Theo phép dưỡng sinh, về mùa đông nên đi ngủ sớm, thức dậy muộn, tập thể dục hay đi lại nhẹ nhàng trong nhà hoặc nơi kín gió. Nên ăn các thức ăn có màu đen, tính nhuận như vừng đen, nếp cẩm, đậu đen...
Từ xa xưa, con người đã biết sống thuận theo thời khí bốn mùa để phòng và chống lại bệnh tật. Mùa đông, theo học thuyết Ngũ hành, là thuộc về hành Thủy, ứng với tạng Thận, thời tiết thiên về lạnh (hàn) và khô (táo). Về mùa đông, vạn vật có xu hướng co mình lại, giảm trao đổi, tiếp xúc với môi trường để tích lũy nội lực cho một chu kỳ phát triển tiếp theo vào mùa xuân.
Do thời tiết có tính hàn mà táo (khô, lạnh) nên con người dễ mắc các chứng bệnh sau:
Bệnh ở cơ quan hô hấp: Hệ hô hấp thuộc tạng Phế. Phế được gọi là “kiều tạng” tức là tạng rất dễ bị tổn thương. Việc tiếp xúc với không khí khô lạnh dễ gây nên tình trạng dị ứng như: ho, hắt hơi, sổ mũi, hen hoặc bị viêm nhiễm đường hô hấp. Vì vậy, ề mùa đông, bạn mặc ấm, giữ kín cổ, khi ra ngoài nên đeo khẩu trang, nhà ở phải kín cửa. Người già yếu và trẻ em hạn chế đi ra ngoài khi trời lạnh giá. Trong nhà, có thể xông hơi nhẹ nhàng bằng hương liệu hoặc đốt một quả bồ kết, mảnh vỏ bưởi khô cho không khí thơm, nhẹ, ấm áp.
Bệnh ở cơ quan tuần hoàn: Hệ tuần hoàn thuộc tạng Tâm, quy về hành Hỏa. Mùa đông thuộc hành Thủy, Thủy vốn khắc Hỏa, vì vậy về mùa này, các bệnh thuộc hệ tuần hoàn như tăng huyết áp, hen tim, suy tim, tâm phế mạn... có xu hướng nặng lên. Tiết trời lạnh giá làm co mạch máu ngoại biên, dễ gây tai biến mạch máu não. Để phòng bệnh, cần giữ ấm, đặc biệt là những người mắc bệnh tim mạch. Không đi ra ngoài vào ban đêm và phải tránh bị gió lùa.
Bệnh ở cơ quan tiêu hóa: Mùa đông trời lạnh, người ta ăn ngon miệng và hay ăn nhiều nên dễ gặp các bệnh về dạ dày - tá tràng, xuất huyết tiêu hóa, tiêu chảy do virus... Để phòng bệnh, cần ăn uống hợp vệ sinh, ăn ngay khi vừa nấu xong còn nóng ấm. Nên ăn tăng các gia vị có tính cay ấm như hạt tiêu, gừng, ớt..., hạn chế uống rượu.
Sang mùa xuân (theo thuyết ngũ hành thuộc về hành Mộc, ứng với tạng Can), phong khí thịnh. Lúc này dương khí mới sinh, âm hàn còn chưa hết nên về đầu mùa, thời tiết vẫn còn lạnh. Sau đó tiết trời ấm dần lên, vạn vật sinh sôi, nảy nở, các mầm bệnh cũng phát triển mạnh. Vì vậy, vào mùa xuân, con người dễ mắc các bệnh truyền nhiễm như: Đau mắt đỏ, cảm cúm, viêm nhiễm đường hô hấp, viêm gan, viêm não... Để phòng bệnh, cần vệ sinh môi trường, vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, diệt ruồi muỗi, mặc ấm, tránh gió lạnh. Nên ăn uống hợp vệ sinh; ăn nhiều các thực phẩm có màu xanh, vị chua như rau xanh, hoa quả..., tăng cường ăn tỏi để phòng chống các bệnh lây truyền do virus.
Vạn vật lấy cân bằng làm gốc, con người là một tiểu vũ trụ trong một đại vũ trụ của thế giới tự nhiên. Vì thế, người phải hòa đồng với tự nhiên, sống hợp với quy luật bốn mùa; đồng thời không ngừng rèn luyện thân thể, nâng cao chính khí (sức đề kháng) để tà khí (yếu tố gây bệnh) khó xâm nhập.
