Sức khỏe là cuộc sống. Cuộc sống là sức khỏe. Săn sóc sức khoẻ là điều hết sức cần thiết qua câu nói: "Sức khoẻ là vàng". Khi ta còn sức khỏe thì ta còn tất cả, khi sức khỏe bị mất mát hay hư hao trầm trọng thì cuộc đời sẽ mất hết đi ý nghĩa sống. Mong rằng những trang web đơn sơ này sẽ góp phần khiêm tốn trong việc nâng cao phẩm chất Sống Vui Sống Khỏe đến tất cả quý bạn đọc.
Thứ Hai, 30 tháng 6, 2008
Chủ Nhật, 29 tháng 6, 2008
Các trang web về y học
Website VN này và thấy có rất nhiều thông tin bổ ích: http://www.ykhoanet.com/
http://www.cimsi.org.vn/ Thông tin Y Dược Việt Nam
http://www.ykhoa.info/index.htm Thông tin Y khoa
http://nieukhoa.cjb.net/ Diễn đàn Y Khoa (niệu khoa)
http://www.nieukhoa.com/ Niệu và Nam khoa
http://www.drthuthuy.com/ Kiến thức về gan mật
http://www.webtretho.com/ Nhi khoa, trẻ em
http://www.thankinhhoc.com/ Thần kinh
http://yhoc.8m.com/ Y học Việt nam (Đông Dược)
http://www.ykhoa.net/ Thông tin chung chung
http://www.oshvn.net/yte/ktykhoa/INDEX.HTM Kiến thức Y khoa http://www.vietnam.qc.ca/ykhoa.htm Kiến thức Y khoa Montreal http://www.medinet.hochiminhcity.gov.vn/ Thông tin Y tế TpHCM http://www.vietnamsante.com/ Việt nam Y tế
Tin sức khỏe (hầu hết các báo đều có mục sức khỏe và đưa tin trùng lặp)
http://www.vim-online.com/news/suckhoe/
http://vnexpress.net/Vietnam/Suc-khoe/ http://www.vnn.vn/448/ http://www.nld.com.vn/suckhoe/?pID=MjcwOQ==&topic=MTU=&fontchu=
http://www.songmanh.org/ Tạp san
http://www.hueuni.edu.vn/ Đại học Y khoa Huế http://www.hmu.edu.vn/TiengViet/NetTraining/noidung.asp?MoID=6 Đào tạo qua mạng Y Hà nội
Tư vấn sức khỏe
http://www.gapvietnam.org/ Trung tâm kiểm soát và ngăn chặn bệnh HIV AIDS http://tuvantamly.vdcmedia.com/ Tư vấn tâm lý
http://www.heroin-aids.com/htm/index1.htm Heroin Aids
http://khoahoc.vnn.vn/gocyte/ Sức khỏe cộng đồng
http://www.nguoicui.org/index.html Hội những người bệnh phong Việt nam
http://www.vusta.org.vn/vietnamese/hoinganh/hoinganhtw_45.htm Tổng Hội Y Dược học Việt nam
http://www.datviet.com/diendan/forumdisplay.php?s=&forumid=250 Sức khỏe forum
http://www.danhbawebsite.com/index.php?cat=7http://www.angelfire.com/electronic/vietme/index.html Vietnam medicine online http://www.angelfire.com/electronic/vietme/tvydcu/VNMedSite.htm web site Y học Vn
http://www.organon.com/ web site về thuốc organon (chuyên về các dạng bệnh trầm cảm )
http://www.psychiatrymatters.md/ web site khá hay về sức khoẻ
http://www.cimsi.org.vn/ Thông tin Y Dược Việt Nam
http://www.ykhoa.info/index.htm Thông tin Y khoa
http://nieukhoa.cjb.net/ Diễn đàn Y Khoa (niệu khoa)
http://www.nieukhoa.com/ Niệu và Nam khoa
http://www.drthuthuy.com/ Kiến thức về gan mật
http://www.webtretho.com/ Nhi khoa, trẻ em
http://www.thankinhhoc.com/ Thần kinh
http://yhoc.8m.com/ Y học Việt nam (Đông Dược)
http://www.ykhoa.net/ Thông tin chung chung
http://www.oshvn.net/yte/ktykhoa/INDEX.HTM Kiến thức Y khoa http://www.vietnam.qc.ca/ykhoa.htm Kiến thức Y khoa Montreal http://www.medinet.hochiminhcity.gov.vn/ Thông tin Y tế TpHCM http://www.vietnamsante.com/ Việt nam Y tế
Tin sức khỏe (hầu hết các báo đều có mục sức khỏe và đưa tin trùng lặp)
http://www.vim-online.com/news/suckhoe/
http://vnexpress.net/Vietnam/Suc-khoe/ http://www.vnn.vn/448/ http://www.nld.com.vn/suckhoe/?pID=MjcwOQ==&topic=MTU=&fontchu=
http://www.songmanh.org/ Tạp san
http://www.hueuni.edu.vn/ Đại học Y khoa Huế http://www.hmu.edu.vn/TiengViet/NetTraining/noidung.asp?MoID=6 Đào tạo qua mạng Y Hà nội
Tư vấn sức khỏe
http://www.gapvietnam.org/ Trung tâm kiểm soát và ngăn chặn bệnh HIV AIDS http://tuvantamly.vdcmedia.com/ Tư vấn tâm lý
http://www.heroin-aids.com/htm/index1.htm Heroin Aids
http://khoahoc.vnn.vn/gocyte/ Sức khỏe cộng đồng
http://www.nguoicui.org/index.html Hội những người bệnh phong Việt nam
http://www.vusta.org.vn/vietnamese/hoinganh/hoinganhtw_45.htm Tổng Hội Y Dược học Việt nam
http://www.datviet.com/diendan/forumdisplay.php?s=&forumid=250 Sức khỏe forum
http://www.danhbawebsite.com/index.php?cat=7http://www.angelfire.com/electronic/vietme/index.html Vietnam medicine online http://www.angelfire.com/electronic/vietme/tvydcu/VNMedSite.htm web site Y học Vn
http://www.organon.com/ web site về thuốc organon (chuyên về các dạng bệnh trầm cảm )
http://www.psychiatrymatters.md/ web site khá hay về sức khoẻ
Thứ Bảy, 28 tháng 6, 2008
Thứ Sáu, 27 tháng 6, 2008
Thứ Tư, 25 tháng 6, 2008
Lợi ích của thú trồng vườn cho sức khỏe thể chất những người lớn tuổi
Vào mùa hè, tiết trời nóng ấm, đi ngang qua những khu gia cư của người dân tại Hoa Kỳ người ta thấy cây cỏ trong vườn xanh um, đủ loại hoa khoe sắc nơi vườn trước và một số gia đình còn trồng rau ở vườn sau. Trồng vườn là một thú vui của rất nhiều người. Đối với những ai sống trong các chung cư ở những thành phố lớn thì có muốn trồng vườn cũng khó. Để cung ứng phương tiện cho các cư dân có một mảnh đất trồng cây cảnh hay rau cỏ, rất nhiều thành phố dành ra một số đất công cho cư dân đến đây thể hiện thú vui tao nhã mà có khi còn rất thực tế nữa.
