Buổi sáng cô đồng nghiệp chào anh bằng câu hỏi: “Chiều qua bắt gặp anh chị nắm tay nhau đi đâu?”. Anh cười tủm tỉm: “Vợ đưa anh đi học”. Sau câu trả lời thật thà ấy cả phòng trố mắt rồi rú lên, kẻ khóc người cười…
… Có tên “lưu manh” còn hát véo von: “Hôm qua anh đến trường, vợ dắt tay từng bước ớ ơ”.
Anh cả của phòng lên tiếng: “Thế đã là gì, cuối tuần nào cũng thấy đôi chim non này người cầm làn, kẻ cầm ô thong dong bên nhau đi chợ, làm cả xóm quanh đó phục lăn như bi”.
Anh bật cười và kể lại các cảnh mọi người có suy nghĩ rất khác vợ chồng anh. Hôm họ đang đi bộ, một bác xe ôm gọi với theo gạ gẫm. Anh bạn vô tình gặp còn thương hại bảo lên xe anh chở về cho đỡ mệt.
Anh cùng phòng phẩy tay, chế giễu: “Dồi ôi! Sờ đầu xem tăng đến 39 độ chưa? Đi học hai cây số mà chàng nàng cuốc bộ, hai xe máy đời mới thì vứt xó ở nhà. Thời buổi này, từng giờ từng phút là quý giá, chú em âm lịch quá!”.
Anh cười xòa: “Vợ em còn tranh thủ tạt qua chợ mua đồ ăn, kết hợp tập thể dục nữa”.
Cô đồng nghiệp chưa hết ngây thơ: “Xe hỏng, hết xăng hay tiết kiệm mà phải khổ thế ạ?”.
Anh thong thả: “Ừ, anh đang tiết kiệm từng giờ từng phút ở bên vợ. Một ngày đi làm, xa nhau mười tiếng anh đã sốt hết cả ruột. Đi bằng xe máy anh chỉ được ngồi bên vợ có năm phút còn đi bộ bọn anh tha hồ kể chuyện, tâm sự trong hẳn nửa giờ. Quý lắm!”.
Anh trưởng phòng chép miệng: “Lãng mạn của hai vợ chồng nhà này chia cho cả phòng mình dùng một năm chẳng hết”.
Họ hợp nhau ở cái quan điểm sống chậm. Trong khi xã hội ngày một nô nức, cuộc sống cũng theo đó mà tạo guồng quay sống vội cho kịp thời thế, thì ngày lại ngày, anh càng thấy tư tưởng sống chậm của mình là hợp lý.
Khi ai ai cũng luôn miệng nói mình bận, mình cần phải làm thật nhanh, đi bằng phương tiện gì cho tiết kiệm thời gian thì hẳn chuyện tình cảm của họ cũng mau qua chẳng để lại tì vết trong trái tim mỗi người.
Anh chị cảm nhau, cũng vì từ từ tìm hiểu để rồi tâm tư cứ ngấm dần, nén đầy cõi lòng, sau đó họ mới cưới nhau không hấp tấp vội vàng.
Anh lấy vợ khi tuổi đã chín chắn, không quá cằn cỗi và lại càng không phải cái thủa nông cạn, hời hợt. Khi tìm được chị, hiểu chị, anh biết rằng mình đã chọn đúng. Người ấy giống anh ở điểm trọng nghĩa tình, không quan trọng chuyện bạc tiền trong nhân gian. Vì thế dù sống đơn giản song họ luôn có cảm giác hạnh phúc khi bên nhau.
Có người kể với anh, nhà họ thường “tùy nghi di tản”. Mỗi người ăn sáng một nơi cho tiện, cho nhanh, thậm chí có nhà còn “di tản” cả bữa tối. Anh thấy tiếc cho họ, không được thưởng thức những phút giây tuyệt nhất của gia đình.
