Thứ Bảy, 1 tháng 3, 2008

Bạn có biết


Bạn có biết các loại vitamin chúng ta thường dùng hiện đang là một đề tài lớn cho TQ. Gần như là, mỗi lần chúng ta ngậm một viên Vitamin C chẳng hạn, đa phần nơi sản xuất là TQ. Trong vòng chưa đầy một thập niên, TQ cung cấp 90% thị trường Vit C ở Hoa Kỳ. Kỹ nghệ Vitamin của TQ gồm trên 5.000 công ty sản xuất với 2 triệu dịch vụ thương mài đạt 2,5 tỷ Mỹ kim thương vụ trên thế giới năm 2006. Dĩ nhiên, với một mức phát triển và sản xuất như trên, tệ nạn kém phẩm chất, chai lọ không xuất xứ, thiếu bảng phân tích hoá chất và sử dụng xảy ra nhiều hơn.

Một sản phẩm không kém quan trọng nữa ở TQ là thuốc làm giảm cân đã được quảng cáo và bày bán khắp thế giới. Người tiêu thụ không thể nào phân biệt được thuốc thật hay thuốc giả cùng sản xuất từ TQ và đã có nhiều vụ kiện tập thể (class action) về các loại thuốc nầy ở Hoa Kỳ.

Hiện nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều nhập cảng thuốc trụ sinh hoặc kháng sinh, diếu tố (enzymes), và nhiều loại amono acid dưới dạng nguyên thuỷ (primary). TQ sản xuất 70% penicillin, 50% aspirin, 35% acetaminophen (Tylenol là tên thương hiệu của hoá chất nầy) cung cấp cho nhân loại toàn cầu.

Trung Quốc (TQ) đang trên đà phát triển vượt bực nhất là trong những năm gần đây. Hiện tại, TQ là quốc gia thứ hai chỉ đứng sau Hoa Kỳ về thành phẩm sản xuất cho nhu cầu của con người trên thế giới. Hàng hoá TQ tràn ngập khắp nơi. Nhưng chỉ trong vòng ba năm trở lại đây, kỹ nghệ hoá chất và dược phẩm TQ đã có những bước tiến nhảy vọt, từ đó nảy sinh ra một số lo ngại về phẩm chất (quality), vì quốc gia nầy thể hiện nhiều cung cách “làm ăn” đôi khi vượt qua tiêu chuẩn cho phép của các định chế quốc tế áp dụng cho ngành hóa chất, sinh hoá, và dược phẩm và chi lo chú trọng vào lượng (quantity) mà thôi.

Trong vòng hai năm trở lại đây, TQ đã làm cho quốc tế e ngại về tính an toàn của sản phẩm sản xuất từ nước nầy. Qua quá nhiều “sự cố” trong quá khứ về mức an toàn của thực phẩm và dược phẩm TQ xảy ra hầu như thường xuyên hơn, từ vụ thức ăn gia súc TQ bị nhiễm độc vào 4/2007, kem đánh răng có chứa dimethylglycol sau đó, và gần đây nhất thức ăn “há cảo” (2008) TQ sản xuất qua Nhật Bản chứa nhiều dư lượng hoá chất bảo vệ thực vật v. v… vấn đề an toàn sản phẩm đã được thế giới nêu lên ngày càng gay gắt hơn.

Như đã nói ở phần trên, chúng ta, người tiêu thụ sản phẩm TQ hiện tại, từ đồ chơi cho trẻ em, đến hầu hết các dụng cụ dùng trong nhà bếp hay dụng cụ trang trí, từ một thức ăn tươi, khô đơn giản đến những thức ăn “cao cấp” như yến, sâm nhung chẳng hạn, từ viên thuốc cảm cúm cho đến các loại thuốc trị liệu nhiều bịnh rất phức tạp…tất cả những sản phẩm trên có thể mang đến nguy cơ bất ngờ và bất cứ lúc nào cũng có thể xày đến cho chúng ta. Mọi đề phòng hầu như bất lực, ngoại trừ chúng ta hoàn toàn tẩy chay không sử dụng sản phẩm có mang nhản hiệu “made in China”, nhưng điều đó không thể xảy ra được. Nhưng cũng không hẳn chúng ta hoàn toàn “miễn mhiểm” hội chứng TQ đâu, vì còn biết bao nhiêu hàng nhái, hàng giả không nhản hiệu hay có nhản hiệu dưới một thương hiệu khả kính như Colgate (trong vụ kem đánh răng giả), tất cả đều có xuất xứ từ Trung Quốc!