Lá Thư Mỹ Quốc hôm nay mời quí thính giả theo dõi bài viết của Lan Phương qua câu chuyện với ông Morris Klein, một khoa học gia làm việc tại phòng thí nghiệm quốc gia Los Alamos hiện đã hồi hưu và sinh sống tại thủ đô Washington và cụ Tân Lưu, một người trước đây từng dùng mảnh đất công được cấp phát vào mục đích rất thực dụng.
Khoa học gia Morris Klein năm nay 69 tuổi, về hưu từ mấy năm nay, rất thích vườn tược. Sống trong một căn chung cư nơi thủ đô Washington, không có đất riêng để trồng vườn, ông Klein mô tả điều kiện sống của ông
Ông Klein nói: "Vườn cộng đồng là một phúc lợi tuyệt vời cho người dân. Tôi sống trong một căn nhà hộp diêm, tức là căn chung cư, và trước đây khi còn làm việc, hằng ngày tôi vẫn phải ngồi trước một cái hộp gọi là cái máy vi tính. Giờ đây thì tôi sống gần vườn tược và cứ thế mà trồng trọt. Làm sao mà có được đất để trồng? Quí vị cứ việc ghi tên vào danh sách chờ đợi. Mỗi khu đất có một nhân viên coi sóc, theo dõi. Nếu ai được cấp đất mà không chịu chăm sóc cho cẩn thận, không chịu nhổ cỏ dại, không giữ cho thửa đất được gọn gàng, đẹp mắt, thì họ sẽ chất vấn quí vị và lấy lại thửa đất đó đem cấp cho người khác. Đó là lối mà cộng đồng quản trị những khu đất công. Thường thì phải mất 2, 3 năm chờ đợi người ta mới được cấp đất."
Khu đất mà ông Klein trồng nằm ngay bên kia đường, xế cửa viện bảo tàng hàng không và không gian ở thủ đô, và đây chỉ là một khoảnh đất mà ông được cấp. Ông được thêm 3 khoảnh đất nữa ở gần một nhà thờ trong thủ đô. Cộng tất cả ông được chừng 45 mét vuông. Những thửa đất này gần nhà, mỗi sáng ông đi bộ đến nơi chăm sóc vườn rau và cây cảnh. Theo đuổi thú trồng vườn từ 30 năm nay, ông Klein nêu lên những lợi ích của việc chăm sóc vườn tược
Ông Klein nói: "Ồ, thật là tuyệt. Nếu gặp một ngày đầy áp lực công việc ở sở làm thì trồng vườn giúp người ta khỏi phải trả tiền cho bác sỹ tâm thần. Tôi thích ngắm cây cỏ đâm chồi nảy lộc, mọc lên, rồi thành những cây rau trái. Hầu hết những thứ tôi trồng là rau nhưng tôi cũng giúp trồng hoa cho vườn bách thảo nữa. Khi làm vườn, tôi cảm thấy thư thái, yên bình. Tôi rất thích ngắm muôn hồng ngàn tía nở rộ, thật là dẹp, và nếu chúng ta có thể tô điểm cho cuộc đời dẹp thêm lên thì đấy là tất cả ý nghĩa của việc trồng vườn."
Chăm sóc vườn tược còn có lợi cho sức khỏe thể chất, nhất là những người lớn tuổi.
Ông Klein giải thích thêm: "Trồng vườn khiến tôi phải ở ngoài trời, được hưởng nhiều ánh nắng mặt trời. Người ta nói nếu không có đủ ánh nắng mặt trời thì sẽ không có đủ vitamin D bồi bổ cho xương, xương cốt sẽ bị xốp, dễ gãy. Trồng vườn là một thú vui tuyệt vời, đối với người lớn tuổi, nó còn là một cách vận động thân thể thật nhẹ nhàng. Một vài người mà tôi quen biết xuất thân từ nông trại. Họ đã canh tác, trồng trọt, gần gũi với đất đai. Bây giờ về hưu ra sống ở thành thị, họ nhớ ruộng vườn, nên được thửa đất trồng trọt tí chút giúp cho họ khuây khỏa rất nhiều."
Vì thích thưởng thức mùi vị của rau quả tươi nên ông Klein tự tay trồng cà chua, bầu bí, rau diếp, đậu ve và những loại rau thơm, chung quanh là hoa, trên các thửa đất mà thành phố cấp cho ông. Đến mùa cây đơm bông, kết trái trong khu vườn ở ngay giữa thành phố và không có hàng rào quây chung quanh, thỉnh thoảng khách qua lại thích mắt cũng hái đi mất của ông một ít những rau đậu mà ông trồng. Tuy nhiên, họ cũng để lại khá nhiều cho ông đem về. Ông còn mang những sản phẩm của khu vườn tặng cho hàng xóm vì thường thì ông và bà vợ không ăn hết. Khoa học gia Klein đã hồi hưu nói rằng chia sẻ với người lạ hay người quen cũng thế thôi.
Lá Thư Mỹ Quốc hôm nay mời quí thính giả theo dõi bài viết của Lan Phương qua câu chuyện với ông Morris Klein, một khoa học gia làm việc tại phòng thí nghiệm quốc gia Los Alamos hiện đã hồi hưu và sinh sống tại thủ đô Washington và cụ Tân Lưu, một người trước đây từng dùng mảnh đất công được cấp phát vào mục đích rất thực dụng.
Khoa học gia Morris Klein năm nay 69 tuổi, về hưu từ mấy năm nay, rất thích vườn tược. Sống trong một căn chung cư nơi thủ đô Washington, không có đất riêng để trồng vườn, ông Klein mô tả điều kiện sống của ông
Ông Klein nói: "Vườn cộng đồng là một phúc lợi tuyệt vời cho người dân. Tôi sống trong một căn nhà hộp diêm, tức là căn chung cư, và trước đây khi còn làm việc, hằng ngày tôi vẫn phải ngồi trước một cái hộp gọi là cái máy vi tính. Giờ đây thì tôi sống gần vườn tược và cứ thế mà trồng trọt. Làm sao mà có được đất để trồng? Quí vị cứ việc ghi tên vào danh sách chờ đợi. Mỗi khu đất có một nhân viên coi sóc, theo dõi. Nếu ai được cấp đất mà không chịu chăm sóc cho cẩn thận, không chịu nhổ cỏ dại, không giữ cho thửa đất được gọn gàng, đẹp mắt, thì họ sẽ chất vấn quí vị và lấy lại thửa đất đó đem cấp cho người khác. Đó là lối mà cộng đồng quản trị những khu đất công. Thường thì phải mất 2, 3 năm chờ đợi người ta mới được cấp đất."
