Thứ Tư, 28 tháng 5, 2008

Thể dục lưng đơn giản ( nhất là cho các bạn làm văn phòng hay ngồi nhiều )

Chính vì không vận động thường xuyên nên cơ thể bạn luôn trong tình trạng mỏi và đau ê ẩm, đặc biệt là lưng. Bài tập thể dục đơn giản dưới đây sẽ giúp bạn khắc phục được tình trạng này.


Tập với bóng

Bạn nên sử dụng những loại bóng nhỏ vừa tay, không quá cứng để cho tay được thoải mái



Bước 1: Chống hai chân xuống đất theo tư thế quỳ, gập người (như hình vẽ), tay trái chống xuống đất, tay phải để trên bóng một cách thoải mái. Chú ý đặt tay phải cao hơn so với tay trái nửa bàn tay.


Bước 2: Để lưng thẳng, mắt hướng xuống dưới. Tay trái đưa lên phía trước, tay phải chống lên bóng, chân phải duỗi thẳng. Giữ tư thế như vậy trong vòng 5 giây sau đó đổi tay, chân.


Lưu ý: Bạn luôn phải giữ cho lưng, chân và đầu của mình tạo thành một đường thẳng. Không để đầu ngẩng quá cao hoặc quá thấp

Bài tập khác


Bước 1: Chống hai chân xuống đất theo tư thế quỳ, đặt tay như hình vẽ. Giữ thẳng lưng, mắt hướng xuống dưới.

Bước 2: Tay phải đưa lên phía trước, chân phải duỗi thẳng. Tay trái và chân trái giữ nguyên ở tư thế ban đầu. Giữ tư thế này trong vòng 5 giây, sau đó đổi tay, chân.


Lưu ý: Giữ cho lưng thẳng, không được cong lưng. Đầu không được ngẩng quá cao, cúi qua thấp. Lưng, chân, đầu luôn tạo thành một đường thẳng. Thở ra hít vào đều đặn để vận động cơ bụng.

Theo health24

Thứ Sáu, 23 tháng 5, 2008

Quan niệm sống


Quý bạn có thể nhấp chuột vào hình để xem rõ hơn.

Thứ Ba, 20 tháng 5, 2008

Hình ảnh nghệ thuật đẹp từ thức ăn thông dụng hàng ngày

Thứ Hai, 19 tháng 5, 2008

Nhạc cổ điển : Wilhelm Kempff hòa tấu bản Ánh Trăng ( Moon Light Sonata mvt.1 ) của Beethoven

Chủ Nhật, 18 tháng 5, 2008

Nhạc cổ điển : Bốn Mùa ( Four Seasons - I Musici 1988 ), trình bày : nhóm Vivaldi

Thứ Bảy, 17 tháng 5, 2008

Nhạc cổ điển : Rodrigo Concerto De Aranjuez (2nd Movement) của John Williams

Thứ Sáu, 16 tháng 5, 2008

Cười chút xíu : 37 triệu chứng để nhận ra mình đã "GIÀ"


1, Toàn kể chuyện ngày xưa.
2, Vặn Tivi lên để ngủ.
3, Thích ăn cơm nhão.
4, Mô-bai lúc nào cũng tắt cho đỡ tốn pin.
5, Chẳng biết SMS là cái gì.
6, Ðoc Word file, luôn luôn View 150%.
7, Ðến nhà bạn chơi, ngủ gật.
8, Cả ngày đi tìm chìa khoá nhà, chìa khoá xe.
9, Ngưng nhổ tóc bạc.
10, Nếu là đàn bà, vứt hết mini-jupes.
11, Ra bãi biển, trùm chăn.
12, Ra đường "bị" gọi bằng cô, chú (đến giai đoạn bị lên chức bác, thì triệu chứng đã bắt đầu trầm trọng).
13, Lên xe buýt "bị" nhường chỗ (giai đoạn ultimo).
14, Coi phim buồn hay không buồn gì cũng rươm rưóm nưóc mắt.
15, Thích người khác để ý và săn sóc mình nhiều hơn xưa..
16, Rất là ghét nhìn những cặp "amoureux" khoảng 20 tuổi..
17, Rất thích nhìn mấy anh trẻ đẹp trai, hay mấy cô nàng tuổi giữa 20-30.
18, Vẫn mê ăn phở, nhưng thích luộc bánh phở cho thật là mềm.
19, Rất rất là thích những câu như "dạo này trông bạn trẻ hơn và ốm hơn năm trước".
20, Có đồ ăn ngon thì lấy đầy đĩa mà ăn không hết.
21, Giấc ngủ trưa dài hơn.
22, Ði đứng nằm ngồi chậm lại (chưa nói đến vấn đề sex!).
23, Toàn dùng kem đánh răng loại "Extra-whitening".
24, Uống cà phê đen tối ngủ không được.
25, Hay hỏi thăm tin tức các cụ cùng tuổi xem "còn khoẻ hay không".
26, Phone "mobai" reo lúng túng mãi mới bắt được thì phone đã tắt.
27, Xài "mobai" loại cũ, không dám đổi loại hiện đại.
28, Ði chơi, cho nhau số mobai rồi không mở mobai.
29, Gửi SMS 15' mới đánh được một chữ.
30, Ði chơi làm biếng lái xe đi xa.
31, Thân hình có vòng thứ hai càng ngày càng to.
32, Ngại lên xuống thang lầu vì sợ té.
33, Cứ bốn, năm giờ sáng là đã dậy.
34, Mở báo đọc hay tìm trang cáo phó đọc trước.
35, Không muốn nhắc nhở đến ngày sinh nhật.
36, Nhìn gương thường xuyên, để ý đến chân dung nhiều hơn.
37, Nói chuyện hay kể chuyện bệnh và chỉ nhau thuốc trị bệnh.

Thứ Ba, 13 tháng 5, 2008

Hết bệnh hiểm nghèo : ung thư ngực nhờ tu thiền của bà Sue Dixon, một phật tử người Úc


Cô Sue Dixon, một Phật tử người Úc, vướng phải căn bệnh hiểm nghèo, ung thư ngực, trong lúc dường như phải bó tay và hoàn toàn tuyệt vọng thì các Tăng sĩ Tây Tạng đã hướng dẫn phương pháp Thiền quán. Tuyệt vời thay, không lâu sau đó, cô bình phục và khỏe mạnh như xưa. Bài viết dưới đây, cô sẽ kể cho đọc giả biết quá trình loại bỏ bệnh ung thư như thế nào

Tôi quyết định viết về chuyện ung thư ngực (breast cancer) của tôi với hy vọng rằng nó có thể là lợi ích cho quý đọc giả là tôi hạnh phúc lắm rồi. Ðó là một kinh nghiệm thâm thúy của bản thân vì nó giúp tôi chính thức chuyển đổi hướng đi của tôi trong cuộc sống và Phật pháp đã đóng một vai trò quan trọng dẫn dắt tôi trong hướng đi mới này.

Lần đầu tiên tôi phát hiện mình có một khối u ở bên ngực trái vào đầu tháng 7 năm 1990. Cuộc khám nghiệm cho thấy đó là loại ác tính. Tôi đau khổ vô cùng vì tôi chưa bao giờ nghĩ mình sẽ bị ung thư, vả lại gia đình tôi không có tiền sử về căn bệnh nan y này và tôi chỉ ở cái tuổi bốn mươi hai. Lúc đó, tôi chợt nhớ đến một bài báo đã đọc trên tờ MANDALA (báo của hội Phật Giáo Tây Tạng, ấn hành ở Hoa Kỳ bằng tiếng Anh từ năm 1975) nói về một phụ nữ mang bệnh ung thư, được Lạt Ma Zopa dạy rằng đó là dịp tốt để làm lợi ích cho người khác vì căn bệnh của mình. Nhờ đó mà tôi được an ủi và cảm thấy rằng mình cũng như một người có ích cho kẻ khác. Tôi có một cảm giác tràn ngập với những tội lỗi và tin rằng bằng một lý do một nào đó mà có lẽ tôi đã phải chịu một hình phạt ở ngày hôm nay vì những hành vi bất thiện vốn từng gây trong quá khứ.

