Chủ Nhật, 11 tháng 1, 2009

Chuyện bạn già : Tê ngón tay khi ngủ

Tôi thường bị đánh thức vào sáng sớm bởi triệu chứng tê các đầu ngón tay ở bên cánh tay trái. Có hôm tê nguyên cả cánh tay. Khi ngủ thì NN nằm nghiêng cả 2 bên chứ không hẳn chỉ nghiêng bên trái. Nhưng cánh tay phải thì chưa thấy có triệu chứng tê cứng.

Có thể đó là triệu chứng đầu tiên cho biết là các đĩa sụn ở giửa các xương cổ C4-C5-C6 bị thoái hóa nên đè vào dây thần kinh.... Để lâu có thể bị đau và tê nhiều hơn ở các đầu ngón tay và cả cánh tay..... Chửa trị: không được nằm gối cao....chỉ dùng cái khăn cuộn tròn và lót dưới cổ là được rồi... có thể dùng Home traction devive , đây là dụng cụ dùng để kéo cái cổ., để khoảng cách các đốt xương cổ giản ra.....mỗi ngày kéo vài lần sẽ thấy giảm đau.... Tôi không phải là bác sĩ, nên đi chụp hình MRI và tham khảo với bác sĩ trước khi dùng phương pháp này. chúc may mắn

Anh tôi cũng bị giống vậy và bác sĩ cũng nói y như BOHO đã viết. Đây là một trong những "bệnh già". Tập thể dục cổ và vai mỗi ngày chỉ để giảm triệu chứng và giãm đau thôi chứ không phai? là chữa trị. BS nói chỉ khi nào lâu ngày đau quá chịu không thấu thì sẽ mổ nhưng nếu không đau quá , chịu được thì không nên mổ.

Anh của xuan cũng bị như vậy dó .Mỗi lần thức giấc là mấy ngón tay bị tê cứng , dôi khi bị cả cánh taỵ Ảnh di bac' sĩ , ông BS nói là máu chạy không dều , nên gây ra chứng tê nhức trong khi ngủ. Cách duy nhất là tập thể dục dều dặn sẽ giảm và tư` từ sẽ hết. cac'h tập có trong các web yoga dó.

Ngâm nước nóng với muối cho nở mạch máu xem có bớt không? Đi tắm spa, ngâm hồ nước nóng ở hồ bơi đó. Nếu không bớt thì chà 2 bàn tay vô cái bàn chà là khoẻ re hè! Tôi cũng bị như vậy, chà chừng 2 lần trong ngày là thấy có kết quả. Mua ở tiệm thuốc bắc ở Toronto Canada.

Tê đầu ngón tay là do bệnh gì?
"Vì công việc, tôi hay lái xe máy. Gần đây, 10 đầu ngón tay bị tê, có phải do tôi cầm tay lái nhiều nên máu không lưu thông?" Ngọc Thủy, 23 tuổi, Quế Sơn, Quảng Nam.

Trả lời:

Tình trạng của bạn là một chứng bệnh rất thường gặp, được gọi là hội chứng ống cổ tay. Các đầu ngón tay bị tê do dây thần kinh giữa bị chèn ép khi đi qua vùng cổ tay. Bệnh này thường gặp ở nữ, tuổi trung niên, nhưng cũng có thể xảy ra ở người trẻ, lao động hoặc công việc phải sử dụng cổ tay quá mức như đánh máy tính, nội trợ, chèo thuyền, chạy xe...

Lúc đầu, triệu chứng tê chỉ xảy ra khi làm việc, về sau có cả khi ngủ dậy lúc sáng sớm và có thể kéo dài liên tục trong ngày. Hội chứng ống cổ tay nếu phát hiện sớm và điều trị tích cực thì có thể khỏi hẳn.

Cách điều trị là giảm bớt những công việc phải sử dụng cổ tay, mang nẹp vào buổi tối, dùng thuốc kháng viêm. Trường hợp nặng hơn có thể phải chích corticoid vào ống cổ tay hoặc phẫu thuật. Bạn cần khám bác sĩ chuyên khoa và đo điện cơ để xác định chắc chắn trước khi điều trị.

BS. Trương Công Dũng, Bệnh viện Nhân Dân 115 TP HCM

Nhiều nguyên nhân có thể gây tê tay: hay gặp nhất là hội chứng ống cổ tay, co thắt mạch máu ngoại vi, rối loạn canxi huyết. Hội chứng ống cổ tay xuất hiện là do dây thần kinh giữa bị chèn ép ở cổ tay. Ở cổ tay, dây thần kinh giữa đi trong một bao, gọi là ống cổ tay (carpal tunnel). Ống cổ tay được tạo bởi phía dưới và hai bên là các xương của cổ tay; phía trên có một tấm gân rộng gọi là cân ngang của cổ tay phủ lên như một cái mái. Dây thần kinh giữa có chức năng nhận cảm giác ngoài da của ngón trỏ, ngón giữa và gan bàn tay ở phía dưới 2 ngón tay đó và điều khiển vận động các cơ của các ngón tay. Do ống cổ tay khá chật, khi nó chít hẹp lại thì dây thần kinh giữa bị chèn gây ra hội chứng ống cổ tay. Bệnh thường gặp ở những người lao động dùng nhiều động tác lắc cổ tay như băm chặt, quay guồng dây câu cá... Một số bệnh như chấn thương vùng cổ tay, viêm đa dây thần kinh, viêm đa khớp dạng thấp, thoái hóa cột sống cổ, thoát vị đĩa đệm cũng gây hội chứng ống cổ tay.

