Thông thường mỗi người sinh ra có hai quả thận. Tuy nhiên, theo thống kê cứ 4.000 người thì có một người chỉ có một quả thận, và điều ngạc nhiên là họ vẫn sống bình thường, thậm chí có một số rất ít người có tới ba quả thận.
Mỗi quả thận được bọc trong một bao xơ, gồm có một lớp vỏ bên ngoài và phần tủy ở bên trong. Đây là một hệ thống những ống lọc tuy nhỏ nhưng có khả năng lọc rất tinh vi và hiệu quả. Nếu một quả thận bị suy thì quả thận khỏe mạnh còn lại sẽ vẫn đủ sức làm việc để giúp cơ thể hoạt động bình thường.
Nhiệm vụ quan trọng của thận
Thải ra khỏi cơ thể những phần cặn bã của quá trình chuyển hóa, những chất độc hại, muối khoáng dư thừa… Nếu không được loại ra ngoài, các chất này sẽ gây ra nhiều bệnh tật cho các bộ phận trong cơ thể, đôi khi dẫn tới tử vong.
Duy trì mức độ nước trong cơ thể ổn định dù là nước luôn đưa vào và thải ra khỏi cơ thể theo những mức độ khác nhau, lúc nhiều lúc ít. Nếu chức năng này bị rối loạn thì nước sẽ được giữ lại, dẫn tới phù nước dưới bàn chân, hoặc ứ nước trên vùng bụng.
Giữ lại các huyết bào và các chất dinh dưỡng trong huyết tương như acid amin, protein, glucose, khoáng chất…
Điều hòa sự cân bằng giữa acid và kiềm trong các dung dịch cơ thể. Các acid đến từ thực phẩm, kiềm từ các loại thuốc như thuốc chống acid dạ dày…
Duy trì sự cân bằng của các khoáng chất như kali, natri… Nếu kali chỉ hơi cao là đủ làm cho tim ngưng đập.
Sản sinh các chất kích thích tủy tạo hồng cầu, như chất erythropoietin.
Giữ huyết áp bình thường. Rất nhiều trường hợp huyết áp cao là hậu quả của suy thận.
Một số nguyên nhân dẫn tới suy thận
Sự giảm khối lượng nước ngoài tế bào trong các trường hợp bị bỏng nặng, đi tiểu nhiều, xuất huyết, trướng bụng nước, giảm dung lượng máu vì bệnh tim hoặc do nhiễm độc máu, suy chức năng gan, tác dụng độc hại của một số hóa chất, dược phẩm…
Do nhiễm trùng thận, tổn thương thận, do tác dụng của hóa chất và dược phẩm lên thận, do bị bệnh đái tháo đường, huyết áp cao… Sử dụng quá nhiều và quá lâu các loại thuốc giảm đau như aspirin, phenacetin… cũng là một trong những nguyên nhân thường thấy.
Các yếu tố khác như sỏi tiết niệu, tắc nghẽn ống dẫn tiểu, rối loạn các khả năng của bàng quang, viêm tuyến tiền liệt…
Ở suy thận kinh niên, khả năng lọc máu của thận giảm từ từ và thường là do hậu quả của một số bệnh như viêm thận tiểu cầu, đái tháo đường, huyết áp cao, đa nang thận… Khi khả năng lọc của thận chỉ còn từ 5 tới 10% thì thận đi vào giai đoạn cuối của suy thận và lúc này phải cần đến thận nhân tạo hoặc thay ghép thận.
Hậu quả của suy thận
Khi thận suy, chất thải urê, creatinine sẽ tràn vào máu, làm mất cân bằng giữa nước và các chất điện phân, kali tăng cao, canxi giảm, protein thất thoát… Sự tích tụ urê trong máu khi bị suy thận sẽ dẫn tới buồn nôn, ngủ lịm, suy nhược cơ thể… và có thể tử vong nếu không được điều trị đúng và kịp thời.
