Thứ Ba, 23 tháng 12, 2008

Để điện thoại di động ở đâu gây hại nhất?


Điện thoại di động giờ đã là vật bất ly thân với nhiều người, nhưng điện thoại lại ảnh hưởng đến sức khỏe rất nghiêm trọng và bạn có biết điện thoại di động để đâu hại sức khỏe nhất?

Theo sự phát triển của kỹ thuật viễn thông không dây, người sử dụng điện thoại di động cũng ngày càng nhiều và những vấn đề mà điện thoại mang lại cũng là điều khiến nhiều người phải quan tâm. Vậy rốt cuộc, bức xạ của điện thoại có hại đến con người thế nào? Và mức độ gây hại nhiều hay ít?

Khi sử dụng điện thoại di động, điện thoại sẽ được truyền và bắt sóng, sóng này chính là bức xạ điện thoại.

Thông thường, khi điện thoại ở chế độ chờ thì bức xạ tương đối nhỏ, khi nói chuyện điện thoại thì nhiều hơn và khi bấm điện thoại và chờ đối phương nghe máy là lúc bức xạ nhiều nhất, lượng bức xạ gấp 3 lần so với chế độ chờ. Bức xạ này có thể làm thay đổi tổ chức bên trong con người, rất có hại cho sức khỏe. Ngoài điện thoại di động thì máy tính cũng là một trong những nguồn bức xạ chủ yếu.

Không được đặt bên gối

Bức xạ điện thoại có ảnh hưởng rất lớn đối với não bộ, nó khiến cho hệ thống thần kinh gặp trở ngại, dẫn đến đau đầu, hôn mê, mất ngủ, đa mộng và rụng tóc, có người còn có cảm giác bực bội dễ phát cáu. Tại Mỹ và Nhật Bản, bệnh án của nhiều người bị u não được chẩn đoán là do nhiễm bức xạ điện thoại di động mà gây ra. Do đó khi nghe điện thoại tốt nhất bạn nên để xa một chút khi bấm nút nghe rồi sau đó mới đưa lên tai nghe. Hạn chế chuyện bằng điện thoại di động, trước khi ngủ chú ý không để điện thoại bên cạnh gối.

Không đeo trước ngực

Rất nhiều bạn nữ thích đeo điện thoại trước ngực, nhưng các nhà nghiên cứu cho biết, đeo điện thoại trước ngực sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, nhất là về tim mạch. Tuy là bức xạ khi điện thoại để ở chế độ chờ không nhiều lắm, nhưng bức xạ sóng điện từ xung quanh điện thoại vẫn gây hại cho sức khỏe. Đặc biệt những người mắc bệnh tim mạch nên chú ý không đeo điện thoại trước ngực.

Các chuyên gia cho rằng, bức xạ điện từ còn ảnh hưởng đến chức năng tiết dịch, dẫn đến kinh nguyệt không đều.

Không để trong túi quần

Những chàng trai thường xuyên sử dụng điện thoại và để điện thoại trong túi quần có thể làm lượng tinh trùng giảm 30%. Các chuyên gia y học cho biết, thường xuyên để điện thoại cạnh eo, bụng, thì sóng điện từ sẽ làm ảnh hưởng đến tinh trùng và trứng trong cơ thể nam và nữ, kể cả sóng tin nhắn. Nó sẽ làm ảnh hưởng đến chức năng sinh dục của con người.

Theo kiểm nghiệm trên chuột, những con chuột tiếp xúc với sóng điện từ điện thoại trong 5 phút đã phát sinh sự biến đổi DNA. Trứng, tinh trùng chịu ảnh hưởng của bức xạ điện từ lâu có thể sẽ làm nảy sinh sự biến đổi DNA.

Các chuyên gia khuyến cáo, những người sử dụng điện thoại nên để cách ly điện thoại khỏi vùng eo, bụng, ngực. Không nên đeo điện thoại ở vùng thắt lưng hoặc để trong túi. Khi làm việc hoặc ở trong phòng, hãy để điện thoại lên bàn, nơi có thể thuận tiện nghe điện thoại mà lại không gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Theo QQ

Chủ Nhật, 21 tháng 12, 2008

Lợi ích của nhai kỹ nuốt chậm

Các nhà y học Nhật Bản đã chứng minh bằng thực tiễn rằng: nhai kỹ trong 30 giây sẽ khiến các độc tố gây bệnh ung thư mất tác dụng gây bệnh.