Tôi có một cuộc phẫu thuật vào ngày 4 tháng 7. Năm tuần sau tôi trở về nhà và đi làm bốn ngày trong một tuần, đó là một công việc căng thẳng của một chuyên viên liệu pháp gia đình tại một Trung tâm sức khỏe tâm thần cộng đồng. Một tháng sau chồng tôi lại mổ ruột thừa và sau một tháng thì anh ta bị liệt. Tất cả những căng thẳng ấy đã vây lấy tôi. Ðó là không kể đến làm một bà mẹ và ba đứa con ở tuổi thiếu niên. Năm kế đó, tôi vừa đi làm một tuần năm ngày và vừa đi học để lấy bằng Cao học.

Ngày 25 tháng 5 năm 1992, lần đi khám thường lệ ở bệnh viện. Bác sĩ phẫu thuật cho hay lá gan có nguy cơ lớn hơn trước và rồi chiếu X-quang lại khám phá ra ngực thứ hai cũng bị ung thư. Tôi rất giận dữ và gần như tuyệt vọng. Tất cả những đau đớn đã ập đến và tôi lại bệnh nặng thêm. Tôi bị căng thẳng ở nơi làm việc, không có hạnh phúc trong gia đình, tôi đã đầu hàng và cứ để bệnh ung thư này nghiền nát tôi.

Rồi vào một buổi chiều, tôi viết cho Thượng tọa Zopa (ngài đang ở Hoa Kỳ) một lá thư với nội dung đầy tuyệt vọng. Sau ngày đó tôi có một nội tâm rất mãnh liệt và biết là việc làm đó đúng như mong đợi của tôi, một tuần sau tôi nhận được thư hồi âm từ ông ta. Ngài Zopa có lời an ủi tôi, chỉ dạy tôi những phương pháp tập Thiền cần thiết và ngài cũng nhắc lại rằng tôi đang có cơ hội tốt để có lợi ích cho người khác.

Thầy của tôi là Thượng tọa Khensur Rinpoche ở Adelaide (Úc), cũng dạy cho tôi một số phương pháp đặc biệt trong việc sử dụng y học Phật Giáo. Ngài cũng nhắc nhở tôi phải cẩn thận trong việc ăn uống, tập Thiền, niệm hơi thở hàng ngày. Ngài cũng khuyên tôi đừng quá bi quan và buồn rầu mà hãy nghĩ rằng mọi việc rồi sẽ tốt đẹp và tôi sẽ sớm bình phục.

Tôi nghỉ làm việc ở Trung tâm liệu pháp và nhận ra rằng điều đó làm cho tôi khó chịu vì cá tính nghề nghiệp đã buộc chặt tôi trong nhiều năm qua. Vào tháng 12 năm 1992 tôi nhận thấy rằng nếu tôi hết bệnh ung thư và khỏe mạnh bình thường thì có lẽ tôi đã chấm dứt cuộc hôn nhân hai mươi bốn năm của mình rồi. Ðây là một vấn đề bế tắc, một quyết định đau khổ và cũng là nguyên nhân làm cho cha mẹ tôi phải đau buồn.

Cũng trong thời gian đó, tôi theo học một chương trình nội trú ở trung tâm Gawler gần bang Melbourne. Anh Ian Gawler là sáng lập viên của trung tâm, một người tự khôi phục lại từ bên lề của cái chết vì bệnh ung thư xương (bone cancer) trong mười bảy năm trước khi nhờ phương pháp Thiền và ăn chay theo Ðạo Phật. Trung tâm đã cống hiến một cơ hội ngàn vàng cho những người bệnh ung thư đến để chỉnh đốn cuộc sống của mình và bắt đầu thay đổi thói quen của lối sống theo “động cơ” trong quá khứ, học và hành Thiền niệm hơi thở, dùng những thức ăn bổ, khỏe và cố nhiên là thức ăn dành cho người bệnh.

Ở nơi đó, tôi nhận ra rằng tôi có được thuận lợi và tiến bộ đáng kể trong công việc chữa lành bệnh. Tôi thấy mình trở nên trầm lặng hơn, dễ chịu hơn, và chấm dứt những thói quen theo động cơ và tạo ra những khả năng thực sự để tự chữa bệnh cho mình.

Tôi trở về nhà và vẫn tiếp tục hành Thiền nhiều hơn nữa, từ một cho đến hai giờ mỗi ngày theo phương pháp thở, uống vitamin và nhiều loại thuốc bổ tổng hợp khác. Chồng tôi và tôi đã có sự giúp đỡ lẫn nhau thay vì sống ly thân. Tôi cũng có đi châm cứu và đến phòng tập thể dục ba lần trong mỗi tuần.

Ðến đầu tháng 7 năm 1993, tôi đi siêu âm và kết quả cho thấy không có sự bất thường trong gan của tôi nữa, các khối u cũng đều biến mất. Tôi sung sướng như đã vứt bỏ một gánh nặng. Tôi liền tổ chức một bữa tiệc ăn mừng để cám ơn quý Thầy, quý bạn bè và gia đình đã an ủi và giúp đỡ tôi trong lúc bệnh. Thượng tọa Khensue Rinpoche đã nói với tôi thật là một điều kỳ diệu rằng tôi đã khỏi bệnh, một căn bệnh trầm trọng nhưng chỉ đối trị với những phương pháp đơn giản. Tôi cảm ơn ngài về sự chỉ dạy của ngài cũng như những người bạn đạo khác. Sau đó chúng tôi đi bách bộ ra ngoài, tôi nhìn thấy một cầu vòng sáng choang ở phía trước chúng tôi. Tôi đã nhận ra rằng cuộc hành trình của tôi chỉ mới bắt đầu.

Ðạo Phật đã giúp tôi chữa bệnh bằng cách nào ?

Tôi hoàn toàn tin tưởng vào các vị Thầy đạo hạnh của tôi, cũng như các phương pháp Thiền của Phật pháp một cách tuyệt đối. Tôi tin rằng căn bệnh này là sự chín muồi của nghiệp có liên quan từ đời sống quá khứ và tôi chỉ nhìn nó như một sự thanh lọc hoàn toàn. Tôi cũng cho rằng đây cũng là một dịp may để loại bỏ chu kỳ của nghiệp vì nếu không thì nó sẽ được lập đi lập lại bằng chính nó. Một cách kỳ lạ, tôi cảm thấy bệnh ung thư của tôi lại làm cho tôi khỏe hơn lên.

Áp dụng y học Phật Giáo để chữa bệnh, trong đó vấn đề nhịn ăn, kiêng ăn và tập thở là những điều quan trọng hàng đầu đối với tôi. Tôi quán chiếu một tia sáng theo phương pháp thiền Kim cang để gột rửa đi những tế bào ung thư ở bên cửa miệng của tử thần, rồi tôi thấy mật hoa màu vàng phủ trùm cả cơ thể tôi, và như thế mà lá gan của tôi đã phục hồi trở lại. Tuy nhiên phải mất một vài tháng trước khi những khối u trong tôi có thể bị tẩy sạch.

Một phép quán khác quan trọng nữa là nhìn thấy ai đó đang bị đau đớn, hít vào một hơi thật sâu để xua tan đi những u tối trong tâm hồn và làm rộ ra viên kim cương, cái chính thực của mình. Và rồi thở ra với một luồng ánh sáng trắng từ viên kim cương ấy để đem vào cái mát mẻ và an lạc từ những nỗi đau đớn. Tôi cũng nguyện cầu cho tất cả mọi người bị vướng phải căn bệnh này sớm biết được phương pháp thiền quán này để họ bớt khổ đau.