Vợ anh thường đi chợ vào buổi sáng trước khi đi làm, hoặc chiều sau khi tan sở. Thức ăn được chị tính toán tròn trịa làm sao cho vừa hai bữa một ngày, ít khi chị để lưu cữu sang hôm sau, vì trưa họ đều ăn ở cơ quan nên bữa sáng, tối cần tươi ngon, nóng sốt và đủ chất. Mâm cơm của chị không quá cầu kỳ nhưng họ mải mê trò chuyện, anh cứ uống no ánh mắt, ngắm say nụ cười của chị thì những “đồ nhắm” kia đều là lý tưởng.
Hàng tối anh chị vẫn rủ nhau chạy, đi bộ tập thể dục chăm chỉ. Chẳng thế mà sau ngày cưới, anh nom khỏe mạnh hơn, người rắn rỏi chắc như nắm cơm và hình như chị chưa phải chăm anh buổi ốm nào. Tinh thần anh lúc nào cũng lạc quan, phơi phới.
Sau giờ làm họa hoằn anh mới cùng bạn bè liên hoan, còn lại đều mau chóng về nhà để gặp vợ, để nghe câu hỏi: “Hôm nay có gì vui không anh?”, là anh nói tíu tít, kể đủ mọi chuyện.
Có lẽ do đúng với câu: “Thia lia quen chậu vợ chồng quen hơi”, lần cô bạn thân nhờ vợ anh đến ngủ cùng một buổi do chồng cô về quê có việc, anh gật đầu mà trong lòng cứ thấy tiêng tiếc, ấm ức như trẻ con bị giật mất món quà, cả đêm trằn trọc không ngủ được.
Anh chị đã chọn cách sống chậm cho gia đình mình vì mỗi ngày anh được lặng lẽ ngắm vợ đảm đang, chuẩn bị cho anh bữa ăn tươm tất. Anh ưa lối sống ấy vì thi thoảng ngồi nhớ vợ anh thấy lòng khắc khoải. Anh nhớ ánh mắt mỗi khi cười lại “không thấy tổ quốc”, anh nhớ lắm điệu cười xả láng “bán giời không văn tự” của vợ, anh ghi nhớ tất cả những gì về vợ, về tình cảm của hai người để thi thoảng lục lại trí nhớ, thấy hạnh phúc, mà nếu sống gấp, sống nhanh thì anh không thể nhớ và nghĩ ra được.
TSL
… Có tên “lưu manh” còn hát véo von: “Hôm qua anh đến trường, vợ dắt tay từng bước ớ ơ”.
Anh cả của phòng lên tiếng: “Thế đã là gì, cuối tuần nào cũng thấy đôi chim non này người cầm làn, kẻ cầm ô thong dong bên nhau đi chợ, làm cả xóm quanh đó phục lăn như bi”.
Anh bật cười và kể lại các cảnh mọi người có suy nghĩ rất khác vợ chồng anh. Hôm họ đang đi bộ, một bác xe ôm gọi với theo gạ gẫm. Anh bạn vô tình gặp còn thương hại bảo lên xe anh chở về cho đỡ mệt.
Anh cùng phòng phẩy tay, chế giễu: “Dồi ôi! Sờ đầu xem tăng đến 39 độ chưa? Đi học hai cây số mà chàng nàng cuốc bộ, hai xe máy đời mới thì vứt xó ở nhà. Thời buổi này, từng giờ từng phút là quý giá, chú em âm lịch quá!”.
Anh cười xòa: “Vợ em còn tranh thủ tạt qua chợ mua đồ ăn, kết hợp tập thể dục nữa”.
Cô đồng nghiệp chưa hết ngây thơ: “Xe hỏng, hết xăng hay tiết kiệm mà phải khổ thế ạ?”.
Anh thong thả: “Ừ, anh đang tiết kiệm từng giờ từng phút ở bên vợ. Một ngày đi làm, xa nhau mười tiếng anh đã sốt hết cả ruột. Đi bằng xe máy anh chỉ được ngồi bên vợ có năm phút còn đi bộ bọn anh tha hồ kể chuyện, tâm sự trong hẳn nửa giờ. Quý lắm!”.
Anh trưởng phòng chép miệng: “Lãng mạn của hai vợ chồng nhà này chia cho cả phòng mình dùng một năm chẳng hết”.