Khu đất mà ông Klein trồng nằm ngay bên kia đường, xế cửa viện bảo tàng hàng không và không gian ở thủ đô, và đây chỉ là một khoảnh đất mà ông được cấp. Ông được thêm 3 khoảnh đất nữa ở gần một nhà thờ trong thủ đô. Cộng tất cả ông được chừng 45 mét vuông. Những thửa đất này gần nhà, mỗi sáng ông đi bộ đến nơi chăm sóc vườn rau và cây cảnh. Theo đuổi thú trồng vườn từ 30 năm nay, ông Klein nêu lên những lợi ích của việc chăm sóc vườn tược
Ông Klein nói: "Ồ, thật là tuyệt. Nếu gặp một ngày đầy áp lực công việc ở sở làm thì trồng vườn giúp người ta khỏi phải trả tiền cho bác sỹ tâm thần. Tôi thích ngắm cây cỏ đâm chồi nảy lộc, mọc lên, rồi thành những cây rau trái. Hầu hết những thứ tôi trồng là rau nhưng tôi cũng giúp trồng hoa cho vườn bách thảo nữa. Khi làm vườn, tôi cảm thấy thư thái, yên bình. Tôi rất thích ngắm muôn hồng ngàn tía nở rộ, thật là dẹp, và nếu chúng ta có thể tô điểm cho cuộc đời dẹp thêm lên thì đấy là tất cả ý nghĩa của việc trồng vườn."
Chăm sóc vườn tược còn có lợi cho sức khỏe thể chất, nhất là những người lớn tuổi.
Ông Klein giải thích thêm: "Trồng vườn khiến tôi phải ở ngoài trời, được hưởng nhiều ánh nắng mặt trời. Người ta nói nếu không có đủ ánh nắng mặt trời thì sẽ không có đủ vitamin D bồi bổ cho xương, xương cốt sẽ bị xốp, dễ gãy. Trồng vườn là một thú vui tuyệt vời, đối với người lớn tuổi, nó còn là một cách vận động thân thể thật nhẹ nhàng. Một vài người mà tôi quen biết xuất thân từ nông trại. Họ đã canh tác, trồng trọt, gần gũi với đất đai. Bây giờ về hưu ra sống ở thành thị, họ nhớ ruộng vườn, nên được thửa đất trồng trọt tí chút giúp cho họ khuây khỏa rất nhiều."
Vì thích thưởng thức mùi vị của rau quả tươi nên ông Klein tự tay trồng cà chua, bầu bí, rau diếp, đậu ve và những loại rau thơm, chung quanh là hoa, trên các thửa đất mà thành phố cấp cho ông. Đến mùa cây đơm bông, kết trái trong khu vườn ở ngay giữa thành phố và không có hàng rào quây chung quanh, thỉnh thoảng khách qua lại thích mắt cũng hái đi mất của ông một ít những rau đậu mà ông trồng. Tuy nhiên, họ cũng để lại khá nhiều cho ông đem về. Ông còn mang những sản phẩm của khu vườn tặng cho hàng xóm vì thường thì ông và bà vợ không ăn hết. Khoa học gia Klein đã hồi hưu nói rằng chia sẻ với người lạ hay người quen cũng thế thôi.
Trong khi đó tại thành phố Rosemead, bang California,một người gốc Việt, cụ Tân Lưu, năm nay gần 90 tuổi, cho biết cụ mới trả lại mảnh đất cộng đồng cấp cho cụ 2 năm nay vì lớn tuổi quá, không thể ngày ngày đi xe buýt đến khoảnh vườn để chăm bón được nữa. Là mẫu người điển hình cho phụ nữ Việt Nam, với tính đảm đang,bương chải và cần kiệm, cụ đã dùng mảnh đất đó cho mục tiêu rất thực dụng là kiếm tiền phụ giúp con cháu chi tiêu trong gia đình trong suốt 5 năm liền, bắt đầu vào lúc cụ đã ngoài 80.
Cụ Lưu nói: "Mảnh đất họ cho mình thì họ bảo mình giồng hoa, giồng bông, giồng cái gì để chơi, nhưng mà (tôi) giồng toàn những thứ rau để ăn sống không thôi, như tía tô, kinh giới, rau húng, rồi rau răm. Rồi mối nó đến nó mua của mình. Thí dụ như một tuần lễ cắt hai ngày hay ba ngày, thì ngày nào cắt, mối nó đến nó lấy. Mùa đông thì tuần lễ được chừng dăm trăm, mùa hè được chừng 200 (đôla)."
Không biết vì năng hoạt động hay vì nhờ bận rộn chăm sóc thửa vườn đó mà cho đến bây giờ cụ Tân vẫn còn đủ sức khỏe tiếp tục nấu nướng, thu vén nhà cửa, chăm lo cho đại gia đình sống quây quần trong căn nhà mà cụ mua từ 20 năm nay, mặc dù giờ đây tuổi hạc đã gần 90.
Quí vị vừa theo dõi cùng Lan Phương trong câu chuyện về lợi ích của thú trồng vườn và những mảnh đất nhỏ của cộng đồng được cấp phát cho những người thích chăm bón vườn tược tại Hoa Kỳ.
Thứ Sáu, 20 tháng 6, 2008
Để giúp ăn ngon miệng cho người có tuổi
Hình như chúng ta thường hay nghe người lớn tuổi than vãn rằng sao họ không cảm thấy đói bụng, ăn là ăn vậy chớ sao cũng chẳng thấy ngon như hồi lúc còn trẻ,v.v…
Mà đúng vậy thôi vì máy chạy liên tục trong suốt 60 -70 năm rồi, thì phải yếu đi thôi!
Về già, cơ thể tuy tiêu thụ ít năng lượng hơn lúc trẻ nhưng nó vẫn cần phải được cung cấp dưỡng chất một cách thường xuyên để có thể hoạt động hữu hiệu, để có thể tái tạo lại những mô chết, và cũng để có sức chống lại sự xâm nhập của vi trùng...
Có rất nhiều nguyên nhân có thể làm giảm sự ngon miệng, và làm mất cảm giác đói ở người già (anorexie du vieillissement).
Không đói bụng thì ăn ít nên kéo theo sự suy dinh dưỡng (malnutrition).
Càng về già thì cơ thể càng sản xuất ra chất cholécystokinine.
Đây là một loại hormone tiết ra từ tế bào ruột non, và công dụng của nó là tác động lên thành dạ dầy để kéo chậm lại thời gian thải thức ăn xuống ruột. Dạ dầy thường đầy ăm ắp nên chúng ta cảm thấy no và không ăn thêm thứ gì được nữa. Vị giác và khứu giác cũng mất đi độ bén nhạy lúc về già khiến cho chúng ta ăn cũng bớt ngon.
Tình trạng mất cảm giác ngon miệng càng trầm trọng hơn nếu chúng ta đang uống một vài loại thuốc tây chẳng hạn như thuốc trị rối loạn nhịp đập tim có chứa quinidine, thuốc kháng sinh streptomycine và pénicilline thường làm cho miệng có vị lạ khác thường.
Thuốc kháng đông có chất phénindione, thuốc chống co giật có phénytoine và thuốc trị bệnh Parkinson có lévadopa, tất cả những loại thuốc nầy đều có khuynh hướng làm giảm cảm giác về hương vị.
Sử dụng insuline trong một thời gian lâu dài có thể làm giảm cảm nhận về vị ngọt và về vị mặn.