Cách thức thí nghiệm như sau: đưa vật chất gây bệnh ung thư có hại nhất vào trong ống nghiệm có đựng nước bọt, sau đó quan sát sự thay đổi của chúng, thoạt đầu không có phát hiện gì lạ, nhưng khi đem ống nghiệm lắc khoảng 30 giây, thì thấy 80% - 100% độc tố của vật chất gây bệnh ung thư đã biến mất.

Thí nghiệm trên cho ta biết rằng, nước bọt được tiết ra khi nhai có tác dụng trừ độc rất mạnh. Nhưng cần phải nhai kỹ thức ăn từ 30 giây trở lên thì mới đạt hiệu quả cao nhất.

Ngoài ra, nếu ăn như hổ đói, chẳng những thức ăn không được nghiền kỹ, mà còn không kịp xảy ra phản ứng, thay đổi về hoá học, sau khi nuốt xuống, dạ dày phải làm việc quá nặng, ảnh hưởng đến hấp thu chất dinh dưỡng.

Khi nhai nên tập trung nhai đều cả hai bên hàm, nếu chỉ quen nhai một bên sẽ khiến xương quai hàm một bên phát triển quá mức, một bên không phát triển sẽ teo đi, làm mất thẩm mỹ khuôn mặt.

Theo Bao Viet

Thứ Ba, 16 tháng 12, 2008

7 thói quen gây hại cho gan và thận

Trong cuộc sống hàng ngày, có rất nhiều thói quen xấu gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới chức năng của gan và thận, là nguyên nhân gây nên các bệnh như: viêm thận, viêm gan, sỏi thận, ung thư gan… Dưới đây là 7 thói quen xấu thường gặp:

1. Ít uống nước

Đại đa số lỗi này thường thuộc về nam giới. Nam giới thường ít uống nước hơn phụ nữ, đặc biệt là nước lọc nên khả năng mắc các bệnh về thận là rất cao.

Các chất thải, chất độc trong cơ thể đều được “phân loại” và thải ra ngoài thông qua hoạt động của lá gan và thận. Dù chỉ chiếm 1% trọng lượng của cơ thể và bằng 1/4 trọng lượng của tim nhưng thận giữ vai trò vô cùng quan trọng trong hệ bài tiết của cơ thể. Ngoài ra, thận còn có chức năng điện giải và điều tiết độ cân bằng lượng nước trong cơ thể. Để duy trì chức năng này, cần cung cấp đủ nước cho thận.

Lời khuyên: Bạn đừng bao giờ quên bổ sung nước cho cơ thể ngay cả khi thời tiết lạnh. Nếu nước lọc không có “sức hấp dẫn” với bạn, hãy tìm đến các loại nước khác như: sữa, nước ép hoa qủa, các loại trà, nước canh…

2. Uống rượu bia

Trong rượu bia có chứa nhiều cồn và các chất kích thích. Các chất này khi đi vào cơ thể đòi hỏi thận của bạn phải làm việc hết “công suất” để xử lý và thải loại ra ngoài các độc tố.

Uống nhiều rượu bia còn gây tổn hại nghiêm trọng cho gan. Thực tế đã chứng minh tỉ lệ những người mắc bệnh về gan và thận do uống rượu bia cao gấp 4 - 5 lần so với những người bình thường khác.

Lời khuyên: Nên tăng cường uống nước lọc, sữa và các loại nước ép hoa quả. Hạn chế việc uống rượu bia và các đồ uống có chứa chất kích thích khác.

3. Ăn nhiều thịt

Hiện nay lượng chất béo động vật đưa vào cơ thể mỗi người trung bình là 0,8mg/ngày, gấp đôi hàm lượng chất béo cho phép. Chất béo có nguồn gốc động vật thường chứa các chất khó tiêu hoá. Vì vậy, khả năng phân giải của gan và thận đối với các chất này kém hơn rất nhiều so với các chất béo có nguồn gốc động vật.

Lời khuyên: Nên hạn chế ăn thịt. Ăn nhiều rau xanh và hoa quả.

4. Dùng nhiều thuốc giảm đau

Dùng thuốc giảm đau trong thời gian dài có thể làm tốc độ lưu thông máu trong cơ thể chậm lại. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của gan và thận, đôi khi còn có thể dẫn tới hiện tượng suy gan và suy thận.

Đối với những người có tiền sử mắc phải các bệnh về gan và thận cần đặc biệt chú ý tới việc sử dụng các loại thuốc giảm đau vì sẽ dễ dẫn tới tình trạng bệnh ngày càng trở nên trầm trọng.

Lời khuyên: Hãy tìm tới lời khuyên của bác sỹ khi bạn cần dùng tới thuốc giảm đau.

