Vào mùa hè, tiết trời nóng ấm, đi ngang qua những khu gia cư của người dân tại Hoa Kỳ người ta thấy cây cỏ trong vườn xanh um, đủ loại hoa khoe sắc nơi vườn trước và một số gia đình còn trồng rau ở vườn sau. Trồng vườn là một thú vui của rất nhiều người. Đối với những ai sống trong các chung cư ở những thành phố lớn thì có muốn trồng vườn cũng khó. Để cung ứng phương tiện cho các cư dân có một mảnh đất trồng cây cảnh hay rau cỏ, rất nhiều thành phố dành ra một số đất công cho cư dân đến đây thể hiện thú vui tao nhã mà có khi còn rất thực tế nữa.
Lá Thư Mỹ Quốc hôm nay mời quí thính giả theo dõi bài viết của Lan Phương qua câu chuyện với ông Morris Klein, một khoa học gia làm việc tại phòng thí nghiệm quốc gia Los Alamos hiện đã hồi hưu và sinh sống tại thủ đô Washington và cụ Tân Lưu, một người trước đây từng dùng mảnh đất công được cấp phát vào mục đích rất thực dụng.
Khoa học gia Morris Klein năm nay 69 tuổi, về hưu từ mấy năm nay, rất thích vườn tược. Sống trong một căn chung cư nơi thủ đô Washington, không có đất riêng để trồng vườn, ông Klein mô tả điều kiện sống của ông
Ông Klein nói: "Vườn cộng đồng là một phúc lợi tuyệt vời cho người dân. Tôi sống trong một căn nhà hộp diêm, tức là căn chung cư, và trước đây khi còn làm việc, hằng ngày tôi vẫn phải ngồi trước một cái hộp gọi là cái máy vi tính. Giờ đây thì tôi sống gần vườn tược và cứ thế mà trồng trọt. Làm sao mà có được đất để trồng? Quí vị cứ việc ghi tên vào danh sách chờ đợi. Mỗi khu đất có một nhân viên coi sóc, theo dõi. Nếu ai được cấp đất mà không chịu chăm sóc cho cẩn thận, không chịu nhổ cỏ dại, không giữ cho thửa đất được gọn gàng, đẹp mắt, thì họ sẽ chất vấn quí vị và lấy lại thửa đất đó đem cấp cho người khác. Đó là lối mà cộng đồng quản trị những khu đất công. Thường thì phải mất 2, 3 năm chờ đợi người ta mới được cấp đất."
Khu đất mà ông Klein trồng nằm ngay bên kia đường, xế cửa viện bảo tàng hàng không và không gian ở thủ đô, và đây chỉ là một khoảnh đất mà ông được cấp. Ông được thêm 3 khoảnh đất nữa ở gần một nhà thờ trong thủ đô. Cộng tất cả ông được chừng 45 mét vuông. Những thửa đất này gần nhà, mỗi sáng ông đi bộ đến nơi chăm sóc vườn rau và cây cảnh. Theo đuổi thú trồng vườn từ 30 năm nay, ông Klein nêu lên những lợi ích của việc chăm sóc vườn tược
Ông Klein nói: "Ồ, thật là tuyệt. Nếu gặp một ngày đầy áp lực công việc ở sở làm thì trồng vườn giúp người ta khỏi phải trả tiền cho bác sỹ tâm thần. Tôi thích ngắm cây cỏ đâm chồi nảy lộc, mọc lên, rồi thành những cây rau trái. Hầu hết những thứ tôi trồng là rau nhưng tôi cũng giúp trồng hoa cho vườn bách thảo nữa. Khi làm vườn, tôi cảm thấy thư thái, yên bình. Tôi rất thích ngắm muôn hồng ngàn tía nở rộ, thật là dẹp, và nếu chúng ta có thể tô điểm cho cuộc đời dẹp thêm lên thì đấy là tất cả ý nghĩa của việc trồng vườn."
Chăm sóc vườn tược còn có lợi cho sức khỏe thể chất, nhất là những người lớn tuổi.