Nói chung, tất cả những điều vừa kể trên đều dự phần trong việc làm những người nào ở vào lớp tuổi thất thập cổ lai hy ăn bớt ngon miệng và từ đó dần dần mất đi cái thú...ăn uống.
Cũng may có vài mẹo vặt để giúp ăn ngon miệng
- Nên tập thể dục, vận động một tí trước bữa ăn. Chúng ta có cảm giác đói bụng và ăn ngon miệng hơn.
- Tránh uống nhiều nước trước lúc ăn và trong lúc ăn. Tránh cãi lộn, tránh sân si…làm mất đói.
- Các bà nên có nhiều sáng kiến và sáng tạo hơn, như thay đổi món ăn thường xuyên, nên thay đổi menu hoặc đa dạng hóa món ăn, để tránh sự nhàm chán nếu bắt các ông phải ăn hoài một món thấy mà ngán ngược. Thỉnh thoảng hai người nên đi ăn tiệm đổi gu sẽ thấy ngon hơn ăn ở nhà.
- Một ly rượu chát nho nhỏ trước bữa ăn sẽ giúp chúng ta ăn ngon miệng hơn.
- Nếu mất ngon có nguyên nhân từ sự lệch lạc về vị giác, các bà nên tăng thêm gia vị trong lúc nấu nướng. Ớt, tiêu, gừng, sả là những món cần được nghĩ đến.
- Tránh dùng những loại thức ăn chứa quá nhiều dầu mỡ và quá béo vì chúng dễ làm cho mau no.
- Nên ăn thành những phần nhỏ nhưng ăn làm nhiều lần.
- Trong lúc dùng bữa nên nói những chuyện vui tươi và xây dựng, tránh cằn nhằn lẫn nhau về những chuyện không đâu vừa lãng nhách và vừa vô duyên, làm cho bữa cơm ăn mất ngon đúng với câu...“Trời đánh còn tránh bữa ăn”!
Kết luận
Ăn uống là việc rất phức tạp ở tuổi già. Vừa phải thỏa mãn đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng, vừa phải tránh né, kiêng cữ đủ mọi thứ để phòng các bệnh tim mạch, cao máu, tiểu đường, v.v...
Ăn uống đứng đầu trong hàng tứ khoái . Tuy nhiên, càng về già thì lần lần cả bốn món trước sau gì cũng càng từ từ giảm xuống để rồi tắt lịm đi.
Đến một lúc nào đó thì chỉ còn đói con mắt thôi, thấy thì thèm nhưng mà nuốt thì không vô nữa. Đó là dấu hiệu báo trước rằng ngày ra đi của ông anh hay của bà chị không còn xa lắm đâu.
Có lẽ đây cũng là sự an bài sắp đặt công bình của tạo hóa để chúng ta, những người già cả, biết tới ngày tới giờ của mình thì phải chấp nhận và an phận để...ra đi theo ông theo bà vậy./.
NGUYỄN THƯỢNG CHÁNH & NGUYỄN NGỌC LAN
Mà đúng vậy thôi vì máy chạy liên tục trong suốt 60 -70 năm rồi, thì phải yếu đi thôi!
Về già, cơ thể tuy tiêu thụ ít năng lượng hơn lúc trẻ nhưng nó vẫn cần phải được cung cấp dưỡng chất một cách thường xuyên để có thể hoạt động hữu hiệu, để có thể tái tạo lại những mô chết, và cũng để có sức chống lại sự xâm nhập của vi trùng...
Có rất nhiều nguyên nhân có thể làm giảm sự ngon miệng, và làm mất cảm giác đói ở người già (anorexie du vieillissement).
Không đói bụng thì ăn ít nên kéo theo sự suy dinh dưỡng (malnutrition).
Càng về già thì cơ thể càng sản xuất ra chất cholécystokinine.
Đây là một loại hormone tiết ra từ tế bào ruột non, và công dụng của nó là tác động lên thành dạ dầy để kéo chậm lại thời gian thải thức ăn xuống ruột. Dạ dầy thường đầy ăm ắp nên chúng ta cảm thấy no và không ăn thêm thứ gì được nữa. Vị giác và khứu giác cũng mất đi độ bén nhạy lúc về già khiến cho chúng ta ăn cũng bớt ngon.
Tình trạng mất cảm giác ngon miệng càng trầm trọng hơn nếu chúng ta đang uống một vài loại thuốc tây chẳng hạn như thuốc trị rối loạn nhịp đập tim có chứa quinidine, thuốc kháng sinh streptomycine và pénicilline thường làm cho miệng có vị lạ khác thường.
Thuốc kháng đông có chất phénindione, thuốc chống co giật có phénytoine và thuốc trị bệnh Parkinson có lévadopa, tất cả những loại thuốc nầy đều có khuynh hướng làm giảm cảm giác về hương vị.
Sử dụng insuline trong một thời gian lâu dài có thể làm giảm cảm nhận về vị ngọt và về vị mặn.
Nói chung, tất cả những điều vừa kể trên đều dự phần trong việc làm những người nào ở vào lớp tuổi thất thập cổ lai hy ăn bớt ngon miệng và từ đó dần dần mất đi cái thú...ăn uống.
Cũng may có vài mẹo vặt để giúp ăn ngon miệng
- Nên tập thể dục, vận động một tí trước bữa ăn. Chúng ta có cảm giác đói bụng và ăn ngon miệng hơn.
- Tránh uống nhiều nước trước lúc ăn và trong lúc ăn. Tránh cãi lộn, tránh sân si…làm mất đói.
- Các bà nên có nhiều sáng kiến và sáng tạo hơn, như thay đổi món ăn thường xuyên, nên thay đổi menu hoặc đa dạng hóa món ăn, để tránh sự nhàm chán nếu bắt các ông phải ăn hoài một món thấy mà ngán ngược. Thỉnh thoảng hai người nên đi ăn tiệm đổi gu sẽ thấy ngon hơn ăn ở nhà.
- Một ly rượu chát nho nhỏ trước bữa ăn sẽ giúp chúng ta ăn ngon miệng hơn.
- Nếu mất ngon có nguyên nhân từ sự lệch lạc về vị giác, các bà nên tăng thêm gia vị trong lúc nấu nướng. Ớt, tiêu, gừng, sả là những món cần được nghĩ đến.
- Tránh dùng những loại thức ăn chứa quá nhiều dầu mỡ và quá béo vì chúng dễ làm cho mau no.
- Nên ăn thành những phần nhỏ nhưng ăn làm nhiều lần.
- Trong lúc dùng bữa nên nói những chuyện vui tươi và xây dựng, tránh cằn nhằn lẫn nhau về những chuyện không đâu vừa lãng nhách và vừa vô duyên, làm cho bữa cơm ăn mất ngon đúng với câu...“Trời đánh còn tránh bữa ăn”!
Kết luận
Ăn uống là việc rất phức tạp ở tuổi già. Vừa phải thỏa mãn đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng, vừa phải tránh né, kiêng cữ đủ mọi thứ để phòng các bệnh tim mạch, cao máu, tiểu đường, v.v...