5. Ăn nhiều muối

Lượng muối đưa vào cơ thể ở mức vừa phải sẽ không là “thách thức” với gan và thận. Tuy nhiên, đối với những người có thói quen ăn mặn thì hoạt động của gan, đặc biệt là thận, cần hết sức “dè chừng”.

95% lượng muối đưa vào cơ thể đều qua gan và thận “xử lý”. Lượng muối quá nhiều sẽ gây trở ngại cho quá trình đào thải các chất cặn bã dư thừa ra khỏi cơ thể, lâu ngày sẽ làm giảm khả năng hoạt động của gan và thận.

Lời khuyên: Lượng muối thích hợp cho người lớn là từ 10 - 15gram/ngày và của trẻ nhỏ là 3 - 5gram/ngày.

6. Ăn nhiều đồ ăn chế biến sẵn

Hàm lượng chất bảo quản thực phẩm có trong các đồ ăn sẵn là rất lớn, nhất là trong đồ hộp. Nếu ăn thường xuyên, các chất bảo quản tích tụ trong cơ thể ngày càng nhiều. Khi đó khả năng đào thải độc tố có trong các chất này của gan và thận sẽ trở thành “vô hiệu hoá”.

Lời khuyên: Nên chọn thực phẩm tươi sống cho bữa ăn hàng ngày

7. Căng thẳng, mệt mỏi

Dan gian thường nói “trăm bệnh đều bắt đầu từ bệnh tinh thần”. Những căng thẳng mệt mỏi trong đời sống hàng ngày cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, trong đó có gan và thận. Khi cơ thể trong trạng thái căng thẳng, mất ngủ, mệt mỏi, áp lực máu tăng cao, lượng máu lưu thông qua gan và thận cũng giảm mạnh, không đủ để duy trì hoạt động bình thường.

Lời khuyên: Cố gắng tránh những căng thẳng, mệt mỏi trong đời sống hàng ngày. Luôn giữ tinh thần thoải mái, lạc quan.

Theo 247

Từ táo bón đến bệnh trĩ


Nên ăn nhiều rau để giảm thiểu nguy cơ bị bệnh trĩ

Trong cuộc đời ai cũng có ít nhất vài ba lần bị táo bón. Đây chỉ là triệu chứng chứ không phải một bệnh. Táo bón nhẹ và ít thường không nguy hiểm, nhưng nếu kéo dài, nó có thể dẫn đến bệnh trĩ.

Táo bón khiến người bệnh phải rặn mạnh khi đại tiện, làm tăng áp lực trong bụng, cản trở sự lưu thông máu trong các tĩnh mạch ở vùng hậu môn. Nguyên nhân gây táo bón thường là ăn không đủ chất xơ, lười vận động, có thói quen nhịn đại tiện... Sự kiêng khem quá mức hoặc việc uống viên sắt khi mang thai cũng có thể gây táo bón. Nếu không được khắc phục, lâu ngày, các tĩnh mạch bị tổn thương nặng nề, gây nên trĩ.

Khi mắc bệnh trĩ, người bệnh thường có cảm giác ngứa ngáy, đau hậu môn, chảy máu tươi khi đại tiện. Bệnh trĩ được chia làm hai loại: trĩ nội (búi tĩnh mạch nằm trên cơ thắt hậu môn) và trĩ ngoại (búi trĩ tĩnh mạch ở dưới cơ thắt hậu môn và tụt ra ngoài, có thể nhìn thấy bằng mắt thường). Nếu để lâu ngày không điều trị, trĩ nội sẽ tụt xuống và sa ra ngoài, trở thành trĩ ngoại. Bệnh nhân sẽ rất khó chịu do búi trĩ sưng đau, rỉ máu và hay nhiễm trùng khi đi đại tiện.

Chính vì những đặc điểm này, người bị bệnh trĩ cần phải khám ngay từ đầu để có hướng điều trị sớm bằng nội khoa, giúp bảo vệ thành mạch, tăng sức bền của thành mạch, giảm phù nề, xung huyết ở các tĩnh mạch vùng hậu môn; giảm đau đớn cho người bệnh. Không nên để lâu dẫn đến nhiễm trùng, việc điều trị trở nên phức tạp.

Để phòng ngừa bệnh trĩ:, cần có chế độ ăn uống hợp lý, tránh táo bón lâu ngày. Nên ăn nhiều rau, hoa quả tươi, uống nhiều nước, vận động cơ thể thường xuyên để tăng ngu động ruột. Những người phải làm việc ở tư thế bất lợi (ngồi lâu, đứng nhiều) cần kết hợp nghỉ ngơi, giải lao và vận động hợp lý để ngăn chặn bệnh trĩ. Tập thói quen đi đại tiện ngày 1 lần vào giờ cố định.

