Thứ Ba, 16 tháng 11, 2010

Tự Điển Y Khoa ( BS Nguyễn Văn Đức, Bác Sĩ : Nguyễn Minh Trung, Bác sĩ Thái Minh Trung ...)


Tự Điển Y Khoa

A
Ánh nắng hại cho da
Ăn nhiều hành tỏi có thể ngừa bệnh ung thư - BS Nguyễn Văn đức

Ánh sáng ở mọi nơi - BS Thái Minh Trung

B
Bệnh do thức ăn nước uống - BS Nguyễn Văn Đức
Bệnh tả ( cholera )
Bệnh run Parkinson
Bệnh suyễn - BS Nguyễn Văn đức
Bệnh tiểu đường - BS Nguyễn Văn đức
Bệnh trầm cảm - BS Nguyễn Văn đức
Bệnh vảy hồng
Bệnh xốp xương
Bệnh cường giáp trạng
Bệnh cảm - BS Nguyễn Văn Đức
Bệnh trái rạ - BS Nguyễn Văn đức
Bệnh trầm cảm - Bác sĩ Thái Minh Trung
Bệnh mụn mặt - Bac Sĩ Nguyễn Văn Đức
Bệnh cúm heo,những điều cần biết - BS Ngô Phùng Hy
Bệnh khớp thoái biến
Bệnh viêm màn gân lót bàn chân ( Plantar Fascitis )
Bệnh mất ngủ kinh niên - Bác Sĩ : Nguyễn Minh Trung
Bệnh viêm gan C - Bác sĩ Nguyễn văn Đức
Bệnh viêm gan B
Bí quyết giữ mức huyết áp
Biến chứng mắt
Biến chứng tiểu đường
Bỏ thuốc lá có muôn lợi
Bướu thịt tử cung ( Uterine myomas ) - BS Nguyễn Văn Đức

C
Các biến chứng của bịnh tiểu đường
Cà rót , nhân sâm của người nghèo
Các thuốc chống đau - Bác sĩ Nguyễn Văn Đức
Các thuốc chữa trị di ứng mủi
Cách chữa trị nghiện hóa chất - BS Thái Minh Trung
Chocolate có tác dụng ngăn ngừa đau tim
Cholesterol tốt , cholesterol xấu
Chọn giày
Chữ trị tiểu đương : ăn kiêng , vận động
Chữa trị và phòng ngừa tai biến mạch máu não - Bác Sĩ Nguyễn Văn Đức
Chúc mừng năm mới
Chúc mừng năm mới (tiếp theo)
Coi chừng sức khõe
Cúm heo - BS Nguyễn Văn Đức

D
Da mùa lạnh
Đậu nành và cá giúp giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư
Đau vai - BS Nguyễn Văn Đức
Dị ứng thuốc và phản ứng thuốc
Dùng thuốc cho các vị cao niên
Dư Vitamin A có hại cho xương
Duy trì sức khoẻ các vị cao niên

G
Gãy xương hông ở các vị có tuổi - BS Nguyễn Khắc Đoan
Giận và chiến tranh - BÁC SĨ THÁI MINH TRUNG
Giáo dục trẻ con bằng tĩnh lặng

H
Hạ thấp quá đ1ng chỉ số cholesterol trong máu
Hiểu biết khoa học mới nhất về Tâm Tĩnh Lặng - BS Thái Minh Trung
Ho
Hòa nhập dòng y khoa Mỹ
Hôi miệng

K
Kham ngừa bịnh khi có medicare - BS Nguyễn Văn Ðức
Khạc ra máu
Khám tổng quát
Khí lạnh mùa Đông
Không nên lạm dụng kháng sinh.
Kinh nghiêm về Heart attact