Ăn uống đứng đầu trong hàng tứ khoái . Tuy nhiên, càng về già thì lần lần cả bốn món trước sau gì cũng càng từ từ giảm xuống để rồi tắt lịm đi.
Đến một lúc nào đó thì chỉ còn đói con mắt thôi, thấy thì thèm nhưng mà nuốt thì không vô nữa. Đó là dấu hiệu báo trước rằng ngày ra đi của ông anh hay của bà chị không còn xa lắm đâu.
Có lẽ đây cũng là sự an bài sắp đặt công bình của tạo hóa để chúng ta, những người già cả, biết tới ngày tới giờ của mình thì phải chấp nhận và an phận để...ra đi theo ông theo bà vậy./.
NGUYỄN THƯỢNG CHÁNH & NGUYỄN NGỌC LAN
Thứ Tư, 18 tháng 6, 2008
Nụ Cười
Giá một nụ cười rẻ hơn giá tiền điện, thế nhưng nụ cười lại tỏa sáng nhiều hơn hàng trǎm bóng đèn điện. Không ai nghèo đến nỗi không thể mỉm một nụ cười, cũng không ai đủ giàu để sống mà không cần đến nụ cười của người khác. Một nụ cười - vốn liếng tuy nhỏ bé nhưng lại sinh hoa lợi nhiều, nó làm giàu cho kẻ đón nhận nó mà không hề làm kẻ trao tặng nó phải nghèo đi. Ngược lại, có khi người ta sẽ còn mãi mãi ghi nhớ.
Không ai đủ giàu mà bỏ qua không nhận lấy một nụ cười. Nụ cười tạo được hạnh phúc trong gia đình. Nụ cười là dấu hiệu của nhân ái. Nụ cười làm cho kẻ nhọc nhằn tìm được sự thoải mái dễ chịu. Nụ cười đem lại sự can đảm cho người nản chí, hoang mang.
Nếu có một lúc nào đó trong đời, bạn gặp một ai đó không cho bạn được một nụ cười như bạn đáng được nhận, thì bạn hãy quảng đại mà nở một nụ cười với người đó. Bởi vì không ai cần đến nụ cười cho bằng người không bao giờ biết cười.
Thứ Hai, 16 tháng 6, 2008
NGỘ ĐỘC THỰC PHẤM ( VI KHUẨN SALMONELLA) LÀ GÌ ?
Ngộ độc thực phẩm xảy ra khi chúng ta dùng phải thức ăn, thức uống dơ bẩn, bảo quản không đúng cách hoặc bị nhiễm trùng, virus, ký sinh trùng, nấm móc hay hóa chất độc hại.
Triệu chứng chính thường thấy là rối loạn tiêu hóa, đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa, nhức đầu, và sốt nóng. Các dấu hiệu nầy xảy ra 12 giờ tới 72 giờ sau khi dùng sản phẩm nhiễm trùng, hoặc có khi xuất hiện chậm hơn sau nhiều ngày... Bệnh thường dứt sau vài ba ngày hoặc cũng có thể kéo dài cả tuần lễ.
Bệnh có thể nặng ở trẻ em, ở người già cả, và ở những người nào có sức miễn dịch đã yếu sẵn vì đang mắc một chứng bệnh nào khác chẳng hạn như cancer hoặc sida, v.v...
VI KHUẨN SALMONELLA ĐƯỢC TÌM THẤY Ở ĐÂU?
Salmonella hiện diện tự nhiên trong ruột, trong phân của các loài động vật như heo, bò, gia cầm, rùa, rắn, các loài bò sát, v.v...
Thịt bò, thịt heo, thịt gà, trứng gà, sữa tươi không được hấp khử trùng (unpasteurized), cá, tôm, sò, ốc, rau cải hoa quả, giá sống, trái cantaloupe, v.v... đều có thể bị nhiễm khuẩn Salmonella.
Vi khuẩn Salmonella có rất nhiều chủng huyết thanh hay serovar
Một số động vật và đôi khi cũng có người, tuy bị nhiễm Salmonella nhưng không biểu lộ ra thành triệu chứng bệnh. Đây là những ổ bệnh reservoirs, carriers có mang thường xuyên vi khuẩn và đi lây nhiễm cho những các người và động vật khác.
Thịt có thể bị nhiễm tại lò sát sanh, hoặc lúc được biến chế.
BỆNH NHÂN CÓ TRIỆU CHỨNG GÌ KHI BỊ NHIỄM SALMONELLA?
Vi khuẩn Salmonella gây ra bệnh Salmonellosis.
Tại Bắc Mỹ, Salmonella typhimurium và Salmonella enteridis là hai chủng thường gặp nhất.
Tại Việt Nam, bệnh thương hàn do Salmonella typhi và Salmonella paratyphi A, B, C gây ra. Bệnh rất nguy hiểm, có thể có biến chứng xuất huyết đường tiêu hóa, ruột trở nên mỏng và có thể bị lủng đi. Cần phải được chữa trị tại bệnh viện.
Nói chung, triệu chứng nhiễm Salmonella cũng tương tự như các trường hợp ngộ độc khác, đôi khi cũng hơi giống bệnh cảm cúm. Bắt đầu bằng đau bụng quặn thắt, tiêu chảy, có thể có máu, sốt nóng, nôn mửa xuất hiện 12 giờ tới 72 giờ sau khi ăn, và bệnh kéo dài một tuần lễ.
Thông thường đa số người bị nhiễm khuẩn có thể hết bệnh mà không cần phải chữa trị đặc biệt ngoại trừ trường hợp bị mất nước nhiều.
Bệnh cũng có thể rất nặng ở người già cả, ở trẻ em, và ở những người có sức miễn dịch đã bị suy yếu sẵn vì một chứng bệnh nào khác.
Trường hợp có nhiễm trùng huyết septicemia, bệnh nhân cần phải được điều trị khẩn cấp tại bệnh viện bằng kháng sinh, dịch truyền, chữa trị phù trợ supportive treatment cũng như cần được theo dõi các biến chứng. Kháng sinh sử dụng có thể là Ampicillin, Gentamycin, Ciprofloxacin, Trimethoprim / Sulfamethoxazole, v.v...
Hiện tượng đề kháng kháng sinh cũng rất thường thấy xảy ra đối với một số chủng loại Salmonella.
Một số ít ca có thể biến chuyển sau 3 - 4 tuần với những biểu lộ như viêm kết mạc, đỏ mắt, xót mắt conjunctivitis, viêm niệu đạo hay ống thoát tiểu urethritis làm cho đái rát và viêm khớp reactive arthritis. Viêm khớp có thể trở thành mãn tính, kéo dài cả năm và khó trị dứt được.
Tất cả ba triệu chứng vừa nêu được gọi là được gọi chung là hội chứng Reiter’s hay Reiter’s syndrome.
Hội chứng Reiter’s có thể thấy xuất hiện trong các ca nhiễm vi khuẩn Salmonella, Shigella,Yersinia và Campylobacter.
