Mùa đông chúng ta thường lười vận động chính vì thế lại càng cảm thấy lạnh giá hơn. Một vài bí quyết đơn giản sau sẽ giúp bạn cải thiện tình hình này.
1. Massage bằng tinh dầu thơm
Nếu bạn muốn biến việc làm ấm cơ thể trở thành một cách thư giãn, thì hãy đến spa để thưởng thức liệu trình ấm da với phương pháp massage bằng tinh dầu thơm. Xoa bóp sẽ giúp kích thích tuần hoàn máu và trao đổi chất của cơ thể, giải phóng áp lực của cơ và khớp.
2. Ngâm chân nước muối
Giữa chân và các cơ quan trong cơ thể có mối quan hệ đối xứng, xoa bóp vào bất kỳ một khu phản xạ nào ở chân đều có thể kích thích tuần hoàn máu, cân bằng nội phân tiết, thúc đẩy công năng sức khỏe đối với một bộ phận tương ứng trên cơ thể. Ngâm chân nước nóng được cho là "lợi trong lợi ngoài": Mùa xuân ngâm chân giúp phục hồi nguyên khí, mùa Hè giúp giải trừ say nắng, mùa Thu giúp nhuận tràng, mùa đông làm ấm cơ thể.
3. Ngủ ngon
Mùa đông nên ngủ sớm dậy muộn. Các chuyên gia sức khỏe đều khuyên chúng ta nên ngủ vào lúc 10 giờ tối, và thức dậy khi mặt trời đã lên cao, như vậy có thể tránh cái giá lạnh buổi sớm, giảm sự chênh lệch nhiệt độ. Các bạn nữ phải làm việc đêm khuya cố gắng không nên thức trắng đêm. Vào lúc 1 giờ sáng, sự phân tiết của tuyến tố thượng thận trên cơ thể người thấp nhất. Lúc này, sức đề kháng đặc biệt yếu, không thể bảo dưỡng làn da. Nếu thường xuyên nghỉ ngơi không tốt, cơ thể sẽ không đủ sức để chống đỡ lại áp lực của cái rét từ bên ngoài. Vào những ngày cực rét, hãy ôm túi chườm nóng đi ngủ sớm!
4. Đi bộ nhanh, bước dài chân
Đi bộ có thể nói là cách vận động tự nhiên nhất, đơn giản nhất trong mùa Đông. Khi đi bộ vận động, bạn phải sải bước chân thật dài kết hợp đánh mạnh tay. Đừng coi nhẹ động tác đơn giản này, vì nó làm tăng lượng vận động lên gấp nhiều lần. Mỗi ngày bạn chỉ cần đi bộ khoảng 20 phút. Kiên trì đi bộ nhanh, bước dài, thì mặc dù là mùa Đông, bạn vẫn có thể mặc juýp để khoe đôi chân đẹp của mình mà không sợ rét.
5. Yoga
Yoga có nhiều dạng bài tập khác nhau, có cả bài Yoga mùa đông, dàng riêng cho việc làm ấm người. Mỗi ngày dành một chút thời gian tập luyện bạn sẽ không còn lo chuyện run cầm cập nữa. Theo một số chuyên gia, tập yoga còn có lợi cho việc chữa bệnh phụ khoa. Nên tập yoga sau khi ăn 2 tiếng đồng hồ. Trước khi tập phải khởi động kỹ các khớp xương và cổ; tập xong nghỉ ngơi khoảng 30 phút có thể ăn uống.
6. Nước gừng đường phên
Đường phên không những làm tăng cảm giác ngon miệng, mà còn tác dụng làm ấm cơ thể. Còn trong gừng còn chứa khương lạt tố có tác dụng kích thích đối với tim và huyết quản, có thể tăng tốc độ tuần hoàn máu, làm tăng cảm giác ấm áp cho cơ thể. Chất caffeine trong bông trà có tác dụng lợi tiểu, sắc tố màu đỏ trong đó có tác dụng làm ấm cơ thể. Nghiền một miếng gừng nhỏ thành bột, cho vào cốc trà khuấy đều. Tùy vào khẩu vị từng người để tăng hay giảm lượng gừng cũng như lượng đường phên cho phù hợp.
7. Tâm lý
Theo nhiều báo cáo khoa học, áp lực tâm lý như: áp lực gia đình, công việc... có thể khiến cho tuần hoàn máu của nữ giới kém đi. Khi tranh cãi một vấn đề gì đó, cơ thể sẽ sản sinh 2 loại hormone áp lực là tuyến tố thượng thận và cortisol, có thể khiến mạch máu co lại, dấn tới tuần hoàn máu không thông suốt.
Những mùa đông trước đây, chắc chắn bạn đã trải qua điều này rồi - khi bạn thấy lạnh thì nó sẽ càng lúc càng lạnh. Thực ra, đây chỉ là tác dụng của ám thị tâm lý. Cho nên muốn trở thành người phụ nữ ấm áp trong mùa đông, điều quan trọng nhất là thực hiện "công tác tâm lý" không sợ lạnh trước.
8. Day ấn huyệt
Thực ra, huyệt vị không khó tìm như chúng ta vẫn nghĩ, thậm chí có lúc tiện tay mà tìm được, ví dụ huyệt hợp cốc trên bàn tay nằm ở kẽ giữa ngón tay cái và ngón tay trỏ. Chỉ cần bạn dùng ngón tay trỏ của bàn tay này là tìm được huyệt hợp cốc của bàn tay kia.
Thử xem, khi bạn ấn nhẹ vào có cảm giác tê tê không? Nếu có là đúng. Khi bạn cảm thấy lạnh, hãy luân phiên day ấn huyệt hợp cốc ở hai bàn tay, giúp thúc đẩy tuần hoàn máu của cơ thể.
Theo Thời Trang Trẻ