đỏ, kích thước hạt tiêu, mang vị ngọt, tính ôn. Khi vào cơ thể tinh chất câu kỷ tử sẽ qua kinh can, phế và thận. Thành phần hoá học có carotene, thiamine, riboflavin, beta-sitosterol, sinh tố C, A và linoleic acid. Công dụng của câu kỷ tử là bảo vệ hệ thống miễn dịch, hạ cholesterol, làm hạ áp huyết do việc làm dãn nở thành mạch máu. Câu kỷ tử được dùng chống ung thư (anti-oxidant).

* Những Lưu Ý Khi Dùng Dược Thảo:

Xuyên qua phần trình bày sơ lược trên, chúng ta thấy y khoa đông y dựa trên dược thảo khô hay tươi như sâm, hoàng kỳ, thục địa, đơn qui, câu kỷ tử, hà thủ ô,... vì không qua qui trình biến chế có pha thêm các chất hóa học, do đó phương pháp điều trị cho bệnh nhân có thể tránh được các phản ứng phụ gây tác hại bất lợi cho cơ thể, trị bệnh này lại phát sinh ra bệnh khác. Đó là cái lợi khi dùng dược thảo. Tuy vậy đời sống theo luật tương đối vì có vài loại dược thảo bị FDA liệt kê vào danh sách cấm sử dụng như ma hoàng, mộc thông, phụ tử, bọ cạp,... vì mang các độc chất (toxins) nên được khuyến cáo không nên dùng.

1) Ma hoàng: (thuộc gốc Ephedraceae) dùng trị các bệnh ho hen, phế quản, suyễn, cảm cúm thuộc về đường hô hấp. Nó có chứa chất ephedrin có tác dụng như chất adrenalin, ở lượng nhiều nó làm thông đường tiểu tiện, toát mồ môi và làm giảm dịch vị trong tỳ, làm bệnh nhân không muốn ăn, song song với việc mất nước nhiều trong cơ thể làm bệnh nhân sẽ mau sụt ký và trong một thời gian ngắn giảm cân thật mau lẹ, và vì hậu quả của nó là ở lượng cao, ma hoàng làm hạ áp huyết mau lẹ, tuyến hô hấp tăng nhanh, khó thở, đưa đến tử vong khi tim ngừng đập.

2) Mộc thông: dùng trong mục đích lợi tiểu và thông huyết mạch, khi dùng ở lượng cao sẽ hạ thấp áp huyết, buồn nôn, ói mửa gây ra tử vong.

3) Phụ Tử: là một trong bốn dược vị thông dụng để bổ dương trong đông y là sâm, nhung, quế, phụ. Phụ tử có chứa chất aconiti rất độc hại. Nhưng vì công dụng của nó trị các bệnh đau bụng, đau khớp xương, liệt gân cốt, sưng viêm các khớp rất hữu hiệu. Phụ tử được dùng làm dầu thoa đau nhức ngoài da. Khi dùng làm thuốc uống ở lượng cao rất nguy hiểm.

FDA có một danh sách nhỏ những loại dược thảo được khuyến cáo cho các nhà làm thuốc. Nhưng lời đề nghị vẫn là nên tham khảo hay hỏi ý kiến của các chuyên viên y khoa trước khi dùng bất cứ một loại dược thảo hay những loại thuốc nào nói chung mà ta chưa hiểu rỏ nguyên nhân điều trị hay hậu quả do thuốc gây ra.

Nói về nguồn bổ dưỡng do sâm dem lại, trong đông y có hai loại sâm mà trong các tiệm thuốc bắc gọi là hồng sâm hay sâm đỏ (như sâm Cao ly, nhị hồng sâm) và sâm trắng (sâm Hoa kỳ). Sâm Hoa kỳ được dùng để bổ khí, gia tăng sinh lực, bệnh về máu huyết hay tim mạch có thể dùng được. Hồng sâm hay sâm đỏ tốt cho bổ máu, tạo máu mới, da dẻ hồng hào, nhưng sâm đỏ lại làm gia tăng áp huyết. Thế nên các bệnh nhân cao máu không nên dùng nó.

Mong rằng bài tản mạn về dinh dưỡng và sức khỏe này được gửi đến độc giả như một niềm vui khi nghĩ về tầm quan trọng của sức khoẻ của chúng ta.

Peter Morita, OMD, PhD.
Vương Thư Sinh biên soạn.

