Sức khỏe là cuộc sống. Cuộc sống là sức khỏe. Săn sóc sức khoẻ là điều hết sức cần thiết qua câu nói: "Sức khoẻ là vàng". Khi ta còn sức khỏe thì ta còn tất cả, khi sức khỏe bị mất mát hay hư hao trầm trọng thì cuộc đời sẽ mất hết đi ý nghĩa sống. Mong rằng những trang web đơn sơ này sẽ góp phần khiêm tốn trong việc nâng cao phẩm chất Sống Vui Sống Khỏe đến tất cả quý bạn đọc.
Thứ Ba, 31 tháng 7, 2007
Thứ Hai, 30 tháng 7, 2007
Chuyện trường thọ : Làm thế nào để sống đến 100 tuổi?
Thực tế cho thấy trên thế giới có nhiều vùng số người già sống trên 100 tuổi mà vẫn còn mạnh khỏe không ít.
Thời cổ đại cũng có nhiều người già sống trên 100 tuổi. Ở Trung Quốc thời xưa có ông vua thuốc tên là Tôn Tư Mao sống đến 102 tuổi. Theo cuộc điều tra dân số lần đầu tiên vào năm 1953, thì số người già trên 100 tuổi ở Trung Quốc là 3.384 người; điều tra lần thứ 2 là 4.900 người và điều tra lần thứ 3 là 3.765 người. Cuộc điều tra lần thứ 4 vào năm 1990, thì số người già trên 100 tuổi ở Trung Quốc là 6.434 người, chủ yếu tập trung ở vùng rừng núi Tây Tạng, Tân Cương và Nội Mông.
Theo kết quả điều tra cho thấy: những người theo đạo tu hành, những người sống ở vùng núi và ven biển có tuổi thọ cao nhất. Đặc biệt là vùng Tân Cương, số người già sống trên 100 tuổi chiếm tỷ lệ rất lớn, năm 1982 tổng cộng có 865 người, chiếm 6,61%. Số người già trên 100 tuổi thuộc dân tộc Ba Mã Dao ở tỉnh Quảng Tây, chiếm tỷ lệ 30,8%, nghĩa là 254 người.
Nguyên nhân nào gây nên tình trạng tử vong? Đó là bệnh biến chứng, ung thư, bệnh tim. Theo kết quả nghiên cứu cho thấy có đến 50-80% số người chết vì 3 thứ bệnh trên đây.
Nguyên nhân nào gây nên tình trạng tử vong? Đó là bệnh biến chứng, ung thư, bệnh tim. Theo kết quả nghiên cứu cho thấy có đến 50-80% số người chết vì 3 thứ bệnh trên đây.
Làm thế nào để kéo dài tuổi thọ và con người có thể sống đến 100 tuổi? Nguyên nhân có rất nhiều, nhưng tập trung vào các yếu tố thông thường sau đây, đó là việc phòng bệnh, chữa bệnh, rèn luyện thân thể và thực hiện chế độ dưỡng sinh tốt.
Sống lâu và sống có ích cho đời là lòng mong ước, khát khao của con người. Rèn luyện thân thể, ăn uống điều độ, tĩnh tâm, thiền định, tự tại, vô tư, hồn nhiên là những thứ thuốc "trường sinh bất lão và bất tử" mà ai nấy đều phải biết và làm theo. Bởi lẽ bí quyết của trường thọ vẫn là bản thân ở mỗi người, khoa học chỉ có nhiệm vụ rút ra và kết luận.
Hồ Sỹ Hiệp (lược dịch)
Phải sống khỏe mạnh đến trên 100 tuổi
Con người sống trên 100 tuổi, có thể thực hiện được không?
Câu trả lời là có thể thực hiện được. Theo báo "Ích thọ văn trích" của Trung Quốc, thì qua cuộc điều tra 1284 cụ già sống trên 100 tuổi ở 10 tỉnh thành ở Trung Quốc, thì hiện nay họ điều có thể lao động nhẹ và làm được việc lặt vặt trong nhà.