L
Lanh quá ! Lạnh quá ! BS Nguyễn Văn Đức

N
Năm loại thức ăn làm giảm cholesterol - Bác Sĩ Nguyễn Thị Nhuận
Ngứa mùa Đông (Winter itch) - Bác sĩ Nguyễn văn Đức
Nghiện hóa chất - Bác Sĩ Thái Minh Trung
Nên uống thuốc với nước gì - Dược sĩ Nguyễn Hữu Đức
Ngừa và truy tìm - Bác sĩ Nguyễn văn Đức
Ngừa sưng phổi : Pneumococcus - Bác Sĩ Nguyễn Văn Đức
Ngừa cúm 2010 - 2011 - BS Nguyễn Văn đức
Ngừa cúm 2008 - BS Nguyễn Văn đức
Những nguy cơ gây bệnh tim mạch
Nổ mề đay
Những mãnh đời bõ lại - Bác sĩ Thái Minh Trung
Nhiễm trùng bàng quang - Bác Sĩ Nguyễn Văn Đức

P
Phòng ngừa ung thư ruột già

R
Rụng tóc
Rung tâm nhĩ ( Các vị cao niên cần đọc bài nầy )

S
Sưng phổi (Pneumonia) - Bác Sĩ Nguyễn văn Đức
Sưng ruột dư ( Appendicitis ) - BS Nguyễn Văn Đức
Sức khỏe là vàng - Bác sĩ Nguyễn Văn Đức

T
Tai biến mạch máu nảo - Bác Sĩ Nguyễn Văn Đức
Thái độ trước sự hóa già - BS Nguyễn Ý Đức
Tin vui cho những người cao Cholesterol
Trị bệnh mất ngủ kinh niên - Bác Sĩ : Nguyễn Minh Trung
Trụ sinh ( Antibiotic ) - BS Nguyễn Văn Đức

U
Ung thư phổi( Lung cancer ) - BS Nguyễn Văn Đức
Ung thư vú - Bác sĩ Nguyễn văn Đức
Ung thư ruột già ( colon cancer ) - BS Nguyễn Văn đức


Chủ Nhật, 24 tháng 10, 2010

Bệnh Chân + Tay ( chữa theo Khí Công Y Đạo thầy Đỗ Đức Ngọc )


Chân :

Bệnh Nan Y-33: Bị chuột rút ở cổ chân trái và thỉnh thoảng vai phải cử động tự nhiên bị co rút đau phát khóc, tây y tìm không ra bệnh.

Bệnh Nan Y-28 : hai chân tê đau buốt từ đầu gối xuống bàn chân

Bệnh Nan Y-27: đau rút gân cổ chân đi không được …

Bệnh Nan Y-21: Công dụng của nhiệt kế ThermoFlash trong việc tìm nguyên nhân gây bệnh Parkinson

Bệnh Nan Y -14: Đang điều trị bệnh Parkinson 6 năm, càng ngày càng đi đứng khó khăn nặng nề, chân tay co quắp hơn

Bài 266: Hỏi cách chữa bệnh Parkinson

Bài 103: Bệnh Parkinson

Bài 286: Hỏi cách chữa chân đùi tự nhiên bị teo nhỏ

Bài 257: đau nhức chân đứng không vững,

Bài 245: Cách chữa teo cổ chân

Bài 238: Cách chữa bệnh liệt chân do teo tủy sống ở cổ ngực.

Bài 211: Bệnh ống chân thâm đen và uống thuốc cao áp huyết 20 năm mà áp huyết vẫn còn qúa cao (trên 180)

Bài 189: Chân lạnh có cảm giác như kim châm

Bài 168: Chân phải teo yếu

Bài 68: Các chữa chân lạnh ở người lớn tuổi

Bài 60: Đi đứng mất thăng bằng do hậu quả vi trùng ăn đứt mạch vành tim

Bài 59: Viêm gót chân; Sưng cổ chân; Đau cứng gáy-vai;

Bài 45: Viêm đa khớp

Bài 42: Bệnh đau gan bàn chân

Bài 30: Chân dài chân ngắn

Bài 27: Cách Chữa Tê Buốt Tay Vai, Chân.

Tay :

Bệnh Nan Y-30 : Đau cườm tay, chờ ngày mổ

Bệnh Nan Y -11: Đau cứng ngón tay cái bên phải không cử động được

Bài 264: Hỏi cách chữa tê tay trái, cơ bắp, mông đùi, mu bàn chân trái, áp huyết thấp.

