Chì độc như thế nào?
Chì là độc chất kim loại nặng có trong môi trường bị ô nhiễm, trong các nguyên liệu làm đồ chơi cho trẻ và cả những vật dụng hàng ngày. Đây là một kiểu gây hại sức khoẻ ghê gớm cho trẻ nhưng lại khó nhìn, khó phát hiện, chỉ trừ khi ngộ độc cấp tính, mà lúc đó thì đã quá trễ.
Ô nhiễm chì được ghi nhận nhiều nhất là chì có trong xăng ô tô, ở dạng ankyl - chì, với vai trò là chất chống kích nổ. Khi có sự hiện diện của chì trong các loại men tế bào khác nhau thì các loại men này không thể thực hiện được những chức năng của chúng trong cơ thể. Khi bị nhiễm chì, cơ thể rơi vào trạng thái hưng phấn và mất ngủ, sau đó là mệt mỏi, trầm uất và táo bón. ( http://thuvien.ntu.edu.vn )
TP.HCM: Không khí bị ô nhiễm chì
Tại TP.HCM, lượng chì trong không khí đã tăng gấp đôi, từ 0,5μg/m3 lên đến trên 1μg/m3. Việc chì tăng bất thường như nói trên, nghi vấn là do đã có một lượng xăng pha chì bán ra thị trường trong thời gian gần đây.
Ai cũng biết đến sự nguy hiểm của chất chì độc hại trong đồ chơi nhưng ít người biết rằng vẫn có nhiều cách để người ta bị nhiễm chất kim loại này.
Trẻ em là nhóm có nguy cơ bị nhiễm nhiều nhất vì cơ thể chúng phát triển nhanh chóng. Chất độc này có thể làm tác hại đến não bộ và hệ thần kinh, làm chậm lại quá trình phát triển tự nhiên cũng như những vấn đề khác. Những trẻ có thói quen hôn hít, ngậm đồ chơi có sơn sẽ có nguy cơ nhiễm chì cao hơn các trẻ khác 3-4 lần do chì có trong thành phần sơn khá cao
Chì và hiện tượng độc chì đối với trẻ em
Những trẻ có thói quen hôn hít, ngậm đồ chơi có sơn sẽ có nguy cơ nhiễm chì cao hơn các trẻ khác 3-4 lần do chì có trong thành phần sơn khá cao Ta biết rằng, lượng bụi chì trung bình trong không khí đô thị khoảng 1 mg/m3, mà con người muốn hay không cũng phải hít vào 1,5-20 mg/ngày. Ở nông thôn, nồng độ này có thấp hơn, ở khoảng 0,1-0,2 mg/m3 và con người tại đó phải hít một lượng bụi chì 1,5-4,0 mg/ngày. Theo quy định Tổ chức sức khoẻ thế giới (WHO), giới hạn bụi chì nơi làm việc phải nhỏ hơn 0,01 mg/m3 không khí, còn ở khu dân cư thì phải nhỏ hơn 0,005 mg/m3. Ấy vậy mà bụi chì trong không khí khu sản xuất công nghiệp cao hơn nhiều lần cho phép. Dọc các trục lộ giao thông với mức trung bình thì chưa cao, nhưng vào các thời điểm kẹt xe hay giờ cao điểm thì lại bộc phát khá cao. Bụi chì sinh ra từ khói xe ô tô, xe máy do dùng xăng pha chì, mặc dù giờ đây, không dùng xăng pha chì nữa, nhưng lương bụi chì không vì thế mà giảm đáng kể. Khi trẻ em hít phải, ở nồng độ thấp 1mg/m3, chỉ trong thời gian 1 ngày (sau đó thôi không tiếp xúc nữa) thì chưa bị ngộ độc ngay, mà chỉ biểu hiện rõ sau vài tuần. Nếu vào cơ thể với nồng độ 0,1 mg/m3 trong nhiều ngày liên tục thì sẽ nhiễm độc mãn tính. Ta biết rằng, trẻ em rất mẫn cảm với chì vì hệ thần kinh non yếu, khả năng thải độc kém. Tuy nhiên, khi chì xâm nhiễm qua con đường thực phẩm lại khó phát hiện ra, vì ở trẻ, tỷ lệ thức ăn tính trên trọng lượng cơ thể khá lớn (cao hơn người lớn nhiều lần), nên khó phát hiện. Ví dụ, người ta đã tính toán thấy