Biểu hiện của bệnh như thế nào?

Dấu hiệu ban đầu là tê tay, tê ở gan bàn tay, cùng với ngón trỏ và ngón giữa (vùng dây thần kinh giữa chi phối cảm giác). Hay gặp nhất là người bệnh chỉ thấy tê ngón trỏ và ngón giữa. Tuy nhiên cũng có những trường hợp người bệnh cảm thấy tê ở tất cả các ngón tay, và tê nhiều hơn ở hai ngón trỏ và giữa. Tê tay thường xuất hiện khi cử động bàn ngón tay như: cầm nắm dụng cụ lao động lâu; lái xe máy đi xa, có khi đang đi xe phải dừng lại và vẩy tay mấy cái cho đỡ tê rồi mới đi tiếp được; có khi tê tay xuất hiện trong lúc nghỉ ngơi như khi đang ngủ bị thức giấc vì tê và đau các ngón tay, người bệnh phải dậy đi lại và vẩy tay một lúc cho đỡ tê mới ngủ tiếp. Thời gian đầu, bệnh chỉ xuất hiện ở một tay và thường là ở tay thuận hay làm động tác lắc cổ tay. Nhưng về sau có thể tay bên kia cũng bị tê. Khi khám bệnh, dùng búa cao su gõ vào cổ tay, người bệnh thấy tê lan xuống các ngón tay, gọi là dấu hiệu tinnel. Nếu sau một thời gian không được điều trị, bệnh sẽ tiến triển nặng gây rối loạn vận động, tay cử động yếu và teo khối cơ ô mô cái. Nếu cố làm động tác quá gấp hay quá ưỡn cổ tay thấy các triệu chứng tê tay và đau tăng lên. Hội chứng ống cổ tay không những gây tê tay mà còn làm teo bàn tay nếu để muộn. Muốn chẩn đoán chính xác hội chứng ống cổ tay người ta sử dụng phương pháp đo điện cơ. Một công trình nghiên cứu trong nước đã xác định những tiêu chuẩn chẩn đoán phù hợp với người Việt Nam và hiện đã áp dụng ở một số bệnh viện. Máy đo điện cơ cũng đã được trang bị ở nhiều bệnh viện.

Chữa trị bệnh ra sao?

Vùng thần kinh giữa chi phối ở cổ bàn tay.

Tùy theo mức độ tổn thương và thời gian bị bệnh có thể áp dụng các phương pháp điều trị như sau:

- Điều trị nội khoa: sử dụng các thuốc giảm đau chống viêm uống; dùng thuốc corticoid tiêm vào trong ống cổ tay để chống viêm, kết quả bệnh có thể khỏi từ vài tháng đến nhiều năm, tùy thuộc vào việc bệnh được phát hiện càng sớm thì thời gian càng khỏi được lâu. Chú ý điều trị tích cực các bệnh là nguyên nhân có thể gây ra hội chứng ống cổ tay như: viêm đa dây thần kinh, viêm đa khớp dạng thấp, thoái hóa cột sống cổ, thoát vị đĩa đệm, chấn thương cổ tay.

- Điều trị phẫu thuật: khi điều trị nội khoa không kết quả hoặc kết quả rất hạn chế nên phẫu thuật để giải phóng dây thần kinh ra khỏi ống cổ tay. Thủ thuật này chỉ cần gây tê tại chỗ, bệnh nhân có thể không cần nằm viện, kết quả đa số bệnh nhân khỏi vĩnh viễn.

Để phòng bệnh, cần chú ý thực hiện: làm động tác khởi động cổ tay (và toàn thân) trước khi lao động đối với các công việc phải thường xuyên sử dụng động tác lắc cổ tay như: băm, chặt, quay cổ tay để guồng dây câu cá, lái xe máy đi xa... Có khởi động như vậy, các cơ và khớp ở cổ tay mới được hoạt động nhịp nhàng, tránh các chứng bong gân, phù nề ở vùng cổ tay. Khi thấy bị tê tay, tê tăng lên khi lao động, lái xe máy, hoặc bị tê khi đang ngủ, tê nhiều ở ngón trỏ và ngón giữa nên đi khám ngay để làm chẩn đoán điện xác định bệnh. Phát hiện và khám sớm rất có lợi, vì khi đã chẩn đoán chính xác là hội chứng ống cổ tay thì việc điều trị tê tay sớm có kết quả tốt.

Trên đây là những dấu hiệu của bệnh tê tay và hội chứng của bệnh ống cổ tay bạn đọc và xem những dấu hiệu tê tay của mình có giống như những dấu hiệu của mình gửi cho bạn không? Bạn nên đi khám bác sỹ và điều trị phát hiện bệnh kịp thời. Chúc bạn luôn vui vẻ!