Chủ Nhật, 17 tháng 6, 2007

Khiêu vũ có tác dụng rất tốt trong việc phòng và chống loãng xương ở người cao tuổi


Loãng xương là một bệnh rất thường gặp ở phụ nữ sau mãn kinh. Điều trị loãng xương thường gây tốn kém cho hệ thống y tế, ảnh hưởng nhiều đến gia đình và xã hội. Phát hiện và điều trị sớm cho phép phòng ngừa căn bệnh này.


Theo thống kê, năm 2050, số trường hợp gẫy xương do loãng xương sẽ tăng gấp 4 lần so với năm 1995 (400.000 trường hợp nhập viện do loãng xương).


Có thể nói, một biểu hiện điển hình của căn bệnh loãng xương là hiện tượng "bà còng" trong dân gian Việt Nam. Hậu quả của lún xẹp đốt sống gây biến dạng cột sống, tạo dạng "gù-bà còng" ở nhiều bệnh nhân.


Không những vậy, loãng xương còn làm gia tăng nguy cơ gãy xương. Các hậu quả của gãy xương là phải nhập viện điều trị, mất khả năng vận động, giảm chất lượng sống. Ngay tại Mỹ cũng có tới 30% phụ nữ sau mãn kinh có giảm mật độ xương tới mức loãng xương. 54% có mật độ xương dưới bình thường (thiếu xương). Có tới 90% số gãy xương đùi và lún xẹp đốt sống ở phụ nữ cao tuổi là do mật độ xương thấp.


Vào năm 1995, gãy xương do loãng xương gây nên 400.000 trường hợp phải nhập viện và hơn 2,5 triệu lần thăm khám của bác sỹ. So sánh với thống kê 1990, thì tỷ lệ gãy xương háng sẽ tăng lên 4 lần vào năm 2050. Trong khi đó các nghiên cứu ở châu Âu cho thấy rằng gãy xương háng gây tử vong trong 20% trường hợp vào năm đầu và 40% trong ba năm tiếp theo.


Hơn một nửa trường hợp gãy xương háng không bao giờ lấy lại được vận động bình thường. Theo các điều tra diện rộng ở một số vùng nông thôn và thành thị miền Bắc nước ta (Hà Nội, Thanh Hóa, Hải Dương..) từ năm 1995 trở lại đây, tỷ lệ loãng xương chiếm tới 18-19% ở các phụ nữ sau mãn kinh và tỷ lệ gãy xương do loãng xương lên tới 4-5% ở các đối tượng này.


Loãng xương có thể phát hiện sớm được không?


Hiện nay, việc phát hiện những người loãng xương hoặc có nguy cơ loãng xương đang được thực hiện rộng rãi nhờ các máy móc thăm dò khối lượng xương. Từ năm 2002, máy đo mật độ xương DEXA (Dual-Energy X-ray Absorptionmetry) sử dụng tia X được khẳng định có giá trị chẩn đoán trong điều trị loãng xương.


DEXA là phương pháp đo mật độ xương được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới. Phương pháp này không đau, không đòi hỏi tiêm, xâm lấn, dùng thuốc an thần. Xét nghiệm này chỉ cần liều chiếu tia X ít hơn chụp X - quang phổi.


Đo mật độ xương ở đâu?


Hiện ở Việt Nam đã có các máy DEXA. Có loại máy đo tại các xương bàn chân hoặc cổ tay được máy tính tính toán ra mật độ xương toàn thân. Có loại máy "cao cấp" hơn, đo chi tiết mật độ xương chính xác tại các điểm có nguy cơ gãy xương như cột sống, cổ xương đùi, đầu xương quay... hoặc cả hệ thống xương.


Ngoài ra, các máy này còn có thể tính toán được các thông số về tỷ lệ cơ, mỡ, xương. Tùy mức độ hiện đại của máy mà thời gian đo mỗi người có thể dài hoặc ngắn. Các trung tâm có máy đo hiện đại này là: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện E, Bệnh viện Hữu Nghị, Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP HCM).