rằng, lượng chì nhiễm theo con đường thức ăn bình quân cho trẻ em là 50-150 mg/ngày (so với người lớn, 100-200 mg/ngày). Và, khả năng nhiễm chì qua thức ăn của trẻ gấp 4 lần so với người lớn. Mà lượng nhiễm độc, nếu nuốt phải 100 mg muối chì sulphate/kg cơ thể trong nhiều ngày, cơ thể có thể nhiễm độc mãn tính. Trẻ em hay bú tay, hay chùi tay vào miệng có nguy cơ nhiễm chì cao gấp 4-5 lần so với trẻ bình thường. Môi trường xung quanh thì đầy rẫy vật liệu và không khí cũng thường bị nhiễm chì. Ngay cả những dụng cụ, đồ chơi cho trẻ có sơn màu rất bắt mắt nhưng trong đó lại chứa lượng chì lớn. Các trẻ có thói quen hôn hít, ngậm đồ chơi có sơn sẽ có nguy cơ nhiễm chì cao hơn các trẻ khác 3-4 lần do chì có trong thành phần sơn khá cao. Chẳng hạn sơn dùng sơn lót, có thể chứa 30.000- 60.000mg/kg dung dịch sơn. Những chỗ trên mặt vật liệu, dụng cụ, bàn ghế, tủ giường sơn bị rộp có nguy cơ cao gây nhiễm chì cho trẻ, ngay cả mặt ngoài còn nguyên vẹn, đồ chơi có sơn cũng bị nhiễm chì. Hiện nay tiêu chuẩn cho phép đối với sơn dùng sản xuất đồ chơi ở Mỹ quy định phải có hàm lượng chì nhỏ hơn 2.500mg/kg sơn, còn tiêu chuẩn cho sơn nhà ở Mỹ phải nhỏ hơn 5.000 mg/kg sơn. Tai hại hơn, ở các vùng nông thôn, trẻ em tìm chì từ nhiều nguồn, tự đúc lại thành những viên chì dẹt để làm viên chọi trong đánh đáo. Hoặc các em cũng tự nung chảy chì trên bếp, rồi cho nguội, đúc thành những viên bi để đánh bi trên đất; hay là các em phụ ba mẹ đúc viên chì làm vật kéo dây câu cá, lưới cá; hoặc là các trẻ em phải phụ việc ở cơ sở sản xuất acquy, chữa ô tô, các em sống gần các lò gang, đúc chì, đồng, thủ công mỹ nghệ… Những công việc này luôn làm cho trẻ tiếp xúc và nhiễm chì qua tay, miệng, nhất là khi đúc chì, hơi độc chì xâm nhiễm vào cơ thể trẻ rất nhanh, có thể gây ngộ độc cấp cho trẻ. Do đó các bậc phụ huynh không nên cho trẻ tiếp xúc và chơi với các acquy hay những pin đã hỏng. Đã có nhiều bậc phụ huynh không lường trước những nguy hại của nó làm trẻ ngộ độc, mà ngộ độc mãn tính, ngấm từ từ, rồi tích lũy và phóng đại sinh học đến một giới hạn nhất định sẽ gây ung thư, thiếu máu cho trẻ vì chì có đặc tính là nằm lại trong cơ thể rất lâu, có khả năng tác động mạnh lên tế bào não non trẻ. Nghiên cứu cũng cho ta biết rằng, chì trong lớp đất mặt có nơi 0.5-5,0 mg/kg đất. Trẻ em lê la trên đất dễ nhiễm chì theo con đường mãn tính. Các nghiên cứu ghi nhận rằng, khả năng ô nhiễm chì cho trẻ qua con đường thức ăn gấp 4-5 lần người lớn. Mặt khác, người ta theo dõi và thấy rằng, bình quân trong mỗi điếu thuốc lá chứa 4,0-12,0 mg chì, và bình quân có 20% lượng chì đó được người hút thuốc hấp thụ qua khói thuốc. Như vậy, nếu một người hút 20 điếu thuốc/ngày thì sẽ hấp thu vào cơ thể mình là 1-5 mg/ngày. Các nghiên cứu tin cậy cũng chỉ ra rằng, những trẻ em có bố mẹ nghiện thuốc thì nguy cơ nhiễm độc chì cao gấp 4-6 lần so với trẻ có bố mẹ không nghiện thuốc do nhiễm độc khói thuốc thụ động
Có thể đột tử vì ngộ độc chì