Tôi có một niềm vui nhất định khi tập thiền. Qua giáo lý và thiền, tôi nhìn thấy rõ cách tồn tại hoàn toàn của tôi được quyết định bởi sự tỉnh thức và sự tự giữ lấy mình. Tôi bắt đầu thấy rõ mình lúc thức, lúc ngủ, cũng như lúc thoải mái hay lúc bực mình. Tôi bắt đầu nắm bắt được sự thật là nếu tôi khỏe lên thì có lẽ tôi lại phóng túng, phá vỡ mọi trật tự những cái sẽ đưa đến sự hoàn thiện, sự hạnh phúc. Thật khó cho chúng ta đạt được như ý trong khi vẫn cứ chạy theo cái lề thói cũ của mình. Ðiều đó đã liên quan đến cả cuộc sống lẫn trong mọi sinh hoạt hàng ngày của tôi. Chẳng hạn như việc sử dụng đồ đạc, trong tiếp xúc, những cái mà tôi không thích thì nay được thay đổi, bước đi với những bước chân thanh thản, nhẹ nhàng thay vì chạy rầm rầm... cũng như những việc lớn giống như tình trạng hôn nhân thoải mái nhưng không hạnh phúc nơi mà tôi đã dần dần bị xói mòn bởi sự giận dữ và xung đột.

Thật là điên cuồng để chạy theo những cái mỏng manh và huyền ảo của lợi danh và vật chất, để rồi lúc đối đầu với cái chết, chúng ta mới nhận ra rằng mình cũng giống như bao người khác, chỉ là sự sợ hãi, thất vọng và "ra đi" với hai bàn tay trắng trong nỗi niềm luyến tiếc những người mình thương, với những gì mình sở hữu. Tại sao chúng ta không biết chuẩn bị cho mình một cái gì đó cho ngày ấy? là một người bằng xương bằng thịt, tôi đã tuyệt vọng khi đối đầu với cái chết để trở nên một người biết thức tỉnh và biết lo tu học. Tôi rất mong quý đọc giả không giống như tình trạng của tôi.

Thế thì tương lai của tôi sẽ ra sao? Tôi cho rằng đang chờ xem thử những gì sẽ xảy ra. Nhưng tôi dám chắc là căn bệnh ung thư kia đã bị loại bỏ hoàn toàn nhờ "phương thuốc" Thiền thần diệu của Ðạo Phật.

Hiện nay tôi đang bận rộn viết cho xong cuốn sách về phương pháp Thiền trị bệnh của Phật Giáo, nhưng tôi muốn nghe ý kiến cũng như muốn đối thoại với bất cứ những ai thắc mắc và quan tâm đến vấn đề này. Hoặc gởi thư cho tôi qua địa chỉ : Sue Taylor, P.O.Box 578 , Kingscote, SA 5223, Australia. Tel: 08.8559 3260. Mobile phone: 0438 192 328; Email: susan.taylor@tassie.net.au

Theo MANDALA Journal, 10/ 09/1993
Thích Nguyên Tạng chuyển ngử

Thứ Hai, 12 tháng 5, 2008

Nhờ ăn chay và ngồi thiền, bác sĩ Thú y Ian Gawler đã chiến thắng bệnh ung thư xương ( tin nước Úc )



Bác sĩ Thú y Ian Gawler bị bệnh ung thư xương vào năm 1975. Lúc đó ông vừa đúng 25 tuổi. Ông được đưa vào bệnh viện và kết quả bị cưa mất hết bên chân phải. Một năm sau, bệnh tái phát trầm trọng. Bác sĩ điều trị bảo ông chỉ còn sống sót được trong một thời gian từ 3 tới 6 tháng mà thôi. Trước tình trạng tuyệt vọng đó, ông Gawler không chịu ngồi bó tay và buồn rầu chờ chết mà cương quyết chống chọi với tử thần hầu tìm cho mình một con đường sống. Ông nghiên cứu các phép ăn chay và ngồi thiền của một số giáo phái Đông Phương rồi cương quyết đem ra áp dụng để tự chữa.

Được sự hỗ trợ tinh thần của vợ là Grace Gawler, ông Ian Gawler ăn chay một cách nghiêm chỉnh và đúng cách, đồng thời cũng ngồi thiền một cách thành tâm và chăm chỉ. Kết quả bệnh tình của ông càng ngày càng thuyên giảm rõ rệt và cuối cùng đã hoàn toàn bình phục. Năm 1978, lần xét nghiệm y khoa cuối cùng đã chứng minh ông không còn mang mầm móng gì của bệnh ung thư nữa cả.

Ba năm sau kể từ ngày khỏi bệnh, ông bà Gawler chu du khắp nước Úc, đem những kiến thức và kinh nghiệm của mình để thuyết giảng và khuyến khích những bệnh nhân đồng cảnh ngộ hãy hun đúc lòng tự tin và áp dụng phương pháp tự chữa bằng cách ăn chay và ngồi thiền. Cũng dựa vào những kinh nghiệm của chính bản thân đó, ông Gawler đã cho xuất bản hai quyển sách liên quan tới dưỡng sinh và sức khỏe. Quyển thứ nhất có nhan đề là You can conquer Cancer (Bạn có thể Khống chế Bệnh Ung thư) và quyển thứ hai là Peace of Mind (Tâm Bình An). Được hỏi vì sao ông nghĩ ăn chay và ngồi thiền là phương pháp tốt để trị bệnh, ông bảo: "Ăn chay để cho cơ thể của chúng ta có cơ hội thanh lọc và đào thãi ra ngoài tất cả những độc tố đã tích lũy lâu ngày và gây bệnh cho chúng ta. Thịt vốn có những độc tố và những mầm bệnh không khác gì cơ thể của con người. Do đó chúng ta không nên hấp thụ thêm những gì có thể gây phương hại cho cơ thể. Vả lại ăn chay cũng phải dùng những loại rau quả tươi tốt để bảo toàn phẩm chất thiên nhiên. Nấu nướng cầu kỳ biến các thức ăn chay trở thành thơm ngon cho hạp với khẩu vị cũng làm mất đi rất nhiều các chất bổ dưỡng cần thiết. Tốt hơn hết chúng ta nên dùng các thức ăn chay giản dị, thuần khiết, chưa qua giai đoạn chế biến khoa học và đầy đủ phẩm chất bổ dưỡng theo nhu cầu của cơ thể".

Sách đã được phát hành trên 150 000 ấn bản tại Úc Châu


Quan niệm về vấn đề ngồi thiền, ông Gawler bảo: "Sự thiền định không những là một phương pháp tốt khiến cho tinh thần được an ổn mà còn gia tăng sức khỏe, củng cố đặc tính miễn nhiễm của cơ thể và làm cho cơ thể có khả năng bẩm sinh đề kháng lại một số bệnh tật. Việc ngồi thiền đòi hỏi chúng ta phải có lòng tự tin, thành tâm và ý chí cương quyết. Sự ích lợi của việc ngồi thiền giúp chúng ta có cơ hội trở về với trạng thái tĩnh lặng của tinh thần lẫn vật chất. Do đó cơ thể của chúng ta sẽ trở lại vị trí ban đầu còn thanh khiết của lúc sơ sinh:

Quân bình thể chất là làm cho chúng ta có một sức khỏe tự nhiên nhờ ở trạng thái thư dãn của các cơ quan và ngũ tạng. Quân bình tinh thần khiến chúng ta có cách suy nghĩ rõ ràng và chín chắn, có khả năng tự chủ và tự quyết định mọi vấn đề một cách nhanh chóng và dứt khoát.

Quân bình tâm linh là sự hòa hợp của các bản thể nội tại. Trong lúc ngồi thiền, chúng ta sẽ trực giác được chính mình là ai và từ đó sẽ thấy tâm hồn của mình rất là đơn thuần. Đồng thời lòng vị tha và bác ái càng thêm phát triển. Ngoài ra thể nghiệm trực tiếp trong nội tâm cũng giúp chúng ta củng cố được lòng tin nội tại, sẳng sàng đối đầu với tất cả mọi thử thách kể cả khi cận kề với cái chết mà mình không thể tránh được.

Năm 1992, ông bà Gawler đã cho thành lập trung tâm điều dưỡng tại Yarra Valley ở về phía Đông và cách thủ phủ Melbourne 70 cây số. Trung tâm này có khả năng cung cấp nơi tạm trú cho một số khách thập phương đến tham khảo và thực tập phương thức dưỡng sinh để trị bệnh. Trung tâm cũng có khu riêng biệt cho các bệnh nhân thực tập ngồi thiền. Đặc biệt bà Grace Gawler phụ trách săn sóc và hướng dẫn các bệnh nhân phụ nữ mắc bệnh nan y tự chữa trị mà phần lớn là những phụ nữ bị bệnh ung thư nhũ hoa.