Trong một phát biểu mới nhất ngày 21/2/2008, Bà Đường Vân Hoa thuộc Văn phòng An toàn Thực phẩm Bắc kinh nói rằng:”TQ tuyên bố với công đồng quốc tế rằng thức ăn tại Olympic Bắc Kinh sẽ an toàn và các đội tuyển không cần phải tự đưa thức ăn tới TQ”. Tuy công bố như trên, nhưng Uỷ ban Thế vận Hoa Kỳ cũng sẽ cho chở sang TQ 15.000 Kg thịt bò, gà, heo cho vận động viên của mình.

Ngày 14/2/2008, nhà đạo diễn đã từng đoạt giải Oscar Steven Spielberg tuyên bố từ chức vụ Cố vấn quảng cáo cho Thế vận Bắc Kinh. Tin tức nầy công thêm hàng loạt những sự kiện bất lợi cho TQ trong khoảng thời gian trên như: 1- Nga tố cáo xe Geely của TQ không an toàn ngày 3/2, 2- Ngày 12/2, Hoa Kỳ bắt giữ 4 gián điệp TQ, 3- Ngày 12/2, Liên Hiệp Âu châu đang dự định khởi tố TQ lên WTO, 4- Ngày 13/2, Nhật Bản phát hiện thuốc bảo vệ thực vật trong hắc cảo TQ; 5- Ngày 19/2, Nhật Bản lại phát hiện thuốc trừ sâu trong cá thu đông lạnh chế biến tại TQ.

Kinh nghiệm cho Việt Nam

Hẳn chúng ta còn nhớ, Việt Nam cũng đã trãi qua quá nhiều kinh nghiệm trong quá khứ về vấn nạn hoá chất và dược phẩm TQ rồi. Xin nhắc lại một vài sự kiện “thương đau”:

1- Năm 2005, TS Nguyễn Quốc Tuấn đã phân tích và khám phá các loại hoá chất dưới dạng bột bảo quản và tăng trưởng được bày bán tự do ở Hà Nội, sau đó, hoá chất trên tràn ngập Sài Gòn. Đó chính là hoá chất 2,4,5-T, thành phần chính trong chất Da Cam có chứa Dioxin. Khám phá nầy đã làm cho TS Tuấn mất chức Trưởng Phòng Phân tích Môi trường và không biết đã bị thuyên chuyển đi nơi khác hay mất tích?

2- Phẩm màu Sudan TQ đã gây hậu quả không nhỏ qua các vụ nhiễm độc tập thể ở Việt Nam năm 2005;

3- Thức ăn có trộn lẩn hoá chất làm tăng cân và béo phì ở một số trường mẫu giáo cũng đã làm náo loạn dư luận một thời năm 2006;

4- Và những vụ nhiễm độc trong các quán ăn tập thể hay trong căn tin hầu như xảy ra hàng ngày ở khắp nơi do thức ăn bị nhiễm độc, do rau đậu đã được trồng bằng những loại hoá chất “không tên” bày bán đầy rẩy khắp nơi, rất hữu hiệu, bảo đảm tăng một vài cm trong một đêm!

5- Về dược phẩm, qua kinh nghiệm bịnh SARS đã được phát hiện đầu tiên ở Thượng Hải,TQ đã được dấu kín mãi đến khi có người chết ở đây và tràn lây sang Việt Nam, TQ mới chịu cho nhân viên LHQuốc vào điều tra;

6- Biết bao hoá chất bảo quản thực vật, động vật không tên sản xuất từ TQ được bày bán ngang nhiên từ bao năm nay đã được báo chí trong nước kêu gào nhưng Việt Nam vẫn không có một phản ứng nào để ngăn chặn cả, hay nếu có chỉ làm cho có lệ mà thôi. Các hoá chất trên hầu hết là những hoá chất đã bị cấm dùng trong thực phẩm hay sử dụng với một vi lượng nhỏ và hoá chất phải có độ tinh khiết là 99,9999%. Điều nầy TQ đã không làm. Một thí dụ điển hình là trong quá trình điều chế hoá chất bảo quản sodium benzoate, vẫn còn tồn đọng dư lượng phenol, một hoá chất độc hại ảnh hưởng lên thần kinh của trẻ em, làm chậm phát triển; do đó, cần phải tinh chế để loại trừ hoá chất sau cùng nầy. TQ đã không làm, vì vậy giá thành của hoá chất bảo quản trên rất rẻ so với hoá chất nhập cảng từ Tây phương.

7- Rốt ráo hơn nữa, qua nhiều bịnh lạ xảy ra cho trẻ em, hoặc học sinh cấp I ở nhiều nơi từ Bắc chí Nam, ở những vùng nông thôn xa các khu công nghiệp hoá chất đã được một số quan sát viên, bác sĩ và bình luận gia đặt nghi vấn, vì chưa từng xảy ra trong lịch sử y khoa. Và nghi vấn đó có thể là một loại vũ khí sinh học phát xuất từ TQ để thử nghiệm vũ khí giết người hàng loạt?

MAI THANH TRUYẾT