Thiếu hồng cầu: Thận tiết ra hormon erythropoietin để kích thích tủy sản xuất hồng cầu. Khi thận suy, hormon này giảm và dẫn tới thiếu hồng cầu.
Loạn dưỡng xương thường thấy ở 90% bệnh nhân suy thận, đặc biệt là người cao tuổi và phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh. Xương trở nên mỏng, yếu, biến dạng và dễ gãy.
Rối loạn giấc ngủ. Bệnh nhân luôn luôn ở trong tình trạng mệt mỏi, nhức đầu, ngây ngất, buồn bã.
Ngứa ngoài da trong hoặc sau khi lọc máu, vì lượng urê trong máu quá cao.
Đau nhức xương khớp vì chứng thoái hóa dạng tinh bột amyloidosis:
Biện pháp lọc máu được sử dụng khi nào?
Biện pháp lọc máu với thận nhân tạo được áp dụng khi khả năng loại bỏ chất thải và nước dư thừa trong máu của thận chỉ còn khoảng 5 tới 10% so với mức độ bình thường.
Suy thận cấp tính không đáp ứng với điều trị thì lọc máu có thể được áp dụng trong một thời gian ngắn cho tới khi thận hoạt động trở lại. Suy thận kinh niên thì phải lọc máu suốt đời nếu không được thay ghép thận.
Thận nhân tạo có các tác dụng như: Loại bỏ chất thải, muối khoáng và nước dư thừa trong máu để tránh ứ đọng trong cơ thể; Duy trì huyết áp ở mức bình thường và giữ cân bằng một số hóa chất trong máu…
Nguyên tắc lọc máu rất đơn giản: Máu từ cơ thể được dẫn vào một hệ thống lọc đặc biệt gọi là dialyser hoặc “thận nhân tạo”. Dung dịch rửa máu (dialysate) được cho hoạt động xung quanh thận nhân tạo để lấy ra các chất thải urê, creatinine… Máu sạch chứa tế bào máu, chất dinh dưỡng được đưa trở lại cơ thể.
Việc đưa máu ra vào cơ thể hơi phức tạp hơn. Thường thường là có hai kim: Một để lấy máu ra khỏi cơ thể và một kim dẫn máu trở lại cơ thể.
Chế độ dinh dưỡng của người suy thận
Bệnh nhân cần lưu ý tới lượng nước tiêu thụ hằng ngày. Với thận suy mà sử dụng quá nhiều sẽ đưa tới ứ nước, tăng huyết áp, tim phải làm việc nhiều hơn.
Khi bị suy thận, bệnh nhân thường được bác sĩ khuyên giới hạn tiêu thụ protein để giảm thiểu chất thải urê. Khi lọc máu, bệnh nhân lại được khuyến khích nên sử dụng nhiều hơn các loại thực phẩm có lượng protein cao như thịt, cá, gia cầm… vì những thực phẩm này tạo ra ít urê hơn. Lý do là cơ thể cần nhiều chất đạm để tăng cường sức khỏe.
Muối ăn cần được hạn chế để tránh giữ nước trong cơ thể và để tránh tăng huyết áp.
Lượng kali thường lên cao trong thời gian giữa hai lần lọc máu và gây ra rối loạn nhịp tim, đôi khi dẫn tới ngừng tim. Để giữ mức kali bình thường trong máu, nên bớt ăn thực phẩm chứa nhiều kali như chuối, cam, quả khô…
Giới hạn các thực phẩm có nhiều phôtpho như sữa, phomát, đậu khô… vì khi dư thừa, chất khoáng này sẽ lấy canxi từ xương làm cho xương yếu, giòn, dễ gãy…
Lọc máu đôi khi cũng lấy đi một vài loại vitamin và chất khoáng của cơ thể. Bác sĩ sẽ chỉ định những chất nào mà người bệnh cần dùng thêm.