Ông Klein giải thích thêm: "Trồng vườn khiến tôi phải ở ngoài trời, được hưởng nhiều ánh nắng mặt trời. Người ta nói nếu không có đủ ánh nắng mặt trời thì sẽ không có đủ vitamin D bồi bổ cho xương, xương cốt sẽ bị xốp, dễ gãy. Trồng vườn là một thú vui tuyệt vời, đối với người lớn tuổi, nó còn là một cách vận động thân thể thật nhẹ nhàng. Một vài người mà tôi quen biết xuất thân từ nông trại. Họ đã canh tác, trồng trọt, gần gũi với đất đai. Bây giờ về hưu ra sống ở thành thị, họ nhớ ruộng vườn, nên được thửa đất trồng trọt tí chút giúp cho họ khuây khỏa rất nhiều."
Vì thích thưởng thức mùi vị của rau quả tươi nên ông Klein tự tay trồng cà chua, bầu bí, rau diếp, đậu ve và những loại rau thơm, chung quanh là hoa, trên các thửa đất mà thành phố cấp cho ông. Đến mùa cây đơm bông, kết trái trong khu vườn ở ngay giữa thành phố và không có hàng rào quây chung quanh, thỉnh thoảng khách qua lại thích mắt cũng hái đi mất của ông một ít những rau đậu mà ông trồng. Tuy nhiên, họ cũng để lại khá nhiều cho ông đem về. Ông còn mang những sản phẩm của khu vườn tặng cho hàng xóm vì thường thì ông và bà vợ không ăn hết. Khoa học gia Klein đã hồi hưu nói rằng chia sẻ với người lạ hay người quen cũng thế thôi.
Lá Thư Mỹ Quốc hôm nay mời quí thính giả theo dõi bài viết của Lan Phương qua câu chuyện với ông Morris Klein, một khoa học gia làm việc tại phòng thí nghiệm quốc gia Los Alamos hiện đã hồi hưu và sinh sống tại thủ đô Washington và cụ Tân Lưu, một người trước đây từng dùng mảnh đất công được cấp phát vào mục đích rất thực dụng.
Khoa học gia Morris Klein năm nay 69 tuổi, về hưu từ mấy năm nay, rất thích vườn tược. Sống trong một căn chung cư nơi thủ đô Washington, không có đất riêng để trồng vườn, ông Klein mô tả điều kiện sống của ông
Ông Klein nói: "Vườn cộng đồng là một phúc lợi tuyệt vời cho người dân. Tôi sống trong một căn nhà hộp diêm, tức là căn chung cư, và trước đây khi còn làm việc, hằng ngày tôi vẫn phải ngồi trước một cái hộp gọi là cái máy vi tính. Giờ đây thì tôi sống gần vườn tược và cứ thế mà trồng trọt. Làm sao mà có được đất để trồng? Quí vị cứ việc ghi tên vào danh sách chờ đợi. Mỗi khu đất có một nhân viên coi sóc, theo dõi. Nếu ai được cấp đất mà không chịu chăm sóc cho cẩn thận, không chịu nhổ cỏ dại, không giữ cho thửa đất được gọn gàng, đẹp mắt, thì họ sẽ chất vấn quí vị và lấy lại thửa đất đó đem cấp cho người khác. Đó là lối mà cộng đồng quản trị những khu đất công. Thường thì phải mất 2, 3 năm chờ đợi người ta mới được cấp đất."
Khu đất mà ông Klein trồng nằm ngay bên kia đường, xế cửa viện bảo tàng hàng không và không gian ở thủ đô, và đây chỉ là một khoảnh đất mà ông được cấp. Ông được thêm 3 khoảnh đất nữa ở gần một nhà thờ trong thủ đô. Cộng tất cả ông được chừng 45 mét vuông. Những thửa đất này gần nhà, mỗi sáng ông đi bộ đến nơi chăm sóc vườn rau và cây cảnh. Theo đuổi thú trồng vườn từ 30 năm nay, ông Klein nêu lên những lợi ích của việc chăm sóc vườn tược
Ông Klein nói: "Ồ, thật là tuyệt. Nếu gặp một ngày đầy áp lực công việc ở sở làm thì trồng vườn giúp người ta khỏi phải trả tiền cho bác sỹ tâm thần. Tôi thích ngắm cây cỏ đâm chồi nảy lộc, mọc lên, rồi thành những cây rau trái. Hầu hết những thứ tôi trồng là rau nhưng tôi cũng giúp trồng hoa cho vườn bách thảo nữa. Khi làm vườn, tôi cảm thấy thư thái, yên bình. Tôi rất thích ngắm muôn hồng ngàn tía nở rộ, thật là dẹp, và nếu chúng ta có thể tô điểm cho cuộc đời dẹp thêm lên thì đấy là tất cả ý nghĩa của việc trồng vườn."