Trung tâm cũng mở các khóa hướng dẫn cách thức nấu ăn chay bổ dưỡng và thanh khiết. Hàng năm trung tâm cũng có tổ chức các cuộc hội thảo quốc tế về phương pháp chữa bệnh nan y bằng cách ăn chay và ngồi thiền. Đặc biệt trong hai cuộc hội thảo hồi tháng 3 và tháng 9 năm 1997, bàn thảo về đề tài Phương pháp tự chữa bệnh ung thư hiện đang lan tràn trên thế giới.

Ông Gawler bảo thỉnh thoảng cơ quan y tế của chính phủ cũng có theo dõi kết quả của các bệnh nhân đã chữa bệnh ung thư bằng phương pháp ăn chay và ngồi thiền do chính vợ chồng ông chủ trương và điều khiển. Ông bảo chữa bệnh bằng phương pháp này thường không gây ra các phản ứng phụ. Tuy nhiên việc chữa bệnh nan y bằng phương pháp dưỡng sinh không được phổ biến lắm vì chỉ căn cứ trên kinh nghiệm rồi đem ra áp dụng và chờ kết quả, chớ không dựa trên cơ sở khoa học là phân tích, thí nghiệm, chứng minh rồi mới đem ra áp dụng sau. Vì lẽ đó phần đông các chuyên gia y tế đã thờ ơ trước những kết quả tốt đẹp mà phương pháp này đã mang lại khá nhiều ích lợi cho bênh nhân.

Tóm lại thảo luận về vấn đề ăn chay và ngồi thiền theo quan niệm tôn giáo sẽ gây ra nhiều tranh cãi. Tuy nhiên phương pháp tự chữa bệnh nan y bằng cách ăn chay và ngồi thiền đã đạt được nhiều kết quả khả quan và đã lôi kéo được sự chú ý của khá đông quần chúng Úc. Ngoài trung tâm chữa bệnh nan y bằng phương pháp dưỡng sinh do ông bà Gawler sáng lập ra ở Victoria, tại tiểu bang New South Wales, cũng có một trung tâm điều dưỡng tương tợ do các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng của Hội Sức Khỏe Tự Nhiên (Natural Health Association) thiết lập. Đó là trung tâm Hopewood tọa lạc tại khu vực Blue Mountain.

Theo đề nghị của một số độc giả, chúng tôi xin đăng địa chỉ của hai trung tâm điều dưỡng bằng phương pháp tự nhiên đó như sau:

The Gawler Foundation, P.O.BOX 77G, Yarra Junction, Vic 3797, điện thoại (059) 671730. Riêng về những vấn đề liên quan đến bịnh ung thư nhũ hoa, xin gọi bà Grace Gawler, điện thoại số (059) 681977.

Hopewood Health Centre, 103 Greendale Road, Wallacia, NSW 2745. Điện thoại (047) 738401.

Chủ Nhật, 11 tháng 5, 2008

Bỏ thuốc lá để tránh ung thư phổi


80% ung thư phổi mắc phải do thuốc lá. Có trên 2000 tác nhân sinh ung thư được biết trong khói thuốc lá. Những tế bào ở người bình thường sẽ thay đổi thành ung thư khi tiếp xúc với chất sinh ung thư. Những chất sinh ung của phổi bao gồm radon, asbestos, bischolomethylether, nickel, chromates, bột than, những chất đồng có hoạt tính phát xạ và arsenic.

Nhiều nghề có gia tăng nguy cơ ung thư phổi. Chẳng hạn như công nhân đập đá có nguy cơ gia tăng 92 lần so với người bình thường và công nhân đúc tăng 3-8 lần. Nguy cơ cũng gia tăng trong những người làm việc trong nhà máy khí công nghệ, thuốc, xà phòng, thuốc sinh màu vô cơ, nhựa và cao su tổng hợp.

Nguy cơ ung thư phổi cũng gia tăng với liều lượng tiếp xúc chất sinh ung. Ví dụ nguy cơ ung thư phổi cũng tăng, tỉ lệ thuận với số điếu thuốc được hút. Người hút thuốc lá thì có nguy cơ từ 8-20 lần so với người không hút thuốc. Dù nhỏ nhưng là nguy cơ tồn tại thật sự ở những người hút thuốc điếu và hút thuốc bằng ống điếu. Nhiều chất sinh ung cùng tác động trên một cơ thể thì càng gia tăng nguy cơ ung thư phổi. Khi tiếp xúc vừa asbestos và thuốc lá thì gia tăng nguy cơ ung thư phổi tăng lên gấp nhiều lần.

Nguy cơ ung thư phổi gia tăng ở những người sống thành thị gấp 1,2 đến 2,3 lần so với người sống ở miền quê. Cũng có sự gia tăng ung thư phổi trong những người vừa hút thuốc lá và có bà con gần bị ung thư. Sẹo do nhiễm trùng hoặc chấn thương trước đó cũng liên quan đến ung thư phổi.

Các loại ung thư phổi:

Ung thư phổi được sắp xếp thành loại tế bào nhỏ và tế bào không nhỏ. Loại tế bào không nhỏ thì được phân chia thành carcinom tuyến, phế quản phổi, tế bào gai và tế bào lớn. Xấp xỉ 75-85% ung thư phổi là tế bào không nhỏ và 15 - 25 % là loại tế bào nhỏ.

Ung thư tế bào không nhỏ của phổi

Ở Mỹ, carcinom tuyến là loại ung thư tế bào không nhỏ thường gặp nhất. Phần lớn ung thư này phát triển ngoại vi của phổi. Vì ở ngoại vi nên loại này thường không có triệu chứng cho đến khi chúng được phát hiện trên film X quang ngực. Loại này thường có xu hướng di căn đến phần khác của cơ thể như xương, hệ thần kinh trung ương (não và tuỷ sống), tuyến thượng thận, gan và phổi đối diện.

Thường có sẹo trong carcinoma tuyến. Ðôi khi ung thư phát triển trong những vùng sẹo cũ của phổi. Trong những trường hợp khác thì sẹo xuất hiện sau khi ung thư phát triển.

Carcinom phế quản phổi và phế quản là carcinom tế bào không nhỏ được tìm thấy trên khắp đường hô hấp. Khi được phát hiện nếu là một khối đơn độc trên film X quang phổi thì tiên lượng tốt. Tỉ lệ sống còn 5 năm sau phẫu thuật là 75- 90 %. Tuy nhiên, nếu nó xuất hiện dưới dạng lan tỏa thì tiên lượng xấu.

Carcinom tế bào gai chiếm tỉ lệ 30-40 % của loại carcinom tế bào không nhỏ. Loại này có xu hướng ở trung tâm của phổi, thường trong khí quản. Vì những ung thư này nằm gần hoặc trong khí đạo nên chúng thường gây triệu chứng sớm. Ho đàm máu là triệu chứng thường nhất. Ung thư có thể gây tắt khí đạo làm khó thở và viêm phổi.

Carcinom tế bào lớn chiếm khoảng 10% của loại tế bào không nhỏ. Loại ung thư này thường có ít đặc điểm riêng biệt về cấu trúc khi xem dưới kính hiển vi. Rất khó để phân biệt nó với loại ung thư di căn từ nơi khác đến phổi.


Ung thư tế bào nhỏ của phổi

Ðây là loại nặng nhất và tiên lượng xấu nhất của phổi. Loại này thường có xu hướng phát triển nhanh và di căn sớm đến các phần khác của cơ thể.

Loại này thường thấy là một khối nằm ở trung tâm của phổi trên phim X quang. Tổn thương nguyên phát gieo rắc đến hạch bạch huyết của ngực và vào máu đi đến các phần khác của cơ thể như gan, não, tuỷ sống thận, tuỵ, và tuyến thượng thận.

Hiếm khi loại này được điều trị bằng phẫu thuật vì ung thư nguyên phát quá lớn khi phát hiện hoặc đã di căn rồi. Tuy nhiên loại này đáp ứng tốt với xạ trị và hoá trị.

Triệu chứng của bịnh nhân ung thư phổi là gì ?