"Cuộc bình chọn người già khỏe mạnh toàn Trung Quốc" lần thứ 3 thì Trung Quốc có 5 triệu người già sống từ 80 tuổi trở lên. Số cụ được bình chọn là "Lão niên" khỏe mạnh là 337 người; trong số này có 13 cụ thọ trên 100 tuổi. Người cao tuổi nhất là một cụ bà "đại lão" người Tân Cương, thọ 116 tuổi. Những người già khỏe mạnh gồm đủ thành phần: công nhân, nông dân, họa sĩ. Tất cả họ đều "tai nghe mắt sáng" và "thân thể khỏe mạnh".
Đặc biệt có nữ văn sĩ thế hệ nhà văn đầu tiên là bà Băng Tâm và nhà đạo diễn điện ảnh nổi tiếng Hạ Diễn (hiện nay 1998, bà Băng Tâm 98 tuổi và ông Hạ Diễn đã qua đời). Nên nhớ rằng họa sĩ Tề Bạch Thạch 95 tuổi vẫn còn cầm bút vẽ. Cụ ông Mã Vĩnh Hãn, người dân tộc của tỉnh Ninh Hạ mặc dù đã 104 tuổi vẫn mãi mê làm việc trên đồng ruộng như một bậc "lão điền", "lão nông" thực thụ. Một cụ tên là Vương Trung Nghĩa ở tỉnh Tứ Xuyên, đã hơn 100 tuổi mà ngày nào cũng tập luyện, làm nghề thuốc giúp đời.
Hai chị em "Hi Hữu" của tỉnh Hà Nam, "cụ" chị 113 tuổi và "cụ" em 103 tuổi vẫn sống một cách vui vẻ, tự nhiên. Ở tỉnh Hồ Bắc có một đôi vợ chồng "đại lão", chồng là cụ ông Tăng Chiếu Hòa 104 tuổi và vợ là cụ bà Dư Thượng Anh cũng 104 tuổi. Hai vợ chồng "đại lão" này đã sống chung với nhau 98 năm. Hiện nay "đôi vợ chồng đại lão, đại thọ" này vẫn khỏe mạnh, da dẻ hồng hào.
Ở tỉnh Triết Giang có cụ Chu Tư Nghĩa 4 đời đều làm nghề y, đến nay vẫn còn theo đuổi. Năm 62 tuổi mới vào học Đại học và đến 69 tuổi mới nhận bằng tốt nghiệp. Vận động viên người Mỹ nổi tiếng là một cụ già 99 tuổi đã từng lập kỷ lục số 1 cự ly chạy 1500 mét. Kỷ lục chạy 1000 mét cũng do cụ phá lúc 91 tuổi. Một nữ vận động viên "cụ bà" người Mỹ năm 93 tuổi bắt đầu đánh bóng và 4 lần đoạt chức quán quân. Năm 104 tuổi cụ mới giã từ thể thao.
Ở Úc Châu có một cụ bà 102 tuổi "kết duyên" cùng với một cụ ông 84 tuổi thành "đôi vợ chồng già" có một không hai trên thế giới.
Khỏe mạnh và trường thọ, đó là ước mơ của con người từ bao đời nay. ngày nay, ước mơ đó đã trở thành sự thực. Số người sống đến 100 tuổi và trên 100 tuổi ngày càng đông đảo trên thế giới. Năm cũ qua đi, năm mới lại đến? Xuân về, Tết đến, ai nấy đều chúc nhau mạnh khỏe, sống lâu. Sống lâu và sống có ích cho đời là lòng mong ước, khát khao của con người. Rèn luyện thân thể, ăn uống điều độ, tĩnh tâm, thiền định, tự tại, vô tư, hồn nhiên là những thứ thuốc "trường sinh bất lão và bất tử" mà ai nấy đều phải biết và làm theo. Bởi lẽ bí quyết của trường thọ vẫn là bản thân ở mỗi người, khoa học chỉ có nhiệm vụ rút ra và kết luận.
