Chúng ta thường nghe người ta nói “mình đã già rồi” kèm theo tiếng thở dài ảo não. Hồi nhỏ tôi cho điều đó là kỳ cục, lớn lên tôi lại thấy người đời quả tội nghiệp đáng thương.
Đến tuổi 40, tôi có cảm giác cơ thể suy yếu, lúc đó mới thấy lo âu và cũng bật ra ý nghĩ mình đã già rồi. Ở Nhật, người ta cho rằng vào khoảng 40 đến 46 tuổi khi cảm thấy trong người sinh ra nhức mỏi, cứng nhắc là đã bắt đầu bước vào tuổi già.
Thật ra, đây không phải là điều đương nhiên về mặt sinh học, mà do hoàn cảnh trong thuở thiếu thời. Hồi đó toi sống rất chật vật, ăn uống thiếu thốn mà lại học ngày học đêm. Về sau tôi làm thuỷ thủ theo tàu đi lại trên Ấn Độ Dương. Công việc trên tàu rất nặng nhọc, các bạn đồng nghiệp người Ả Rập và người da đen vốn sinh trưởng ở miền sa mạc nóng cháy hoặc trong rừng già được thiên nhiên tôi luyện cứng cáp, nên chịu đựng dễ dàng. Hơn nữa, họ chỉ làm trong thời gian ngắn vì thay đổi người luôn. Còn tôi là người ốm yếu từ bé, lại phải đi trên biển liên tục hằng năm nhiều chuyến, mỗi chuyến gần hai tháng trời. Sóng cả đại dương, lao động cật lực và ăn uống thất thường đã làm tôi suy nhược “già khọm” đi.
Hết hạn công việc trở lại cuộc sống bình thường, tôi mới có thì giờ chỉnh đốn ăn uống, và nhờ cơm gạo lứt thơm ngon, tôi khôi phục sức sống hoàn toàn. Từ đó trở đi, tôi không còn thấy mình mỏi mệt cần phải nghỉ ngơi, hễ còn thức là tôi còn làm việc. Tôi đã thực hiện được ba điều của sức khoẻ là:
1. Không mệt mỏi.
2. Ăn biết ngon.
3. Ngủ ngon giấc.
Tôi ngỡ mình không sống nổi qua tuổi 21, vậy mà đến độ tuổi người ta cho là “bắt đầu già” lại có được sức khoẻ như thế đó là nhờ hai mươi năm mày mò trên con đường Thực Dưỡng. Lòng tôi thật biết ơn vô cùng.
Phải nói mười năm đầu tôi vấp nhiều lầm lỗi, nhất là việc dùng muối, khi quá nhiều, khi quá ít, cho nên thường không đạt kết quả. Rồi suốt phân nửa thời gian của mười năm sau, tôi ở Paris trong cảnh nghèo khổ còn tệ hơn ăn mày, nhưng rốt cuộc tôi cũng đạt được sức khoẻ như đã nói, và đến nay tôi có thể ăn uống bất cứ thứ gì mình thích mà không sợ bệnh hoạn.
Ngày trước tôi không hút thuốc, không uống được rượu, thì nay tôi lại làm được hết. Thức ăn nấu theo kiểu nào toi cũng dùng được, dù món Tây, món Tàu, món Nhật hay Ấn Độ. Tôi rất khoái trái cây, bánh kẹo, sôcôla, và rượu uýt ki. Đương nhiên khi dùng các thứ này, tôi biết quân bình Âm Dương như thế nào để tránh tác dụng độc hại của chúng.
Sở dĩ tôi thuật lại câu chuyện là vì có nhiều người cho rằng phương pháp Thực Dưỡng là một loại chủ nghĩa khắc khổ của thế kỷ hai mươi. Họ tưởng rằng suốt đời phải ăn uống kiêng khem theo thực đơn triệt để giành cho người bệnh, mà không biết phạm vi dinh dưỡng của phương pháp này rất rộng bao gồm đủ mọi thứ thực phẩm có trong xứ được sử dụng một cách khéo léo để giữ cơ thể không bệnh. Khi sức khoẻ đã vững vàng thì thỉnh thoảng ăn một bữa no say cũng chẳng sao. Người khong thể uống rượu hút thuốc, không ăn được thịt hay trái cây là người tàn phế. Uống rượu được mà không uống, ăn thịt mà không ăn là vì thấy không cần thiết cho sự sống. Phương pháp Thực Dưỡng có mục đích giúp chúng ta sống tự do tự tại với sức khoẻ vững bền có thể ăn ở thế nào cũng được tuỳ theo trực giác tự nhiên và trí phán đoán nhạy bén mà không sợ điều gì tai hại. Nói tóm lại, phương pháp Thực Dưỡng không phải là một lối sống tiêu cực trong những ràng buộc gò bó, mà là cách dưỡng sinh tự nhiên, tích cực, đầy sáng tạo, mang tính nghệ thuật, triết lý và giống như tôn giáo.