Thứ Năm, 10 tháng 7, 2008

Từ táo bón đến bệnh trĩ


Nên ăn nhiều rau để giảm thiểu nguy cơ bị bệnh trĩ

Trong cuộc đời ai cũng có ít nhất vài ba lần bị táo bón. Đây chỉ là triệu chứng chứ không phải một bệnh. Táo bón nhẹ và ít thường không nguy hiểm, nhưng nếu kéo dài, nó có thể dẫn đến bệnh trĩ.

Táo bón khiến người bệnh phải rặn mạnh khi đại tiện, làm tăng áp lực trong bụng, cản trở sự lưu thông máu trong các tĩnh mạch ở vùng hậu môn. Nguyên nhân gây táo bón thường là ăn không đủ chất xơ, lười vận động, có thói quen nhịn đại tiện... Sự kiêng khem quá mức hoặc việc uống viên sắt khi mang thai cũng có thể gây táo bón. Nếu không được khắc phục, lâu ngày, các tĩnh mạch bị tổn thương nặng nề, gây nên trĩ.

Khi mắc bệnh trĩ, người bệnh thường có cảm giác ngứa ngáy, đau hậu môn, chảy máu tươi khi đại tiện. Bệnh trĩ được chia làm hai loại: trĩ nội (búi tĩnh mạch nằm trên cơ thắt hậu môn) và trĩ ngoại (búi trĩ tĩnh mạch ở dưới cơ thắt hậu môn và tụt ra ngoài, có thể nhìn thấy bằng mắt thường). Nếu để lâu ngày không điều trị, trĩ nội sẽ tụt xuống và sa ra ngoài, trở thành trĩ ngoại. Bệnh nhân sẽ rất khó chịu do búi trĩ sưng đau, rỉ máu và hay nhiễm trùng khi đi đại tiện.

Chính vì những đặc điểm này, người bị bệnh trĩ cần phải khám ngay từ đầu để có hướng điều trị sớm bằng nội khoa, giúp bảo vệ thành mạch, tăng sức bền của thành mạch, giảm phù nề, xung huyết ở các tĩnh mạch vùng hậu môn; giảm đau đớn cho người bệnh. Không nên để lâu dẫn đến nhiễm trùng, việc điều trị trở nên phức tạp.

Để phòng ngừa bệnh trĩ:, cần có chế độ ăn uống hợp lý, tránh táo bón lâu ngày. Nên ăn nhiều rau, hoa quả tươi, uống nhiều nước, vận động cơ thể thường xuyên để tăng ngu động ruột. Những người phải làm việc ở tư thế bất lợi (ngồi lâu, đứng nhiều) cần kết hợp nghỉ ngơi, giải lao và vận động hợp lý để ngăn chặn bệnh trĩ. Tập thói quen đi đại tiện ngày 1 lần vào giờ cố định.

Khi thấy hiện tượng táo bón kèm đại tiện ra máu, cần đi khám thầy thuốc nội tiêu hóa để được hướng dẫn chữa trị sớm.

Những người đã bị trĩ cần chú ý vệ sinh để phòng viêm nhiễm, hằng ngày và sau mỗi lần đi đại tiện, phải rửa vùng hậu môn bằng nước muối ấm. Những người bị táo dễ bị nứt hậu môn gây nhiễm trùng nên cũng cần vệ sinh như trên.

BS Nguyễn Văn Thịnh, Sức Khoẻ & Đời Sống

Thứ Tư, 9 tháng 7, 2008

Khí công phòng và trị bệnh trĩ


Bệnh trĩ là một bệnh rất hay gặp trên lâm sàng. Người xưa có câu "Thập nhân cửu trĩ" (cứ 10 người thì có tới 9 người bị trĩ) nhằm nhấn mạnh tính phổ biến của bệnh.

Các búi trĩ hình thành do các búi tĩnh mạch vùng hậu môn trực tràng xung huyết giãn to, sa xuống kéo theo da, niêm mạc tạo thành.

Vị trí xuất phát của búi trĩ từ trực tràng là trĩ nội, xuất phát từ hậu môn là trĩ ngoại. Chúng có thể gây nên nhiều biến chứng nặng nề khi bị viêm nhiễm, chảy máu, gây đau đớn cho người bệnh nhất là khi đi đại tiện. Những nguyên nhân thường gặp gây trĩ như táo bón kéo dài, thói quen nhịn đại tiện, đứng lâu ngồi nhiều ít vận động, ăn quá nhiều chất cay nóng (ớt, hạt tiêu), nghiện rượu, xơ gan...

