Thực phẩm màu trắng thường làm "mát mắt" người mua. Tuy nhiên, không tự dưng chúng trở nên trắng như thế. Tất cả là do dùng chất tẩy trắng độc hại.
Từ lâu các loại mứt, gỏi, phở, bún, bánh canh... được xếp vào danh mục những món ăn có sử dụng nhiều chất tẩy trắng nhất. Tuy nhiên, người mua hàng vẫn bị thu hút bởi những món ăn có độ trắng đạt đến mức khó tin này.
Chỉ là bề ngoài
Chất tẩy trắng dùng trong chế biến thực phẩm là một chất hóa học có khả năng làm mất màu của một chất khác. Nó phá vỡ các liên kết màu và tạo ra những liên kết không màu.
Nhìn bên ngoài, người tiêu dùng thấy màu sắc của món ăn rất trắng. Thế nhưng, chúng vẫn tồn tại nguyên vẹn cả hai hóa chất, bao gồm màu sắc nguyên thuỷ của món ăn và chất hóa học phá màu. Dùng những thực phẩm này, người tiêu dùng nghiễm nhiên ăn luôn hóa chất tẩy trắng kia.
Những chất dùng trong tẩy trắng
Trên thực tế, chất tẩy trắng vẫn được phép sử dụng trong thực phẩm, nhưng chỉ giới hạn ở một số chất và hàm lượng cho phép. Tuy nhiên, vì lợi nhuận, người bán thường sử dụng hàm lượng vượt quá mức quy định.
Ô-xy già (Hydrogen perxide) có tính ô-xy hóa mạnh, thường dùng để rửa vết thương, diệt vi sinh trong thực phẩm, ô-xy già có tác dụng sát khuẩn và tẩy trắng. Loại này chỉ dùng để hỗ trợ chế biến chứ không phải phụ gia thực phẩm.
Tổ chức Nông lương Thế giới cho phép sử dụng ô-xy già trong đường, nước quả ép và nước rau với điều kiện không trở thành một thành phần của thực phẩm. Tức là, bạn có thể sử dụng ô-xy già để rửa thực phẩm, sau đó rửa lại bằng nước sạch.
Pychotrin là chất tẩy trắng quang học, dùng trong công nghiệp. Tuy nhiên, nó trở thành chất tẩy trắng ưa thích của các cơ sở sản xuất bún, bánh trắng, bánh canh, bánh hỏi, miến, phở... Chất pychotrin không thuộc danh mục các chất phụ gia thực phẩm cũng như hỗ trợ chế biến được phép sử dụng.
Magnesium sulfate dùng trong công nghiệp để tăng lượng magnesium, giúp cây xanh quang hợp tốt hơn. Chất này cũng được sử dụng làm thuốc nhuận trường, chống động kinh, rút mủ mụn nhọt... Tuy nhiên, nó không được phép sử dụng trong thực phẩm.
Sulfur dioxide là chất khí có tính ô-xy hóa mạnh, rất dộc, có thể gây tử vong. Sulfur dioxide được dùng để tẩy trắng trong công nghiệp vải sợi, xông trái cây để bảo quản.
Chất này có thể dùng để bảo quản và chế biến thực phẩm, nhưng hàm lượng cho mỗi lợi thực phẩm lại khác nhau. Chẳng hạn: Giới hạn tối đa cho phép của các loại mứt là 500mg/kg, các món ăn gỏi là 50mg/kg.
Hậu quả khôn lường
Tuy có những quy định rõ ràng về việc sử dụng các chất hoá học để tẩy trắng thực phẩm, nhưng người bán hàng vẫn sử dụng quá tay mà không cần biết đến hậu quả.
Hydrogen peroxide được chỉ định dùng trong y tế để làm sạch vết thương và sát khuẩn, nếu tác động trực tiếp đến cơ thể sẽ gây viêm loét dạ dày, loét giác mạc. Dùng thường xuyên, Hydrogen peroxide sẽ tích tụ trong cơ thể, có thể gây nguy cơ ung thư.
Chất tẩy trắng trong thực phẩm, nếu dùng quá liều lượng cho phép hoặc dùng loại cấm sử dụng, sẽ gây tác động đến hệ thống đường tiêu hóa, niêm mạc ruột, làm niêm mạc đường tiêu hóa bị trơ, gây rối loạn tiêu hóa, hấp thu và bài tiết.
Thận trọng là hơn
Khi mua thực phẩm có màu trắng, bạn nên chú ý. Nếu thực phẩm có màu trắng bất thường, bạn đừng nên mua.
Với những loại thực phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, không nhãn hiệu, bao bì, không địa chỉ, tên tuổi của nhà sản xuất, cơ sở chế biến, không hạn sử dụng, màu sắc bất thường... thì người tiêu dùng không nên mua.
Sau khi mua thực phẩm từ chợ về, nên rửa thật sạch dưới vòi nước, ngâm nước và rửa nhiều lần để giảm hàm lượng chất tẩy.