Loại tế bào gai và tế bào nhỏ có thể gây ra ho, thở nông, đàm máu, đau ngực, khò khè hoặc viêm phổi. Carcinom tế bào tuyến thường ở phần ngoài của phổi và gây nên đau ngực khi thở, ho hoặc thở nông. Ða số bịnh nhân không triệu chứng khi bịnh được phát hiện đầu tiên trên phim X quang ngực.

Carcinom tế bào nhỏ và tế bào tuyến của phổi được phát hiện đầu tiên với triệu chứng của bịnh di căn. Ðiều này có nghĩa là triệu chứng liên quan đến nơi mà ung thư di căn đến, không nhất thiết tại phổi.

Những triệu chứng chỉ ra ung thư đã lan rộng bao gồm khàn giọng, nuốt khó, sưng mặt, tay và cổ. Di căn tế bào ung thư đến các cơ quan khác ngoài phổi liên quan đến tất cả các loại ung thư của phổi nhưng thường nhất là loại ung thư tế bào nhỏ và carcinom tế bào tuyến. Nhức đầu, mệt, tê tay hoặc yếu liệt là chỉ điểm gợi ý ung thư di căn đến não hoặc tuỷ sống. Ðiều này yêu cầu điều trị khẩn cấp. Ðau xương hoặc đau bụng là triệu chứng của ung thư di căn đến vùng này.

Ung thư phổi được chẩn đoán như thế nào?

Một trong bốn cách sau đây giúp chẩn đoán ung thư phổi một khi nó được nghi ngờ :

1.Xét nghiệm đàm tìm tế bào ung thư. Ðàm được tập trung sau ba ngày thì tỉ lệ dương tính cao hơn 1 ngày.

2. Soi phế quản bằng ống mềm nhỏ bằng cách xuyên qua mũi vào khí quản để phát hiện tế bào ung thư, đồng thời sinh thiết. Lấy mẫu bằng cách dùng bàn chải chải lên sang thương hoặc là dùng kim chích vào sang thương để lấy mẩu đem thử.

3.Sinh thiết bằng kim qua da bằng cách đưa kim nhỏ qua da và thành ngực để đến sang thương. Ðiều này có ích đối với bề mặt của phổi. Sự tiếp cận này được hỗ trợ bằng cách sử dụng scan CAT để hướng dẫn kim chính xác hơn. Trong một số nhỏ trường hợp, rò khí có thể xảy ra. Ðiều này thường tự giới hạn và chỉ 5% trường hợp cần thiết dẫn lưu ngực để hút .

4.Cắt hoặc vứt bỏ bằng phẫu thuật những khối nghi ngờ có thể giúp chẩn đoán. Ðiều này có thể thực hiện qua vết rạch nhỏ ở ngực hoặc soi ngực. Phương pháp này liên quan đến việc đưa một camera nhỏ vào ngực và lấy một mẫu mô phổi bằng cách sử dụng hoặc là kẹp hoặc là laser.

Hóa trị liệu là dùng thuốc để giết tế bào ung thư. Nó là phương pháp được chấp nhận như cách điều trị đầu tiên đối với ung thư tế bào nhỏ. Loại ung thư tế bào nhỏ của phổi có tỉ lệ thành công cao với hoá trị liệu, đặc biệt khi chỉ khu trú ở ngực.

Trong những trường hợp ung thư những tế bào không nhỏ của phổi thì hoá trị liệu có thể được sử dụng một mình hoặc là kết hợp với xạ trị.

Trong tương lai ung thư phổi được quan tâm như thế nào?

Hiện tại việc điều trị thành công ung thư phổi thấp. Tuy nhiên, việc ngăn ngừa sẽ giúp giới hạn một cách tốt nhất của tình trạng này. Ngay cả với chương trình truy tìm và phát hiện ung thư phổi, nhiều nghiên cứu cho thấy không cải thiện về tỉ lệ sống còn một cách đáng kể. Tránh hoặc giới hạn tiếp xúc với tác nhân sinh ung đã được biết (đầu tiên là thuốc lá) là cách tốt nhất ngăn ngừa ung thư phổi.

Ðiều trị ung thư phổi trong tương lai có thể liên quan đến kháng thể - kỹ thuật xạ trị trực tiếp, tức là kháng thể trực tiếp chống lại tế bào ung thư mang phân tử phát tia"radioactive bullets" đến tấn công và phá huỷ tế bào ung thư. Những nghiên cứu tiếp tục tìm kiếm cách dùng thuốc hay phẫu thuật nhằm giúp điều trị các thể khác nhau của căn bịnh nguy hiểm này.

Tóm lược về ung thư phổi

Ung thư phổi gây chết ở đàn ông và đàn bà nhiều hơn bất kỳ loại ung thư nào khác.

Vì phần lớn ung thư phổi được phát hiện trễ nên chỉ 10% được điều trị tận gốc.

8/10 ung thư phổi liên quan đến thuốc lá.

Ung thư phổi được phân chia thành loại ung thư tế bào nhỏ và tế bào không nhỏ.

Ho dai dẳngvà đàm máu là triệu chứng của ung thư phổi

Ung thư phổi có thể được chẩn đoán qua xét nghiệm đàm, qua nội soi phế quản lấy mẩu thử, dùng kim qua ngực lấy mẩu hoặc cắt mẩu qua phẫu thuật.

Ðiều trị ung thư phổi dựa trên loại, vị trí và kích thước cũng như tuổi và sức khỏe của bênh nhân

(Theo Bác sĩ gia đình)

Thứ Bảy, 10 tháng 5, 2008

Cười chút xíu : Chân Lý Cuộc Đời


(1) Người ta dùng thời gian để kiếm tiền ......rồi lại dùng tiền để đốt thời gian
(2) Một người vợ tốt là một người vợ biết tha thứ cho chồng khi . . . cô ta sai
(3) Người phụ nữ sẽ nói những lời cuối cùng của một cuộc cãi vã. Những gì người đàn ông nói sau đó là sự bắt đầu một cuộc cãi vã mớị
(4) Trong cuộc sống,có những thứ to lớn hơn tiền, như hoá đơn tính tiền chẳng hạn.
(5) Chúng ta hay nói quá nhiều về bản thân. Đừng làm như thế. Người khác sẽ làm điều đó khi chúng ta đi chỗ khác

(6) Khoa học đã khẳng định : sau lưng người đàn ông thành công luôn có bóng dáng người đàn bà!! ý'' họ muốn nói rằng sau lưng người đàn ông thất bại là người đàn bà thật sự!!!
(7) Khi người ta yêu người ta thề sống chết có nhau!!! khi người ta không còn yêu người ta thề sống chết ......với nhau!!!!
(8) Tại các buổi tiệc thường có 2 loại người : người muốn về sớm và người muốn về trễ. Ðiều rắc rối là 2 loại người này thường kết hôn với nhaụ
(9) Chép lại từ 1 quyển sách là đạo văn. Chép lại từ nhiều cuốn sách là nghiên cứụ
(10) Ai cũng giữ lời hứa nếu họ còn nhớ mình đã hứa những gì.

(11) Cách tốt nhất để giữ lời hứa là đừng hứa gì cả
(12) Vạn sự khởi đầu nan...... gian nan bắt đầu nản
(13) Không mày đố thầy dạy ai
(14) Thuận vợ thuận chồng, con đông mệt quá!!
(15) Một con ngựa đau cả tàu... được ăn thêm cỏ.

(16) Ăn trông nồi, ngồi trông người bên cạnh
(17) Qua cầu ngả nón trông cầu, cầu bao nhiêu nhịp tốn xăng dầu bấy nhiêu
(18) Để có một bữa ăn ngon, bạn hãy xem thật nhiều chương trình dạy nấu ăn trên tivi, tham khảo thật nhiều sách dạy nấu ăn và sau đó cùng cả nhà đi ăn nhà hàng.
(19) Để có sắc đẹp như ý mà không tốn tiền đi thẩm mỹ viện? Dễ thôi, bạn hãy luôn nghĩ về điều đó, chắc chắn bạn sẽ được toại nguyện trong mơ.
(20) Chết vì yêu : vĩ đại !! yêu mà chết --> ngu!!!

