Theo người Trung Quốc, loại rễ kỳ lạ này có thể chữa khỏi mọi bệnh tật, từ mệt mỏi đến ung thư. Vì vậy mà chúng đã được sử dụng từ 7.000 năm nay !
Bạn cảm thấy suy nhược? Đau dạ dày? Bạn muốn sống thọ hơn? Hãy ngậm một mẩu rễ nhân sâm và bạn sẽ là một con người hoàn toàn mới. Ít nhất đó là điều mà người Trung Quốc nói. Họ đã sử dụng rễ của loại cỏ kỳ lạ này gần 7.000 năm nay và theo họ, nó có tác dụng lớn.
Có thời nhân sâm được coi là quý và hiếm đến nỗi ở Trung Quốc chỉ có hoàng đế mới được phép thu giữ loại rễ này. Xuất khẩu nhân sâm sang nước khác bị coi là trọng tội và bị xử tử hình. Người Trung Quốc và người Tartar đã đánh nhau đổ máu vì những vùng đất có nhân sâm mọc, và một lãnh chúa Tartar đã từng xây cả một bức tường bao quanh một quận để canh giữ những cây nhân sâm mọc trong đó. Một hoàng đế Trung Hoa đã từng trả một khoản tiền tương đương 25.000 đô la để có được một củ nhân sâm Mãn Châu. Ngày nay, nhân sâm vẫn là loại cây thuốc đắt nhất thế giới.
Mặc dù loại nhân sâm tốt nhất mọc hoang ở Mãn Châu thuộc Triều Tiên và vùng Turkestan thuộc Trung Hoa, có một loại nhân sâm khác đã phát triển ở Bắc Mỹ từ hàng trăm năm nay. Người da đỏ dùng nó để chữa rối loạn tiêu hóa, phù lợi, và các chứng bệnh khác. Họ gọi là cây garantoquen, có nghĩa là cây "hình người", bởi vì loại rễ nhân sâm tốt nhất có hình một cơ thể người. Chính vì lý do này mà người Trung Hoa xưa tin rằng rễ cây nhân sâm có thể chữa khỏi mọi bệnh tật của con người. Đối với họ, hình dạng của thân hay rễ nhân sâm quyết định phần cơ thể mà nó có tác động lên.
Những người Mỹ đầu tiên cũng sử dụng loại nhân sâm Bắc Mỹ và đưa tới Châu Âu từ năm 1704. Những người khai phá đất mới đầu tiên, trong đó có Daniel Boone, đã đi tìm nhân sâm trong rừng rậm, vì nhân sâm đem lại nhiều lợi nhuận trên thị trường hơn là lông thú. Nhân sâm đã bị đào lên nhiều đến nỗi đến cuối thế kỷ 19, nhân sâm có nguy cơ bị tuyệt chủng ở Bắc Mỹ. Canada đã thông qua đạo luật cấm thu hoạch nhân sâm trừ những khoản thời gian nhất định trong năm. Ngày nay, nhân sâm mọc ở đây thành từng đồn điền, nhưng phần lớn chúng được xuất khấu sang Hồng Kông.
Có hai cách chủ yếu để đưa nhân sâm vào cơ thể. Có thể pha sâm thành trà hoặc xắt lát và để tan dần trên lưỡi. Nhiều người nói sâm có vị cam thảo.
Nhân sâm có thể chữa được mọi bệnh từ chứng mất ngủ, bệnh lão hóa đến bệnh đái đường và ung thư? Ở Nga, nơi nhân sâm cũng được coi trọng như Trung Quốc, Viện Khoa học đã có một Ủy ban Nhân sâm thường trực để thí nghiệm với loại cây này từ năm 1949. Ủy ban đã phân tách được một hoạt chất trong nhân sâm gọi là panaquilon mà họ cho là có tác dụng kích thích các hoạt động nội tiết trong cơ thể và làm tăng lượng hormone trong máu. Kết quả là lượng đường trong máu hạ xuống và cơ thể tiếp nhận một lượng chất bổ dưỡng và chất kích thích. Để chứng minh cho niềm tin tưởng vào nhân sâm, chính quyền Xô Viết đã cho các nhà du hành vũ trụ của mình sử dụng nhân sâm trong các chuyến bay vào không gian. Kết quả ra sao chưa được công bố cho thế giới.
Tuy nhiên, các nhà khoa học Mỹ vẫn nghi ngờ những lời tuyên bố về nhân sâm. Ảnh hưởng tốt duy nhất của nhân sâm trên cơ thể mà họ thừa nhận là sự kích thích và tác dụng đối với chứng rối loạn tiêu hóa. Mặt khác, một số dược sỹ Mỹ đã nhận thấy ảnh hưởng xấu của việc sử dụng nhân sâm thường xuyên. Trong cuốn "Các cây thuốc châu Mỹ" viết năm 1887, tiến sĩ Charles F. Millspaugh nói rằng nhân sâm Mỹ có thể gây khô miệng và cổ, nhịp tim bất thường và suy yếu toàn thân.
Nhân sâm là loại rễ cây kỳ diệu hay cũng chỉ là một loại thảo mộc bình thường? Câu trả lời ở phương Đông và phương Tây hoàn toàn khác nhau. Một ngày nào đó, chúng ta sẽ biết được ai đúng ai sai.