Khi thấy hiện tượng táo bón kèm đại tiện ra máu, cần đi khám thầythuốc nội tiêu hóa để được hướng dẫn chữa trị sớm.

Những người đã bị trĩ cần chú ý vệ sinh để phòng viêm nhiễm, hằng ngày và sau mỗi lần đi đại tiện, phải rửa vùng hậu môn bằng nước muối ấm. Những người bị táo dễ bị nứt hậu môn gây nhiễm trùng nên cũng cần vệ sinh như trên.

BS Nguyễn Văn Thịnh, Sức Khoẻ & Đời Sống

Chủ Nhật, 14 tháng 12, 2008

Thuốc nam chữa bệnh táo bón


Táo bón là một chứng bệnh thường gặp. Y học cổ truyền cho rằng táo bón phần nhiều do nhiệt chứng, tà nhiệt xâm nhập vào kinh dương minh phủ thực hoặc do khí hư, huyết hư, tân dịch suy kém gây ra. Táo bón làm trở ngại việc tống các chất cặn bã gây ra bí trướng, đau đớn làm người bệnh khó chịu. Chữa trị táo bón ngoài việc điều chỉnh một chế độ ăn uống hợp lý, tăng khẩu phần rau xanh và các chất xơ để tăng nhu nhuận, có thể dùng thuốc hoạt tràng, thông tiện. Có rất nhiều vị thuốc chữa táo bón. Xin giới thiệu một số vị thuốc nam thông dụng mà hiệu quả.

Vừng đen: Tên thuốc gọi là hắc chi ma, là một thực phẩm khá quen thuộc, chứa nhiều chất dầu, protein, các chất cholin, phytin, methionin... Hạt vừng vị ngọt, tính bình vào 4 kinh phế, vị, can, thận. Dùng chữa các chứng can thận suy yếu, ù tai, váng đầu, hoa mắt, chóng mặt, đại tiện bí táo, râu tóc bạc sớm. Trường hợp táo bón, dùng vừng đen 40-50g sao qua trộn với 30g mật ong ăn vài lần trong ngày. Có thể dùng vài ngày.

Thầu dầu: Dùng dầu của hạt cây thầu dầu, tên thuốc là tỳ ma du. Thuốc có vị ngọt cay, tính bình, quy vào hai kinh vị và đại tràng. Tác dụng nhuận hạ, tích trệ, tiêu sưng. Dùng dầu thầu dầu làm trơn nhuận, phù hợp với người già bị bệnh táo bón. Dùng ngày 2 lần, mỗi lần 5ml.

Quả mướp: Quả tươi chứa các chất cholin, phytin, các acid amin tự do. Tác dụng làm lưu thông máu, thông sữa, làm dịu, chữa táo bón, đau nhức gân xương. Dùng mướp nấu ăn hoặc sắc cô đặc lấy nước uống có tác dụng làm hoạt tràng, thông tiện.

Bồ kết: Dùng quả già, chín đem phơi hoặc sấy khô. Thuốc có vị cay, mặn, tính ấm hơi độc, quy vào hai kinh phế, đại trường. Bồ kết chứa chất saponin, một số flavonoid và hợp chất triterpen. Có tác dụng trừ đờm, khai khiếu, chữa táo bón, làm thông sữa. Dùng bồ kết quả to, sao tồn tính, tán thành bột mịn, uống ngày 1 lần 2g với nước cơm để chữa táo bón.

Đào nhân: Vị thuốc là nhân của hạt đào trong có chứa phần lớn các chất dầu, ngoài ra có amygdalin, men elmusin, một ít tinh dầu. Đào nhân vị đắng, ngọt, tính bình, quy vào hai kinh tâm, can. Có tác dụng hoạt huyết, trừ ứ, nhuận tràng. Liều dùng 4-8g sắc uống. Có thể dùng hoa đào 5-8g có cùng tác dụng.

Lô hội: là nhựa đã chế biến khô của cây lô hội còn gọi là cây lưỡi hổ. Thuốc có vị đắng, tính hàn, quy vào hai kinh tâm, can. Có tác dụng thanh nhiệt, giáng hỏa, thanh can, hoạt tràng, thông tiện. Dùng chữa các chứng táo bón, ruột dạ dày, can đởm thực nhiệt. Có thể dùng 6g lô hội nghiền nát, trộn với đường rồi ngậm và nuốt dần hoặc dùng lô hội 20g, chu sa 15g, tán nhỏ hòa với rượu làm viên, uống mỗi lần 4g với rượu hoặc nước cơm, ngày 2 lần.