Theo tạp chí "Thư Báo Sau" Quảng Đông, 1997
Thứ Bảy, 28 tháng 7, 2007
Dược Thảo chữa Tiểu Đường Type 2
Để điều trị hiệu quả chứng tiêu khát, với các triệu chứng chủ yếu như ăn nhiều, uống nhiều, tiểu tiện nhiều (y học hiện đại gọi là đái tháo đường không phụ thuộc insulin- type 2), y học cổ truyền dùng nhiều bài thuốc với các dược thảo dễ kiếm sau đây.
Bạch truật
Bạch truật
Bạch truật có tác dụng hạ đường máu trên động vật đã được gây đái tháo đường (ÐTÐ) thực nghiệm. Trong y học cổ truyền, bạch truật được dùng phối hợp với một số dược thảo khác để trị tiểu đường. Các hoạt chất gây hạ đường máu là các atractan A, B và C.
Bài thuốc: Bạch truật 12g, hoàng kỳ 65g, đảng sâm 25g, hoài sơn 15g, phục linh 12g. Sắc uống ngày 1 thang. Mỗi đợt điều trị 2 tháng.
Cam thảo đất
Hoạt chất amellin trong cam thảo đất có tác dụng làm giảm đường máu và các triệu chứng của bệnh tiểu đường , sự giảm nồng độ đường trong máu và nước tiểu diễn ra dần dần. Nó làm tăng mức dự trữ kiềm bị hạ thấp ở bệnh nhân tiểu đường và giảm hàm lượng các chất tạo ceton trong máu.
Câu kỷ
Câu kỷ có tác dụng hạ đường máu trên động vật tiểu đường và tác dụng ức chế men aldose reductose. Men này gây tích lũy sorbitol trong tế bào, là nguyên nhân quan trọng sinh những biến chứng nghiêm trọng của tiểu đường như bệnh về võng mạc, thần kinh và thận. Câu kỷ được dùng phối hợp với các vị khác trong y học cổ truyền để làm thuốc chống tiểu đường .
Bài thuốc: Câu kỷ 12g, thục địa 20g, hoài sơn 20g, thạch hộc 12g, mẫu đơn bì 12g, sơn thù 8g, rễ qua lâu 8g, sa sâm 8g. Sắc uống ngày 1 thang
-Hành tây
Hành tây có tác dụng dự phòng sự tăng đường máu bởi một số chất vẫn thường gây ÐTÐ trên động vật thí nghiệm. Trên lâm sàng, cho bệnh nhân tiểu đường uống dịch ép hành tây đã có tác dụng làm giảm đường máu. Hành tây sống cho vào thức ăn hàng ngày của bệnh nhân tiểu đường không phụ thuộc insulin đã có tác dụng hiệp đồng và làm giảm liều thuốc cần thiết để điều trị bệnh
Ðể làm giảm đường máu, cho bệnh nhân tiểu đường uống dịch ép hành tây, mỗi buổi sáng một thìa canh, uống liền trong 1-2 tháng sẽ có hiệu quả.
Mướp đắng ( khổ qua )
Quả mướp đắng còn xanh có tác dụng hạ đường máu trên động vật đã được gây tiểu đường thực nghiệm. Khi cho động vật uống hàng ngày trong thời gian dài, nó làm chậm sự phát triển bệnh võng mạc và đục thủy tinh thể của mắt. Mướp đắng có tác dụng chống oxy hóa, loại bỏ những gốc tự do - là một trong những nguyên nhân gây tiểu đường. Quả mướp đắng có tác dụng làm tăng khả năng dung nạp glucose của bệnh nhân tiểu đường .
Trên lâm sàng, cho bệnh nhân tiểu đường type 2 uống đều đặn hàng ngày bột quả mướp đắng đã có tác dụng hạ đường máu, tác dụng này có tính chất tích lũy và tăng dần. Ðường máu hạ xuống gần mức bình thường sau 4-8 tuần điều trị. Sau đó, tác dụng hạ đường máu được duy trì với liều mướp đắng bằng một nửa liều ban đầu.
Hoạt chất chính trong mướp đắng có tác dụng hạ đường máu là charantin, glycosid steroid.