Theo Thế Giới Vạn Hoa
Bạn cảm thấy suy nhược? Đau dạ dày? Bạn muốn sống thọ hơn? Hãy ngậm một mẩu rễ nhân sâm và bạn sẽ là một con người hoàn toàn mới. Ít nhất đó là điều mà người Trung Quốc nói. Họ đã sử dụng rễ của loại cỏ kỳ lạ này gần 7.000 năm nay và theo họ, nó có tác dụng lớn.
Có thời nhân sâm được coi là quý và hiếm đến nỗi ở Trung Quốc chỉ có hoàng đế mới được phép thu giữ loại rễ này. Xuất khẩu nhân sâm sang nước khác bị coi là trọng tội và bị xử tử hình. Người Trung Quốc và người Tartar đã đánh nhau đổ máu vì những vùng đất có nhân sâm mọc, và một lãnh chúa Tartar đã từng xây cả một bức tường bao quanh một quận để canh giữ những cây nhân sâm mọc trong đó. Một hoàng đế Trung Hoa đã từng trả một khoản tiền tương đương 25.000 đô la để có được một củ nhân sâm Mãn Châu. Ngày nay, nhân sâm vẫn là loại cây thuốc đắt nhất thế giới.
Mặc dù loại nhân sâm tốt nhất mọc hoang ở Mãn Châu thuộc Triều Tiên và vùng Turkestan thuộc Trung Hoa, có một loại nhân sâm khác đã phát triển ở Bắc Mỹ từ hàng trăm năm nay. Người da đỏ dùng nó để chữa rối loạn tiêu hóa, phù lợi, và các chứng bệnh khác. Họ gọi là cây garantoquen, có nghĩa là cây "hình người", bởi vì loại rễ nhân sâm tốt nhất có hình một cơ thể người. Chính vì lý do này mà người Trung Hoa xưa tin rằng rễ cây nhân sâm có thể chữa khỏi mọi bệnh tật của con người. Đối với họ, hình dạng của thân hay rễ nhân sâm quyết định phần cơ thể mà nó có tác động lên.
Những người Mỹ đầu tiên cũng sử dụng loại nhân sâm Bắc Mỹ và đưa tới Châu Âu từ năm 1704. Những người khai phá đất mới đầu tiên, trong đó có Daniel Boone, đã đi tìm nhân sâm trong rừng rậm, vì nhân sâm đem lại nhiều lợi nhuận trên thị trường hơn là lông thú. Nhân sâm đã bị đào lên nhiều đến nỗi đến cuối thế kỷ 19, nhân sâm có nguy cơ bị tuyệt chủng ở Bắc Mỹ. Canada đã thông qua đạo luật cấm thu hoạch nhân sâm trừ những khoản thời gian nhất định trong năm. Ngày nay, nhân sâm mọc ở đây thành từng đồn điền, nhưng phần lớn chúng được xuất khấu sang Hồng Kông.
Có hai cách chủ yếu để đưa nhân sâm vào cơ thể. Có thể pha sâm thành trà hoặc xắt lát và để tan dần trên lưỡi. Nhiều người nói sâm có vị cam thảo.
Nhân sâm có thể chữa được mọi bệnh từ chứng mất ngủ, bệnh lão hóa đến bệnh đái đường và ung thư? Ở Nga, nơi nhân sâm cũng được coi trọng như Trung Quốc, Viện Khoa học đã có một Ủy ban Nhân sâm thường trực để thí nghiệm với loại cây này từ năm 1949. Ủy ban đã phân tách được một hoạt chất trong nhân sâm gọi là panaquilon mà họ cho là có tác dụng kích thích các hoạt động nội tiết trong cơ thể và làm tăng lượng hormone trong máu. Kết quả là lượng đường trong máu hạ xuống và cơ thể tiếp nhận một lượng chất bổ dưỡng và chất kích thích. Để chứng minh cho niềm tin tưởng vào nhân sâm, chính quyền Xô Viết đã cho các nhà du hành vũ trụ của mình sử dụng nhân sâm trong các chuyến bay vào không gian. Kết quả ra sao chưa được công bố cho thế giới.
Tuy nhiên, các nhà khoa học Mỹ vẫn nghi ngờ những lời tuyên bố về nhân sâm. Ảnh hưởng tốt duy nhất của nhân sâm trên cơ thể mà họ thừa nhận là sự kích thích và tác dụng đối với chứng rối loạn tiêu hóa. Mặt khác, một số dược sỹ Mỹ đã nhận thấy ảnh hưởng xấu của việc sử dụng nhân sâm thường xuyên. Trong cuốn "Các cây thuốc châu Mỹ" viết năm 1887, tiến sĩ Charles F. Millspaugh nói rằng nhân sâm Mỹ có thể gây khô miệng và cổ, nhịp tim bất thường và suy yếu toàn thân.
Nhân sâm là loại rễ cây kỳ diệu hay cũng chỉ là một loại thảo mộc bình thường? Câu trả lời ở phương Đông và phương Tây hoàn toàn khác nhau. Một ngày nào đó, chúng ta sẽ biết được ai đúng ai sai.
Theo Thế Giới Vạn Hoa