Bệnh sán lá gan lớn (Fascioliasis) hiện nay đã có mặt tại 45/64 tỉnh, thành phố của Việt Nam và có khả năng lan tỏa ở các địa phương khác trong cả nước. Bộ Y Tế, Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng đã có thông báo vấn đề này đế các cơ sở có kế hoạch tổ chức công tác phòng, chống bệnh. Bệnh gây nên do sán ký sinh ở gan, gây tổn thương cho gan, ảnh hưởng rất nhiều đến sức khoẻ con người và có thể gây tử vong.
Sán trưởng thành sống trong ống mật người và từ ống mật, trứng di chuyển tới ruột và thải ra ngoài cùng với phân. Trứng có thể tồn tại trong phân ẩm tới 9 tháng hoặc thậm chí lâu hơn mà không bị hỏng. Ấu trùng (ấu trùng lông: miracidium) nở sau khoảng 2 tuần kể từ khi trứng rơi xuống nước. Nó thâm nhập vào ốc, phát triển và sinh sản ra một số lượng lớn ấu trùng đuôi bơi lội tự do và các ấu trùng đuôi này bám vào những thực vật thuỷ sinh hay cây rau mọc dưới nước và tạo thành nang trùng. Nguyên nhân gây bệnh sán lá gan lớn là do ăn sống các loại thực vật thuỷ sinh hay rau mọc ở dưới nước có mang nang sán, ấu trùng nang (metacercaria) xuất hiện ở tá tràng, xâm nhập vào thành ruột và di chuyển tới gan theo đường bạch huyết hoặc khoang cơ thể, chúng sống ở gan khoảng 2-3 tháng. Khi đã trưởng thành chúng di chuyển đến ống mật. Chúng sống trong cơ thể người có khi lâu đến hơn 10 năm. Con sán dài khoảng 2-3cm, rộng 1,3cm có hình lá và dẹt. Ngoài ăn sống các loại thực vật thuỷ sinh có nang sán, người bị nhiễm sán lá gan, người bị nhiễm sán lá gan lớn cũng có thể do ăn gan sống hoặc uống nước có nang sán.
Bệnh sán lá gan lớn khó chẩn đoán vì các triệu chứng rất biến đổi và giống với triệu chứng của nhiều bệnh khác. Triệu chứng chủ yếu là đau tức vùng gan, ậm ạch khó tiêu, sốt, ngứa, sụt cân, mệt mỏi, viêm mãn tính ống mật… Xuất huyết ống mật có thể là một biến chứng của bệnh sán lá gan lớn. Chẩn đoán xác định bệnh bằng soi phân tìm trứng sán, xét nghiệm máu bằng phương pháp Elisa tìm kháng thể sán và siêu âm chẩn đoán.
Sán trưởng thành sống trong ống mật người và từ ống mật, trứng di chuyển tới ruột và thải ra ngoài cùng với phân. Trứng có thể tồn tại trong phân ẩm tới 9 tháng hoặc thậm chí lâu hơn mà không bị hỏng. Ấu trùng (ấu trùng lông: miracidium) nở sau khoảng 2 tuần kể từ khi trứng rơi xuống nước. Nó thâm nhập vào ốc, phát triển và sinh sản ra một số lượng lớn ấu trùng đuôi bơi lội tự do và các ấu trùng đuôi này bám vào những thực vật thuỷ sinh hay cây rau mọc dưới nước và tạo thành nang trùng. Nguyên nhân gây bệnh sán lá gan lớn là do ăn sống các loại thực vật thuỷ sinh hay rau mọc ở dưới nước có mang nang sán, ấu trùng nang (metacercaria) xuất hiện ở tá tràng, xâm nhập vào thành ruột và di chuyển tới gan theo đường bạch huyết hoặc khoang cơ thể, chúng sống ở gan khoảng 2-3 tháng. Khi đã trưởng thành chúng di chuyển đến ống mật. Chúng sống trong cơ thể người có khi lâu đến hơn 10 năm. Con sán dài khoảng 2-3cm, rộng 1,3cm có hình lá và dẹt. Ngoài ăn sống các loại thực vật thuỷ sinh có nang sán, người bị nhiễm sán lá gan, người bị nhiễm sán lá gan lớn cũng có thể do ăn gan sống hoặc uống nước có nang sán.
Bệnh sán lá gan lớn khó chẩn đoán vì các triệu chứng rất biến đổi và giống với triệu chứng của nhiều bệnh khác. Triệu chứng chủ yếu là đau tức vùng gan, ậm ạch khó tiêu, sốt, ngứa, sụt cân, mệt mỏi, viêm mãn tính ống mật… Xuất huyết ống mật có thể là một biến chứng của bệnh sán lá gan lớn. Chẩn đoán xác định bệnh bằng soi phân tìm trứng sán, xét nghiệm máu bằng phương pháp Elisa tìm kháng thể sán và siêu âm chẩn đoán.