Đại hoàng: Dùng rễ cây đại hoàng. Đại hoàng vị đắng, tính lạnh quy vào 5 kinh: tỳ, vị, can, tâm bào, đại trường. Có tác dụng thông rửa tràng vị, phá tích, hành ứ. Dùng chữa táo bón do nhiệt kết. Liều thường dùng 6-12g. Có thể dùng đại hoàng 9g, đào nhân 9g, hạt bí đao 9g, mang tiêu 9g, đan bì 12g, sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần chữa bệnh viêm ruột, đau bụng, táo bón.

Thảo quyết minh: Là hạt của cây muồng. Dùng hạt già đã chế biến khô, chứa chất antraglucosid, ngoài ra có protid, chất nhớt, chất béo và sắc tố. Quyết minh tử vị mặn, tính bình, vào hai kinh can, thận, có tác dụng thanh can, ích thận, thanh can hỏa, trừ phong nhiệt, làm sáng mắt, hoạt tràng, thông tiện. Liều dùng 6-10g, dùng sống hay sao, có thể tán bột hay sắc uống để trị táo bón.

Mạch môn: Vị thuốc là rễ (củ) cây mạch môn đông, thành phần chứa chất nhày, saponin, chất đắng. Vị ngọt hơi đắng, tính hơi lạnh, vào 3 kinh tâm, phế, vị. Tác dụng nhuận mát phổi, thanh tâm, tả nhiệt, sinh tân dịch, lợi sữa, nhuận tràng, tiêu đàm, chữa ho. Để chữa táo bón dùng mạch môn 15g, sinh địa 15g, huyền sâm 9g, sắc uống.

Mật ong: Vị ngọt, tính bình, quy vào 5 kinh: tâm, phế, tỳ, vị, đại trường. Tác dụng nhuận, trơn, hoạt tràng, bổ trung, giảm đau, giải độc. Dùng chữa đại tràng táo kết, chỉ thống, thích hợp với người bị chứng tân dịch ở vị tràng thiếu, hư nhược, không phải chứng thực, phù hợp với người già, trẻ em, phụ nữ sau đẻ bị táo bón. Liều dùng 20-40g mỗi ngày.

Phan tả diệp: Dùng dưới dạng lá, vị cay, đắng, tính rất lạnh, quy kinh đại tràng. Thường được dùng phối hợp phan tả diệp 8g, hậu phác 12g, sắc uống chữa chứng đại tràng bí kết gây táo bón. Tuy nhiên không nên dùng cho những người thể hư nhược, phụ nữ mang thai.

DSCKI. Phạm Hinh

Thứ Sáu, 12 tháng 12, 2008

Cho người cao tuổi ( hay trẽ tuổi ), tập Thể Dục Giúp Tăng Trưởng Tế Bào Gốc Của Não ( Bs Trần Mạnh Ngô )


Bs Chih-Wei Wu và các đồng nghiệp nghiên cứu chuột chia làm nhiều lứa tuổi khác nhau, từ 3 tháng tới 7, 9 tháng (thời gian trung bình chuột có thể sống được), 13 và 24 tháng. Cho chuột chạy máy từ 1 tơí 4 giờ mỗi ngày.

Thử nghiệm bao gồm theo dõi tế bào não phát triển, tuổi tác chuột, thời gian chuột chạy máy, lượng corticosterone trong huyết thanh, và yếu tố brain-derived neurotrophic factor (BNNF) và mức thụ thể TrkB trong hải mã não. Kết quả cho biết hiện tượng phát triển tế bào não thuyên giảm ở đám chuột 9 tháng. Lượng tế bào não giảm khoảng 5% vùng ở chuột tuổi 9 tháng so sánh vơí chuột non (3 hay 7 tháng). Thể dục giúp tế bào não không giảm sút mau lẹ.

Hay nói cách khác tế bào não còn tăng cao hơn tới 200% so sánh vơí trường hợp chuột không được chạy máy. Tế bào não mới tồn tại lâu hơn, 170%, so vơí chuột 9 tháng, không được chạy máy. Chuột chạy máy (giống như người khi tập thể dục) sản xuất tế bào gốc nhiều hơn, tế bào gốc trưởng thành tốt đẹp hơn trong trường hợp chuột còn non so sánh vơí chuột già.

