Nhiều người cho rằng trước khi đi bộ không cần khởi động vì bản thân nó đã là sự khởi động rồi. Thực ra, bạn vẫn cần xoay nhẹ cổ chân, gối và các khớp trước khi bắt đầu bước đi.
Dưới đây là ba nguyên tắc giúp đi bộ thể dục hiệu quả.
Bảo đảm sự thoáng đãng: Không khí phải trong lành, lý tưởng nhất là đi bộ ngoài công viên, nơi có nhiều cây xanh. Còn nếu đi bộ tại nhà, phòng tập phải thoáng khí. Không nên đi bộ trên thành cầu bởi vào mùa nóng, nước từ các kênh rạch thường xuyên thải ra nhiều khí độc, gây hại cho sức khỏe.
Cũng có thể đi bộ trên đường phố nhưng phải chọn nơi sạch sẽ, rộng rãi. Thời gian đi bộ tốt nhất là lúc sáng sớm, bởi lúc đó ít người qua lại, ít khói bụi xe cộ.
Đều đặn: Việc đi bộ 30-60 phút mỗi ngày giúp tăng cường sự dẻo dai của cơ thể, giảm trọng lượng, lượng đường trong máu và nguy cơ mắc các bệnh tim, tiểu đường type 2, tai biến mạch máu não, gãy xương vùng háng; tăng tuổi thọ.
Trang phục đúng cách: Nên ăn mặc thoáng mát. Mùa đông, vào sáng sớm nên có áo khoác để giữ ấm. Cần có giày đi bộ chuyên dụng, chất liệu nhẹ, đế mềm, mặt đế hơi cong và thật sự vừa chân. Mũi giày không nên quá nhọn vì khi đi máu dồn xuống chân có thể gây trương nở, làm các đầu ngón chân bị phồng rộp.
Khởi động: Nhiều người cho rằng đi bộ cũng là khởi động, tại sao lại có chuyện lạ đời này? Tuy nhiên đó là việc làm rất cần thiết. Khởi động trong đi bộ thể dục là ngồi tại chỗ xoay nhẹ cổ chân, gối, các khớp như vai, cổ... Thông thường, bạn cần dành cho thời gian khởi động khoảng năm phút. Khi muốn dừng, nên thả lỏng bằng cách bước chậm lại, tránh dừng đột ngột vì có thể gây ảnh hưởng đến tim mạch.
Kỹ thuật đi bộ đúng
Bước một chân lên, đặt gót chân xuống trước, sau đó từ từ chuyển người ra trước, dồn lực vào mũi chân, rồi bước chân thứ hai lên tương tự như vậy để chuyển lực vào mũi chân.
Bước chân không nên quá dài (khoảng 70 cm). Mắt nhìn thẳng, cằm song song với mặt đất. Hai tay co khoảng 70 độ và đánh tay theo mỗi bước chân.
Khuỷu tay không được dang ra ngoài, bàn tay thả lỏng, tránh nắm chặt bàn tay (làm huyết áp tăng), bàn tay cử động không cao quá ngực.
Hơi thở điều hòa theo mỗi bước chân. Tốc độ đi bộ lý tưởng nhất là khoảng 5 km/giờ.
Dấu hiệu nên ngưng đi bộ
Nên ngừng lại và sau đó đi khám nếu:
- Cảm thấy đau vùng gối, đau lưng.
- Đau vùng ngực, chóng mặt, choáng váng khó chịu, huyết áp tăng.
- Hơi thở ngắn, ra mồ hôi nhiều bất thường.
- Tự nhiên mệt nhiều, mất sức.
- Vọp bẻ (chuột rút), đau cơ bất thường.
Những người bị bệnh tiểu đường, tim mạch, thấp khớp, viêm khớp trước khi đi bộ cần có sự tư vấn của bác sĩ.
Theo Tuổi Trẻ
Dưới đây là ba nguyên tắc giúp đi bộ thể dục hiệu quả.
Bảo đảm sự thoáng đãng: Không khí phải trong lành, lý tưởng nhất là đi bộ ngoài công viên, nơi có nhiều cây xanh. Còn nếu đi bộ tại nhà, phòng tập phải thoáng khí. Không nên đi bộ trên thành cầu bởi vào mùa nóng, nước từ các kênh rạch thường xuyên thải ra nhiều khí độc, gây hại cho sức khỏe.
Cũng có thể đi bộ trên đường phố nhưng phải chọn nơi sạch sẽ, rộng rãi. Thời gian đi bộ tốt nhất là lúc sáng sớm, bởi lúc đó ít người qua lại, ít khói bụi xe cộ.
Đều đặn: Việc đi bộ 30-60 phút mỗi ngày giúp tăng cường sự dẻo dai của cơ thể, giảm trọng lượng, lượng đường trong máu và nguy cơ mắc các bệnh tim, tiểu đường type 2, tai biến mạch máu não, gãy xương vùng háng; tăng tuổi thọ.
Trang phục đúng cách: Nên ăn mặc thoáng mát. Mùa đông, vào sáng sớm nên có áo khoác để giữ ấm. Cần có giày đi bộ chuyên dụng, chất liệu nhẹ, đế mềm, mặt đế hơi cong và thật sự vừa chân. Mũi giày không nên quá nhọn vì khi đi máu dồn xuống chân có thể gây trương nở, làm các đầu ngón chân bị phồng rộp.
Khởi động: Nhiều người cho rằng đi bộ cũng là khởi động, tại sao lại có chuyện lạ đời này? Tuy nhiên đó là việc làm rất cần thiết. Khởi động trong đi bộ thể dục là ngồi tại chỗ xoay nhẹ cổ chân, gối, các khớp như vai, cổ... Thông thường, bạn cần dành cho thời gian khởi động khoảng năm phút. Khi muốn dừng, nên thả lỏng bằng cách bước chậm lại, tránh dừng đột ngột vì có thể gây ảnh hưởng đến tim mạch.
Kỹ thuật đi bộ đúng
Bước một chân lên, đặt gót chân xuống trước, sau đó từ từ chuyển người ra trước, dồn lực vào mũi chân, rồi bước chân thứ hai lên tương tự như vậy để chuyển lực vào mũi chân.
Bước chân không nên quá dài (khoảng 70 cm). Mắt nhìn thẳng, cằm song song với mặt đất. Hai tay co khoảng 70 độ và đánh tay theo mỗi bước chân.
Khuỷu tay không được dang ra ngoài, bàn tay thả lỏng, tránh nắm chặt bàn tay (làm huyết áp tăng), bàn tay cử động không cao quá ngực.
Hơi thở điều hòa theo mỗi bước chân. Tốc độ đi bộ lý tưởng nhất là khoảng 5 km/giờ.
Dấu hiệu nên ngưng đi bộ
Nên ngừng lại và sau đó đi khám nếu:
- Cảm thấy đau vùng gối, đau lưng.
- Đau vùng ngực, chóng mặt, choáng váng khó chịu, huyết áp tăng.
- Hơi thở ngắn, ra mồ hôi nhiều bất thường.
- Tự nhiên mệt nhiều, mất sức.
- Vọp bẻ (chuột rút), đau cơ bất thường.
Những người bị bệnh tiểu đường, tim mạch, thấp khớp, viêm khớp trước khi đi bộ cần có sự tư vấn của bác sĩ.
Theo Tuổi Trẻ