Thứ Bảy, 15 tháng 3, 2008

Day bấm huyệt phòng và chữa bệnh cho người cao tuổi


Xoa bóp đã có từ lâu đời, khi mà con người còn chưa biết dùng đến thuốc. Như nhiều dân tộc khác trên thế giới, nước ta cũng sớm có môn xoa bóp dân tộc cổ truyền. Trải qua thời gian, cùng với các tiến bộ khoa học, môn xoa bóp trở thành một trong những người tiện riệng biệt có tác dụng tích cực trong việc bảo vệ tăng cường sức khỏe con người.

Ta có thể tự xoa bóp để phòng bệnh và chữa một số chứng bệnh. Tuy phạm vi và tác dụng chữa bệnh của nó còn có những hạn chế song cũng có thể giúp ích rất nhiều trong những trường hợp đột xuất.

Bài viết này nhằm hướng dẫn cách bấm và day huyệt (là một trong nhiều thủ thuật của xoa bóp) để tự giải quyết cho mình hoặc cho người thân. Đây là những cách rất đơn giản, chỉ cần dùng ngón tay để bấm hoặc day.

- Bấm huyệt: Dùng ngón tay cái, ngón trỏ hoặc ngón giữa (ngón tay phải được cắt móng để không làm rách da khi bấm) ấn vào huyệt với một áp lực đủ mạnh làm đau, tê, tức mà người được bấm vẫn chịu được khoảng từ 4-10 giây.

- Day huyệt: Có nghĩa là vẫn giữ áp lực như trên và không dời chỗ, vận động đầu ngón tay đã bấm chung quanh điểm bấm theo chiều kim đồng hồ độ 5-10 giây (dùng đầu ngón phía gan tay để bấm va day, không bấm day đầu ngón phía mu tay).

Một số huyệt tăng cường chức năng bộ tiêu hóa

Huyệt hợp cốc: Vị trí và cách lấy huyệt ngón tay cái và ngón tay trỏ xòe ra, lấy nếp gấp giữa đốt 1 và đốt 2 của ngón tay bên kia để vào hố khẩu tay này, đặt áp đầu ngón tay cái lên mu bàn tay, giữa 2 xương bàn tay 1 và 2, đầu ngón tay cái ở đâu chỗ đó là huyệt.

Tác dụng: Trị đau đầu, đỏ mắt, chảy máu cam, đau răng, điếc tai, liệt mặt, hầu họng sưng đau, ngón tay co giật, đau cánh tay, hàm răng cắn chặt, sốt không có mồ hôi, mồ hôi ra nhiều, bế kinh.
Kiêng: Phụ nữ có thai không bấm.

Huyệt tam túc lý
Vị trí ở dưới đầu gối 3 tấc, huỵêt ở bờ ngoài xương chày 1 tấc, ở dưới và ở ngoài lôi của xương chày 1 khoát ngón tay.

Cách lấy huyệt: Người tự bấm huyệt ngồi co chân lại, để lòng bàn tay ôm xương bánh chè, ngón tay giữa để ngoài xương chày 1 khoát ngón tay, đầu ngón tay giữa là huyệt.
Tác dụng: Tăng cường sức khỏe chung, chủ trị đau dạ dày, bụng đầy, tiêu hóa kém, tiêu chảy. táo bón, gối và cẳng chân đau nhức, bại liệt. Đây là huyệt phòng bệnh và nâng cao sức để kháng của cơ thể.

Huyệt công tôn:
Vị trí ở sau đốt 1 ngón chân 1 tấc, trước mắt cá trong, lấy ở trên đường tiếp giáp da gần chân với da mu chân ở bờ trong bàn chân, ngang chỗ tiếp nối của thân với đầu sau xương bàn chân.
Tác dụng: Trị đau hoặc nóng gan bàn chân, đau bụng dưới, đau dạu dày, không muốn ăn, nôn, động kinh.

Hằng ngày day bấm các huyệt trên một lần vào buổi sáng, cứ làm 20 ngày rồi nghỉ 3 ngày.
Một số huyệt có tác dụng tăng cường chức năng của tạng phủ

Huyệt đan trung:
Vị trí: Điểm gặp nhau giữa ngực và đường nối 2 đầu vú, chỗ lõm ngay khe liên sườn 4.
Tác dụng: Trị hen suyễn, đau ngực, thở kém, nấc, sản phụ thiếu sữa.


Huyệt thần môn
Vị trí: Bàn tay để ngửa, huyệt ở trên lằn nếp trên cổ tay, chỗ lõm khi nắm chặt ngón tay út.
Tác dụng: Trị lòng bàn tay nóng, đau vùng tim, tim đập mạnh hồi hộp, mất ngủ, hay quên, ngớ ngẩn, động kinh.


Huyệt thái xung
Vị trí: Ở góc khe giữa của hai xương bàn chân thứ 1 và thứ2.
Tác dụng: Trị đau phía trước mắt cá trong, tiểu đục, tiểu rắt, bí tiểu, kinh phong trẻ em, tăng huyết áp.

Huyệt chương môn
Vị trí ở phía bên bụng, ngay đầu xương sườn cụt thứ 12.
Tác dụng: Trị đau mạn mỡ, đau cạnh sườn, bệnh đường mật, đầy bụng, tiêu chảy.

Huyệt dũng tuyền
Vị trí ở điểm giáp 1/3 trước với 2/3 sau của lòng bàn chân (không kể ngón). Khi co bàn chân lại thì chỗ lõm rõ lên, đó là huyệt.
Tác dụng: Trị nóng hay lạnh gan bàn chân, hạ huyết áp, đau đầu, chóng mặt, đau sưng họng, đại tiện khó, bí tiểu tiện, cấp cứu chết đuối.

Huyệt tam âm giao
Vị trí trên mắt cá trong 3 tấc, ở bờ sau xương chày. Đây là huyệt giao nhau giữa 3 kinh tỳ vị hư nhược, sôi bụng, đầy bụng, phân lỏng, rối loạn tiêu hóa, kinh nguyệt không đều, rong kinh, khí hư, bế kinh, di mộng tinh, tiểu khó, tiểu buốt, đái dầm, toàn thân đau nhức, mất ngủ.

Một số huyệt có tác dụng bổ khí

Lúc mệt, yếu hơi, tiếng nói yếu ớt, sức khỏe suy nhược thì nên dùng hai huyệt khí hải và quan nguyên. Đây là 2 huyệt cường tráng.

Huyệt khí hải
Vị trí ở dưới rốn 1,5 tấc.
Tác dụng: Đau bụng quanh rốn, bệnh về hệ sinh dục và kinh nguyệt, của phụ nữ, khí hư, ngũ tạng hư, tay chân quyết lạnh.

Huyệt quan nguyên
Vị trí ở dưới rốn 3 tấc
Tác dụng: Bệnh về kinh nguyệt, khí hư, vô sinh, di mộng tinh, liệt dương, đau bụng dưới, tiêu chảy, tiểu rắt, tiểu buốt, cấp cứu chứng thoát của trúng phong huyệt, dùng để bổ các chứng hư tổn.

BS. Nguyễn Thị Hồng