Chính tôi đã nhờ phương pháp Thực Dưỡng mà có được sức khoẻ như hiện nay. Tôi không còn đau yếu; dù tiết trời mưa dầm lạnh lẽo, tôi cũng không cần áo ấm, và cửa sổ phòng ngủ quanh năm mở rộng. Chỉ còn một điều làm tôi băn khoăn là mình quá ham làm việc vì hàng ngày tôi vẫn dùng nhiều muối (thịnh Dương) mà chưa tài nào giảm được.
Với hiểu biết và kinh nghiệm một đời, tôi nghĩ rằng mình có thể đưa ra một số ý kiến về cách dưỡng sinh tuổi già.
Tính theo tự nhiên thì tuổi già bắt đầu từ tuổi bảy mươi. Lúc đó chúng ta nên:
1. Giảm bớt lượng muối dùng hàng ngày, ít hơn lúc trẻ.
2. Ăn uống càng đơn giản càng tốt.
3. Hàng ngày chỉ dùng dầu thực vật (dầu mè tốt nhất).
Ngoài ra, nếu thuở trẻ đã ăn uống theo phương pháp Thực Dưỡng cho đến lúc này thì không càn thực đơn đặc biệt. Họ có thể ăn uống tuỳ ý, vì nhờ theo phương pháp Thực Dưỡng một thời gian dài, họ đã được quân bình không những về thể chất, mà cả tinh thần lẫn về mặt tổ chức cuộc sống. Đối với họ chẳng còn gì vấn vương ràng buộc, mà hoàn toàn thanh thản sống trọn kiếp người.
Tôi đươc biết có những người theo phương pháp Thực Dưỡng dù đã 60-70 hoặc 80 tuổi vẫn tràn đầy sức sống. Trong số đó, có người chữa lành bệnh kinh niên từng làm họ khốn khổ suốt 30 năm đến 40 năm và giờ đây tuy tuổi già, họ vẫn đủ sức đi đây đó hăng hái truyền bá phương pháp này.
Tóm lại, cách dưỡng sinh của tuổi già có thể nói gọn trong một câu: sống càng gần thiên nhiên càng tốt. Vui hưởng giá lạnh của mùa đông, thưởng thức nắng nóng của mùa hè, ngắm hoa đua nở khi xuân về, thưởng nguyệt ngắm trăng lúc thu sang. Tuổi già, đó là lúc kết thúc mọi tính toàn đời thường và nhẹ gót bước vào con đường thênh thang bát ngát của tinh thần dẫn đến cõi vĩnh hằng đại ngã, không còn ngăn ngại bởi cái tôi nhỏ mọn. Tuổi già theo phương pháp Thực Dưỡng là thời kỳ hạnh phúc nhất của đời người vì có thể chia xẻ niềm vui thành quả cho người khác.
Thi sĩ người Đức Lautenbach có sáng tác bài thơ vịnh một cây sồi già. Cây sồi đã sống mấy trăm năm, trải qua biết bao đổi thay của thời tiết, lúc nào gió dập, mưa vùi, nắng nồng, tuyết lấp vẫn không gãy đổ. Đó là một cây cổ thụ cao to sừng sững giữa trời, toả ra những cành chắc khoẻ rậm lá lóng lánh dưới ánh mặt trời hoặc rì rào trong làn gió thoảng. Cây cho bóng mát và chở che cho khách lữ hành dừng chân ngơi nghỉ. Đó là một biểu tượng của Tạo Hoá, một công trình xinh tươi và thành quả của một đời đượcc thiên nhiên tôi luyện thử thách. Vẻ đẹp thâm trầm của cây gợi ra bí quyết dưỡng sinh.
Có được tuổi già như thế là một đặc ân chỉ dành cho những người biết sống hoà mình với thiên nhiên mà nói cụ thể hơn là ăn ở theo phương pháp Thực Dưỡng.