Bài 261: Hỏi cách chữa teo cơ bắp tay, đau tê tay vai,

Bài 236: Cách chữa đau buốt mẩu xương ở khuỷu tay phải đã gần 1 năm không khỏi.

Bài 214:bệnh đau thấp khớp, thoái hóa đốt sống.

Phản hồi bài 214

Bài 191: Tay tê cứng nhức mỏi không nắm cầm được.

Bài 176: Co giật cứng cánh tay trái và co rút cứng 2 ngón tay út và áp út.

Bài 175: Đau nhức cổ gáy do trật xương cổ gáy khi nằm ngủ.

Bài 169: ngứa, tê lạnh hai tay

Bài 157: Bại liệt teo cơ cánh tay trái do sốt tê liệt đã 26 năm.

Bài 87: Nhức đầu, Đau Cổ Tay

Bài 57: Tê hai tay

Bài 34: Tê tay, cánh tay, bàn tay, đầu cổ, mất cảm giác gần như tê liệt

Bài 3: Đau tay

Thứ Bảy, 6 tháng 3, 2010

Thứ Tư, 3 tháng 3, 2010

Ẩm thực trị bệnh viêm tuyến tiền liệt


Viêm tuyến tiền liệt là bệnh hay gặp ở nam thành niên, thường do viêm đường tiết niệu, viêm túi tinh, viêm tinh hoàn... mà dẫn tới. Viêm tuyến tiền liệt có thể chia thành 2 loại: cấp tính và mạn tính.

Viêm tuyến tiền liệt cấp tính thường có triệu chứng toàn thân như sốt cao, rét run, đau mỏi toàn thân, ăn uống giảm, đau đầu, bí đại tiện, tinh thần mệt mỏi, mất sức, trường hợp do nhiễm khuẩn ngược dòng từ dưới lên có thể trước khi có các triệu chứng bệnh toàn thân: có các triệu chứng tiểu nhiều lần, tiểu buốt, tiểu gấp, tiểu đau và có thể tiểu máu, tiểu nhỏ giọt. Người bệnh cảm thấy đau trướng phần bụng dưới, đồng thời lan tỏa về phía phần hông, dương vật và phần đùi, khi đi ngoài trong trực tràng có cảm giác không thoải mái hoặc đau. Thăm khám trực tràng có thể sờ thấy tuyến tiền liệt sưng to, khi sờ đau rõ rệt, sốt, nếu có mủ thì có thể xuyên rách vỡ từ niệu đạo sau, trực tràng chảy ra mủ loãng kèm có dịch mủ thối, nếu tổn thương tới niệu đạo mủ có thể chảy ra từ miệng vết thương.

Viêm tuyến tiền liệt mạn tính trạng thái nặng nhẹ khác nhau, nói chung người bệnh thường có cảm giác đau hoặc khó chịu, đau lan tỏa phần hậu môn trực tràng, đồng thời có thể tiểu buốt, tiểu đau, tiểu nhiều lần, thường kèm tinh thần mệt mỏi, eo lưng đau mỏi, di tinh, xuất tinh sớm, ngoài ra có thể kèm theo viêm thận bể thận, viêm khớp, viêm thần kinh...

Theo Đông y nếu niệu đạo có chất phân tiết và trường hợp tiểu nhói đau vẫn thuộc phạm trù triệu chứng lâm, nếu tuyến tiền liệt hình thành mủ thì thuộc huyền ung. Bệnh này do nóng ẩm độc gây bệnh bức xuống bụng dưới, ngăn kết không tan, dẫn tới kinh lạc ngăn cách, khí huyết ngưng trệ, khí hóa của bàng quang không thông mà thành.

Nguyên tắc ăn uống:

Viêm tuyến tiền liệt là do nóng ẩm độc gây bệnh ứ trệ ở bụng dưới dẫn tới, do vậy nên chọn thức ăn tính thiên về mát như lê tươi, cam, mía, chuối tiêu, rau cần...