(21) Tình chỉ đẹp khi còn giang dở
Cưới nhau về tắt thở càng nhanh
(22) Tiền không thành vấn đề , nhưng vấn đề là không có tiền!

Thứ Sáu, 9 tháng 5, 2008

Bạn có biết bàn phím gõ ( keyboard ) là ổ vi trùng dơ hơn nhà xí ( toilet ) không ?


Có bao giờ bạn thắc mắc muốn biết những gì ẩn núp dưới và giữa các nốt gõ trên bàn phím chữ của máy vi tính không? Đó cũng là thắc mắc của tạp chí Which? Computing (bên Anh quốc).

Từ thắc mắc này mà một nhà sinh vật học được yêu cầu thực hiện cuộc khảo nghiệm 30 bàn phím chọn ngẫu nhiên trong một vài văn phòng làm việc. Sau khi xăm soi thật kỹ cả 30 keyboards dưới ống kính hiển vi, nhà sinh vật học than rằng: "Thật là rùng rợn! Hầu hết các keyboards đều chứa một lượng đáng kể các vi khuẩn có thể hại cho sức khoẻ. Trong số 30 keyboards, có 4 cái có thể nguy hiểm đến tính mạng. Đặc biệt là có một bàn phím phải quăng đi ngay vì chứa vi khuẩn nhiều gấp 5 lần cái bàn cầu tiêu, và chứa nhiều vi khuẩn độc hại gấp 150 lần hơn mức cho phép ... có thể gây ra những triệu chứng của ngộ độc thực phẩm".
Theo quan điểm của nhà sinh vật học thì sở dĩ các vi khuẩn nhiều khủng khiếp như thế là do chúng ta có thói quen ngồi ăn (và) uống trước cái máy. Các mẩu vụn li ti thức ăn, rơi rớt từ ngày này sang ngày khác xuống bàn phím rồi kẹt ở các kẽ hở, lẽ dĩ nhiên sẽ ngay tức khắc trở thành môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn sinh sôi nảy nở nhanh chóng. Thêm một nguyên nhân không kém phần quan trọng làm "dơ dáy" cái keyboard là thói quen không rửa tay sau khi đi vệ sinh !!!!

Cuộc thăm dò, song song đó, do báo Which? Computer thực hiện với 4000 tình nguyện viên cho thấy 10% không bao giờ lau chùi keyboard và 20% không bao giờ lau chùi "con chuột", và cũng có 50% thú nhận rằng năm thì mười hoạ mới nghĩ đến chuyện "làm sạch sẽ" keyboard, nhưng không nhất thiết là phải mỗi tháng một lần.

Còn Bạn, bao nhiêu lâu thì Bạn mới chịu lau chùi keyboard một lần, hử?

Theo Khoa Học và Đời Sống

Thứ Tư, 7 tháng 5, 2008

Cười chút xíu : chuyện quê nhà và xứ người


Quê nha` # QN. Xư' nguơi` # XN.


Quê Nhà: Khổ như chó.

Xứ người: Sướng như chó.

QN: Chồng chúa vợ tôi.

XN: Chồng chúa (thì) vợ thôi.

QN: Yêu con cho roi cho vọt.

XN: Yêu con kiểu đó thì lọt vô tù.

QN: Con cái đi thưa về trình.

XN: Cha mẹ đi về một mình, con đâu?

QN: Con mời cha mẹ dùng bữa.

XN: Cha mẹ, giờ ăn, tựa cửa chờ con.

QN: Trươ'c học lễ, sau học văn.

XN: Trước sau cũng chỉ có văn, lễ văng mất rồi!

QN: Cha mẹ đặt đâu, con ngồi đó là phải xong.

XN: Con đặt đâu cha mẹ ngồi đó, là êm chuyện.

QN: Con cái vâng lời cha mẹ.

XN: Con cái nói gì, cha mẹ nên nghe.

QN: Chữ hiếu phải cho tròn.

XN: Đạo làm con thường méo.

QN: Trẻ cậy cha, già cậy con.

XN: Trẻ cậy cha, già cậy chú Sam.

QN: Người chết như rạ, không ma nào ngó.

XN: Khỉ chết bệnh già cũng làm thành tin.

QN: Cái nhà là nhà của ta.

XN: Cái nhà là nhà của nhà băng, ta là người ở đậu, phải chăng chủ nhà?

QN: Nợ nhiều thì bị khinh khi.

XN: Nợ nhiều thì được người ta nể vì.

QN: Nợ nần sớm trả cho xong.

XN: Nợ nần trả sớm, nhà băng phạt đền.

QN: Vì nghèo mới phải đi vay.

XN: Càng giàu càng muốn đi vay trả lời.

QN: Lao động nhà nước chỉ tiêu.

XN: Lao động vì đủ thứ "bill" đòi tiền.

QN: Lao động là ép buộc.

XN: Lao động là tự chuốc.

QN: Được làm vua, thua làm giặc.

XN: Được làm vua, thua làm tiền.

QN: Phép vua thua lệ làng.

XN: Phép vua thua luật sở thuế.

QN: Chết là hết nợ

XN: Chết vẫn còn nợ.

QN: Bà con xa không bằng láng giềng gần.

XN: Láng giềng gần còn thua bà con xa.

QN: Dĩ hòa vi quí.

XN: Muốn hòa, đem nhau ra tòa.

QN: Dân chúng gầy vì thiếu ăn.

XN: Người ta mong gầy để được ăn.

QN: Dân chúng sợ đói.

XN: Người ta sợ no, bày ra đủ trò để ăn đói.

QN: Đâu cần bảo hiểm.

XN: Bảo hiểm đâu đâu cũng cần.

QN: Có đủ hai chân, đi đâu cũng tới chẳng cần ai đưa.

XN: Còn đủ hai chân, ngồi nhà lủi thủi, có chân bằng thừa.

QN: Sinh ký, tử qui, sinh ra là tạm "ngày về nhớ ghi".

XN: Sinh nhật nhơ' ngày, chết rồi là hết, ma chay làm gì.

QN: Sẩy cha còn chú, sẩy mẹ bú vú dì.

XN: Sẩy cha còn mẹ, sẩy mẹ lấy gì mà bú.

QN: Kính lão mới được sống lâu, sống già thì được biết bao kẻ hầu.

XN: Về già, lạnh lẽo cô đơn, cháu con xa lánh, tủi hờn ngày đêm.

QN: Giao tiếp gái trai, tình trong như đã mặt ngoài còn lâu.

XN: Bất cứ nơi đâu, vừa quen nhau đã ôm nhau làm bừa.

QN: Cà phê nhỏ từng giọt, ta ngồi chờ, thảnh thơi.

XN: Cà phê chảy thành dòng, ta nôn nóng, đứng ngồi.

Chủ Nhật, 4 tháng 5, 2008

Bệnh Tưởng Và Thuốc Men : quẵng gánh lo đi và vui sống


Một hôm tôi hỏi một người bạn: đường trong máu bao nhiêu, cholesterol bao nhiêu, ông ta nói ông không biết. Tôi ngạc nhiên hỏi thế thỉnh thỏang bạn không kiểm soát sao? Ông nói: Không! Kiểm soát làm gì để thêm lo. Tục ngữ Việt Nam có câu “bói ra ma, quét nhà ra rác” thì khám bệnh ra bệnh thôi. Một người bạn khác của tôi có một người vợ để ý từng dấu hiệu bất thường trong cơ thể và tham khảo ý kiến bác sĩ gia đình, bác sĩ chuyên khoa và bất cứ bạn bè nào và dùng đủ thuốc nam, thuốc bắc, thuốc tây để chống lại bất cứ thứ bệnh tưởng tượng nào. Tuổi bà trong khoảng 60, trông có sức khỏe và mỗi ngày bà uống ít nhất 5 hay 7 thứ thuốc tây và vài ba loại thuốc bắc, thuốc nam.

Theo bà Shannon Brownlee trong một bài báo đăng trên tờ tuần báo Washington Post National Weekly Edition số ngày 7-13/4/2008 thì cả hai trường hợp đều quá đáng. Người bạn tôi khi biết bệnh phải đi bác sĩ thì có thể đã quá muộn. Còn bà vợ bạn tôi cũng có thể chết vì thuốc. Theo bà Brownlee cách tốt nhất là quan tâm vừa phải và đừng lo lắng thái quá .