Y học cổ truyền (YHCT) cho rằng đa phần trĩ là do khí hư nhược dẫn tới trệ uất ở hạ tiêu, không thăng lên được, hạ hãm mà thành. Khí hư làm giảm động lực vận hành của huyết, huyết không được lưu thông ứ lại gây tình trạng xung huyết.

Dựa vào mức độ của búi trĩ phân ra trĩ độ 1-4. Trĩ ở giai đoạn đầu (độ 1, 2 búi trĩ chưa sa ra ngoài hoặc chỉ sa ra ngoài khi đại tiện) có thể điều trị bằng thuốc uống, tập luyện. Khi trĩ đã to (độ 3,4 búi trĩ sa ra ngoài tự nhiên) nên dùng các biện pháp điều trị triệt để như cắt trĩ, thắt trĩ, tiêm hoại tử...

Trong các phương pháp tập luyện của YHCT, các bài tập thường được áp dụng cho những trường hợp trĩ ở giai đoạn đầu, có tác dụng tăng cường trương lực cơ vùng hạ vị, tăng sự lưu thông máu, co nhỏ búi trĩ. Những trường hợp trĩ đã quá to sau khi cắt, thắt trĩ cũng có thể tiến hành tập để phòng ngừa tái phát.

Bài tập 1: Có thể tập mọi lúc, mọi nơi, khi nằm, ngồi hoặc đứng. Thả lỏng cơ bắp toàn thân, tập trung tinh thần về vùng bụng dưới. Hít vào từ từ, khép và ép chặt hai bên mông, đùi lại với nhau, lưỡi cong đưa lên áp vào hàm trên. Cùng lúc co thắt và thót vùng hậu môn lại như khi nhịn đại tiện. Nín thở và giữ nguyên tư thế này trong vài giây rồi từ từ thở ra, thả lỏng cơ vùng hậu môn về bình thường, lưỡi đưa xuống. Làm khoảng 20 đến 30 lần, mỗi ngày tập 2-3 lần.

Bài tập 2: Tập khi đi bộ. Thẳng người, hàm khép hờ, hai tay buông thõng tự nhiên, bàn tay nắm hờ, tập trung ý nghĩ vào vùng đan điền (vùng bụng dưới gần xương mu, là vùng tập trung khí của cơ thể). Các ngón chân cong gập bám chặt mặt đất. Vừa thót hậu môn vừa đi bộ từng bước nhẹ nhàng, thở đều. Ði bộ trong tư thế như vậy khoảng 3-5 phút. Sau đó giãn hậu môn về như cũ, thả lỏng các ngón chân, đi bộ đều khoảng 1-2 phút lại tiếp tục vừa đi bộ vừa thót hậu môn như trên. Mỗi lần tập khoảng 30 phút, ngày 1-2 lần. Bài tập này còn tốt cho những người bị các chứng tiểu tiện không tự chủ, dò hậu môn, sa trực tràng.

Bài tập 3: Ðứng thẳng, hai chân dạng rộng bằng vai, các ngón chân bám chặt mặt đất, hai tay buông xuôi, bàn tay nắm hờ. Từ từ uốn cong gối như xuống tấn, lưng thẳng. Miệng khép, đưa lưỡi xát vòng quanh vòm miệng trên - dưới. Khi nước bọt tiết đầy miệng, hít sâu nhẹ nhàng, lưỡi đặt lên hàm trên, nuốt từ từ, đồng thời thót hậu môn lại, nín thở giữ tư thế đó vài giây. Thở ra, thư giãn để chuẩn bị lần tiếp theo. Làm như vậy khoảng 20 lần, kết thúc bài tập nên đi bách bộ trong 30 phút. Mỗi ngày tập hai lần. Bài tập này còn có tác dụng tăng cường, kích thích tiêu hóa, làm cho ăn uống ngon miệng hơn.

Bài tập 4: Nằm ngửa trên giường, hai chân duỗi thẳng, khép vào nhau, hai tay xuôi dọc theo thân mình. Mắt nhắm hờ tập trung ý nghĩ về vùng đan điền. Hít vào từ từ đồng thời thót hậu môn, siết chặt hai bàn tay, cắn chặt hai hàm răng, cong gập hết cỡ các ngón chân lên phía đầu. Giữ tư thế này khoảng 3-5 giây, thở ra từ từ thả lỏng toàn bộ cơ bắp. Làm khoảng 5 đến 10 phút. Mỗi ngày tập 2-3 lần.