Người bệnh nên uống nhiều nước, qua bài tiểu xung rửa đường tiểu vi khuẩn không ngừng lưu sinh sôi.

Người bệnh viêm tiền liệt tuyến nên giữ thông đại tiện, do vậy nên ăn nhiều thức ăn có xellulo hoặc có tác dụng nhuận tràng như rau cần, cải củ, lê tươi, chuối, mật ong...

Không ăn các thức ăn cay, các chất kích thích, thức ăn mỡ nhớt, nướng rán, nếu không có thể giúp nhiệt sinh hỏa, tăng nặng trạng thái chứng bệnh của bệnh này.

Nếu dùng các thức ăn thấm nhẹ, thông ẩm hoặc có tác dụng lợi tiểu như trà xanh, đậu đỏ, đậu xanh, ý dĩ nhân, xa tiền tử... có thể khiến cho nóng ẩm tiết xuống.

Món ăn - bài thuốc:

Bài 1: Mứt hồng 2 quả, thêm nước vừa đủ nấu canh, thêm 6g đăng tâm cùng sắc, thêm đường trắng vừa ngọt, nấu canh dùng uống, mứt hồng có thể ăn, dùng cho người viêm tuyến tiền liệt hậu môn đau rát kèm lòi dom.

Bài 2: Ngân nhĩ 30g, chuối tiêu 1 quả, thêm nước nấu nhừ ngân nhĩ, chuối tiêu thái đoạn ngắn cùng nấu với ngân nhĩ một lát là có thể ăn được, mỗi ngày một bát, dùng khi tân dịch giảm, huyết hư, táo bón.

Bài 3: Núm hồng 3 cái, xa sàng tử 30g, thăng ma 15g, cùng sắc nước, đợi ấm, ngồi tắm xông rửa, mỗi lần ngâm khoảng 20 phút.

Bài 4: Quả sung 30g, đường phèn vừa đủ, thêm nước nấu uống thay trà, mỗi ngày một lần, dùng cho người viêm tuyến tiền liệt, tiểu không thông, kèm đau nhói.

Bài 5: Gạo tẻ 30g, lá sen tươi 1 tàu, lá sen chọc lỗ, bọc gạo tẻ, dùng lửa nhỏ thêm nước nấu thành dạng hồ húp cháo, dùng chữa viêm tuyến tiền liệt mạn tính, dạ dày, lách hư yếu, phân nát, loãng.

Bài 6: Râu ngô 60g, vỏ dưa hấu khô 60g (tươi thì 200g), chuối tiêu 3 quả bỏ vỏ, thêm 4 bát nước sắc còn 1 bát, thêm đường phèn vừa đủ, chia 2 lần uống trong ngày, dùng chữa viêm tuyến tiền liệt có tiểu nhói đau, tiểu gấp không thông.

Bài 7: Vỏ bí xanh 50g, đậu tằm 60g, nước 3 bát sắc còn 1 bát, bỏ bã dùng uống (nếu người bệnh dị ứng với đậu tằm thì không dùng bài thuốc này), dùng cho người viêm tiền liệt tuyến, tiểu nhiều lần, tiểu gấp, tiểu nhói đau, nóng rát.

Bài 8: Quả dâu 60g, sinh ý dĩ nhân 30g, đậu xanh 30g, thêm nước 4 bát sắc còn 2 bát, thêm đường vừa đủ, bỏ bã, uống nước, dùng cho người viêm tuyến tiền liệt kèm đau mỏi thắt lưng, loét miệng lưỡi.

Tóm lại: Viêm tiền liệt tuyến là bệnh thường gặp ở nam giới thành niên, cơ chế bệnh là do nóng ẩm, độc gây bệnh, bức ở bụng dưới, ngăn kết không tan mà dẫn tới. Do vậy để chữa trị bằng món ăn, cần phối hợp các thức ăn giải nhiệt giải độc, lợi tiểu tiêu ẩm. Đối với trường hợp viêm mạn tính thận khí cũng hư, thì trong chữa trị bằng ăn uống, nên phối hợp các thức ăn bổ ích gan thận để chữa trị bổ trợ..