Chì là kim loại nặng (tỷ trọng lớn hơn 5Kg/dm3) có độc tính cao với não, có thể gây đột tử nếu ngộ độc nặng, nhất là đối trẻ em. Những trẻ em tiếp xúc với chì bị nhiễm độc thì da xanh tái, bởi chì đã ức chế sự tổng hợp Hemoglobin, dẫn đến các em ấy thiếu máu. Chì có thể thay thế Canxi trong tế bào mới của các trẻ, và tác động lên chu trình biến dưỡng, dẫn đến việc giảm khả năng tổng hợp ATP (Adenozin Three Phosphate), làm hỏng chức năng của tế bào. Việc xác định lượng chì hấp thụ vào cơ thể của trẻ từ nguồn đất và bụi gặp rất nhiều khó khăn. Theo các thí nghiệm của các tác giả nước ngoài, nếu trẻ đó hấp thụ một lượng bụi hàng ngày khoảng 25-100mg, mà trong bụi đó lại chứa khoảng 200 đến 2.000mg/kg thì trẻ đó có thể hấp thu một lượng chì là 5-200 mg/ngày. Tuy nhiên, không phải là tất cả lượng chì thâm nhập vào cơ thể đều vào máu, mà chỉ một lượng ít trong đó mà thôi, còn thì tích lũy lại trong gan, thận và trong mỡ, số còn lại thải qua đường phân, nước tiểu, mồ hôi. Triệu chứng nhiễm độc chì Triệu chứng nhiễm độc chì ở trẻ nhiều lúc khó phát hiện ra, nhất là trong trường hợp lượng chì nhiễm dưới mức nguy hiểm nhưng nó lại gây bệnh mãn tính cho trẻ. Trong trường hợp này trẻ biểu hiện thần kinh mệt mỏi, suy nhược, tính tình trở nên dễ cáu gắt, nhức nhối khắp mình. Những trẻ nhiễm độc chì đều bị bệnh thiếu máu. Mặt khác, chì ảnh hưởng lên bộ máy tiêu hóa, nên trẻ ăn uống giảm sút, chán ăn, hay buồn nôn, đau bụng có những lúc dữ dội, sắc mặt tái xám. Nhiều độc chất chì dễ dẫn đến suy gan và thận. Nhiễm độc chì là một loại bệnh môi trường, khó phát hiện nhưng thường gặp nhất là ở lứa tuổi thiếu niên nhi đồng. Các bậc phụ huynh cần lưu ý nhất là trong đô thị nhiều chất thải, khói bụi, sơn nhà, đất cát, và nhất là đồ chơi của trẻ.
Đối với người lớn, nhiều số lượng chì trong cơ thể có tể dẫn đến những vấn đề trục trặc sinh sản, cao máu, mất trí nhớ và thiếu tập trung.
Nồng độ chì trong không khí cũng đã giảm thiểu kể từ cuối thập niên 70 sau khi có lệnh tách chất này ra khỏi xăng. Ngày nay, theo cơ quan môi trường EPA cho biết thì đa số chất này được tìm thấy tại các nhà máy công nghiệp và thường là vấn đề tại các khu vực đô thị hoặc công nghệ hoá.
Trong khi đó những nguồn khác phải kể đến đó là các hộp sơn lưu trữ quá hạn có thể biến thành bụi hoặc mẩu vụn trẻ em hay nuốt. Chính phủ liên bang đã ban lệnh cấm dùng sơn có chì để sơn nhà vào từ năm 1978, nhưng những căn nhà cũ hơn có thể vẫn còn. Đất sỏi có thể mang chất này vào các rãnh kẽ hở. Nguồn nước sau đó sẽ đi qua lớp đất này qua các đường ống. Chủ nhà có quyền hỏi cơ quan kiểm định sức khoẻ về nguồn nước khử trùng mà mình sử dụng.
Thêm vào đó, một khi tay chân tiếp xúc với chì có thể mang về nhà sau khi làm việc. Chính phủ liên bang buộc công nhân làm việc với kim loại phải rửa tay sạch sẽ, tắm gội, và mặc đồ mới mỗi khi xong việc. Thức ăn và chất lỏng trong các chai thuỷ tinh có kim loại có thể bị nhiễm. Một số loại dược thảo dân gian có thể nhiễm chì. Và cuối cùng, chì thường được sử dụng trong một số thú tiêu khiển như làm đồ gốm hay điêu khắc thủy tinh, hoặc làm lại đồ gia dụng.