Bài thuốc: Dùng quả mướp đắng đã phát triển to nhưng còn xanh, thái mỏng, phơi nắng cho khô. Khi dùng tán thành bột mịn. Mỗi ngày uống 12-20g, chia làm 2-3 lần, sau bữa ăn, chiêu với nước. Sau khoảng 2 tháng dùng thuốc, khi đường máu hạ xuống gần mức bình thường, giảm liều thuốc xuống một nửa để duy trì.
Nếu có nhu cầu dự trữ mướp đắng khô lâu ngày để dùng dần thì để nơi khô mát, thỉnh thoảng đem phơi hay sấy khô để tránh mốc mọt.
Nhân sâm
Nhân sâm có tác dụng hạ đường máu trên động vật đã được gây tiểu đường thực nghiệm. Trong thử nghiệm lâm sàng trên bệnh nhân tiểu đường, nhân sâm có tác dụng hiệp đồng với thuốc hóa dược. Nếu dùng nhân sâm phối hợp với thuốc hóa dược thì có thể giảm bớt liều thuốc này, thời gian hạ đường máu được kéo dài hơn. Trong y học cổ truyền, nhân sâm được dùng phối hợp với một số dược thảo khác chữa tiểu đường.
Bài thuốc: Nhân sâm 15g, thiên môn 30g, sơn thù 25g, câu kỷ 15g, sinh địa 15g. Sắc riêng nhân sâm và cô thành 30ml cao, sắc chung 4 dược liệu còn lại và cô thành 170ml cao lỏng, trộn lẫn hai cao này. Mỗi lần uống 20ml, ngày dùng 2-3 lần trước bữa ăn.
Sinh địa
Sinh địa có tác dụng hạ đường máu trên động vật ÐTÐ. Hoạt chất hạ đường máu là các glycosid iridoid A, B, C và D. Sinh địa cũng có tác dụng làm chậm sự phát triển biến chứng đục thể thủy tinh ở mắt và giảm các triệu chứng bệnh thần kinh ngoại biên ở bệnh nhân ÐTÐ. Sinh địa được dùng phối hợp với các vị khác trong y học cổ truyền để trị tiểu đường .
Bài thuốc:
- Sinh địa 800g, hoàng liên 600g. Giã sinh địa vắt lấy nước, tẩm vào hoàng liên, phơi khô rồi lại tẩm, làm như vậy cho đến hết nước sinh địa. Tán nhỏ hoàng liên, làm thành viên. Mỗi lần uống 10g, ngày dùng 2-3 lần.
- Sinh địa, hoài sơn, phục linh, mỗi vị 15g; Sơn thù, trạch tả, ngưu tất, mỗi vị 10g; Hạt mã đề, mẫu đơn bì, mỗi vị 6g. Sắc uống ngày một thang.
Thiên môn
Trong y học cổ truyền, thiên môn được dùng phối hợp với các dược thảo khác trị tiểu đường.
Bài thuốc: Thiên môn 12g, thạch cao 20g; Sa sâm, mạch môn, hoài sơn, bạch biển đậu, ý dĩ, mỗi vị 12g; Tâm sen 8g. Sắc uống ngày 1 thang
Y khoa.Net
Thứ Sáu, 27 tháng 7, 2007
NHÂN SÂM KHÔNG BIẾT DÙNG CÓ THỂ HẠI NGƯỜI
Có một thái tử vì muốn chóng lên ngôi nên đã tìm cách giết vua cha theo cách mà không ai phát hiện: Cho dùng thật nhiều nhân sâm.
Cho rằng nhân sâm là thuốc bổ vạn năng, nhiều người đã mua nhân sâm về bồi bổ những khi thấy yếu mệt. Nhiều thày thuốc cũng không cứ bệnh là hàn hay nhiệt, hư hay thực... mà cứ cho nhân sâm. Việc dùng tùy tiện như vậy có thể biến bệnh nhẹ thành nặng, nặng thành nặng hơn. Hiện nay, giá nhân sâm cũng trở nên "bình dân" hơn nên nguy cơ lạm dụng càng lớn.