BS. Thanh Quy

http://nauanchay.tk

Thứ Hai, 1 tháng 3, 2010

Tác động 'sởn gai ốc' của sóng điện thoại di động ( ĐTDĐ )



Một thử nghiệm đơn giản giúp hình dung những tác động của sóng điện từ phát ra từ ĐTDĐ khi hoạt động, nhưng cũng đủ khiến bạn không còn muốn đeo điện thoại liên tục bên sườn suốt cả nữa.

Từ lâu, dù chưa có kết luận nghiên cứu khoa học nào khẳng định 100%, nhưng người sử dụng ĐTDĐ cũng đã được cảnh báo về những ảnh hưởng do sóng điện từ phát ra từ "dế". Chẳng hạn, người dùng không nên để ĐTDĐ sát người trong thời gian dài, không nên nghe ĐTDĐ quá lâu để tránh ảnh hưởng của sóng điện từ tác động tới não.

Ở những nơi sóng yếu, ĐTDĐ sẽ phải tăng cường độ phát sóng điện từ để có được đủ tín hiệu sóng cần thiết, nên việc nghe ĐTDĐ tại những nơi sóng yếu cũng được nhà sản xuất cảnh báo người sử dụng nên hạn chế.

Việc để ĐTDĐ trong túi ngực cũng hết sức nên tránh, vì trong máu có nhiều chất sắt và tim có thể bị ảnh hưởng của sóng điện từ dẫn tới loạn nhịp.

Trong thử nghiệm trên, một miếng nhôm được bẻ gập thành hình giống kim tự tháp được đặt lên trên một đầu kim cũng được làm bằng vật liệu không nhiễm từ (đưa nam châm vào không bị hút). Chiếc kim và miếng nhôm được đặt trên một chiếc ly và vào bên trong một chiếc cốc, nhằm đảm bảo không bị lực gió tác động và cách điện hoàn toàn.

Hai chiếc ĐTDĐ được đặt trên 2 chiếc cốc ở hai bên, và dùng chiếc này để gọi vào chiếc kia. Sau khi tinh chỉnh vị trí, miếng lá nhôm bắt đầu chuyển động và quay tròn với tốc độ ngày một nhanh hơn do tác động sóng điện từ phát ra từ ĐTDĐ.

Hãy thử hình dung, khi bạn "nấu cháo" bằng ĐTDĐ tới hàng chục phút, sóng ĐTDĐ sẽ ảnh hưởng thế nào tới não bạn?

Theo Vietnamnet

Thứ Sáu, 26 tháng 2, 2010

Trái cây : thức ăn tráng miệng hấp dẫn + có nhiều tác dụng khác rất tốt cho sức khỏe



Trái cây nhiệt đới là thức ăn tráng miệng hấp dẫn và đẹp mắt. Không chỉ đem lại cho bạn sự ngon miệng, hoa quả còn có nhiều tác dụng khác rất tốt cho sức khỏe.



1. Táo: Chứa nhiều pectin, có tác dụng làm giảm cholesterol, chống đột quỵ và rối loạn tuần hoàn máu

2. Quả bơ: Chống đau lưng, tăng cường khả năng tập trung.

3. Dâu tây: Vào mùa quả chín, hàm lượng anthozyanid ở dâu tây tăng vọt. Chất này có tác dụng cường dương, chống loãng xương và lão hóa

4. Chanh: Có tác dụng giảm nhồi máu cơ tim. Hàm lượng vitamin C cao làm tăng cường quá trình tiêu hoá mỡ chất mỡ, chống mệt mỏi

5. Anh đào: Chống sâu răng, viêm lợi

6. Chà là: Là nguồn cung cấp năng lượng, bồi bổ sức khỏe, giúp tinh thần tỉnh táo, chống stress và suy nhược.

7. Nho: Nho xanh có tác dụng tốt nhất, đặc biệt là trong việc chống ung thư ruột, khử độc, hạ sốt, giảm đau đầu và đau thần kinh tọa

8. Chuối: Là nguồn cung cấp kali quan trọng, giúp duy trì huyết áp ở mức tốt nhất đối với nam giới. Chuối cũng có tác dụng chống nhồi máu cơ tim và vôi hóa mạch máu, chống tiêu chảy, tăng khả năng miễn dịch và chống cảm cúm.