Họ hợp nhau ở cái quan điểm sống chậm. Trong khi xã hội ngày một nô nức, cuộc sống cũng theo đó mà tạo guồng quay sống vội cho kịp thời thế, thì ngày lại ngày, anh càng thấy tư tưởng sống chậm của mình là hợp lý.
Khi ai ai cũng luôn miệng nói mình bận, mình cần phải làm thật nhanh, đi bằng phương tiện gì cho tiết kiệm thời gian thì hẳn chuyện tình cảm của họ cũng mau qua chẳng để lại tì vết trong trái tim mỗi người.
Anh chị cảm nhau, cũng vì từ từ tìm hiểu để rồi tâm tư cứ ngấm dần, nén đầy cõi lòng, sau đó họ mới cưới nhau không hấp tấp vội vàng.
Anh lấy vợ khi tuổi đã chín chắn, không quá cằn cỗi và lại càng không phải cái thủa nông cạn, hời hợt. Khi tìm được chị, hiểu chị, anh biết rằng mình đã chọn đúng. Người ấy giống anh ở điểm trọng nghĩa tình, không quan trọng chuyện bạc tiền trong nhân gian. Vì thế dù sống đơn giản song họ luôn có cảm giác hạnh phúc khi bên nhau.
Có người kể với anh, nhà họ thường “tùy nghi di tản”. Mỗi người ăn sáng một nơi cho tiện, cho nhanh, thậm chí có nhà còn “di tản” cả bữa tối. Anh thấy tiếc cho họ, không được thưởng thức những phút giây tuyệt nhất của gia đình.
Vợ anh thường đi chợ vào buổi sáng trước khi đi làm, hoặc chiều sau khi tan sở. Thức ăn được chị tính toán tròn trịa làm sao cho vừa hai bữa một ngày, ít khi chị để lưu cữu sang hôm sau, vì trưa họ đều ăn ở cơ quan nên bữa sáng, tối cần tươi ngon, nóng sốt và đủ chất. Mâm cơm của chị không quá cầu kỳ nhưng họ mải mê trò chuyện, anh cứ uống no ánh mắt, ngắm say nụ cười của chị thì những “đồ nhắm” kia đều là lý tưởng.
Hàng tối anh chị vẫn rủ nhau chạy, đi bộ tập thể dục chăm chỉ. Chẳng thế mà sau ngày cưới, anh nom khỏe mạnh hơn, người rắn rỏi chắc như nắm cơm và hình như chị chưa phải chăm anh buổi ốm nào. Tinh thần anh lúc nào cũng lạc quan, phơi phới.
Sau giờ làm họa hoằn anh mới cùng bạn bè liên hoan, còn lại đều mau chóng về nhà để gặp vợ, để nghe câu hỏi: “Hôm nay có gì vui không anh?”, là anh nói tíu tít, kể đủ mọi chuyện.
Có lẽ do đúng với câu: “Thia lia quen chậu vợ chồng quen hơi”, lần cô bạn thân nhờ vợ anh đến ngủ cùng một buổi do chồng cô về quê có việc, anh gật đầu mà trong lòng cứ thấy tiêng tiếc, ấm ức như trẻ con bị giật mất món quà, cả đêm trằn trọc không ngủ được.
Anh chị đã chọn cách sống chậm cho gia đình mình vì mỗi ngày anh được lặng lẽ ngắm vợ đảm đang, chuẩn bị cho anh bữa ăn tươm tất. Anh ưa lối sống ấy vì thi thoảng ngồi nhớ vợ anh thấy lòng khắc khoải. Anh nhớ ánh mắt mỗi khi cười lại “không thấy tổ quốc”, anh nhớ lắm điệu cười xả láng “bán giời không văn tự” của vợ, anh ghi nhớ tất cả những gì về vợ, về tình cảm của hai người để thi thoảng lục lại trí nhớ, thấy hạnh phúc, mà nếu sống gấp, sống nhanh thì anh không thể nhớ và nghĩ ra được.
TSL