Nhưng, dù tiêu nhiều tiền như vậy, cuộc chiến chống ung thư không mang lại kết quả mong muốn. Chúng ta không tàn sát kẻ thù; kẻ thù đang tàn sát chúng ta. Tiến sĩ Linus Pauling, người đoạt hai giải Nobel đã tuyên bố: "Tất cả mọi người cần phải biết rằng cuộc chiến chống ung thư là một sự lừa bịp."
Những loại ung thư thông dụng nhất - ung thư phổi, ruột kết, vú, nhiếp hộ tuyến, mật và buồng trứng - là nguyên nhân gây nên đa số những trường hợp tử vong về ung thư. Tỷ lệ tử vong của những chứng ung thư đó vẫn giữ nguyên, hoặc tăng lên, trong 50 năm qua. Và những thống kê cho các loại ung thư ít xảy ra cũng bi quan không kém.
Những cách trị ung thư thường được áp dụng nhất ngày nay là giải phẫu, phóng xạ và hóa dược trị liệu. Cách chữa nào cũng có tính cách xâm lấn vào cơ thể bệnh nhân. Cách chữa nào cũng có những tác dụng bên lề tai hại. Cách chữa nào cũng chỉ trị những triệu chứng chứ không đi vào căn nguyên của bệnh. Và tỷ lệ thành công thì rõ ràng là thấp..."
"... Ngày nay, chữa trị ung thư là một doanh nghiệp khổng lồ. Cứ mỗi 30 giây lại có thêm một người Hoa Kỳ bị ung thư. Trung bình một bệnh nhân bỏ ra trên 25 ngàn đô la để cố gắng chữa chạy. Nhưng, đáng buồn thay, đó chỉ là phí tiền vô ích. Vì mỗi 55 giây lại có một người Mỹ chết vì ung thư..."
"... Các nhà khoa học chuyên nghiên cứu về bệnh ung thư muốn biết lối sống nào đích thực gây nên những tỷ lệ mắc bệnh ung thư cao. Trong tạp chí "Advances in Cancer Reseach", họ kết luận như sau:
"... Chúng ta có rất nhiều dữ kiện chứng tỏ rằng, trong những yếu tố tạo nên rủi ro bị ung thư... không yếu tố nào đáng kể hơn lối ăn và sự dinh dưỡng."
Trong khi thực hiện những cuộc điều trần để tìm hiểu những hậu quả về mặt sức khỏe của lối ăn uống của người Mỹ, Ủy ban Thượng viện kêu gọi đến một chuyên viên, tiến sĩ Gio B. Goro, phó giám đốc Sở Phòng Ngừa Ung Thư tại Viện Ung Thư Quốc Gia. Ông này nói:
"Khoa dinh dưỡng tỏ ra là một ngành rất hứa hẹn trong vấn đề phòng ngừa và kiểm soát bệnh ung thư và nhiều bệnh khác, và trong vấn đề bảo đảm, duy trì sức khỏe của con người."
Lẽ tất nhiên, Thượng viện muốn biết đích xác những ảnh hưởng nào của lối ăn uống sẽ dễ gây ra ung thư. Đa số chúng ta nghĩ đến những hóa chất thêm vào trong thực phẩm như loại để giữ đồ ăn lâu hư, mầu nhân tạo và loại để tạo mùi vị. Nhưng, dù những hóa chất đó có tác hại thật, chúng vẫn không phải là thủ phạm chính. Tiến sĩ Goro nói:
"... Ăn nhiều thịt và chất béo là những yếu tố chính có thể gây ra ung thư."
Các ngành sản xuất thịt, sữa, và trứng vốn không vui với kết quả nói rằng cholesterol và chất béo saturated (bảo hòa) gây ra bệnh tim. Và bây giờ họ lại càng không vui khi được biết rằng thịt và chất béo dính líu đến bệnh ung thư.
Ủy ban Thương mại Liên bang (Federal Trade Commission - FTC) muốn nghe quan điểm của một chuyên gia độc lập để giúp họ xác định có phải là những thức ăn gây nên bệnh tim cũng có thể gây nên bệnh ung thư hay không. Họ mời một chuyên gia về khoa dinh dưỡng tại đại học Harvard ra điều trần, đó là tiến sĩ Mark Hegstead. Ông này nói:
"Tôi nghĩ rằng rõ ràng lối ăn uống của người Mỹ là một nguyên nhân gây bệnh đau tim. Và tôi nghĩ rằng cũng lối ăn đó là nguyên nhân gây nên nhiều loại ung thư: ung thư vú, ung thư ruột kết, và những ung thư khác..."