Người bệnh cũng cần sắp xếp lại nếp sống cho thoải mái, bớt căng thẳng tinh thần, giới hạn các chất có thể gây hại cho thận nói riêng, và toàn cơ thể nói chung… Nên tránh các việc cần nhiều sức mạnh như nâng nhấc vật nặng, đào đất…
NGUYỄN HOÀNG (Đại học Y Hà Nội)
Mỗi quả thận được bọc trong một bao xơ, gồm có một lớp vỏ bên ngoài và phần tủy ở bên trong. Đây là một hệ thống những ống lọc tuy nhỏ nhưng có khả năng lọc rất tinh vi và hiệu quả. Nếu một quả thận bị suy thì quả thận khỏe mạnh còn lại sẽ vẫn đủ sức làm việc để giúp cơ thể hoạt động bình thường.
Nhiệm vụ quan trọng của thận
Thải ra khỏi cơ thể những phần cặn bã của quá trình chuyển hóa, những chất độc hại, muối khoáng dư thừa… Nếu không được loại ra ngoài, các chất này sẽ gây ra nhiều bệnh tật cho các bộ phận trong cơ thể, đôi khi dẫn tới tử vong.
Duy trì mức độ nước trong cơ thể ổn định dù là nước luôn đưa vào và thải ra khỏi cơ thể theo những mức độ khác nhau, lúc nhiều lúc ít. Nếu chức năng này bị rối loạn thì nước sẽ được giữ lại, dẫn tới phù nước dưới bàn chân, hoặc ứ nước trên vùng bụng.
Giữ lại các huyết bào và các chất dinh dưỡng trong huyết tương như acid amin, protein, glucose, khoáng chất…
Điều hòa sự cân bằng giữa acid và kiềm trong các dung dịch cơ thể. Các acid đến từ thực phẩm, kiềm từ các loại thuốc như thuốc chống acid dạ dày…
Duy trì sự cân bằng của các khoáng chất như kali, natri… Nếu kali chỉ hơi cao là đủ làm cho tim ngưng đập.
Sản sinh các chất kích thích tủy tạo hồng cầu, như chất erythropoietin.
Giữ huyết áp bình thường. Rất nhiều trường hợp huyết áp cao là hậu quả của suy thận.
Một số nguyên nhân dẫn tới suy thận
Sự giảm khối lượng nước ngoài tế bào trong các trường hợp bị bỏng nặng, đi tiểu nhiều, xuất huyết, trướng bụng nước, giảm dung lượng máu vì bệnh tim hoặc do nhiễm độc máu, suy chức năng gan, tác dụng độc hại của một số hóa chất, dược phẩm…
Do nhiễm trùng thận, tổn thương thận, do tác dụng của hóa chất và dược phẩm lên thận, do bị bệnh đái tháo đường, huyết áp cao… Sử dụng quá nhiều và quá lâu các loại thuốc giảm đau như aspirin, phenacetin… cũng là một trong những nguyên nhân thường thấy.
Các yếu tố khác như sỏi tiết niệu, tắc nghẽn ống dẫn tiểu, rối loạn các khả năng của bàng quang, viêm tuyến tiền liệt…
Ở suy thận kinh niên, khả năng lọc máu của thận giảm từ từ và thường là do hậu quả của một số bệnh như viêm thận tiểu cầu, đái tháo đường, huyết áp cao, đa nang thận… Khi khả năng lọc của thận chỉ còn từ 5 tới 10% thì thận đi vào giai đoạn cuối của suy thận và lúc này phải cần đến thận nhân tạo hoặc thay ghép thận.
Hậu quả của suy thận
Khi thận suy, chất thải urê, creatinine sẽ tràn vào máu, làm mất cân bằng giữa nước và các chất điện phân, kali tăng cao, canxi giảm, protein thất thoát… Sự tích tụ urê trong máu khi bị suy thận sẽ dẫn tới buồn nôn, ngủ lịm, suy nhược cơ thể… và có thể tử vong nếu không được điều trị đúng và kịp thời.
Thiếu hồng cầu: Thận tiết ra hormon erythropoietin để kích thích tủy sản xuất hồng cầu. Khi thận suy, hormon này giảm và dẫn tới thiếu hồng cầu.