NẤU NƯỚNG KỸ CÓ THỂ DIỆT ĐƯỢC VI KHUẨN SALMONELLA
Cũng như hầu hết các loài vi khuẩn khác, Salmonella dễ bị hủy diệt bởi nhiệt độ thích nghi.
LÀM SAO PHÒNG NGỪA SỰ LÂY NHIỄM SALMONELLA?
- Rửa tay thường xuyên bằng savon trước khi chuẩn bị làm thức ăn.
- Dụng cụ nhà bếp, dao, thớt phải được rửa kỹ lưỡng bằng nước javel pha 5ml trong 750ml nước.
- Rửa thật kỹ rau quả trước khi ăn.
- Trữ lạnh thức ăn ở nhiệt độ dưới 4 độ C (40 F) làm vi khuẩn phát triển chậm lại.
- Đông lạnh thịt và cá ở nhiệt độ -18ºC (0F) ngăn chặn hoàn toàn sự phát triển vi khuẩn Nhiệt độ nguy hiểm thích hợp cho vi khuẩn phát triển là từ +4 độ C đến +60 độ C hay từ 40ºF đến 140ºF.
- Cất thịt và rau cải trong những ngăn riêng biệt, tránh làm cho nước thịt dính vào rau cải.
- Nấu thật chín thức ăn, thịt thà cá mắm rồi hãy dùng là thượng sách nhất.
- Không nên ăn hột gà la cót, không chín có thể có chứa vi khuẩn Salmonella enteridis.
- Nhà có trẻ em dưới một tuổi không nên nuôi rùa rắn, và các loài bò sát vì chúng có thể chứa Salmonella.
- Rửa tay kỹ lưỡng sau khi hốt phân hoặc sờ mó súc vật.
- Những người đã bị nhiễm Salmonella nên tránh làm công việc chuẩn bị biến chế thức ăn cho người khác.
Theo Báo Việt tổng hợp
Chủ Nhật, 15 tháng 6, 2008
Thứ Bảy, 14 tháng 6, 2008
Thứ Năm, 12 tháng 6, 2008
Kéo Dài Tuổi Thọ Bằng Những Phương Pháp Đơn Giản
Liệu con người có thể làm chậm quá trình lão hóa? Câu trả lời là có. Người ta đã tìm thấy một số phương pháp dưỡng sinh trường thọ giản dị mà hiệu quả trong y học Đông phương, như nuốt nước bọt và gơ răng, cứu (đốt) huyệt Túc Tam Lý, xoa bàn chân, xát vùng lưng và xoa bóp vành tai.
Cứu huyệt Túc Tam Lý
Y học cổ có câu: "Đỗ phúc tam lý lưu", ý muốn nói cứu huyệt Túc Tam Lý có thể phòng chống các bệnh đường tiêu hóa, đặc biệt ở dạ dày và ruột. Không một nhà châm cứu nào không biết tới điều này. Song Túc Tam Lý còn là một huyệt vị nổi tiếng có tác dụng bảo vệ và nâng cao sức khỏe, phòng bệnh hữu hiệu, làm chậm tiến trình lão hóa và do đó kéo dài tuổi thọ. Bởi vậy, từ xưa đến nay, Túc Tam Lý còn được gọi là huyệt Trường Thọ.
Có nhiều cách để xác định vị trí của huyệt Túc Tam Lý, một cách định huyệt đơn giản là: sờ vào bờ trước xương ống chân từ dưới cổ chân ngược lên, đến gần khớp gối, nếu ngón tay bị mắc lại ở đâu thì đó là vị trí lồi của trước xương chày, từ đây đo ngang ra ngoài một khoát ngón tay là vị trí của huyệt. Khi ấn huyệt sẽ có cảm giác tê tức lan xuống bàn chân.
Do đâu Túc Tam Lý lại có công dụng đặc biệt như vậy? Trước hết, huyệt vị này có tác dụng tăng cường hoạt động của hai cơ quan trọng yếu trong nhân thể là tỳ và vị. Theo quan niệm của y học Đông phương, vị chủ thu nạp, tỳ chủ vận hóa, do đó tất cả đồ ăn thức uống muốn trở thành các chất dinh dưỡng cần thiết để duy trì hoạt động sống của cơ thể đều phải qua hoạt động hấp thu, tiêu hóa, chuyển vận và phân bố của tỳ và vị. Bởi vậy, cứu huyệt Túc Tam Lý thường xuyên cũng có nghĩa là nâng cao năng lực hoạt động của hai cơ quan này. Thứ đến, trong những năm gần đây, qua nhiều công trình nghiên cứu, các khoa học gia đã chứng minh được khả năng chống lão hóa của Túc Tam Lý qua việc bệnh nhân đã có nhiều thay đổi tốt về các bộ tuần hoàn, hô hấp, thần kinh, tiết niệu, nội tiết, miễn dịch và vận động ở người lớn tuổi.
Kỹ thuật cứu huyệt cũng đơn giản:
Dùng điếu ngải mua ở các tiệm thuốc Bắc, thuốc Nam, hoặc tự chế bằng cách lấy lá ngải cứu phơi khô trong bóng râm, bóp mịn, bỏ gân xơ, rồi dùng giấy mỏng cuốn lại như điếu thuốc lá, châm lửa rồi hơ lên huyệt với cự ly chừng 3 cm, sao cho da vùng huyệt nóng đều lên. Mỗi huyệt cứu trong 5-10 phút, mỗi ngày cứu một hoặc hai lần.
Nuốt nước bọt và gơ răng
Các thầy thuốc xưa coi nước bọt là một dịch thể quý giá và trân trọng gọi bằng nhiều tên khác nhau như ngọc tuyền, hoa trì thủy, ngọc trì thủy, thần thủy...
Trương Cảnh Nhạc, y gia trứ danh đời Minh (Trung Quốc), đã viết: "Thực ngọc tuyền giảm khả diên niên, trừ bách bệnh, năng nhuận ngũ tạng, duyệt cơ phu" (nghĩa là: nuốt nước bọt có thể sống lâu, trừ được nhiều bệnh, bồi bổ ngũ tạng, làm khỏe cơ đẹp da). Khoa học hiện đại đã chứng minh trong nước bọt có hơn chục loại men, khá nhiều sinh tố, nguyên tố, át xít hữu cơ và các chất rất cần thiết cho cơ thể, ví dụ như amylase trợ giúp tiêu hóa, lysozyme kháng khuẩn, immunoglobulin tăng cường miễn dịch... Vì thế, nuốt nước bọt nhiều lần rất tốt cho sức khỏe.
Gơ răng cũng là một vận động được y học Đông phương hết sức coi trọng vì nó giúp răng bền chắc, tăng cường khả năng sức nhai, làm tăng tiết nước bọt góp phần hỗ trợ tiêu hóa và bảo vệ dạ dày.
Vậy cách thức nuốt nước bọt và gơ răng cần được tiến hành như thế nào?