Trong một số tài liệu khác, tế bào gốc não tồn tại lâu hơn sau khi súc vật ra đời. Nguyên nhân chính do nhiều kích thích tố như yếu tố tăng trưởng, kích thích tố prolactin và chorionic gonadotropin. Trong một nghiên cứu khác nữa do Viện Nghiên Cứu Sahlgrenska ở Gothenburg cho biết tập thể dục giúp tế bào gốc tăng trưởng. Thử nghiêm chuột cho thấy hoạt động (behavior) chuột sau khi bị xạ trị đã khá hơn. Chuột bị xạ trị hoạt động mạnh mẽ hơn sau khi cho chạy máy. Ngoài ra, tế bào não thành lập trong não chuột xạ trị bành trướng ít hơn so vơí chuột không xạ trị. Tập thể dục sẽ giúp não đỡ bị hư hại hơn sau khi xạ trị. Nghiên cứu tại Đại Học Auckland, New Zealand, khuyến cáo tâp thể dục sẽ giúp tế bào não hoàn chỉnh khá hơn sau khi xạ trị.


Tham Khảo: 1) Journal of Applied Physiology, November 2008, 2) Exercise increases Neural Stem Cell, StemCellPatents.com, 3) Proceedings of the National Academy of Sciences Early Edition, 2008.

Thứ Tư, 10 tháng 12, 2008

Coi chừng nhiễm độc thực phẩm từ dụng cụ nấu ăn với các dụng cụ đun nấu rẽ tiền

Các chuyên gia cảnh báo, nếu sử dụng dụng cụ nấu ăn không đảm bảo chất lượng rất có thể, bạn đã đầu độc gia đình một cách ngấm ngầm.

Nhiều người có thói quen mua các dụng cụ đun nấu như nồi, xoong, ấm…bằng vật liệu nhôm, inox với giá rất rẻ tại các chợ cóc. Chỉ vài nghìn đến chục nghìn là bạn có thể có một chiếc nồi nhôm, trong khi loại do công ty sản xuất chính hãng thì giá phải gấp vài ba lần. Điều này cũng dễ hiểu vì những loại này được sản xuất từ những làng nghề thủ công mà nguồn nguyên liệu cũng từ những phế thải thu gom.

Nếu sử dụng dụng cụ nấu ăn không đảm bảo chất lượng rất có thể, bạn đã đầu độc gia đình một cách ngấm ngầm

Sau khi sơ chế, chúng còn được độn nhiều hoá chất, phụ gia để cán, đúc thành những nồi, xoong nên khó có thể đảm bảo là khi đun nấu bằng dụng cụ này có an toàn. Cũng không ai dám chắc, những sản phẩm này đã được kiểm định chất lượng trước khi bán ra thị trường. Chị Trần Ngọc Linh ở Thanh Xuân, Hà Nội cho biết, thường thì những dụng cụ này chỉ sau một thời gian dùng là màu xám lại, và lỗ chỗ bị rỗ.

Đặc biệt nếu sử dụng đun đồ mặn nhiều, hoặc để lưu trữ thức ăn thì thời gian xám màu và rỗ càng nhanh hơn. Chị Linh còn cho biết thêm, bố chồng chị là người rất hay dị ứng với mùi thức ăn lạ nên hễ hôm nào thức ăn còn thừa để lại trong nồi nhôm mà đem ra đun lại thì y như rằng, hôm đó ông cụ bị đau bụng.Thế nên, dù rất tiếc số tiền hơn 200.000đ bỏ ra mua bộ đồ nồi nhôm tái chế, chị vẫn dứt khoát bỏ chúng. Chị Linh kết luận: “Đừng thấy rẻ mà ham, các cụ vẫn nói đúng: Tiền nào của nấy”.

Lý giải về cơ chế gây độc của dụng cụ nấu ăn trên, TS Trần Hữu Hoan, Viện Hoá Công nghiệp cho biết: Dưới tác dụng của nhiệt độ sẽ thúc đẩy sự khuếch tán của các ion kim loại. Đặc biệt, khi có các chất xúc tác như chất mặn, chua thì các phản ứng hoá học này lại càng xảy ra nhanh hơn. Điều này, giải thích vì sao đồ dùng nhôm đựng thức ăn nóng, chua, mặn hoặc để qua đêm, bề mặt nhôm dễ bị rỗ.

Tuy nhiên, sự hoà tan ở mức độ nào đó còn tuỳ thuộc vào điều kiện nhiệt độ, thời gian lưu giữ nước cũng như chính bản thân vật liệu sản xuất dụng cụ đun nấu. TS Võ Công Nghiệp, Hội Địa chất Việt Nam đưa ra một dẫn chứng, nếu quan sát sẽ thấy, hàm lượng các kim loại (hoặc từ chính vật liệu chứa, đun nấu, hoặc từ chính nguồn nước) khi không hoà tan hết sẽ bị lắng đọng. Nguy hiểm hơn, kim loại có sự tích lũy dần trong cơ thể chứ không gây ngộ độc cấp. Đến một lúc tích lũy đủ hàm lượng, nó sẽ “tấn công” con người.