Về nguyên lý các bài tập trên gần giống nhau, có thể tùy theo điều kiện thời gian và môi trường sinh hoạt của mình mà chọn bài tập thích hợp. Cũng có thể xen kẽ những tư thế tập khác nhau để nâng cao hiệu quả. Cần tiến hành bài tập thường xuyên kiên trì mới có hiệu quả.

Lưu ý: Không nên tập khi trĩ đang bị chảy máu, nhiễm trùng búi trĩ, nhiễm trùng vùng hậu môn trực tràng hoặc đang trong giai đoạn đầu sau cắt, thắt trĩ.

(Theo_24h)

Thứ Hai, 7 tháng 7, 2008

MỘT NỮ KHOA HỌC GIA ĐÃ TỰ CHỮA LÀNH BỊNH UNG THƯ BẰNG PHƯƠNG PHÁP CẢI THIỆN ĂN UỐNG


Nữ Giáo sư Jane Plant là một khoa học gia nổi tiếng của Anh Quốc. Bà bị bịnh ung thư nhũ hoa từ năm 1987. Thông thường thì một bịnh nhân ung thư khó mà sống sót được khi bịnh đã tái phát đến lần thứ hai. Tuy nhiên nhờ kiến thức khoa học sẵn có cũng như với sự điều trị và chăm sóc nhiệt tình của các bác sĩ chuyên khoa thượng thặng, bà đã kéo dài được mạng sống. Dầu vậy bịnh của bà đã tái phát đến năm lần, rồi cuối cùng đã lan đến hệ thống bạch huyết trong cơ thể. Trước tình trạng nguy ngập đó, bà vẫn không chịu bó tay chờ chết mà cương quyết tự chữa bằng cách ăn uống có phương pháp. Cuối cùng bà đã lành bịnh. Bà đã cho xuất bản quyển sách Your Life in Your Hands (Mạng sống trong tay của bạn) dể kể lại những kinh nghiệm cá nhân mà bà đã trải qua để quảng bá cho tất cả mọi người. Nhận thấy đây là một tài liệu rất hữu ích nên chúng tôi xin trích dẫn một đoạn trong quyển sách ấy để cống hiến quý vị độc giả tham khảo.

Sau khi bịnh ung thư nhũ hoa của tôi tái phát đến lần thứ năm, tôi nghĩ tôi sẽ không có sự lựa chọn nào khác hơn là phải chết hoặc cố gắng tìm một phương pháp khác để tự chữa cho mình. Tôi là một khoa học gia, dĩ nhiên tôi đã biết chứng bịnh quái ác này hiện nay đã cướp mất mạng sống của một trong số 12 người phụ nữ tại Anh Quốc và Úc Đại Lợi. Tôi đã cam lòng chịu giải phẫu mất đi hết một cái vú và đã được chữa trị bằng quang tuyến liệu pháp. Tôi cũng đang được trị liệu bằng chemotherapy và được chăm sóc bởi những y sĩ chuyên khoa tài giỏi. Nhưng cuối cùng tôi cũng chắc chắn sẽ phải chết mà thôi.

Tôi đã có chồng, sở hữu một ngôi nhà xinh đẹp và có hai đứa con ngoan ngoãn dễ thương mà tôi rất yêu quý. Tôi mong muốn được sống còn. May thay niềm khao khát mãnh liệt đó đã giúp tôi có thêm nghị lực khám phá được rất nhiều sự kiện mới mẻ mà hiện thời một số khoa học gia khác cũng đã có cùng chung một số hiểu biết như tôi.

Những người có liên hệ đến bịnh ung thư nhũ hoa hẵn đều biết những trường hợp nguy hiểm khác cũng sẽ xảy ra cho chính bản thân người bịnh. Đó là sự già nua đến sớm; sắc đẹp chóng tàn; tuổi tắt kinh đến muộn vân vân, tất cả đều ở ngoài tầm kiểm soát. Tuy nhiên, theo tôi, những trường hợp nguy hiểm vừa kể có thể khống chế dễ dàng. Đó là chúng ta phải có nghị lực cương quyết thay đổi hoàn toàn một vài nếp sống mà nhất là thói quen ăn uống hàng ngày. Điều mà tôi muốn khẳng định cùng quý vị là bịnh ung thư nhũ hoa có thể chữa được vì chính tôi là một bịnh nhân đã sống còn qua cơn nguy hiểm và sẽ kể cho quý vị biết những kinh nghiệm hữu ích đó.