Không chỉ là bệnh ung thư mà các căn bịnh khác như cao máu, tiểu đường, tim mạch, đột quỵ, béo phì cũng được đề cập đến trong sách.
Các nhà phê bình, điểm sách đã đánh giá rất cao cuốn sách Diet for A New Ameria và trên thị trường, số sách cả triệu cuốn được tái bản đi tái bản lại suốt trong 20 năm qua (1987 - 2007) trong hạng mục "best seller", chứng minh những phê bình, khen tặng trên là sự thật....
Tỉ như vấn đề ăn gạo lứt muối mè của Thánh y Ohsawa, lấy từ tinh hoa y học cổ truyền Đông phương, xưa nay không thiếu người phân vân, bán tín bán nghi. Trong cao trào đang lên mạnh tại Hoa Kỳ hiện nay, việc ăn gạo lứt và các loại ngũ cốc nguyên hạt (whole grains) là cách được chọn làm mẫu mực.
Nên nhớ, người Mỹ không dễ gì tin vào những luận cứ vu vơ mà họ chỉ tin vào kết quả nghiên cứu khoa học, có cơ sở chứng minh hẳn hoi. Và đây là kết quả của việc ăn gạo lứt và ngũ cốc nguyên hạt (whole grians) khiến người Mỹ, nhất là giới thượng lưu, đang thi nhau áp dụng:
"Gạo trắng hay bột mì trắng là vì người ta đã bỏ đi phần cám của nó. Phần cám mầu nâu ấy chứa toàn là những chất bổ dưỡng và không có hại, thứ hại mà ngày nay ai bị bệnh tiểu đường vẫn sợ nơm nớp. Đó là "tinh bột" tạo đường và thường thì Tây y bảo phải tiết giảm việc ăn tinh bột.
Phải mất nhiều chục năm trời các nhà nghiên cứu độc lập Hoa Kỳ mới có cơ hội hoàn thành những nghiên cứu nghiêm chỉnh và có giá trị. Một trong những bản nghiên cứu thuộc lọai này được công bố trên tạp chí Journal of The American Dietetic Asscociation vào năm 2001, kéo theo phong trào bỏ ăn bánh mì trắng và thay vào đó là bánh mì làm bằng bột nguyên hạt (whole grain) tương tự với gạo lứt. Nguyên do? Bởi vì trong bản báo cáo này, các nhà nghiên cứu đã chứng minh ăn gạo lứt, bột nguyên hạt whole grains ngăn ngừa được ung thư.
Một con số hết thuyết phục: trong tất cả 45 cuộc nghiên cứu đề tài liên quan, có tới 43 nghiên cứu công nhận gạo lứt và bột nguyên hạt whole grains giúp ngăn ngừa ung thư.
Khi người ta làm trắng gạo, bỏ cám thì tỉ lệ phần trăm các chất bổ bị mất đi là: Protein 25%, Chất xơ (Fiber): 95%, Calcium: 56%, Đồng (Copper): 62%, Sắt (Iron): 84%, Manganese: 82%, Phosphorus: 69%, Potassium (Kali): 74%, Selenium: 52%, Kẽm (Zinc): 76%, VitaminB1: 73%, Vitamin B2: 81%, Vitamin B5: 56%, Vitamin B6: 87%, Folate: 59%, Vitamin E: 95%."
Bột mì trắng, gạo trắng và các sản phẩm ngũ cốc tinh chế khác được hấp thu nhanh vào dòng máu, gây ra sự dao động mức đường trong máu. Chất xơ có trong ngũ cốc nguyên hạt làm chậm những dao động đó, giúp làm giảm thấp các mức cholesterol, giữ cho đường tiêu hóa lành mạnh, và còn tạo ra nhiều lợi ích khác nữa. Ngoài ra, ngũ cốc nguyên hạt cũng cung cấp những chất bổ dưỡng quan trọng, bao gồm các vitamin B, vitamin E và nhiều chất cải thiện sức khỏe khác..."