Tư tưởng cơ bản của dưỡng sinh Trung y là người và trời tương ứng. Theo đó, sự chuyển động của vũ trụ ảnh hưởng trực tiếp đến sinh lý và bệnh lý của người. Việc không thuận theo quy luật của thiên nhiên sẽ làm phát sinh nhiều vấn đề về sức khỏe.
Một năm có 4 mùa; cảm xúc, tinh thần, sinh hoạt, ăn ngủ, hành động... đều phải theo đó mà thay đổi, theo đó mà xác định phương pháp dưỡng sinh.
Hiện nay, thiên nhiên bị tàn phá và ô nhiễm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ loài người. Vì vậy, bảo vệ môi trường thiên nhiên là một trong những yêu cầu quan trọng của dưỡng sinh.
Một năm có 4 mùa; cảm xúc, tinh thần, sinh hoạt, ăn ngủ, hành động... đều phải theo đó mà thay đổi, theo đó mà xác định phương pháp dưỡng sinh.
Hiện nay, thiên nhiên bị tàn phá và ô nhiễm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ loài người. Vì vậy, bảo vệ môi trường thiên nhiên là một trong những yêu cầu quan trọng của dưỡng sinh.
Một số nguyên tắc dưỡng sinh khác của Trung y:
- Điều dưỡng tinh thần:
Tâm linh thư thái, lánh xa danh lợi, biết hài lòng với cái đang có... là những yếu tố đem lại sự an vui. Xây dựng ý tưởng sống lành mạnh, đạo đức cao thượng, có cuộc sống đầy hy vọng và lạc thú là cơ sở tâm lý giữ vững sức khỏe.
- Tu thân dưỡng tính:
Các danh y nhiều đời nhấn mạnh: "Dưỡng sinh chớ quên dưỡng tính". Y học hiện đại nói rõ: Tính cách của người có quan hệ mật thiết với sức khỏe và bệnh tật. Người có tính tình rộng mở, thái độ lạc quan, tâm lý vững vàng khó mắc các bệnh tinh thần và mạn tính; dù có mắc cũng dễ chữa trị, mau bình phục. Nên tăng cường tu dưỡng tính cách, nâng cao tinh thần lạc quan, luôn có thái độ vui tươi đầy hy vọng; rộng rãi với mọi người, thu xếp công việc của mình được hợp lý, tự nuôi dưỡng niềm hứng thú lành mạnh như đọc sách, đánh cờ, hội họa, âm nhạc... Nhờ vậy, mọi ưu phiền dễ dàng bị xóa tan, tinh thần thoải mái, thân thể khỏe mạnh.
- Tu dưỡng đạo đức:
Người xưa nhấn mạnh: "Dưỡng tính chớ quên dưỡng đức". Khổng Tử dạy: "Đức đầy mình thì người được thọ, đức lớn ắt sống lâu". Nên tham gia việc công ích xã hội, góp phần vào đời sống cộng đồng. Như vậy, giá trị của mình được xã hội thừa nhận, có nhiều bạn bè quen biết gần xa, khiến cho tinh thần và tâm lý được sảng khoái.
- Gạt bỏ ưu phiền:
Trong cuộc sống không thể tránh các va chạm gây phiền não; phải biết gạt bỏ chúng để trở lại trạng thái cân bằng thư thái. Ưu phiền được xem là một loại chất độc tinh thần, cần được loại trừ.
- Điều dưỡng qua chế độ ăn uống:
Muốn khỏe mạnh, cần có cơ cấu thức ăn phù hợp. Sách Hoàng đế nội kinh ghi: "Ngũ cốc nuôi sống, hoa quả trợ giúp, rau cỏ thêm vào, ăn uống điều hòa mà bổ ích tinh khí". Tư tưởng này có từ thời cổ đại song chẳng những không hề lạc hậu mà còn có cơ sở khoa học sâu sắc. Hãy thử vẽ một hình tam giác cân; ở hai cạnh cân ta chia làm 5 bậc bằng nhau. Bậc cuối là lượng ngũ cốc người lớn dùng, 300-500 g/ngày. Bậc thứ 2 là rau quả, mỗi ngày dùng 400-500 g. Bậc thứ 3 là cá, thịt, trứng (cá, tôm 50 g, thịt 50-100 g, trứng 25-50 g), tổng số 120-200 g/ngày. Bậc thứ 4 là sữa và chế phẩm của đậu, dùng 50 g/ngày. Bậc cao nhất là bơ, mỡ không được quá 25 g/ngày. Đó là con số chung, có thể tùy theo thể trạng, nghề nghiệp mà điều chỉnh cho hợp lý.
- Tập luyện:
Có thể luyện thái cực quyền, khí công... nhằm khơi dậy gân cốt, điều tiết khí huyết, giúp lưu thông kinh lạc, cân bằng âm dương. Thái cực quyền là võ thuật rèn luyện sức khỏe hàng đầu của Trung Quốc, là bài tập phối hợp giữa ý thức, hô hấp và luyện tập.
- Hoạt động trí não một cách khoa học:
Hoạt động trí não là một phương pháp hữu hiệu làm chậm sự lão hóa. Sách cổ có câu: "Cần học tập, nhân mạn lão" (chăm học tập, người lâu già). Nên bồi dưỡng hứng thú học tập, hoạt động trí não một cách khoa học để kích thích tế bào não tái sinh. Người già cần có thói quen đọc sách, báo, xem truyền hình, chăm sóc cây cảnh, ca hát...
- Dùng thuốc nâng cao sức khỏe
Nguyên tắc cơ bản của việc dùng thuốc là trị bệnh, tăng cường sức khỏe, làm chậm lão hóa, kéo dài tuổi thọ.
theo Sức Khoẻ & Đời Sống