(Theo Sức Khoẻ & Đời Sống)
Từ xa xưa, con người đã biết sống thuận theo thời khí bốn mùa để phòng và chống lại bệnh tật. Mùa đông, theo học thuyết Ngũ hành, là thuộc về hành Thủy, ứng với tạng Thận, thời tiết thiên về lạnh (hàn) và khô (táo). Về mùa đông, vạn vật có xu hướng co mình lại, giảm trao đổi, tiếp xúc với môi trường để tích lũy nội lực cho một chu kỳ phát triển tiếp theo vào mùa xuân.
Do thời tiết có tính hàn mà táo (khô, lạnh) nên con người dễ mắc các chứng bệnh sau:
Bệnh ở cơ quan hô hấp: Hệ hô hấp thuộc tạng Phế. Phế được gọi là “kiều tạng” tức là tạng rất dễ bị tổn thương. Việc tiếp xúc với không khí khô lạnh dễ gây nên tình trạng dị ứng như: ho, hắt hơi, sổ mũi, hen hoặc bị viêm nhiễm đường hô hấp. Vì vậy, ề mùa đông, bạn mặc ấm, giữ kín cổ, khi ra ngoài nên đeo khẩu trang, nhà ở phải kín cửa. Người già yếu và trẻ em hạn chế đi ra ngoài khi trời lạnh giá. Trong nhà, có thể xông hơi nhẹ nhàng bằng hương liệu hoặc đốt một quả bồ kết, mảnh vỏ bưởi khô cho không khí thơm, nhẹ, ấm áp.
Bệnh ở cơ quan tuần hoàn: Hệ tuần hoàn thuộc tạng Tâm, quy về hành Hỏa. Mùa đông thuộc hành Thủy, Thủy vốn khắc Hỏa, vì vậy về mùa này, các bệnh thuộc hệ tuần hoàn như tăng huyết áp, hen tim, suy tim, tâm phế mạn... có xu hướng nặng lên. Tiết trời lạnh giá làm co mạch máu ngoại biên, dễ gây tai biến mạch máu não. Để phòng bệnh, cần giữ ấm, đặc biệt là những người mắc bệnh tim mạch. Không đi ra ngoài vào ban đêm và phải tránh bị gió lùa.
Bệnh ở cơ quan tiêu hóa: Mùa đông trời lạnh, người ta ăn ngon miệng và hay ăn nhiều nên dễ gặp các bệnh về dạ dày - tá tràng, xuất huyết tiêu hóa, tiêu chảy do virus... Để phòng bệnh, cần ăn uống hợp vệ sinh, ăn ngay khi vừa nấu xong còn nóng ấm. Nên ăn tăng các gia vị có tính cay ấm như hạt tiêu, gừng, ớt..., hạn chế uống rượu.
Sang mùa xuân (theo thuyết ngũ hành thuộc về hành Mộc, ứng với tạng Can), phong khí thịnh. Lúc này dương khí mới sinh, âm hàn còn chưa hết nên về đầu mùa, thời tiết vẫn còn lạnh. Sau đó tiết trời ấm dần lên, vạn vật sinh sôi, nảy nở, các mầm bệnh cũng phát triển mạnh. Vì vậy, vào mùa xuân, con người dễ mắc các bệnh truyền nhiễm như: Đau mắt đỏ, cảm cúm, viêm nhiễm đường hô hấp, viêm gan, viêm não... Để phòng bệnh, cần vệ sinh môi trường, vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, diệt ruồi muỗi, mặc ấm, tránh gió lạnh. Nên ăn uống hợp vệ sinh; ăn nhiều các thực phẩm có màu xanh, vị chua như rau xanh, hoa quả..., tăng cường ăn tỏi để phòng chống các bệnh lây truyền do virus.
Vạn vật lấy cân bằng làm gốc, con người là một tiểu vũ trụ trong một đại vũ trụ của thế giới tự nhiên. Vì thế, người phải hòa đồng với tự nhiên, sống hợp với quy luật bốn mùa; đồng thời không ngừng rèn luyện thân thể, nâng cao chính khí (sức đề kháng) để tà khí (yếu tố gây bệnh) khó xâm nhập.
(Theo Sức Khoẻ & Đời Sống)