Bà Brownlee kể trường hợp cá nhân của bà. Trên 50 tuổi, tráng kiện, không hút thuốc, mỗi ngày đi bộ năm ba cây số, chơi tennis và đôi khi thắng những tay vợt 40 tuổi là thường. Thế nhưng một hôm đi lên một con dường dốc bà thấy hụt hơi và bà đâm lo. Bà tự hỏi: “Có phải đây là dấu hiệu của một heart attack không? Không lẽ. Mình khỏe mà. Nhưng biết đâu. Sách báo thường cảnh giác có nhiều phụ nữ trung niên, sức khỏe tốt vẫn bị heart attack mà.”

Có thể đa số chúng ta đều có những lo lắng và thắc mắc như bà Brownlee. Thấy đau đau nơi vùng ngực, không biết vì acid trong bao tử hay máu cơ tim không đủ đây. Thấy nhức đầu, không biết vì áp huyết cao hay dấu hiệu của stroke? Gia đình bà Brownlee khi có dịp gặp bạn bè thường bàn luận về chính trị, khoa học, tôn giáo và con cái, nhưng khi nào cũng kết thúc với những câu hỏi về sức khỏe như đường trong máu, cao áp huyết hay không và cholesterol bao nhiêu, đi bộ hay chạy tốt hơn, và ngáy khi ngủ có phải là triệu chứng mất hơi thở khi ngủ (sleep apnea) không. Hỏi han nhau y như là ai cũng có bệnh cả .

Lẽ dĩ nhiên, trong chúng ta có người cao áp huyết. Và có thể một người bạn cùng lứa với chúng ta vừa chết vì bệnh ung thư hay heart attack, và chúng ta biết rằng tuổi càng về chiều chúng ta sẽ vướng một thứ bệnh nào đó, it nhất cũng là bệnh già. Nhưng điều đó không có nghĩa chúng ta cứ phải chăm chăm canh chừng bệnh.

Theo bà Brownlee chính vì biết mọi người canh chừng bệnh để sống lâu nên truyền thông và các bác sĩ càng làm cho mọi người lo lắng hơn tưởng rằng mình phải có một thứ bệnh nào đó. Để rồi cứ ngay ngay ôm một mối lo, nhưng chưa chắc nhờ vậy mà sống lâu hơn. Nên biết rằng cơ thể con người có sự điều chỉnh tự nhiên để cho phép chúng ta không nên dành một chỗ quá lớn cho các bác sĩ và thuốc men trong cuộc đời chúng ta .

Là một phóng viên theo dõi về y khoa bà Brownlee nói bà biết quan điểm này làm cho y khoa chậm phát triển. Nhưng cứ nhìn xem hằng ngày các nguồn thông tin về sức khỏe bảo ta những gì: kiểm soát trọng lượng; thử cholesterol; coi chừng dấu hiệu của stroke; ngủ đầy đủ nếu không muốn bị tai nạn khi lái xe; có một cục u nhỏ trên lưng, coi chừng ung thư da; bị táo bón, coi chừng ung thư buồng trứng … Hãy đi thử máu, hãy gặp bác sĩ … ôi chao, thật là nhức đầu .

Làm cho người ta lo sợ là một trong những nguyên tác đề phòng bệnh. Và cơ sở y khoa có uy tín như American Cancer Society cũng áp dụng nguyên tắc này. Từ năm 1936 American Cancer Society đã đưa ra khẩu hiệu “không ai bảo đảm rằng mình không bao giờ bị ung thư” để thúc đẩy phụ nữ đi khám vú. Hiện nay các tổ chức quan tâm đến sức khỏe, nếu quan tâm đến một thứ bệnh, thường có khuynh hướng phóng đại con số người bị bệnh đó và đưa ra những dữ kiện (không lấy gì thuyết phục) để chứng minh bệnh đó rất nguy hiểm. Thí dụ Tổ chức lo về giấc ngủ (National Sleep Foundation) mới đây đưa ra con số thống kê (tưởng tượng) là 75% người thiếu ngủ sẽ mất khả năng sinh lý. Mấy năm trước đây Hội chống bệnh ung thư vú quảng cáo rằng bệnh ung thư vú là bệnh làm chết nhiều phụ nữ nhất (trong khi ai cũng biết phụ nữ chết nhiều nhất về bệnh tim, thứ đến là ung thư phổi).

Bà Brownlee nói điều cần biết là các hãng bào chế thuốc chỉ muốn bạn quan tâm đến bệnh hoạn. Có quan tâm mới đi bác sĩ, và họ mới bán được thuốc. Cho nên họ bỏ ra khá nhiều tiền để quảng cáo sự nguy hiểm về loại bệnh trạng mà thuốc họ vừa chế là thuốc chữa trị. Đôi khi họ tạo ra một thứ bệnh mới cần thuốc của họ.

Lấy thí dụ về bệnh “osteopenia”, một bệnh mới được khai sinh tạm dịch là bệnh “tiền loãng xương”. Bệnh loãng xương gọi là bệnh osteoporosis. Hiện nay tại Hoa Kỳ mỗi năm có hằng triệu phụ nữ trên 50 tuổi đi khám xem mình có bị “osteopenia” không. Theo quảng cáo của giới bào chế thuốc thì tình trạng osteopenia là tình trạng báo trước bệnh loãng xương. Bệnh loãng xương nặng sẽ làm cho bệnh nhân cao niên khi té dễ bể xương chậu và có thể kéo theo bệnh sưng phổi sinh ra tử vong.

Vấn đề ở đây là “osteopenia” và “osteoporosis” không phải là bệnh mà là một ‘tình trạng”. Trước thập niên 1990 các bác sĩ định nghĩa tình trạng osteoporosis là tình trạng một người lớn tuổi đã bị gãy xương một lần. Nhưng khi hãng bào chế Merck chế ra thuốc Fosamax chống tình trạng osteoporosis hãng Merck muốn thuốc Fosamax của họ chữa trị một triệu chứng khác nữa, hơn là chỉ chữa cho người lớn tuổi đã bị gãy xương một lần. Hãng Merck thuê một số bác sĩ nghiên cứu (với đơn đặt hàng được viết sẵn) để xác định một tình trạng của xương báo hiệu trước triệu chứng osteoporosis mà không cần chờ bị gãy xương mới biết. Các bác sĩ này đơn phương ấn định hai thứ tỷ trọng của xương. Tỷ trọng trung bình của các phụ nữ 30 tuổi khỏe mạnh là tỷ trọng A. Tỷ trọng B thấp hơn là tỷ trọng của những phụ nữ bị osteoporosis. Bây giờ nhóm bác sĩ nghiên cứu kết luận rằng phụ nữ nào có tỷ trọng xương ở giữa A và B là người có bệnh osteopenia (chuẩn bệnh loãng xương), một danh từ mới trong y khoa do các vị bác sĩ trên đặt ra. Và thuốc để chữa osteopenia không gì khác hơn là thuốc Fosamax!

Vì khoảng 30% phụ nữ sau khi mãn kinh đều có tỷ trọng xương giữa A và B cho nên bỗng chốc 30% phụ nữ mãn kinh bỗng thấy mình có bệnh “osteopenia” và hãng Merck tha hồ hốt bạc. Hãng Merck còn chế ra máy DEXA bán rẻ cho các bác sĩ dùng để đo tỷ trọng của xương một cách mau chóng .

Các hãng bào chế tạo ra nhiều trường hợp “chuẩn bệnh” khác để bán thuốc và chúng ta vì lo cho sức khỏe trở thành những con mồi ngon. Đường trong máu hay áp huyết của bạn có thể bình thường nhưng cũng không nên ngạc nhiên nếu bác sĩ (với thiện chí) bảo bạn nên uống thuốc này thuốc nọ đề phòng tiểu đường hay áp huyết cao. Một bác sĩ chuyên về da có thể cắt một cục u nhỏ trên cơ thể bạn nói là để tránh ung thư, nhưng thực ra nó có thể chỉ là một cục u bình thường trên mọi cơ thể. Bạn có thể được bác sĩ cho thuốc chống cholesterol trong khi bạn chỉ có cholesterol hơi cao mà nếu không uống thuốc gì suốt đời bạn cũng không bị nhồi máu cơ tim. Cách đây mấy năm khi hãng bào chế Pfizer chế ra thuốc Lipitor trị cholesterol cao, Pfizer dùng hình ảnh một phụ nữ 50 tuổi qua đời vì nhồi máu cơ tim (do không biết trị cholesterol cao sớm) để quảng cáo Lipitor. Chính sách vừa quảng cáo vừa đe dọa đã làm cho két bạc của Pfizer càng ngày càng đầy.