Chăm sóc vườn tược còn có lợi cho sức khỏe thể chất, nhất là những người lớn tuổi.
Ông Klein giải thích thêm: "Trồng vườn khiến tôi phải ở ngoài trời, được hưởng nhiều ánh nắng mặt trời. Người ta nói nếu không có đủ ánh nắng mặt trời thì sẽ không có đủ vitamin D bồi bổ cho xương, xương cốt sẽ bị xốp, dễ gãy. Trồng vườn là một thú vui tuyệt vời, đối với người lớn tuổi, nó còn là một cách vận động thân thể thật nhẹ nhàng. Một vài người mà tôi quen biết xuất thân từ nông trại. Họ đã canh tác, trồng trọt, gần gũi với đất đai. Bây giờ về hưu ra sống ở thành thị, họ nhớ ruộng vườn, nên được thửa đất trồng trọt tí chút giúp cho họ khuây khỏa rất nhiều."
Vì thích thưởng thức mùi vị của rau quả tươi nên ông Klein tự tay trồng cà chua, bầu bí, rau diếp, đậu ve và những loại rau thơm, chung quanh là hoa, trên các thửa đất mà thành phố cấp cho ông. Đến mùa cây đơm bông, kết trái trong khu vườn ở ngay giữa thành phố và không có hàng rào quây chung quanh, thỉnh thoảng khách qua lại thích mắt cũng hái đi mất của ông một ít những rau đậu mà ông trồng. Tuy nhiên, họ cũng để lại khá nhiều cho ông đem về. Ông còn mang những sản phẩm của khu vườn tặng cho hàng xóm vì thường thì ông và bà vợ không ăn hết. Khoa học gia Klein đã hồi hưu nói rằng chia sẻ với người lạ hay người quen cũng thế thôi.
Trong khi đó tại thành phố Rosemead, bang California,một người gốc Việt, cụ Tân Lưu, năm nay gần 90 tuổi, cho biết cụ mới trả lại mảnh đất cộng đồng cấp cho cụ 2 năm nay vì lớn tuổi quá, không thể ngày ngày đi xe buýt đến khoảnh vườn để chăm bón được nữa. Là mẫu người điển hình cho phụ nữ Việt Nam, với tính đảm đang,bương chải và cần kiệm, cụ đã dùng mảnh đất đó cho mục tiêu rất thực dụng là kiếm tiền phụ giúp con cháu chi tiêu trong gia đình trong suốt 5 năm liền, bắt đầu vào lúc cụ đã ngoài 80.
Cụ Lưu nói: "Mảnh đất họ cho mình thì họ bảo mình giồng hoa, giồng bông, giồng cái gì để chơi, nhưng mà (tôi) giồng toàn những thứ rau để ăn sống không thôi, như tía tô, kinh giới, rau húng, rồi rau răm. Rồi mối nó đến nó mua của mình. Thí dụ như một tuần lễ cắt hai ngày hay ba ngày, thì ngày nào cắt, mối nó đến nó lấy. Mùa đông thì tuần lễ được chừng dăm trăm, mùa hè được chừng 200 (đôla)."
Không biết vì năng hoạt động hay vì nhờ bận rộn chăm sóc thửa vườn đó mà cho đến bây giờ cụ Tân vẫn còn đủ sức khỏe tiếp tục nấu nướng, thu vén nhà cửa, chăm lo cho đại gia đình sống quây quần trong căn nhà mà cụ mua từ 20 năm nay, mặc dù giờ đây tuổi hạc đã gần 90.
Quí vị vừa theo dõi cùng Lan Phương trong câu chuyện về lợi ích của thú trồng vườn và những mảnh đất nhỏ của cộng đồng được cấp phát cho những người thích chăm bón vườn tược tại Hoa Kỳ.