Trước tiên phải chọn tư thế nằm hay ngồi cho phù hợp, tinh thần hoàn toàn yên tĩnh, mắt khép hờ, toàn thân thư giản. Tiếp đó dùng lưỡi khuấy động trong miệng, xoa bóp mặt ngoài hàm trên và hàm dưới, khi nước bọt tiết đầy thì súc miệng 10 cái rồi dùng ý niệm phân làm 3 lần đưa nước bọt xuống đan điền. Sau đó nhẹ nhàng gơ hai hàm răng vào nhau 100 lần. Mỗi ngày làm 3 lần, mỗi lần lặp lại chu trình trên.
Xoa bàn chân
Lão Tử nói: "Thiên lý chi hành, thủy vu túc hạ" (nghĩa là đường đi ngàn dặm bắt đầu từ dưới bàn chân). Con người muốn đi xa lẽ nào không cần đến đôi bàn chân cứng cáp. Ngược lại, nếu bàn chân được bảo dưỡng đều đặn thì con người sẽ khỏe mạnh, sống lâu. Theo y học Đông phương, bàn chân là gốc rễ của cơ thể, là nơi có 6 đường kinh đi đến với hơn 30 huyệt vị châm cứu, chiếm gần 1/10 tổng số huyệt toàn thân. Bởi vậy, xoa bóp bàn chân thường xuyên có ư nghĩa rất lớn đối với sức khỏe.
Kỹ thuật xoa bóp bàn chân rất đơn giản:
Sau khi ngâm rửa bàn chân bằng nước ấm, dùng lòng bàn tay xoa lần lượt hai mắt cá, mu bàn chân, gan bàn chân và các ngón chân từ nhẹ đến mạnh, từ chậm đến nhanh, mỗi vùng xoa 50-100 lần. Cuối cùng, dùng ngón tay cái day hai huyệt Dũng Tuyền nằm ở điểm nối giữa 2/5 trước và 3/5 sau của đoạn nối đầu ngón chân thứ 2 với điểm giữa bờ sau gót chân, trong vòng 5 phút.
Xát vùng lưng
Lưng là bộ phận trọng yếu, với hơn 100 huyệt vị liên quan mật thiết đến tất cả các tạng phủ trong cơ thể. V´ thế, xoa xát vùng lưng có tác dụng lưu thông kinh mạch, điều hóa khí huyết, cải thiện chức năng tạng phủ, thư giãn tinh thần, giúp cơ thể khỏe mạnh và trường thọ.
Kỹ thuật xoa xát vùng lưng cũng hết sức đơn giản:
Sau khi tắm hoặc lau rửa toàn thân bằng nước ấm, dùng khăn gai dài vắt qua sau lưng rồi tiến hành xát ngang và dọc từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài, từ nhẹ đến mạnh với tần số 100-200 lần/phút. Nếu có người khác dùng gốc bàn tay xát cho thì càng tốt, thậm chí có thể dùng dụng cụ gãi ngứa bằng nhựa để tiến hành xát lưng. Sau khi xát, có thể dùng hai ngón tay cái day ấn dọc hai bên cột sống để nâng cao hiệu quả trị liệu.
Xoa bóp loa tai
Loa tai là hình ảnh thu nhỏ của toàn bộ cơ thể, trông giống như một bào thai nằm lộn ngược cuộn mình trong tử cung. Trên một diện tích rất nhỏ (trung bình 15 cm2) mà loa tai có tới hơn 100 huyệt vị châm cứu mỗi bên, tương ứng với tất cả các bộ phận, các cơ quan trọng yếu của cơ thể. Khi một bộ phận trong cơ thể bị bệnh thì huyệt vị tương ứng cũng biến đổi theo - và ngược lại, khi chúng ta tác động, kích thích lên một huyệt vị nào đó thì bộ phận tương ứng trong cơ thể cũng thay đổi theo.
Bởi vậy, tiến hành xoa bóp loa tai có ý nghĩa khởi động toàn bộ cơ thể, giúp điều hòa tạng phủ, làm lưu thông kinh mạch, từ đó giúp cho cơ thể đủ sức phòng và chống bệnh tật, bảo vệ và nâng cao sức khỏe, kéo dài tuổi thọ.
Cách thức xoa bóp loa tai như sau: trước tiên, xát hai bàn tay vào nhau cho nóng lên, rồi dùng lòng bàn tay và loa tai từ trên xuống dưới, từ trái sang phải. Tiếp đó, dùng hai ngón tay cái và ngón tay trỏ nhẹ nhàng vê vành tai thật kỹ sao cho tai nóng đều lên. Cần lưu ý xoa hết mọi ngóc ngách của tai. Mỗi ngày nên xoa 2 lần, khi tiến hành nên chọn nơi yên tĩnh, toàn thân và tinh thần thoải mái.
Như vậy, con người hoàn toàn có thể kéo dài tuổi thọ. Vấn đề chính yếu là ở chỗ phải làm thế nào để sống khỏe và sống lâu một cách có hiệu quả
Cứu huyệt Túc Tam Lý
Y học cổ có câu: "Đỗ phúc tam lý lưu", ý muốn nói cứu huyệt Túc Tam Lý có thể phòng chống các bệnh đường tiêu hóa, đặc biệt ở dạ dày và ruột. Không một nhà châm cứu nào không biết tới điều này. Song Túc Tam Lý còn là một huyệt vị nổi tiếng có tác dụng bảo vệ và nâng cao sức khỏe, phòng bệnh hữu hiệu, làm chậm tiến trình lão hóa và do đó kéo dài tuổi thọ. Bởi vậy, từ xưa đến nay, Túc Tam Lý còn được gọi là huyệt Trường Thọ.
Có nhiều cách để xác định vị trí của huyệt Túc Tam Lý, một cách định huyệt đơn giản là: sờ vào bờ trước xương ống chân từ dưới cổ chân ngược lên, đến gần khớp gối, nếu ngón tay bị mắc lại ở đâu thì đó là vị trí lồi của trước xương chày, từ đây đo ngang ra ngoài một khoát ngón tay là vị trí của huyệt. Khi ấn huyệt sẽ có cảm giác tê tức lan xuống bàn chân.
Do đâu Túc Tam Lý lại có công dụng đặc biệt như vậy? Trước hết, huyệt vị này có tác dụng tăng cường hoạt động của hai cơ quan trọng yếu trong nhân thể là tỳ và vị. Theo quan niệm của y học Đông phương, vị chủ thu nạp, tỳ chủ vận hóa, do đó tất cả đồ ăn thức uống muốn trở thành các chất dinh dưỡng cần thiết để duy trì hoạt động sống của cơ thể đều phải qua hoạt động hấp thu, tiêu hóa, chuyển vận và phân bố của tỳ và vị. Bởi vậy, cứu huyệt Túc Tam Lý thường xuyên cũng có nghĩa là nâng cao năng lực hoạt động của hai cơ quan này. Thứ đến, trong những năm gần đây, qua nhiều công trình nghiên cứu, các khoa học gia đã chứng minh được khả năng chống lão hóa của Túc Tam Lý qua việc bệnh nhân đã có nhiều thay đổi tốt về các bộ tuần hoàn, hô hấp, thần kinh, tiết niệu, nội tiết, miễn dịch và vận động ở người lớn tuổi.