Loạn dưỡng xương thường thấy ở 90% bệnh nhân suy thận, đặc biệt là người cao tuổi và phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh. Xương trở nên mỏng, yếu, biến dạng và dễ gãy.
Rối loạn giấc ngủ. Bệnh nhân luôn luôn ở trong tình trạng mệt mỏi, nhức đầu, ngây ngất, buồn bã.
Ngứa ngoài da trong hoặc sau khi lọc máu, vì lượng urê trong máu quá cao.
Đau nhức xương khớp vì chứng thoái hóa dạng tinh bột amyloidosis:
Biện pháp lọc máu được sử dụng khi nào?
Biện pháp lọc máu với thận nhân tạo được áp dụng khi khả năng loại bỏ chất thải và nước dư thừa trong máu của thận chỉ còn khoảng 5 tới 10% so với mức độ bình thường.
Suy thận cấp tính không đáp ứng với điều trị thì lọc máu có thể được áp dụng trong một thời gian ngắn cho tới khi thận hoạt động trở lại. Suy thận kinh niên thì phải lọc máu suốt đời nếu không được thay ghép thận.
Thận nhân tạo có các tác dụng như: Loại bỏ chất thải, muối khoáng và nước dư thừa trong máu để tránh ứ đọng trong cơ thể; Duy trì huyết áp ở mức bình thường và giữ cân bằng một số hóa chất trong máu…
Nguyên tắc lọc máu rất đơn giản: Máu từ cơ thể được dẫn vào một hệ thống lọc đặc biệt gọi là dialyser hoặc “thận nhân tạo”. Dung dịch rửa máu (dialysate) được cho hoạt động xung quanh thận nhân tạo để lấy ra các chất thải urê, creatinine… Máu sạch chứa tế bào máu, chất dinh dưỡng được đưa trở lại cơ thể.
Việc đưa máu ra vào cơ thể hơi phức tạp hơn. Thường thường là có hai kim: Một để lấy máu ra khỏi cơ thể và một kim dẫn máu trở lại cơ thể.
Chế độ dinh dưỡng của người suy thận
Bệnh nhân cần lưu ý tới lượng nước tiêu thụ hằng ngày. Với thận suy mà sử dụng quá nhiều sẽ đưa tới ứ nước, tăng huyết áp, tim phải làm việc nhiều hơn.
Khi bị suy thận, bệnh nhân thường được bác sĩ khuyên giới hạn tiêu thụ protein để giảm thiểu chất thải urê. Khi lọc máu, bệnh nhân lại được khuyến khích nên sử dụng nhiều hơn các loại thực phẩm có lượng protein cao như thịt, cá, gia cầm… vì những thực phẩm này tạo ra ít urê hơn. Lý do là cơ thể cần nhiều chất đạm để tăng cường sức khỏe.
Muối ăn cần được hạn chế để tránh giữ nước trong cơ thể và để tránh tăng huyết áp.
Lượng kali thường lên cao trong thời gian giữa hai lần lọc máu và gây ra rối loạn nhịp tim, đôi khi dẫn tới ngừng tim. Để giữ mức kali bình thường trong máu, nên bớt ăn thực phẩm chứa nhiều kali như chuối, cam, quả khô…
Giới hạn các thực phẩm có nhiều phôtpho như sữa, phomát, đậu khô… vì khi dư thừa, chất khoáng này sẽ lấy canxi từ xương làm cho xương yếu, giòn, dễ gãy…
Lọc máu đôi khi cũng lấy đi một vài loại vitamin và chất khoáng của cơ thể. Bác sĩ sẽ chỉ định những chất nào mà người bệnh cần dùng thêm.
Người bệnh cũng cần sắp xếp lại nếp sống cho thoải mái, bớt căng thẳng tinh thần, giới hạn các chất có thể gây hại cho thận nói riêng, và toàn cơ thể nói chung… Nên tránh các việc cần nhiều sức mạnh như nâng nhấc vật nặng, đào đất…
NGUYỄN HOÀNG (Đại học Y Hà Nội)