Công việc nhiều áp lực sẽ gây ra những phản ứng sinh hóa trong cơ thể, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, một nghiên cứu mới đây chỉ ra.
Nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí European Heart với hơn 10 ngàn công dân Anh tham gia. Tất cả đều mô tả về công việc của bản thân, cảm giác của họ còn các nhà nghiên cứu sẽ tiến hành đo nhịp tim, huyết áp cũng như lượng hormon cortisol -hormon stress - trong máu. Họ cũng lưu ý về chế độ dinh dưỡng, luyện tập, thói quen hút thuốc và uống rượu.
Kết quả cho thấy những người dưới 50 tuổi thường xuyên phải làm việc trong áp lực có tỉ lệ bệnh về tim phát triển hơn những người cũng bị căng thẳng nhưng không liên quan tới công việc tới 70%.
Công việc nhiều áp lực thường kéo theo việc ít luyện tập cũng như không có thói quen ăn uống tốt (ít ăn rau xanh và hoa quả) nhưng quan trọng hơn cả là làm thay đổi các phản ứng sinh hóa trong cơ thể.
Họ phát hiện ra rằng có rất nhiều người đã mắc bệnh mạch máu vành tim (CHD) hay bị các cơn trụy tim. Rất nhiều người đã tử vong vì các căn bệnh này.
Trưởng nhóm nghiên cứu, TS Tarani Chandola, ĐH College London, nói: "Trong suốt 12 năm qua, chúng tôi nhận thấy rằng chứng căng thẳng mãn tính trong công việc có liên quan với bệnh CHD và hoành hành mạnh ở cả nam và nữ trong độ tuổi dưới 50. Sau khi về hưu, do không còn phải chịu áp lực của công việc nên bệnh CHD cũng giảm nhanh".
(Theo dantri)
Nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí European Heart với hơn 10 ngàn công dân Anh tham gia. Tất cả đều mô tả về công việc của bản thân, cảm giác của họ còn các nhà nghiên cứu sẽ tiến hành đo nhịp tim, huyết áp cũng như lượng hormon cortisol -hormon stress - trong máu. Họ cũng lưu ý về chế độ dinh dưỡng, luyện tập, thói quen hút thuốc và uống rượu.
Kết quả cho thấy những người dưới 50 tuổi thường xuyên phải làm việc trong áp lực có tỉ lệ bệnh về tim phát triển hơn những người cũng bị căng thẳng nhưng không liên quan tới công việc tới 70%.
Công việc nhiều áp lực thường kéo theo việc ít luyện tập cũng như không có thói quen ăn uống tốt (ít ăn rau xanh và hoa quả) nhưng quan trọng hơn cả là làm thay đổi các phản ứng sinh hóa trong cơ thể.
Họ phát hiện ra rằng có rất nhiều người đã mắc bệnh mạch máu vành tim (CHD) hay bị các cơn trụy tim. Rất nhiều người đã tử vong vì các căn bệnh này.
Trưởng nhóm nghiên cứu, TS Tarani Chandola, ĐH College London, nói: "Trong suốt 12 năm qua, chúng tôi nhận thấy rằng chứng căng thẳng mãn tính trong công việc có liên quan với bệnh CHD và hoành hành mạnh ở cả nam và nữ trong độ tuổi dưới 50. Sau khi về hưu, do không còn phải chịu áp lực của công việc nên bệnh CHD cũng giảm nhanh".
(Theo dantri)