Thứ Bảy, 6 tháng 3, 2010
Thứ Tư, 3 tháng 3, 2010
Ẩm thực trị bệnh viêm tuyến tiền liệt
Viêm tuyến tiền liệt cấp tính thường có triệu chứng toàn thân như sốt cao, rét run, đau mỏi toàn thân, ăn uống giảm, đau đầu, bí đại tiện, tinh thần mệt mỏi, mất sức, trường hợp do nhiễm khuẩn ngược dòng từ dưới lên có thể trước khi có các triệu chứng bệnh toàn thân: có các triệu chứng tiểu nhiều lần, tiểu buốt, tiểu gấp, tiểu đau và có thể tiểu máu, tiểu nhỏ giọt. Người bệnh cảm thấy đau trướng phần bụng dưới, đồng thời lan tỏa về phía phần hông, dương vật và phần đùi, khi đi ngoài trong trực tràng có cảm giác không thoải mái hoặc đau. Thăm khám trực tràng có thể sờ thấy tuyến tiền liệt sưng to, khi sờ đau rõ rệt, sốt, nếu có mủ thì có thể xuyên rách vỡ từ niệu đạo sau, trực tràng chảy ra mủ loãng kèm có dịch mủ thối, nếu tổn thương tới niệu đạo mủ có thể chảy ra từ miệng vết thương.
Viêm tuyến tiền liệt mạn tính trạng thái nặng nhẹ khác nhau, nói chung người bệnh thường có cảm giác đau hoặc khó chịu, đau lan tỏa phần hậu môn trực tràng, đồng thời có thể tiểu buốt, tiểu đau, tiểu nhiều lần, thường kèm tinh thần mệt mỏi, eo lưng đau mỏi, di tinh, xuất tinh sớm, ngoài ra có thể kèm theo viêm thận bể thận, viêm khớp, viêm thần kinh...
Theo Đông y nếu niệu đạo có chất phân tiết và trường hợp tiểu nhói đau vẫn thuộc phạm trù triệu chứng lâm, nếu tuyến tiền liệt hình thành mủ thì thuộc huyền ung. Bệnh này do nóng ẩm độc gây bệnh bức xuống bụng dưới, ngăn kết không tan, dẫn tới kinh lạc ngăn cách, khí huyết ngưng trệ, khí hóa của bàng quang không thông mà thành.
Nguyên tắc ăn uống:
Viêm tuyến tiền liệt là do nóng ẩm độc gây bệnh ứ trệ ở bụng dưới dẫn tới, do vậy nên chọn thức ăn tính thiên về mát như lê tươi, cam, mía, chuối tiêu, rau cần...
Người bệnh nên uống nhiều nước, qua bài tiểu xung rửa đường tiểu vi khuẩn không ngừng lưu sinh sôi.
Người bệnh viêm tiền liệt tuyến nên giữ thông đại tiện, do vậy nên ăn nhiều thức ăn có xellulo hoặc có tác dụng nhuận tràng như rau cần, cải củ, lê tươi, chuối, mật ong...
Không ăn các thức ăn cay, các chất kích thích, thức ăn mỡ nhớt, nướng rán, nếu không có thể giúp nhiệt sinh hỏa, tăng nặng trạng thái chứng bệnh của bệnh này.
Nếu dùng các thức ăn thấm nhẹ, thông ẩm hoặc có tác dụng lợi tiểu như trà xanh, đậu đỏ, đậu xanh, ý dĩ nhân, xa tiền tử... có thể khiến cho nóng ẩm tiết xuống.
Món ăn - bài thuốc:
Bài 1: Mứt hồng 2 quả, thêm nước vừa đủ nấu canh, thêm 6g đăng tâm cùng sắc, thêm đường trắng vừa ngọt, nấu canh dùng uống, mứt hồng có thể ăn, dùng cho người viêm tuyến tiền liệt hậu môn đau rát kèm lòi dom.
Bài 2: Ngân nhĩ 30g, chuối tiêu 1 quả, thêm nước nấu nhừ ngân nhĩ, chuối tiêu thái đoạn ngắn cùng nấu với ngân nhĩ một lát là có thể ăn được, mỗi ngày một bát, dùng khi tân dịch giảm, huyết hư, táo bón.
Bài 3: Núm hồng 3 cái, xa sàng tử 30g, thăng ma 15g, cùng sắc nước, đợi ấm, ngồi tắm xông rửa, mỗi lần ngâm khoảng 20 phút.
Bài 4: Quả sung 30g, đường phèn vừa đủ, thêm nước nấu uống thay trà, mỗi ngày một lần, dùng cho người viêm tuyến tiền liệt, tiểu không thông, kèm đau nhói.