Kỹ thuật cứu huyệt cũng đơn giản:
Dùng điếu ngải mua ở các tiệm thuốc Bắc, thuốc Nam, hoặc tự chế bằng cách lấy lá ngải cứu phơi khô trong bóng râm, bóp mịn, bỏ gân xơ, rồi dùng giấy mỏng cuốn lại như điếu thuốc lá, châm lửa rồi hơ lên huyệt với cự ly chừng 3 cm, sao cho da vùng huyệt nóng đều lên. Mỗi huyệt cứu trong 5-10 phút, mỗi ngày cứu một hoặc hai lần.
Nuốt nước bọt và gơ răng
Các thầy thuốc xưa coi nước bọt là một dịch thể quý giá và trân trọng gọi bằng nhiều tên khác nhau như ngọc tuyền, hoa trì thủy, ngọc trì thủy, thần thủy...
Trương Cảnh Nhạc, y gia trứ danh đời Minh (Trung Quốc), đã viết: "Thực ngọc tuyền giảm khả diên niên, trừ bách bệnh, năng nhuận ngũ tạng, duyệt cơ phu" (nghĩa là: nuốt nước bọt có thể sống lâu, trừ được nhiều bệnh, bồi bổ ngũ tạng, làm khỏe cơ đẹp da). Khoa học hiện đại đã chứng minh trong nước bọt có hơn chục loại men, khá nhiều sinh tố, nguyên tố, át xít hữu cơ và các chất rất cần thiết cho cơ thể, ví dụ như amylase trợ giúp tiêu hóa, lysozyme kháng khuẩn, immunoglobulin tăng cường miễn dịch... Vì thế, nuốt nước bọt nhiều lần rất tốt cho sức khỏe.
Gơ răng cũng là một vận động được y học Đông phương hết sức coi trọng vì nó giúp răng bền chắc, tăng cường khả năng sức nhai, làm tăng tiết nước bọt góp phần hỗ trợ tiêu hóa và bảo vệ dạ dày.
Vậy cách thức nuốt nước bọt và gơ răng cần được tiến hành như thế nào?
Trước tiên phải chọn tư thế nằm hay ngồi cho phù hợp, tinh thần hoàn toàn yên tĩnh, mắt khép hờ, toàn thân thư giản. Tiếp đó dùng lưỡi khuấy động trong miệng, xoa bóp mặt ngoài hàm trên và hàm dưới, khi nước bọt tiết đầy thì súc miệng 10 cái rồi dùng ý niệm phân làm 3 lần đưa nước bọt xuống đan điền. Sau đó nhẹ nhàng gơ hai hàm răng vào nhau 100 lần. Mỗi ngày làm 3 lần, mỗi lần lặp lại chu trình trên.
Xoa bàn chân
Lão Tử nói: "Thiên lý chi hành, thủy vu túc hạ" (nghĩa là đường đi ngàn dặm bắt đầu từ dưới bàn chân). Con người muốn đi xa lẽ nào không cần đến đôi bàn chân cứng cáp. Ngược lại, nếu bàn chân được bảo dưỡng đều đặn thì con người sẽ khỏe mạnh, sống lâu. Theo y học Đông phương, bàn chân là gốc rễ của cơ thể, là nơi có 6 đường kinh đi đến với hơn 30 huyệt vị châm cứu, chiếm gần 1/10 tổng số huyệt toàn thân. Bởi vậy, xoa bóp bàn chân thường xuyên có ư nghĩa rất lớn đối với sức khỏe.
Kỹ thuật xoa bóp bàn chân rất đơn giản:
Sau khi ngâm rửa bàn chân bằng nước ấm, dùng lòng bàn tay xoa lần lượt hai mắt cá, mu bàn chân, gan bàn chân và các ngón chân từ nhẹ đến mạnh, từ chậm đến nhanh, mỗi vùng xoa 50-100 lần. Cuối cùng, dùng ngón tay cái day hai huyệt Dũng Tuyền nằm ở điểm nối giữa 2/5 trước và 3/5 sau của đoạn nối đầu ngón chân thứ 2 với điểm giữa bờ sau gót chân, trong vòng 5 phút.
Xát vùng lưng
Lưng là bộ phận trọng yếu, với hơn 100 huyệt vị liên quan mật thiết đến tất cả các tạng phủ trong cơ thể. V´ thế, xoa xát vùng lưng có tác dụng lưu thông kinh mạch, điều hóa khí huyết, cải thiện chức năng tạng phủ, thư giãn tinh thần, giúp cơ thể khỏe mạnh và trường thọ.
Kỹ thuật xoa xát vùng lưng cũng hết sức đơn giản:
Sau khi tắm hoặc lau rửa toàn thân bằng nước ấm, dùng khăn gai dài vắt qua sau lưng rồi tiến hành xát ngang và dọc từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài, từ nhẹ đến mạnh với tần số 100-200 lần/phút. Nếu có người khác dùng gốc bàn tay xát cho thì càng tốt, thậm chí có thể dùng dụng cụ gãi ngứa bằng nhựa để tiến hành xát lưng. Sau khi xát, có thể dùng hai ngón tay cái day ấn dọc hai bên cột sống để nâng cao hiệu quả trị liệu.
Xoa bóp loa tai
Loa tai là hình ảnh thu nhỏ của toàn bộ cơ thể, trông giống như một bào thai nằm lộn ngược cuộn mình trong tử cung. Trên một diện tích rất nhỏ (trung bình 15 cm2) mà loa tai có tới hơn 100 huyệt vị châm cứu mỗi bên, tương ứng với tất cả các bộ phận, các cơ quan trọng yếu của cơ thể. Khi một bộ phận trong cơ thể bị bệnh thì huyệt vị tương ứng cũng biến đổi theo - và ngược lại, khi chúng ta tác động, kích thích lên một huyệt vị nào đó thì bộ phận tương ứng trong cơ thể cũng thay đổi theo.
Bởi vậy, tiến hành xoa bóp loa tai có ý nghĩa khởi động toàn bộ cơ thể, giúp điều hòa tạng phủ, làm lưu thông kinh mạch, từ đó giúp cho cơ thể đủ sức phòng và chống bệnh tật, bảo vệ và nâng cao sức khỏe, kéo dài tuổi thọ.
Cách thức xoa bóp loa tai như sau: trước tiên, xát hai bàn tay vào nhau cho nóng lên, rồi dùng lòng bàn tay và loa tai từ trên xuống dưới, từ trái sang phải. Tiếp đó, dùng hai ngón tay cái và ngón tay trỏ nhẹ nhàng vê vành tai thật kỹ sao cho tai nóng đều lên. Cần lưu ý xoa hết mọi ngóc ngách của tai. Mỗi ngày nên xoa 2 lần, khi tiến hành nên chọn nơi yên tĩnh, toàn thân và tinh thần thoải mái.
Như vậy, con người hoàn toàn có thể kéo dài tuổi thọ. Vấn đề chính yếu là ở chỗ phải làm thế nào để sống khỏe và sống lâu một cách có hiệu quả