Theo Afamily

http://nauanchay.tk

Thứ Hai, 22 tháng 2, 2010

Cà rốt thải độc cho bệnh nhân khớp


Cà rốt có nhiều chất đường, vitamin và muối khoáng, đặc biệt là vitamin C và caroten là chất tiền vitamin A, khi vào cơ thể sẽ chuyển thành vitamin A. Ngoài ra, chất sắt và vitamin A trong cà rốt có tác dụng phòng và chữa thiếu máu, tăng cường khả năng sinh trưởng đối với trẻ em.

Đối với những bệnh nhân thấp khớp, cà rốt có tác dụng tăng cường đào thải chất độc trong cơ thể người bệnh, là nguyên nhân quan trọng của những cơn đau khớp...

Những nghiên cứu gần đây còn cho thấy, ăn nhiều cà rốt có thể làm giảm được tới 40% nguy cơ bị ung thư ở những động vật thí nghiệm. Nếu bữa ăn hằng ngày giàu caroten thiên nhiên sẽ giúp con người giảm mắc ung thư phổi.

Nước nấu cà rốt là một vị thuốc chữa tiêu chảy trẻ em công hiệu đã được y học xác nhận. Nhiều công trình nghiên cứu đã cho thấy, đối với các trường hợp tiêu chảy nhẹ và vừa của trẻ nhỏ, dùng cà rốt có tác dụng:

- Hấp phụ vi khuẩn và làm chậm nhu động ruột: Cà rốt có các chất ở dạng keo đặc biệt có tính chất hút thấm như pectin khi vào tới ruột phức hợp với xenluloza nở to ra sẽ hút các vi khuẩn coli và chui vào các nếp nhăn ở ruột, đẩy các ổ vi khuẩn, thức ăn ứ đọng ở đấy, do đó làm mất các nguyên nhân gây rối loạn tiêu hoá, làm nhu động ruột trở lại bình thường.

- Chống nhiễm khuẩn và đảm bảo năng lượng cần thiết: Trong cà rốt có nhiều caroten có tác dụng bảo vệ niêm mạc ruột, chống lại vi khuẩn. Các vitamin, gluxit, protit trong cà rốt đảm bảo nhu cầu về năng lượng của trẻ trong những ngày bị bệnh ăn uống giảm sút.

http://nauanchay.tk

Thứ Bảy, 20 tháng 2, 2010

Một số điều mới được khám phá về thế giới động vật ...


Một số điều mới được khám phá về thế giới động vật: -
Kiến là loài côn trùng thông minh nhất. Vì thế người ta hay hỏi ý Kiến. -
Vẹt là loài chim mẫu mực, giỏi giang nhất nên nhiều học trò thích học Vẹt. -
La là động vật ăn cỏ duy nhất biết nói và rất nóng tính. Người ta thường phải nghe La mắng, La hét. -
Sóc là loài thú quý hiếm nhất, đi đâu cũng hay nghe thấy con người nói đến việc săn Sóc. -
Hổ là con vật phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về những việc làm sai trái của con người, do đó mà khi ta làm sai điều gì luôn dẫn đến hậu quả là xấu Hổ

Thứ Tư, 10 tháng 2, 2010

Thứ Năm, 4 tháng 2, 2010

Quả dứa dại chữa viêm gan?