Trong sinh hoạt ăn uống hàng ngày, con người có tập quán ăn sống một số thực vật thuỷ sinh hay còn gọi là rau mọc ở dưới nước như rau cải soong (xà lách xoong), rau ngổ, rau cần, ngó sen… Các loại rau này thường được ăn sống hoặc chết biến tái, chưa hoàn toàn chín. Nếu rau có mang nang sán thì cơ hội bệnh sán lá gan lớn là điều rất dễ xảy ra.
- Rau cải soong (French cresson), còn gọi là cải xoong, xà lách xoong; tiếng Pháp gọi là Cresson (Cresson de fontaine, Cresson d’eau), thuộc họ Cải Brassicaceae. Cải Soong gốc ở Châu Âu được nhập vào trồng đầu tiên ở miền Nam nước ta vào cuối thế kỷ 19 rồi sau đó lan dần ra phía Bắc và các địa phương khác. Người ta trồng cải soong ở những nơi có dòng nước chảy từ những rãnh dưới nước tới đất ẩm, ven các suối, ven bờ giếng khơi… Cải soong là một loại rau ăn rất tốt, có thể thay thế các loại rau ăn thường ngày. Có thể dùng ăn sống, trộn dầu giấm, cũng có thể nấu canh hay xào ăn. Cải soong là rau khai vị, bổ, kích thích tiêu hóa.
- Rau ngổ (Coriander), còn gọi là rau ngổ nước, rau ngổ trâu, rau ngổ tía, rau ngổ hương, thuộc họ Cúc Asteraceae. Rau ngổ phân bố ở nhiều nơi vùng Đông Nam Á. Ở nước ta, rau ngổ mọc phổ biến trong các ao, hồ, mương máng, ruộng nước. Rau cũng thường được trồng để lấy lá thơm làm rau ăn, có thể ăn sống hay nấu canh.
- Rau cần (Water dropwort), còn gọi là rau cần nước, thuộc họ Hoa tán Apiaceae. Rau phân bố ở Ấn Độ, Myanmar, Trung Quốc, Nhật Bản, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Indonesia và Australia. Ở nước ta, rau cần mọc hoang dại ở nơi ẩm ướt và thường được trồng làm rau ăn. Có thể ăn sống, luộc ăn hoặc chế biến thành những thức ăn khác. Rau cần có thể dùng xào ngót với các loại cá biển, xào thịt bò nạc, xào hủ tiếu… Khi dùng rau cần, ngoài ăn sống, rau thường không được xào chín mà chỉ xào tái để ăn cho giòn, ngon (cần tái, cần nhừ).
- Ngó sen (Lotus rootstock) là một bộ phận của cây sen, thuộc họ Sen Nelumbonaceae. Cây sen mọc hoang và cũng được trồng ở các ao hồ nhiều nơi từ Bắc vào Nam. Bộ phận dùng làm thức ăn của cây sen là ngó sen, thuộc phần thân rễ hình trụ của cây sen. Thông thường, ngó sen hay dùng để làm rau ăn như rau cải. Ngó sen được chế biến thành dưa ngó sen để ăn sống, gỏi sen có thành phần của dưa ngó sen và ngó sen xào với thịt và tép…
Các loại rau thuỷ sinh ở trên nếu nấu và luộc chính như canh rau muống, rau muống luộc… thì không còn là món ăn hấp dẫn và ngon lành nữa. Vì vậy khi ăn sống các loại rau này cần phải được xử lý bằng ngâm nước muối hoặc thuốc tím và rửa lại thật kỹ dưới vòi nước sạch nhiều lần trước khi dùng. Ở gia đình có thể thực hiện được việc xử lý rau theo cách đơn giản này, nhưng còn đối với các nhà hàng, quán ăn, bếp ăn tập thể… thì việc xử lý có thực hiện tốt hay không thì người ăn không thể kiểm soát được. Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm trong thời gian qua chỉ mới chú trọng đến các lĩnh vực độc hại của hoá chất bảo vệ thực vật, hoá chất bảo quản, chế biến, vi trùng gây bệnh trong các loại thực phẩm… mà chưa chú ý đến lãnh vực ký sinh trùng gây bệnh. Vì vậy cộng đồng cần quan tâm đến việc vệ sinh ăn uống trong sinh hoạt hàng ngày để hạn chế bớt các cơ hội dễ bị nhiễm các loại bệnh giun sán nói chung và bệnh sán lá gan lớn nói riêng theo khuyến cáo của Bộ Y tế và Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng.
Theo KH&CN