Các chuyên gia cảnh báo, nếu sử dụng dụng cụ nấu ăn không đảm bảo chất lượng rất có thể, bạn đã đầu độc gia đình một cách ngấm ngầm.
Nhiều người có thói quen mua các dụng cụ đun nấu như nồi, xoong, ấm…bằng vật liệu nhôm, inox với giá rất rẻ tại các chợ cóc. Chỉ vài nghìn đến chục nghìn là bạn có thể có một chiếc nồi nhôm, trong khi loại do công ty sản xuất chính hãng thì giá phải gấp vài ba lần. Điều này cũng dễ hiểu vì những loại này được sản xuất từ những làng nghề thủ công mà nguồn nguyên liệu cũng từ những phế thải thu gom.
Nếu sử dụng dụng cụ nấu ăn không đảm bảo chất lượng rất có thể, bạn đã đầu độc gia đình một cách ngấm ngầm
Sau khi sơ chế, chúng còn được độn nhiều hoá chất, phụ gia để cán, đúc thành những nồi, xoong nên khó có thể đảm bảo là khi đun nấu bằng dụng cụ này có an toàn. Cũng không ai dám chắc, những sản phẩm này đã được kiểm định chất lượng trước khi bán ra thị trường. Chị Trần Ngọc Linh ở Thanh Xuân, Hà Nội cho biết, thường thì những dụng cụ này chỉ sau một thời gian dùng là màu xám lại, và lỗ chỗ bị rỗ.
Đặc biệt nếu sử dụng đun đồ mặn nhiều, hoặc để lưu trữ thức ăn thì thời gian xám màu và rỗ càng nhanh hơn. Chị Linh còn cho biết thêm, bố chồng chị là người rất hay dị ứng với mùi thức ăn lạ nên hễ hôm nào thức ăn còn thừa để lại trong nồi nhôm mà đem ra đun lại thì y như rằng, hôm đó ông cụ bị đau bụng.Thế nên, dù rất tiếc số tiền hơn 200.000đ bỏ ra mua bộ đồ nồi nhôm tái chế, chị vẫn dứt khoát bỏ chúng. Chị Linh kết luận: “Đừng thấy rẻ mà ham, các cụ vẫn nói đúng: Tiền nào của nấy”.
Lý giải về cơ chế gây độc của dụng cụ nấu ăn trên, TS Trần Hữu Hoan, Viện Hoá Công nghiệp cho biết: Dưới tác dụng của nhiệt độ sẽ thúc đẩy sự khuếch tán của các ion kim loại. Đặc biệt, khi có các chất xúc tác như chất mặn, chua thì các phản ứng hoá học này lại càng xảy ra nhanh hơn. Điều này, giải thích vì sao đồ dùng nhôm đựng thức ăn nóng, chua, mặn hoặc để qua đêm, bề mặt nhôm dễ bị rỗ.
Tuy nhiên, sự hoà tan ở mức độ nào đó còn tuỳ thuộc vào điều kiện nhiệt độ, thời gian lưu giữ nước cũng như chính bản thân vật liệu sản xuất dụng cụ đun nấu. TS Võ Công Nghiệp, Hội Địa chất Việt Nam đưa ra một dẫn chứng, nếu quan sát sẽ thấy, hàm lượng các kim loại (hoặc từ chính vật liệu chứa, đun nấu, hoặc từ chính nguồn nước) khi không hoà tan hết sẽ bị lắng đọng. Nguy hiểm hơn, kim loại có sự tích lũy dần trong cơ thể chứ không gây ngộ độc cấp. Đến một lúc tích lũy đủ hàm lượng, nó sẽ “tấn công” con người.
Việc hoà tan các ion kim loại khi đun nấu cũng được TS Nguyễn Thị Nhung, trưởng phòng phân tích Hoá – Quang phổ (Viện Địa chất) khẳng định khi chính bà làm thí nghiệm từ chiếc siêu đun nước sản xuất tại Trung Quốc mà cơ quan đang sử dụng. Như vậy, rõ ràng, nếu sử dụng lâu dài nguồn nước ô nhiễm kim loại, sự ảnh hưởng đến sức khoẻ là không thể tránh khỏi.