Chồng tôi 30 tuổi nhưng bị viêm gan B đã 4 năm nay, uống bao nhiêu thuốc vẫn chưa khỏi. Tôi nghe nhiều người mách, lấy quả dứa dại đun nước uống hày ngày có công dụng chữa viêm gan. Liệu tôi cho chồng uống có khỏi không, thưa bác sĩ? Nguyễn Hương (Nghệ An)

Thầy thuốc nhân dân - BS. Nguyễn Xuân Hướng, Chủ tịch Hội Đông Y Việt Nam trả lời:

Trước hết cần khẳng định với chị, quả dứa dại có tác dụng chữa bệnh gan nhưng chỉ chữa được một số loại viêm gan, một vài thể nhất định, chứ không phải bất cứ thể viêm gan nào cũng có thể dùng vị thuốc nam này. Hơn nữa, nó cũng chỉ có tác dụng chữa viêm gan cấp, mới bị và một số ít thể viêm gan mãn.

Quả dứa dại

Nhưng cần lưu ý, việc tùy tiện dùng quả dứa dại chữa viêm gan là cực kỳ nguy hiểm. Do ở quả dứa dại có lớp phấn trắng rất độc, nếu không bào chế đúng cách, ăn phải trong thời gian dài có thể gây ra ngộ độc, suy thận. Vì thế, nếu tự ý dùng sẽ rất nguy hiểm tới sức khỏe, thậm chí cả tính mạng.

Hơn nữa, ngay cả có tác dụng với những thể gan nhất định thì việc dùng nó cũng phải có liều lượng cụ thể, kết hợp với một vài vị thuốc khác chứ không thể dùng tùy tiện. Nên tốt nhất người bệnh cần đến thầy thuốc y học cổ truyền để được khám, kê đơn thích hợp.

Tôi cũng xin nói thêm, ngay cả với quả dứa chín thường ngày mọi người vẫn ăn, cũng cần hết sức lưu ý, thận trọng. Mọi người cần phải gọt bỏ sạch mắt dứa, bỏ toàn bộ lõi cứng bên trong dứa và ăn ở mức độ vừa phải. Những người có tiền sử dạ dày cũng không nên ăn dứa, nhất là khi đói vì nó có thể gây chảy máu dạ dày.

Thứ Hai, 1 tháng 2, 2010

Công dụng trị bệnh của hạt bí


Hạt bí không chỉ là món ăn vặt vui miệng, béo bùi trong dịp Tết cổ truyền mà còn cung cấp rất nhiều lợi ích sức khỏe.

Bảo vệ tuyến tiền liệt

Chúng hỗ trợ sức khỏe của tuyến tiền liệt và làm giảm đi những khó khăn trong tiểu tiện do phì đại tuyến tiền liệt.

Cải thiện chức năng bàng quang

Trong một số nghiên cứu, chiết xuất từ hạt bí có thể giúp cải thiện chức năng bàng quang.

Điều trị trầm cảm

Do chứa L-tryptophan, một hợp chất tự nhiên giúp chống trầm cảm hiệu quả.

50g hạt bí sẽ cung cấp 1/3 nhu cầu kẽm của cơ thể.

Hạt bí bổ dưỡng nhất là ở dạng tươi.

Ngừa loãng xương

Do rất giàu chất kẽm nên hạt bí là một trong những nhà bảo vệ tự nhiên chống lại bệnh loãng xương. Cơ thể thiếu kẽm là nguyên nhân làm nguy cơ loãng xương tăng.

Chất kháng viêm tự nhiên

Hạt bí giúp giảm viêm mà không gây tác dụng phụ như các loại thuốc kháng viêm.

Ngừa sỏi thận

Chúng ngăn chặn sự hình thành can-xi oxalate trong thận.

Điều trị các bệnh nhiễm ký sinh trùng

Chúng được nhiều nền văn hóa trên thế giới sử dụng như một trong những loại thuốc tẩy giun tự nhiên cũng như các loại ký sinh khác. Các nghiên cứu cũng cho thấy chúng chống lại sán máng, một loại ký sinh trùng sống ở sên.

Nguồn ma-giê dồi dào

Nửa cốc hạt bí chứa tới 92% lượng ma-giê hằng ngày.

Giảm cholesterol

Hạt bí chứa phytosterol, hợp chất giúp giảm nồng độ cholesterol “xấu”.

Theo HD

http://nauanchay.tk