Bà Brownlee nói có một sự thật không ai để ý là chúng ta vẫn sống được trong cuộc đời có nhiều bất trắc dù chúng ta không thể tiên đoán mọi cảnh huống. Người Tây phương muốn sự việc gì cũng phải có câu trả lời, trong khi văn hóa của Đông phương cho rằng chúng ta không thể có mọi câu trả lời trước huyền bí của vũ trụ .

Vì quá lo bảo vệ sức khỏe, tính trước để tránh mọi thứ bệnh, tìm tòi cho ra nguyên ủy tại sao bụng mình xót, tại sao vùng ngực nhói đau trong khoảnh khắc, vô tình chúng ta làm mồi cho các bác sĩ và các hãng bào chế thuốc. Chúng ta lo già, chúng ta lo chết, nhưng già và chết là chuyện sẽ đến không sao tránh được .

Thế giới chúng ta đang sống là thế giới của thuốc men, và ai nghi ngờ khả năng của thuốc được xem là người không có óc khoa học. Bà Brownlee nói bà sống với nghề làm phóng sự y khoa nên bà biết khả năng huyền diệu của thuốc cho người thật sự bệnh hoạn, và bà từng đau lòng thấy người có bệnh mà không có khả năng mua thuốc chữa trị. Nhưng bà cũng nghĩ rằng chúng ta sẽ trả một giá rất mắc nếu nhìn đâu cũng thấy bệnh. Trước hết cần biết rằng thuốc nào cũng có tác dụng phụ có hại cho cơ thể từ Aspirin đến Zocor ( A đến Z) và đôi khi còn gây tác hại hơn là bệnh. Lấy thí dụ thuốc Fosamax được quảng cáo chống bệnh chuẩn loãng xương. Thuốc Fosamax có thể làm xương hàm chết dần. Và cho đến nay không có một điều tra y khoa nào đứng đắn cho thấy thuốc Fosamax giúp người dùng tránh được chứng loãng xương và gãy xương khi té. Thuốc Fosamax còn sinh ra acid trong bao tử, và để trị chúng ta phải dùng thuốc chống acid (như Nexium được quảng cáo rầm rộ chẳng hạn), và thuốc Nexium làm cho người dùng bị nước trong phổi. Và nếu cứ chăm chăm tìm thuốc chữa trị mọi biểu hiện bất thường nơi cơ thể chúng ta sẽ bị bệnh lo âu . Lo âu có thuốc lo âu và càng làm chúng ta lo âu!

Bà Brownlee khuyên chúng ta nên sống điều độ và không nên quá âu lo về bệnh tật. Bệnh là điều không ai tránh được dù có sẵn thuốc tiên. Khi nào bệnh thì tìm cách chữa trị, đo áp huyết, đo đường trong máu, đo cholesterol, và nếu là phụ nữ thì đi soi vú .

Bà thổ lộ rằng điều bà làm hằng ngày là tập thể dục vừa phải, ăn thức ăn lành, ngon và chừng mực nhưng bà không kiểm soát cholesterol định kỳ, bà không uống thuốc đề phòng bệnh gì cả vì bà biết chúng không giúp bà tránh bệnh. Bà nói: nếu hôm nay tôi có việc cần phải thức khuya tôi không ưu tư tự hỏi có hại gì không, tôi chờ tối hôm sau sẽ ngủ bù. Tôi biết xương tôi xốp dần theo tuổi tác, nhưng tôi không uống thuốc vì biết rằng chỉ có hại nhiều hơn là lợi .

Bà Broenlee kết luận: “Để tránh bệnh lo âu, trong các phóng sự y khoa tôi cố gắng trấn an người nghe đồng thời để trấn an tôi hơn là theo đường lối của các hãng bào chế làm cho mọi người âu lo. Nguyên tắc của tôi là quẵng gánh lo đi và vui sống.”

Trần Bình Nam

Thứ Bảy, 3 tháng 5, 2008

Nhắc Quý Phụ Nữ 3 Bước Phòng Ngừa Ung Thư Ngực


Hội Phụ Nữ Bắc Quận Cam YWCA nhắc nhở các chị em 3 bước tối cần để giữ gìn sức khoẻ vú.

1) Chụp quang tuyếnmỗi năm (Mammogram) cho phụ nữ bắt đầu ở tuổi 40.

2) Khám vú do chuyên viên y-tế mỗi năm (Clinical breast exam).

3) Tự khám vú mỗi tháng bắt đầu ở tuổi 20 (Breast self- examination)

Hội Phụ Nữ Bắc Quận Cam YWCA vẫn luôn là người bạn đồng hành để nhắc nhở quý phụ nữ hảy tích cực tham gia Chương trình Khám và Chụp quang tuyến vú Miễn Phí. Xin liên lạc cô NANCY HOÀN điện thoại số (714) 871-4488 ext. 205 hoặc (714) 726-4288 để làm hẹn chụp Mammogram tại những địa điểm sau:

- Thứ Ba, 6 tháng 5, 2008 tại Chùa Liên Hoa, 9561 đường Bixby (giữa đường Brookhurst và Gilbert) thành phố Garden Grove, CA 92841.

- Thứ Bảy, 10 tháng 5, 2008 tại nhà thờ Công Giáo St. Polycarp, 8100 đường Chapman (gần ngã tư đường Beach), thành phố Stanton, CA 90680.

- Thứ Tư, 14 tháng 5, 2008 tại Trung Tâm Cộng Đồng Abrazar Midway, 14900 đường Parklane (ngã tư đường Washington), Midway City, CA 92655.

- Thứ Sáu, 23 tháng 5, 2008 tại nhà thờ Tin lành St. Olaf's, 12432 đường số 9 (ngã tư Lampson), thành phố Garden Grove, CA 92840.

- Thứ Bảy, 31 tháng 5, 2008, tại Trung Tâm Hổ Trợ Gia Đình Magnolia, 11402 đường Magnolia (ngã tư Orangewood), thành phố Garden Grove, CA 92842.

- Thứ Bảy, 14 tháng 6, 2008 tại nhà thờ Công Giáo St. Polycarp, 8100 đường Chapman (gần ngã tư đường Beach), thành phố Stanton, CA 90680.

- Thứ Bảy, 21 tháng 6, 2008, tại Trung Tâm Hổ Trợ Gia Đình Magnolia, 11402 đường Magnolia (ngã tư Orangewood), thành phố Garden Grove, CA 92842.

- Thứ Bảy, 28 tháng 6, 2008, tại nhà thờ Công Giáo Blessed Sacrament, 14072 S. Olive St. (gần ngã tư đường Westminster) thành phố Westminster, CA 92683.

- Thứ Sáu, 18 tháng 7, 2008, tại nhà thờ Tin lành St. Olaf's, 12432 đường số 9 (ngã tư Lampson), thành phố Garden Grove, CA 92840.

- Thứ Ba, 22 tháng 7, 2008, tại Chùa Liên Hoa, 9561 đường Bixby (giữa đường Brookhurst và Gilbert) thành phố Garden Grove, CA 92841.

-Thứ Bảy, 26 tháng 7, 2008, tại Chùa Diệu Quang, 3602 W. đường số 5 (xst Harbor), thành phố Santa Ana, CA 92703.

Chương trình Chụp Mammogram MIễn Phí cuả Hội Phụ Nữ Bắc Quận Cam YWCA được tài trợ bởi hội Susan G, Komen Breast Care Foundation, Avon Foundation Breast Care Fund và Unite Way Orange County. Liên lạc cô NANCY HOÀN (714) 871-4488 ext. 205 cho quý phụ nữ 40 trở lên và hội đủ tiêu chuẩn.