Việc hoà tan các ion kim loại khi đun nấu cũng được TS Nguyễn Thị Nhung, trưởng phòng phân tích Hoá – Quang phổ (Viện Địa chất) khẳng định khi chính bà làm thí nghiệm từ chiếc siêu đun nước sản xuất tại Trung Quốc mà cơ quan đang sử dụng. Như vậy, rõ ràng, nếu sử dụng lâu dài nguồn nước ô nhiễm kim loại, sự ảnh hưởng đến sức khoẻ là không thể tránh khỏi.

Theo Khoa Học & Đời Sống

Thứ Bảy, 6 tháng 12, 2008

Hoa quả được thúc chín bằng thuốc diệt chuột & hoá chất Trung Quốc ?


Hỏi: Tôi nghe đồn một số người dấm chuối bằng thuốc diệt chuột hay “hoa quả thúc chín tố” gì đó do Trung Quốc sản xuất. Xin hỏi lời đồn trên thực hư ra sao? Nếu chuối được dấm bằng loại thuốc đó, khi ăn vất vỏ đi liệu còn nguy hiểm không?(Phạm Châu Giang, Hưng Yên)

Trả lời:

Hầu hết các loại trái cây đều được thu hái khi chưa chín hoàn toàn và sau một thời gian (dài ngắn khác nhau tùy thuộc vào loại trái cây và điều kiện môi trường - quan trọng nhất là nhiệt độ và độ ẩm) mà trái cây trở nên chín hoàn toàn. Đó là quá trình chín sau thu hoạch.

Nếu quả càng chín già, thời gian hoàn thành chín sau thu hoạch càng ngắn. Vì thế không nên thu hái khi quả còn non. Trong quá trình chín sau thu hoạch, trái cây thoát ra một lượng hơi nước và nhiệt khá lớn, nếu chồng chất chúng lên nhau dễ gây ra thối, nẫu. Nhiệt độ môi trường cao cũng thúc đẩy quá trình chín sau thu hoạch xảy ra mạnh hơn.

Để trái cây có chất lượng tốt nhất, nên tạo điều kiện để chúng chín sau thu hoạch trong điều kiện môi trường tự nhiên và được điều chỉnh điều kiện vi khí hậu với nhiệt độ, độ ẩm thích hợp là tốt nhất.

Tuy nhiên để thúc đẩy quá trình chín sau thu hoạch (cho trái cây chín mau hơn) người ta có thể dùng nhiều hoá chất khác nhau. Trước đây, người ta thường dùng đất đèn sinh ra khí axetylen (C2H2) có tác dụng thúc đẩy quá trình chín sau thu hoạch. Các loại trái cây hay được dấm bằng đất đèn hồi đó có cà chua, chuối. Nhưng nay đất đèn ít được dùng.

Thuốc diệt chuột – Không bao giờ

Các hoá chất diệt chuột như kẽm phosphur (Zn3P2), các hợp chất Ason (As2O3), Warfarin, v.v…, rất độc và có thể gây chết người khi ăn phải. Chúng cũng không có tác dụng thúc đẩy quá trình chín sau thu hoạch của trái cây. Vì thế khẳng định rằng việc nghe đồn dùng thuốc diệt chuột để dấm chuối hoặc các loại trái cây như bạn hỏi là hoàn toàn không có.

Còn việc dùng hoá chất do Trung Quốc sản xuất để dấm chuối hoặc các loại trái cây khác cho mau chín là có thật. Loại hoá chất này có tên theo phiên âm là HOA QUẢ THÚC CHÍN TỐ (HQTCT) - một hợp chất hữu cơ do nhiều xí nghiệp khác nhau ở Trung Quốc sản xuất. Loại nhập (lậu) sang nước ta có bán trên thị trường được đóng trong lọ 5ml.

Loại thuốc này có khả năng ăn mòn kim loại, có chất kích thích đối với mặt và da nên chú ý ngăn tránh sự tiếp xúc trực tiếp với thuốc. Sự phân giải của thuốc sẽ mất tác dụng khi pha trộn với chất kiềm. Qua kết quả thử nghiệm ở Việt Nam, các nhà khoa học rút ra các kết luận sau:

- HQTCT là một chất có tính acid và dễ bị ô xy hoá khi để ngoài không khí.