Tài liệu của Viện Pasteur TP.HCM chỉ rõ:
Đồ dùng bằng nhôm
Các gia đình vẫn thường dùng các dụng cụ đun nấu, chứa đựng thực phẩm làm bằng nhôm. Nhưng nếu dùng các đồ nhôm được chế tạo từ các nhôm phế liệu, gia công không đảm bảo công nghệ, xử lý không hết tạp chất, không tạo được bề mặt trơ với môi trường thì khi đun nấu, chứa đựng thực phẩm dễ tạo cơ hội thôi nhiễm các ion nhôm vào thực phẩm thì người ăn phải sẽ bị ảnh hưởng. Đặc biệt khi nấu mặn, dễ tạo ra muối nhôm gây độc cho cơ thể. Dùng đồ nhôm để chứa đựng thức ăn nóng, chua, mặn, bề mặt nhôm dễ bị rỗ, giải phóng các ion nhôm vào cơ thể, tích luỹ ở tế bào não, gây ra hội chứng “lú lẫn” sớm. Biểu hiện là trí nhớ giảm sút, phản ứng trì trệ, trí năng giảm, cử động chậm chạp…
Đồ dùng sành sứ
Dĩa, bát, chén, ly, tách... bằng sành, sứ ngày càng được con người ưa chuộng vì mẫu mã đẹp, giá cả hợp lý. Nếu các đồ này không được sản xuất đảm bảo công nghệ an toàn như: không đạt nhiệt độ nung chuẩn, vẽ nhiều hoa văn, màu sắc, sử dụng phụ gia chì với nồng độ cao để làm cho phụ gia nhanh chảy ở nhiệt độ thấp... sẽ làm hàm lượng chì càng cao.
Các hoa văn phần lớn đều được dán đề can hoặc vẽ trên men và nung ở nhiệt độ thấp để giữ được màu sắc đẹp. Vì vậy không thể loại hết được chì. Các đồ sành sứ này khi tiếp xúc với thực phẩm có tính axit như: dưa chua, dưa nộm, rượu, bia, nước hoa quả, nước đường, canh nóng... chì trong bột màu sẽ thôi ra từng tý một. Khi lượng chì vào cơ thể tích tụ đến một mức nhất định sẽ gây ra ngộ độc. Một trong các cách hạn chế là ngâm đồ sứ mới mua về vào trong dấm, như thế sẽ làm tan phần lớn chì còn ứ đọng.
Đồ dùng bằng nhựa
Bản chất polymer không độc. Các chất có hại cho sức khoẻ chính là các monome và các chất phụ gia của chất dẻo được trộn vào trong quy trình sản xuất.
Các chất phụ gia có thể được sử dụng trong công nghiệp chất dẻo là các chất ổn định được sử dụng để ngăn ngừa sự thoái biến của chất dẻo. Như muối của axit béo, muối kim loại, chất xúc tác và các chất tăng tốc, chất bôi trơn, chất chống nấm, các dẫn xuất hữu cơ thuỷ ngân...
Trong đó, nhiều chất có khả năng gây độc chất Azoisobutyronitril (Porophor N) ở 1.900oC giải phóng ra N2 và Tetrametyl succinic dinitril, gây nhức đầu và co giật. Chất Methyl chlorua (CH3Cl) cũng rất độc, gây tổn thương thần kinh trung ương. Chất dẻo hoá: TOCP (Triorthocresylphosphat) làm tổn thương thoái hoá thần kinh ngoại biên và tuỷ sống…
Do lợi nhuận, nhiều cơ sở sản xuất đồ nhựa cố tình sử dụng các phụ gia độc hại không được phép trong sản xuất nhựa thực phẩm. Họ dùng nhựa tái sinh, tạo ra các sản phẩm nhựa kém chất lượng, khi dùng các đồ nhựa này để chứa đựng thực phẩm, nhất là thực phẩm là dầu mỡ, chua, mặn, nóng sẽ tạo cơ hội thôi nhiễm các chất độc vào thực phẩm gây ngộ độc cho người ăn.
Do vậy khi chọn chén, tô, dĩa, thìa… nên mua loại làm bằng nhựa melamine. Ly, dĩa, hộp thực phẩm chịu lạnh chọn sản phẩm bằng nhựa PP. Các dụng cụ chứa thực phẩm khô nên chọn sản phẩm nhựa PS, PSHI. Rổ, thau, chậu, xô nhựa nên chọn sản phẩm làm bằng nhựa PEHD. Máy xay sinh tố, vỏ bình cà phê... nên chọn sản phẩm nhựa PC, PMMA.