Nhân sâm đứng đầu trong các vị thuốc bổ; nhất là trong điều trị các chứng hư, mệt mỏi, nội thương. Nhân sâm chứa hơn 15 yếu tố vi lượng, có tác dụng chống mệt mỏi, tăng sức đề kháng, thúc đẩy công năng của tuyến sinh dục nam và nữ, tăng khả năng ghi nhớ và năng lực phân tích... Tuy nhiên, nhân sâm cũng là thuốc, nên không phải muốn dùng thế nào cũng được, và không phải ai cũng dùng được bởi thể trạng, bệnh tình khác nhau.
Một số người dùng nhân sâm và chế phẩm của nó với liều quá cao, hoặc quá dài ngày, dẫn đến ngộ độc với biểu hiện tăng huyết áp, chảy máu mũi, thần kinh hưng phấn quá độ (gây ra phiền táo, không yên, mất ngủ, dễ bị kích thích, đau đầu, chóng mặt..), nổi mề đay, mẩn ngứa, thậm chí co giật... Y học gọi những triệu chứng này là “hội chứng ngộ độc nhân sâm”.
Là thuốc đại bổ nguyên khí, nhân sâm phù hợp với những người khí suy. Những người nguyên khí không bị suy tổn nếu dùng nhân sâm thì khí dư tất sinh hỏa.
Những người tỳ vị hư hàn, chức năng tiêu hóa suy giảm hoặc rối loạn nếu chưa khắc phục tình trạng này đã bồi bổ bằng nhân sâm thì bệnh sẽ càng nặng.
Không nên dùng nhân sâm cùng với củ cải, cà phê, chè và những chất kích thích thần kinh khác vì làm giảm tác dụng của thuốc.
(Theo Sức Khỏe & Đời Sống)
Đúng, nhân sâm có thể dùng làm thuốc cứu người mà không biết dùng cũng có thể hại người nếu không biết dùng đúng theo nguyên lý quân bình âm dương. Nhân sâm là vị thuốc bổ khí, cho nên chỉ trường hợp nào cần bổ khí thì mới nên dùng mà thôi.
Lấy một ví dụ cho dễ hiểu về quân bình âm dương, đó là đun một nồi nước sôi để dùng. Âm là nồi chứa nước, dương là lửa. Có nhiều trường hợp có thể xảy ra :
- Nồi nước đã cạn là trường hợp âm hư, nếu tiếp tục cho lửa thêm nhiều thì nước mau cạn, làm cháy nồi . Trường hợp này không thể dùng sâm để bổ.
- Nồi nước còn đầy nhưng thiếu lửa, nước lâu sôi . Trường hợp này cần phải thêm lửa để nấu nước cho sôi, tức là có thể dùng sâm để bổ .
Cho rằng nhân sâm là thuốc bổ vạn năng, nhiều người đã mua nhân sâm về bồi bổ những khi thấy yếu mệt. Nhiều thày thuốc cũng không cứ bệnh là hàn hay nhiệt, hư hay thực... mà cứ cho nhân sâm. Việc dùng tùy tiện như vậy có thể biến bệnh nhẹ thành nặng, nặng thành nặng hơn. Hiện nay, giá nhân sâm cũng trở nên "bình dân" hơn nên nguy cơ lạm dụng càng lớn.
Nhân sâm đứng đầu trong các vị thuốc bổ; nhất là trong điều trị các chứng hư, mệt mỏi, nội thương. Nhân sâm chứa hơn 15 yếu tố vi lượng, có tác dụng chống mệt mỏi, tăng sức đề kháng, thúc đẩy công năng của tuyến sinh dục nam và nữ, tăng khả năng ghi nhớ và năng lực phân tích... Tuy nhiên, nhân sâm cũng là thuốc, nên không phải muốn dùng thế nào cũng được, và không phải ai cũng dùng được bởi thể trạng, bệnh tình khác nhau.
Một số người dùng nhân sâm và chế phẩm của nó với liều quá cao, hoặc quá dài ngày, dẫn đến ngộ độc với biểu hiện tăng huyết áp, chảy máu mũi, thần kinh hưng phấn quá độ (gây ra phiền táo, không yên, mất ngủ, dễ bị kích thích, đau đầu, chóng mặt..), nổi mề đay, mẩn ngứa, thậm chí co giật... Y học gọi những triệu chứng này là “hội chứng ngộ độc nhân sâm”.