- Trái cây được thúc chín bằng HQTCT mau chín, cho màu sắc và cảm quan bên ngoài vỏ đẹp. Nhưng ăn thì chất lượng và hương vị thua xa so với để chín tự nhiên.

- Trái cây được thúc chín bằng HQTCT mau bị thối, nẫu hơn nhiều so với để chín tự nhiên.

- Mặc dù được quảng cáo là ít độc, nhưng đã nhúng hoá chất thì ít nhiều đều có hại cho sức khoẻ, kể cả chỉ nhúng ngoài vỏ. Tốt nhất là không nên dùng.

BS Hoài Hương

Thứ Năm, 4 tháng 12, 2008

Gia tăng ung thư phổi vì đầu lọc thuốc lá



Từ trước tới nay, người ta vẫn nghĩ đầu lọc có tác dụng lọc bớt chất độc hại của thuốc lá vào cơ thể. Nhưng theo tạp chí Healthday số ra ngày 6/9, các nhà khoa học Mỹ cho rằng sự xuất hiện của đầu lọc thuốc lá những năm 1950 đã kéo theo sự gia tăng các ca ung thư phổi cho đến tận ngày nay, khiến họ phải “đặt câu hỏi” đối với đầu lọc.

Theo thống kê của nhóm nghiên cứu, đầu những năm 50 của thế kỷ trước, chỉ có 1% thuốc lá đầu lọc được sử dụng. Tỷ lệ này đã lên đến 64% vào năm 1964, lên 95% năm 1986 và 97% vào năm nay. Điều đáng ngại là mức tăng này cũng song hành với số ca ung thư phổi. Vào năm 1950, bệnh chỉ chiếm 5% các trường hợp ung thư, nhưng từ những năm 1960 đã tăng đột biến, hiện chiếm đến 62%.

Từ những con số trên, các nhà khoa học khẳng định có sự liên quan giữa việc sử dụng đầu lọc trong thuốc lá với sự bùng phát bệnh ung thư phổi. Theo họ, đầu lọc làm cho người hút thuốc hít những hơi sâu hơn và lớn hơn, do đó lượng độc tố đi vào phổi nhiều hơn.

(Theo VnMedia)

Thứ Hai, 1 tháng 12, 2008

Hạn chế dùng điện thoại di động ở trẻ em : Mobile gây u não?


Một nghiên cứu quy mô tại Đan Mạch với 420.000 người dùng điện thoại di động tham gia đã đưa ra những kết luận rất đáng tin cậy, giải tỏa lo lắng của hơn 1 tỉ người đang dùng mobile trên khắp năm châu.

Ăng ten của điện thoại di động phát ra một loại sóng từ có thể xuyên qua não người nhưng nhóm nghiên cứu Đan Mạch hiện chưa tìm thấy bằng chứng nào liên quan giữa việc tăng nguy cơ bị u trong não, vùng cổ, mắt, tuyến nước bọt hoặc bệnh máu trắng như những lo sợ đang tồn tại về việc dùng điện thoại di động.

Đây là kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Viện Ung thư - Dịch tễ học (Copenhagen, Đan Mạch) dựa trên dữ liệu về những người dùng điện thoại di động từ 1982 đến nay trong đó có hơn 56.000 người đã dùng mobile ít nhất là 10 năm.

GS Tricia McKinney, TT Dịch tễ học và sinh học, ĐH Leed cho biết: “Kết quả nghiên cứu mang tính tổng hợp cao của các nhà khoa học Đan Mạch là rất quan trọng và tin cậy vì tỉ lệ người tham gia nghiên cứu lớn với khoảng thời gian dài”.

Trước đó, một nhóm nghiên cứu độc lập của chính phủ Anh, do ngài William Stewart dẫn đầu cuũng khẳng định độ an toàn của điện thoại di động sản xuất sau thập niên 90.

Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên nên hạn chế dùng điện thoại di động ở trẻ em như một cách phòng ngừa bởi não bộ và hệ thần kinh vẫn đang trong giai đoạn phát triển. Còn chính phủ Anh hiện vẫn khuyến cáo người sử dụng điện thoại di động nên duy trì các cuộc liên lạc ngắn bằng di động còn các cuộc gọi dài bằng điện thoại cố định.

Theo Reuters

Lưu Ý : vì thường dùng mobile có bạn thường bị nhức đầu, căng thẳng thần kinh, đang bị trầm cảm hay stress nên tránh dùng mobile phone. Dùng càng ngắn càng ít càng tốt. Nếu bệnh được bớt thì thủ phạm chính là nó. Mình là bác sĩ tốt nhất để chăm sóc sức khõe cho bản thân.