Loại bột ngọt (mì chính) không nhãn, không hạn sử dụng, không xuất xứ là thủ phạm gây nhiều ca ngộ độc phải rửa ruột tại Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội).
Gần đây, nhiều cửa hàng kinh doanh ăn uống dùng loại bột ngọt cánh to với giá chỉ bằng nửa hoặc 2/3 so với các sản phẩm tên tuổi trên thị trường. Loại bột ngọt xá với tiêu chí “ba không” (không nhãn mác, không hạn sử dụng và không nguồn gốc xuất xứ) đã trở thành sự lựa chọn số 1 của các quán hàng, nhất là quán bình dân.
Thật, giả lẫn lộn
Các chợ lớn ở Hà Nội như Đồng Xuân, Hàng Da, Mơ, Kim Liên... đều có bán loại bột ngọt do cửa hàng tự đóng gói và khoác lên đủ thứ nhãn mác, kể cả các nhãn hàng quen thuộc như Vedan, Ajinomoto, Miwon... Tuy loại bột ngọt này không được bày bán công khai nhưng chỉ cần hỏi, khách hàng sẽ dễ dàng mua với số lượng lớn.
Tại một ki-ốt ở chợ Đồng Xuân, người bán hàng không ngần ngại khi chui xuống gầm quầy hàng lôi ra mấy gói bột ngọt xá đóng sẵn trong túi ni lông không nhãn mác. Chị quảng cáo đây là bột ngọt của một hãng tên tuổi ở Việt Nam đóng trong một bao lớn 25 kg; nhưng để tiện cho người sử dụng nên phải chia nhỏ thành từng gói 1 kg với giá 22.000 đồng. Nếu mua nhiều khách hàng sẽ được giảm giá. Theo người bán hàng, đây là bột ngọt xịn và chị sẵn sàng cung cấp nhãn mác của bất kỳ hãng nào nếu khách hàng yêu cầu.
Một số chủ quán ăn vỉa hè cho biết, loại bột ngọt này có vị ngọt đậm, tiết kiệm hơn dùng bột ngọt của các hãng có thương hiệu trên thị trường.
Nguy hiểm nhưng khó kiểm soát
Ông Trần Đáng, Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) khuyến cáo, với những người quá nhạy cảm, hay bị dị ứng với bột ngọt thì chất làm gia tăng “ngon miệng” này cũng có thể dẫn đến đau đầu, chóng mặt, buồn nôn.
Còn bà Nguyễn Thị Lâm, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, cho rằng quá trình san chiết bột ngọt bằng phương pháp thủ công chắc chắn sẽ không bảo đảm các yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm. Hơn nữa, với những loại bột ngọt không rõ nguồn gốc nếu sử dụng hằng ngày có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và gây ra nhiều loại bệnh khác.
Với những loại bột ngọt “ba không” này, không ai dám chắc rằng, trong quá trình san chiết, người bán không tận dụng cơ hội để pha trộn thêm một số tạp chất nào đó nhằm tăng thêm lãi.
Các cơ quan chức năng ở Hà Nội đã tổ chức nhiều đoàn kiểm tra và thu giữ được số lượng lớn loại bột ngọt không rõ nguồn gốc này. Tuy nhiên, chỉ một thời gian ngắn sau đó, những bao bột ngọt cánh to giá rẻ lại ngang nhiên được bày bán công khai tại các chợ lớn.
(Theo Người Lao Động)
Gần đây, nhiều cửa hàng kinh doanh ăn uống dùng loại bột ngọt cánh to với giá chỉ bằng nửa hoặc 2/3 so với các sản phẩm tên tuổi trên thị trường. Loại bột ngọt xá với tiêu chí “ba không” (không nhãn mác, không hạn sử dụng và không nguồn gốc xuất xứ) đã trở thành sự lựa chọn số 1 của các quán hàng, nhất là quán bình dân.
Thật, giả lẫn lộn
Các chợ lớn ở Hà Nội như Đồng Xuân, Hàng Da, Mơ, Kim Liên... đều có bán loại bột ngọt do cửa hàng tự đóng gói và khoác lên đủ thứ nhãn mác, kể cả các nhãn hàng quen thuộc như Vedan, Ajinomoto, Miwon... Tuy loại bột ngọt này không được bày bán công khai nhưng chỉ cần hỏi, khách hàng sẽ dễ dàng mua với số lượng lớn.
Tại một ki-ốt ở chợ Đồng Xuân, người bán hàng không ngần ngại khi chui xuống gầm quầy hàng lôi ra mấy gói bột ngọt xá đóng sẵn trong túi ni lông không nhãn mác. Chị quảng cáo đây là bột ngọt của một hãng tên tuổi ở Việt Nam đóng trong một bao lớn 25 kg; nhưng để tiện cho người sử dụng nên phải chia nhỏ thành từng gói 1 kg với giá 22.000 đồng. Nếu mua nhiều khách hàng sẽ được giảm giá. Theo người bán hàng, đây là bột ngọt xịn và chị sẵn sàng cung cấp nhãn mác của bất kỳ hãng nào nếu khách hàng yêu cầu.
Một số chủ quán ăn vỉa hè cho biết, loại bột ngọt này có vị ngọt đậm, tiết kiệm hơn dùng bột ngọt của các hãng có thương hiệu trên thị trường.
Nguy hiểm nhưng khó kiểm soát
Ông Trần Đáng, Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) khuyến cáo, với những người quá nhạy cảm, hay bị dị ứng với bột ngọt thì chất làm gia tăng “ngon miệng” này cũng có thể dẫn đến đau đầu, chóng mặt, buồn nôn.
Còn bà Nguyễn Thị Lâm, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, cho rằng quá trình san chiết bột ngọt bằng phương pháp thủ công chắc chắn sẽ không bảo đảm các yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm. Hơn nữa, với những loại bột ngọt không rõ nguồn gốc nếu sử dụng hằng ngày có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và gây ra nhiều loại bệnh khác.
Với những loại bột ngọt “ba không” này, không ai dám chắc rằng, trong quá trình san chiết, người bán không tận dụng cơ hội để pha trộn thêm một số tạp chất nào đó nhằm tăng thêm lãi.
Các cơ quan chức năng ở Hà Nội đã tổ chức nhiều đoàn kiểm tra và thu giữ được số lượng lớn loại bột ngọt không rõ nguồn gốc này. Tuy nhiên, chỉ một thời gian ngắn sau đó, những bao bột ngọt cánh to giá rẻ lại ngang nhiên được bày bán công khai tại các chợ lớn.
(Theo Người Lao Động)