Hạn chế mua thực phẩm chế biến sẵn. Hãy tự tay nấu nướng để đảm bảo an toàn.
Theo Vào bếp/TTOL
Từ lâu các loại mứt, gỏi, phở, bún, bánh canh... được xếp vào danh mục những món ăn có sử dụng nhiều chất tẩy trắng nhất. Tuy nhiên, người mua hàng vẫn bị thu hút bởi những món ăn có độ trắng đạt đến mức khó tin này.
Chỉ là bề ngoài
Chất tẩy trắng dùng trong chế biến thực phẩm là một chất hóa học có khả năng làm mất màu của một chất khác. Nó phá vỡ các liên kết màu và tạo ra những liên kết không màu.
Nhìn bên ngoài, người tiêu dùng thấy màu sắc của món ăn rất trắng. Thế nhưng, chúng vẫn tồn tại nguyên vẹn cả hai hóa chất, bao gồm màu sắc nguyên thuỷ của món ăn và chất hóa học phá màu. Dùng những thực phẩm này, người tiêu dùng nghiễm nhiên ăn luôn hóa chất tẩy trắng kia.
Những chất dùng trong tẩy trắng
Trên thực tế, chất tẩy trắng vẫn được phép sử dụng trong thực phẩm, nhưng chỉ giới hạn ở một số chất và hàm lượng cho phép. Tuy nhiên, vì lợi nhuận, người bán thường sử dụng hàm lượng vượt quá mức quy định.
Ô-xy già (Hydrogen perxide) có tính ô-xy hóa mạnh, thường dùng để rửa vết thương, diệt vi sinh trong thực phẩm, ô-xy già có tác dụng sát khuẩn và tẩy trắng. Loại này chỉ dùng để hỗ trợ chế biến chứ không phải phụ gia thực phẩm.
Tổ chức Nông lương Thế giới cho phép sử dụng ô-xy già trong đường, nước quả ép và nước rau với điều kiện không trở thành một thành phần của thực phẩm. Tức là, bạn có thể sử dụng ô-xy già để rửa thực phẩm, sau đó rửa lại bằng nước sạch.
Pychotrin là chất tẩy trắng quang học, dùng trong công nghiệp. Tuy nhiên, nó trở thành chất tẩy trắng ưa thích của các cơ sở sản xuất bún, bánh trắng, bánh canh, bánh hỏi, miến, phở... Chất pychotrin không thuộc danh mục các chất phụ gia thực phẩm cũng như hỗ trợ chế biến được phép sử dụng.
Magnesium sulfate dùng trong công nghiệp để tăng lượng magnesium, giúp cây xanh quang hợp tốt hơn. Chất này cũng được sử dụng làm thuốc nhuận trường, chống động kinh, rút mủ mụn nhọt... Tuy nhiên, nó không được phép sử dụng trong thực phẩm.
Sulfur dioxide là chất khí có tính ô-xy hóa mạnh, rất dộc, có thể gây tử vong. Sulfur dioxide được dùng để tẩy trắng trong công nghiệp vải sợi, xông trái cây để bảo quản.
Chất này có thể dùng để bảo quản và chế biến thực phẩm, nhưng hàm lượng cho mỗi lợi thực phẩm lại khác nhau. Chẳng hạn: Giới hạn tối đa cho phép của các loại mứt là 500mg/kg, các món ăn gỏi là 50mg/kg.
Hậu quả khôn lường
Tuy có những quy định rõ ràng về việc sử dụng các chất hoá học để tẩy trắng thực phẩm, nhưng người bán hàng vẫn sử dụng quá tay mà không cần biết đến hậu quả.
Hydrogen peroxide được chỉ định dùng trong y tế để làm sạch vết thương và sát khuẩn, nếu tác động trực tiếp đến cơ thể sẽ gây viêm loét dạ dày, loét giác mạc. Dùng thường xuyên, Hydrogen peroxide sẽ tích tụ trong cơ thể, có thể gây nguy cơ ung thư.
Chất tẩy trắng trong thực phẩm, nếu dùng quá liều lượng cho phép hoặc dùng loại cấm sử dụng, sẽ gây tác động đến hệ thống đường tiêu hóa, niêm mạc ruột, làm niêm mạc đường tiêu hóa bị trơ, gây rối loạn tiêu hóa, hấp thu và bài tiết.
Thận trọng là hơn
Khi mua thực phẩm có màu trắng, bạn nên chú ý. Nếu thực phẩm có màu trắng bất thường, bạn đừng nên mua.
Với những loại thực phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, không nhãn hiệu, bao bì, không địa chỉ, tên tuổi của nhà sản xuất, cơ sở chế biến, không hạn sử dụng, màu sắc bất thường... thì người tiêu dùng không nên mua.
Sau khi mua thực phẩm từ chợ về, nên rửa thật sạch dưới vòi nước, ngâm nước và rửa nhiều lần để giảm hàm lượng chất tẩy.
Hạn chế mua thực phẩm chế biến sẵn. Hãy tự tay nấu nướng để đảm bảo an toàn.
Theo Vào bếp/TTOL