Đến tuổi 40, tôi có cảm giác cơ thể suy yếu, lúc đó mới thấy lo âu và cũng bật ra ý nghĩ mình đã già rồi. Ở Nhật, người ta cho rằng vào khoảng 40 đến 46 tuổi khi cảm thấy trong người sinh ra nhức mỏi, cứng nhắc là đã bắt đầu bước vào tuổi già.
Thật ra, đây không phải là điều đương nhiên về mặt sinh học, mà do hoàn cảnh trong thuở thiếu thời. Hồi đó toi sống rất chật vật, ăn uống thiếu thốn mà lại học ngày học đêm. Về sau tôi làm thuỷ thủ theo tàu đi lại trên Ấn Độ Dương. Công việc trên tàu rất nặng nhọc, các bạn đồng nghiệp người Ả Rập và người da đen vốn sinh trưởng ở miền sa mạc nóng cháy hoặc trong rừng già được thiên nhiên tôi luyện cứng cáp, nên chịu đựng dễ dàng. Hơn nữa, họ chỉ làm trong thời gian ngắn vì thay đổi người luôn. Còn tôi là người ốm yếu từ bé, lại phải đi trên biển liên tục hằng năm nhiều chuyến, mỗi chuyến gần hai tháng trời. Sóng cả đại dương, lao động cật lực và ăn uống thất thường đã làm tôi suy nhược “già khọm” đi.
Hết hạn công việc trở lại cuộc sống bình thường, tôi mới có thì giờ chỉnh đốn ăn uống, và nhờ cơm gạo lứt thơm ngon, tôi khôi phục sức sống hoàn toàn. Từ đó trở đi, tôi không còn thấy mình mỏi mệt cần phải nghỉ ngơi, hễ còn thức là tôi còn làm việc. Tôi đã thực hiện được ba điều của sức khoẻ là:
1. Không mệt mỏi.
2. Ăn biết ngon.
3. Ngủ ngon giấc.
Tôi ngỡ mình không sống nổi qua tuổi 21, vậy mà đến độ tuổi người ta cho là “bắt đầu già” lại có được sức khoẻ như thế đó là nhờ hai mươi năm mày mò trên con đường Thực Dưỡng. Lòng tôi thật biết ơn vô cùng.
Phải nói mười năm đầu tôi vấp nhiều lầm lỗi, nhất là việc dùng muối, khi quá nhiều, khi quá ít, cho nên thường không đạt kết quả. Rồi suốt phân nửa thời gian của mười năm sau, tôi ở Paris trong cảnh nghèo khổ còn tệ hơn ăn mày, nhưng rốt cuộc tôi cũng đạt được sức khoẻ như đã nói, và đến nay tôi có thể ăn uống bất cứ thứ gì mình thích mà không sợ bệnh hoạn.
Ngày trước tôi không hút thuốc, không uống được rượu, thì nay tôi lại làm được hết. Thức ăn nấu theo kiểu nào toi cũng dùng được, dù món Tây, món Tàu, món Nhật hay Ấn Độ. Tôi rất khoái trái cây, bánh kẹo, sôcôla, và rượu uýt ki. Đương nhiên khi dùng các thứ này, tôi biết quân bình Âm Dương như thế nào để tránh tác dụng độc hại của chúng.
Sở dĩ tôi thuật lại câu chuyện là vì có nhiều người cho rằng phương pháp Thực Dưỡng là một loại chủ nghĩa khắc khổ của thế kỷ hai mươi. Họ tưởng rằng suốt đời phải ăn uống kiêng khem theo thực đơn triệt để giành cho người bệnh, mà không biết phạm vi dinh dưỡng của phương pháp này rất rộng bao gồm đủ mọi thứ thực phẩm có trong xứ được sử dụng một cách khéo léo để giữ cơ thể không bệnh. Khi sức khoẻ đã vững vàng thì thỉnh thoảng ăn một bữa no say cũng chẳng sao. Người khong thể uống rượu hút thuốc, không ăn được thịt hay trái cây là người tàn phế. Uống rượu được mà không uống, ăn thịt mà không ăn là vì thấy không cần thiết cho sự sống. Phương pháp Thực Dưỡng có mục đích giúp chúng ta sống tự do tự tại với sức khoẻ vững bền có thể ăn ở thế nào cũng được tuỳ theo trực giác tự nhiên và trí phán đoán nhạy bén mà không sợ điều gì tai hại. Nói tóm lại, phương pháp Thực Dưỡng không phải là một lối sống tiêu cực trong những ràng buộc gò bó, mà là cách dưỡng sinh tự nhiên, tích cực, đầy sáng tạo, mang tính nghệ thuật, triết lý và giống như tôn giáo.