Theo Khoa Học & Đời Sống
Nhiều người có thói quen mua các dụng cụ đun nấu như nồi, xoong, ấm…bằng vật liệu nhôm, inox với giá rất rẻ tại các chợ cóc. Chỉ vài nghìn đến chục nghìn là bạn có thể có một chiếc nồi nhôm, trong khi loại do công ty sản xuất chính hãng thì giá phải gấp vài ba lần. Điều này cũng dễ hiểu vì những loại này được sản xuất từ những làng nghề thủ công mà nguồn nguyên liệu cũng từ những phế thải thu gom.
Nếu sử dụng dụng cụ nấu ăn không đảm bảo chất lượng rất có thể, bạn đã đầu độc gia đình một cách ngấm ngầm
Sau khi sơ chế, chúng còn được độn nhiều hoá chất, phụ gia để cán, đúc thành những nồi, xoong nên khó có thể đảm bảo là khi đun nấu bằng dụng cụ này có an toàn. Cũng không ai dám chắc, những sản phẩm này đã được kiểm định chất lượng trước khi bán ra thị trường. Chị Trần Ngọc Linh ở Thanh Xuân, Hà Nội cho biết, thường thì những dụng cụ này chỉ sau một thời gian dùng là màu xám lại, và lỗ chỗ bị rỗ.
Đặc biệt nếu sử dụng đun đồ mặn nhiều, hoặc để lưu trữ thức ăn thì thời gian xám màu và rỗ càng nhanh hơn. Chị Linh còn cho biết thêm, bố chồng chị là người rất hay dị ứng với mùi thức ăn lạ nên hễ hôm nào thức ăn còn thừa để lại trong nồi nhôm mà đem ra đun lại thì y như rằng, hôm đó ông cụ bị đau bụng.Thế nên, dù rất tiếc số tiền hơn 200.000đ bỏ ra mua bộ đồ nồi nhôm tái chế, chị vẫn dứt khoát bỏ chúng. Chị Linh kết luận: “Đừng thấy rẻ mà ham, các cụ vẫn nói đúng: Tiền nào của nấy”.
Lý giải về cơ chế gây độc của dụng cụ nấu ăn trên, TS Trần Hữu Hoan, Viện Hoá Công nghiệp cho biết: Dưới tác dụng của nhiệt độ sẽ thúc đẩy sự khuếch tán của các ion kim loại. Đặc biệt, khi có các chất xúc tác như chất mặn, chua thì các phản ứng hoá học này lại càng xảy ra nhanh hơn. Điều này, giải thích vì sao đồ dùng nhôm đựng thức ăn nóng, chua, mặn hoặc để qua đêm, bề mặt nhôm dễ bị rỗ.
Tuy nhiên, sự hoà tan ở mức độ nào đó còn tuỳ thuộc vào điều kiện nhiệt độ, thời gian lưu giữ nước cũng như chính bản thân vật liệu sản xuất dụng cụ đun nấu. TS Võ Công Nghiệp, Hội Địa chất Việt Nam đưa ra một dẫn chứng, nếu quan sát sẽ thấy, hàm lượng các kim loại (hoặc từ chính vật liệu chứa, đun nấu, hoặc từ chính nguồn nước) khi không hoà tan hết sẽ bị lắng đọng. Nguy hiểm hơn, kim loại có sự tích lũy dần trong cơ thể chứ không gây ngộ độc cấp. Đến một lúc tích lũy đủ hàm lượng, nó sẽ “tấn công” con người.
Việc hoà tan các ion kim loại khi đun nấu cũng được TS Nguyễn Thị Nhung, trưởng phòng phân tích Hoá – Quang phổ (Viện Địa chất) khẳng định khi chính bà làm thí nghiệm từ chiếc siêu đun nước sản xuất tại Trung Quốc mà cơ quan đang sử dụng. Như vậy, rõ ràng, nếu sử dụng lâu dài nguồn nước ô nhiễm kim loại, sự ảnh hưởng đến sức khoẻ là không thể tránh khỏi.
Theo Khoa Học & Đời Sống