Bài 5: Gạo tẻ 30g, lá sen tươi 1 tàu, lá sen chọc lỗ, bọc gạo tẻ, dùng lửa nhỏ thêm nước nấu thành dạng hồ húp cháo, dùng chữa viêm tuyến tiền liệt mạn tính, dạ dày, lách hư yếu, phân nát, loãng.
Bài 6: Râu ngô 60g, vỏ dưa hấu khô 60g (tươi thì 200g), chuối tiêu 3 quả bỏ vỏ, thêm 4 bát nước sắc còn 1 bát, thêm đường phèn vừa đủ, chia 2 lần uống trong ngày, dùng chữa viêm tuyến tiền liệt có tiểu nhói đau, tiểu gấp không thông.
Bài 7: Vỏ bí xanh 50g, đậu tằm 60g, nước 3 bát sắc còn 1 bát, bỏ bã dùng uống (nếu người bệnh dị ứng với đậu tằm thì không dùng bài thuốc này), dùng cho người viêm tiền liệt tuyến, tiểu nhiều lần, tiểu gấp, tiểu nhói đau, nóng rát.
Bài 8: Quả dâu 60g, sinh ý dĩ nhân 30g, đậu xanh 30g, thêm nước 4 bát sắc còn 2 bát, thêm đường vừa đủ, bỏ bã, uống nước, dùng cho người viêm tuyến tiền liệt kèm đau mỏi thắt lưng, loét miệng lưỡi.
Tóm lại: Viêm tiền liệt tuyến là bệnh thường gặp ở nam giới thành niên, cơ chế bệnh là do nóng ẩm, độc gây bệnh, bức ở bụng dưới, ngăn kết không tan mà dẫn tới. Do vậy để chữa trị bằng món ăn, cần phối hợp các thức ăn giải nhiệt giải độc, lợi tiểu tiêu ẩm. Đối với trường hợp viêm mạn tính thận khí cũng hư, thì trong chữa trị bằng ăn uống, nên phối hợp các thức ăn bổ ích gan thận để chữa trị bổ trợ..
BS. Thanh Quy
http://nauanchay.tk
Thứ Hai, 1 tháng 3, 2010
Tác động 'sởn gai ốc' của sóng điện thoại di động ( ĐTDĐ )
Một thử nghiệm đơn giản giúp hình dung những tác động của sóng điện từ phát ra từ ĐTDĐ khi hoạt động, nhưng cũng đủ khiến bạn không còn muốn đeo điện thoại liên tục bên sườn suốt cả nữa.
Từ lâu, dù chưa có kết luận nghiên cứu khoa học nào khẳng định 100%, nhưng người sử dụng ĐTDĐ cũng đã được cảnh báo về những ảnh hưởng do sóng điện từ phát ra từ "dế". Chẳng hạn, người dùng không nên để ĐTDĐ sát người trong thời gian dài, không nên nghe ĐTDĐ quá lâu để tránh ảnh hưởng của sóng điện từ tác động tới não.
Ở những nơi sóng yếu, ĐTDĐ sẽ phải tăng cường độ phát sóng điện từ để có được đủ tín hiệu sóng cần thiết, nên việc nghe ĐTDĐ tại những nơi sóng yếu cũng được nhà sản xuất cảnh báo người sử dụng nên hạn chế.
Việc để ĐTDĐ trong túi ngực cũng hết sức nên tránh, vì trong máu có nhiều chất sắt và tim có thể bị ảnh hưởng của sóng điện từ dẫn tới loạn nhịp.
Trong thử nghiệm trên, một miếng nhôm được bẻ gập thành hình giống kim tự tháp được đặt lên trên một đầu kim cũng được làm bằng vật liệu không nhiễm từ (đưa nam châm vào không bị hút). Chiếc kim và miếng nhôm được đặt trên một chiếc ly và vào bên trong một chiếc cốc, nhằm đảm bảo không bị lực gió tác động và cách điện hoàn toàn.
Hai chiếc ĐTDĐ được đặt trên 2 chiếc cốc ở hai bên, và dùng chiếc này để gọi vào chiếc kia. Sau khi tinh chỉnh vị trí, miếng lá nhôm bắt đầu chuyển động và quay tròn với tốc độ ngày một nhanh hơn do tác động sóng điện từ phát ra từ ĐTDĐ.
Hãy thử hình dung, khi bạn "nấu cháo" bằng ĐTDĐ tới hàng chục phút, sóng ĐTDĐ sẽ ảnh hưởng thế nào tới não bạn?
Theo Vietnamnet