Khi tôi bắt đầu bị bịnh và đang điều trị bằng chemotherapy thì chồng tôi là Peter, cũng là một khoa học gia, làm việc tại Trung Quốc đã trở về. Anh có mang về một số tài liệu và một số thuốc đặt (suppositories) bằng thảo dược, nghe nói là hay lắm. Chồng tôi mô tả đây là loại thuốc trị bịnh ung thư nhũ hoa đại tài tại Trung Quốc. Mặc dầu bịnh tình của tôi lúc bấy giờ thật là đáng ngại, nhưng cả hai chúng tôi không khỏi phì cười. Tôi bảo nếu quả thật đây là một loại thuốc công hiệu thì chắc tại Trung Hoa rất hiếm thấy phụ nữ bị bịnh ung thư nhũ hoa lắm. Mà thật vậy! Theo thống kê của các nhà khoa học thì tại khắp lãnh thổ Trung Quốc hiếm thấy phụ nữ mắc bịnh ung thư nhũ hoa. Trung bình thì cứ mười ngàn phụ nữ mới có một người mắc phải chứng bịnh quái ác này. Trong khi ở Hoa Kỳ và các nước Tây Phương thì trung bình cứ 12 phụ nữ lại có một người mắc bịnh ung thư nhũ hoa. Sự kiện không phải vì dân chúng Trung Hoa sinh sống trong vùng nông thôn nhiều hơn nên không bị nạn ô nhiễm môi trường các loại như dân chúng trong thành phố. Bằng chứng tại Hồng Kông, một đô thị có mật độ dân cư đông đảo và cũng học đòi theo nếp sống Tây phương, nhưng cứ mười ngàn phụ nữ mới có 34 người chết vì bịnh ung thư nhũ hoa. Tỷ số này vẫn còn thắng xa Hoa Kỳ và các nước Tây Phương nhiều lắm. Dân chúng Nhật Bản tại hai thành phố Hiroshima và Nagazaki cũng có tử suất tương tợ. Vì hai thành phố này bị nhiễm phóng xạ nguyên tử do Hoa Kỳ ném xuống từ thời Đệ Nhị Thế Chiến. Liên quan đến dân cư trong thành phố mắc bịnh ung thư cao, người ta cũng quan tâm đến sự quan hệ giữa phóng xạ tuyến nguyên tử và mầm móng gây ra bịnh ung thư như thế nào.

Song, thống kê cho thấy nếu phụ nữ Tây Phương mà di cư đến hai thành phố nhiễm nhiều phóng xạ nguyên tử ở Nhật Bản nói trên thì xác suất bị bịnh ung thư nhũ hoa lại càng cao hơn dân chúng dịa phương đến một nữa.

Thật rõ ràng, không phải chỉ có môi trường chung quanh ảnh hưởng đến nguyên nhân gây ra bịnh ung thư các loại, mà chính yếu là nếp sống cá nhân và thói quen ăn uống. Tôi cũng còn khám phá biết thêm sự cách biệt quá xa về tỷ số mắc bịnh ung thư nhũ hoa giữa dân chúng Tây Phương và Đông Phương không phải do nguyên nhân của sự di truyền huyết thống. Các chuyên gia nghiên cứu khoa học đã chứng minh cho thấy dân Trung Hoa và Nhật Bản di cư sang các nước Tây Phương, chỉ một hoặc hai thế hệ sau là sẽ có tỷ số mắc bịnh ung thư ngang hàng với dân chúng bản địa. Sự kiện này cũng đã xảy ra tại Hồng Kông là người Trung Hoa nào bắt chước theo nếp sống y hệt như người Tây Phương thì cũng sẽ có nguy cơ bị các chứng bịnh nguy hiểm tương tợ. Vì vậy người Tàu có một câu ngạn ngữ dí dỏm gọi bịnh ung thư nhũ hoa là "chứng bịnh của những phụ nữ giàu có". Lý do vì ở Trung Quốc chỉ có những người giàu có mới bắt chước theo lối ăn uống của người Tây Phương mà thôi. Phần đông người Trung Hoa gọi các thức ăn có nhiều chất béo động vật như sữa và các sản phẩm của sữa như bơ, phó mát, sô cô la vân vân là "đồ ăn Hồng Kông". Vì đó là các thức ăn uống du nhập từ Anh quốc vào lãnh địa này từ thuở xa xưa mà trong quá khứ rất hiếm và quý tại lục địa Trung Quốc.