Chính tôi đã nhờ phương pháp Thực Dưỡng mà có được sức khoẻ như hiện nay. Tôi không còn đau yếu; dù tiết trời mưa dầm lạnh lẽo, tôi cũng không cần áo ấm, và cửa sổ phòng ngủ quanh năm mở rộng. Chỉ còn một điều làm tôi băn khoăn là mình quá ham làm việc vì hàng ngày tôi vẫn dùng nhiều muối (thịnh Dương) mà chưa tài nào giảm được.
Với hiểu biết và kinh nghiệm một đời, tôi nghĩ rằng mình có thể đưa ra một số ý kiến về cách dưỡng sinh tuổi già.
Tính theo tự nhiên thì tuổi già bắt đầu từ tuổi bảy mươi. Lúc đó chúng ta nên:
1. Giảm bớt lượng muối dùng hàng ngày, ít hơn lúc trẻ.
2. Ăn uống càng đơn giản càng tốt.
3. Hàng ngày chỉ dùng dầu thực vật (dầu mè tốt nhất).
Ngoài ra, nếu thuở trẻ đã ăn uống theo phương pháp Thực Dưỡng cho đến lúc này thì không càn thực đơn đặc biệt. Họ có thể ăn uống tuỳ ý, vì nhờ theo phương pháp Thực Dưỡng một thời gian dài, họ đã được quân bình không những về thể chất, mà cả tinh thần lẫn về mặt tổ chức cuộc sống. Đối với họ chẳng còn gì vấn vương ràng buộc, mà hoàn toàn thanh thản sống trọn kiếp người.
Tôi đươc biết có những người theo phương pháp Thực Dưỡng dù đã 60-70 hoặc 80 tuổi vẫn tràn đầy sức sống. Trong số đó, có người chữa lành bệnh kinh niên từng làm họ khốn khổ suốt 30 năm đến 40 năm và giờ đây tuy tuổi già, họ vẫn đủ sức đi đây đó hăng hái truyền bá phương pháp này.
Tóm lại, cách dưỡng sinh của tuổi già có thể nói gọn trong một câu: sống càng gần thiên nhiên càng tốt. Vui hưởng giá lạnh của mùa đông, thưởng thức nắng nóng của mùa hè, ngắm hoa đua nở khi xuân về, thưởng nguyệt ngắm trăng lúc thu sang. Tuổi già, đó là lúc kết thúc mọi tính toàn đời thường và nhẹ gót bước vào con đường thênh thang bát ngát của tinh thần dẫn đến cõi vĩnh hằng đại ngã, không còn ngăn ngại bởi cái tôi nhỏ mọn. Tuổi già theo phương pháp Thực Dưỡng là thời kỳ hạnh phúc nhất của đời người vì có thể chia xẻ niềm vui thành quả cho người khác.
Thi sĩ người Đức Lautenbach có sáng tác bài thơ vịnh một cây sồi già. Cây sồi đã sống mấy trăm năm, trải qua biết bao đổi thay của thời tiết, lúc nào gió dập, mưa vùi, nắng nồng, tuyết lấp vẫn không gãy đổ. Đó là một cây cổ thụ cao to sừng sững giữa trời, toả ra những cành chắc khoẻ rậm lá lóng lánh dưới ánh mặt trời hoặc rì rào trong làn gió thoảng. Cây cho bóng mát và chở che cho khách lữ hành dừng chân ngơi nghỉ. Đó là một biểu tượng của Tạo Hoá, một công trình xinh tươi và thành quả của một đời đượcc thiên nhiên tôi luyện thử thách. Vẻ đẹp thâm trầm của cây gợi ra bí quyết dưỡng sinh.
Có được tuổi già như thế là một đặc ân chỉ dành cho những người biết sống hoà mình với thiên nhiên mà nói cụ thể hơn là ăn ở theo phương pháp Thực Dưỡng.
Theo GEORGE OHSAWA (Sakurazawa Nyoichi)
LÀM THẾ NÀO ĐỂ SỐNG VUI
NGÔ THÀNH NHÂN và TÔN THẤT HANH (dịch)
NXB TỔNG HỢP KHÁNH HOÀ