Do những dẫn chứng trên đây, tôi nghĩ và cũng để ý thấy bịnh ung thư nhũ hoa xảy ra cho chính cá nhân tôi cũng thường thấy xảy ra trong giới phụ nữ trung lưu và giàu có tại các xứ Tây Phương. Qua nghiên cứu, tôi cũng đã biết được đa số những người đàn ông bị bịnh ung thư tuyến tiền liệt cũng ở trong trường hợp tương tợ như vậy. Theo thống kê của Tổ Chức Y Tế Quốc Tế (WHO), tỷ số những người đàn ông tại Trung Quốc mắc bịnh ung thư tuyến tiền liệt không đáng kể. Trung bình trong một triệu người chỉ có 5 người mắc phải bịnh này mà thôi. Tại các nước Tây Phương, tỷ số này cao gấp 70 lần nhiều hơn ở Trung Quốc và cũng phần đông xảy ra trong giới đàn ông trung lưu và giàu có. Tôi cũng nhớ tôi đã từng hỏi chồng tôi, một khoa học gia đã trở về từ Trung Quốc, rằng tại sao người Trung Hoa sinh sống như thế nào mà phụ nữ ít bị bịnh ung thư nhũ hoa vậy? Chúng tôi đã lợi dụng cơ hội này để tra cứu các thống kê cập nhật của các khoa học gia và cuối cùng đã tìm ra được giải đáp là người Tây Phương đã ăn rất nhiều chất béo. Các nghiên cứu cho thấy trong thập niên 1980, trung bình người Trung Hoa tiêu thụ 14 phần trăm calories lấy từ chất béo, so với 36% của người Tây Phương. Tuy nhiên trước khi tôi bị bịnh ung thư nhũ hoa, tôi cũng đã ăn rất ít chất béo nhưng nhiều chất xơ. Vả lại tôi được biết đối với cơ thể của người lớn, hấp thụ nhiều chất béo chưa hẳn đã gia tăng nguy cơ bị bịnh ung thư nhũ hoa của phụ nữ, dựa theo các báo cáo trong quá trình nghiên cứu 12 năm qua.

Một hôm khi cùng làm việc với chồng tôi, tôi sực nhớ không biết một trong hai chúng tôi trước đây ai đã có lần bảo là người Trung Hoa không có dùng sữa và các sản phẩm của sữa. Thật là khó giải thích vì đây không phải là một sự kiện được nghiên cứu bằng khoa học. Tuy nhiên trên thực tế người Trung Hoa ít uống sữa và cơ thể của họ cũng khó chấp nhận tiêu hóa sữa. Tôi nhớ có một thời gian đã cùng làm việc nghiên cứu với một khoa học gia là người Trung Quốc. Vị này bảo rằng sữa chỉ dành cho trẻ con dùng, cho nên cô rất nhã nhặn từ chối các bữa ăn trưa nào có thực phẩm bơ sữa do tôi mời mọc. Theo thói quen của người Trung Hoa, trẻ con cũng không được nuôi lớn bằng sữa bò mà chỉ cho bú bằng sữa mẹ. Nếu vì sự bất tiện nào đó mà người mẹ không cho con bú được, có thể thuê mướn một bà vú để phụ trách công việc này.

Theo truyền thống văn hóa, người Trung Hoa có thành kiến xem việc người Tây Phương tiêu thụ sữa và các phó sản của sữa rất kỳ lạ. Tôi còn nhớ trong một buổi khoản đãi phái đoàn khoa học gia Trung Quốc sau thời điểm cuộc Cách mạng Văn Hóa không lâu vào thập niên 1980. Theo sắp xếp của phòng ngoại vụ, sau bữa ăn, chúng tôi đã mời họ dùng tráng miệng bằng kem . Họ hỏi thức ăn này được chế biến bằng gì và cuối cùng đã lịch sự từ chối vì nó được làm bằng sữa. Trong khi chúng tôi rất thích món khoái khẩu này.

Sữa (thông thường là sữa bò), theo tôi nghiên cứu là loại thực phẩm có nguyên nhân gây ra các loại dị ứng nhiều nhất. Hơn 70 phần trăm dân số trên thế giới không tiêu thụ được sữa vì tạng phủ của họ không tiêu hóa được đường lactose. Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng đây là trạng thái bình thường của những người lớn chớ không phải là sự yếu kém nào đó của cơ thể. Phải chăng loài người đã dùng sai loại thực phẩm không phù hợp với bản chất thiên nhiên.

Trước khi tôi bị bịnh ung thư nhũ hoa, tôi đã dùng rất nhiều sữa ít chất béo (skim milk), phó mát và sữa chua (yoghurt). Tôi đã coi những thứ đó như là nguồn cung cấp chất đạm dồi dào. Tôi cũng đã ăn thịt bò nạc để bồi dưỡng. Sau khi bịnh tái phát lần thứ năm và trong thời kỳ điều trị bằng chemotherapy, tôi lại ăn sữa chua được biến chế bằng nguyên liệu hữu cơ để giúp cho bộ máy tiêu hóa được khỏe mạnh bằng cách tăng thêm những vi khuẩn hữu ích cần thiết.

Tuy nhiên, theo nghiên cứu hồi năm 1989, Bác sĩ Daniel Cramer thuộc trường Đại học Harvard ở Hoa Kỳ đã theo dõi và ghi chú hồ sơ của rất nhiều phụ nữ liên hệ đầy đủ từ chi tiết ăn uống của họ. Kết quả cho thấy sữa chua cũng có ảnh hưởng đến nguyên nhân gây ra các chứng bịnh ung thư noãn sào của nữ giới. Sau đó, chồng tôi và tôi, đã dựa theo thói quen ăn uống của người Trung Hoa, đã từ bỏ sữa bò và tất cả những sản phẩm nào có liên quan đến sữa, kể cả bánh ngọt và súp có thành phần chế biến bằng sữa ở trong đó. Mỗi lần đến siêu thị mua đồ ăn, tôi là người đọc rất cẩn thận công thức. Sau khi bịnh tái phát lần này, tôi cương quyết theo dõi kết quả một cách chặt chẽ. Các bác sĩ và y tá khuyên tôi nên ăn uống bình thường gồm thịt, cá, trứng và sữa trở lại như xưa để bồi bổ. Nhưng tôi khước từ và tự mình chủ động theo dõi kết quả của sự chữa trị có hữu hiệu hay không? Thế rồi sau một loạt trị liệu bằng chemotherapy lần nữa, tôi hoàn toàn chả thấy có tiến bộ gì. Cục bướu vẫn còn y nguyên hình dáng và kích thước như cũ. Sau khi tôi từ bỏ sữa và các loại sản phẩm có sữa độ vài hôm thì cục u bắt đầu teo dần. Một tuần lễ sau, cục bướu ở cổ bắt đầu ngứa, sau đó nó mềm dần và thu nhỏ hình dạng lại. Trên đồ thị theo dõi, lằn ghi chú có chiều hướng đi xuống và cuối cùng nó xuống sát lằn ngang ở phía dưới (tức 0 độ).

Một buổi chiều thứ Bảy, sáu tuần lễ sau khi tôi bỏ luôn tất cả thành phần của sữa trong thực đơn của tôi nghĩa là không còn dính dáng gì tới thức ăn có nguồn gốc động vật, tôi ngồi thiền một tiếng đồng hồ và sau đó kiểm tra lại cục bướu thì nó đã hoàn toàn biến mất. Tôi là người đã tự theo dõi sự diễn tiến bịnh trạng của mình từ đầu tới cuối. Giờ phút này không có sự vui mừng nào bằng. Tôi chạy xuống lầu và nhờ chồng tôi kiểm tra cẩn thận lần nữa. Kết quả anh cũng chẳng tìm thấy gì.

Thứ Năm tuần lễ sau đó, tôi trở lại phòng mạch của vị bác sĩ chuyên khoa để tái khám. Ông đã vô cùng sửng sốt và vui mừng bảo rằng: "Tôi không còn tìm thấy dấu vết nào của bịnh ung thư trong cơ thể của bà nữa cả !"

TRẦN ANH KIỆT
(Trích dịch từ quyển Your Life in Your hands của nữ Khoa Học Gia Jane Plant
)