Là thuốc đại bổ nguyên khí, nhân sâm phù hợp với những người khí suy. Những người nguyên khí không bị suy tổn nếu dùng nhân sâm thì khí dư tất sinh hỏa.
Những người tỳ vị hư hàn, chức năng tiêu hóa suy giảm hoặc rối loạn nếu chưa khắc phục tình trạng này đã bồi bổ bằng nhân sâm thì bệnh sẽ càng nặng.
Không nên dùng nhân sâm cùng với củ cải, cà phê, chè và những chất kích thích thần kinh khác vì làm giảm tác dụng của thuốc.
(Theo Sức Khỏe & Đời Sống)
Đúng, nhân sâm có thể dùng làm thuốc cứu người mà không biết dùng cũng có thể hại người nếu không biết dùng đúng theo nguyên lý quân bình âm dương. Nhân sâm là vị thuốc bổ khí, cho nên chỉ trường hợp nào cần bổ khí thì mới nên dùng mà thôi.
Lấy một ví dụ cho dễ hiểu về quân bình âm dương, đó là đun một nồi nước sôi để dùng. Âm là nồi chứa nước, dương là lửa. Có nhiều trường hợp có thể xảy ra :
- Nồi nước đã cạn là trường hợp âm hư, nếu tiếp tục cho lửa thêm nhiều thì nước mau cạn, làm cháy nồi . Trường hợp này không thể dùng sâm để bổ.
- Nồi nước còn đầy nhưng thiếu lửa, nước lâu sôi . Trường hợp này cần phải thêm lửa để nấu nước cho sôi, tức là có thể dùng sâm để bổ .
- Còn những trường hợp khác như nước lửa đang quân bình mà lại muốn cho lửa thêm. Hoặc nước ít, lửa cũng thiếu, thì phải làm thế nào ? Nếu không nắm vững nguyên lý quân bình thì dễ gây tai họa.
Cho nên người xưa đã nhắc một câu để nhớ : "nhiệt gặp nhiệt tắc cuồng, hàn gặp hàn tắc tử." Nghĩa là người đang nhiệt là uống thuốc nhiệt như nhân sâm thì sẽ sinh ra cuồng trí; người đang bị triêu chứng hàn mà uống thuốc hàn thì dễ đi đến tử vong.
Người thận dương quá vượng,thận âm suy nhược,đứng lên hay bị hoa mắt,dùng nhân sâm có được không ạ ?
Người thận dương vượng và thận âm suy nhược thì không thể dùng nhân sâm mà phải dùng lục vị.
Góp ý của anh Lê Công Luận
Thứ Ba, 24 tháng 7, 2007
Nhân sâm - Loại rễ cây kỳ diệu?
Theo người Trung Quốc, loại rễ kỳ lạ này có thể chữa khỏi mọi bệnh tật, từ mệt mỏi đến ung thư. Vì vậy mà chúng đã được sử dụng từ 7.000 năm nay !
Bạn cảm thấy suy nhược? Đau dạ dày? Bạn muốn sống thọ hơn? Hãy ngậm một mẩu rễ nhân sâm và bạn sẽ là một con người hoàn toàn mới. Ít nhất đó là điều mà người Trung Quốc nói. Họ đã sử dụng rễ của loại cỏ kỳ lạ này gần 7.000 năm nay và theo họ, nó có tác dụng lớn.
Có thời nhân sâm được coi là quý và hiếm đến nỗi ở Trung Quốc chỉ có hoàng đế mới được phép thu giữ loại rễ này. Xuất khẩu nhân sâm sang nước khác bị coi là trọng tội và bị xử tử hình. Người Trung Quốc và người Tartar đã đánh nhau đổ máu vì những vùng đất có nhân sâm mọc, và một lãnh chúa Tartar đã từng xây cả một bức tường bao quanh một quận để canh giữ những cây nhân sâm mọc trong đó. Một hoàng đế Trung Hoa đã từng trả một khoản tiền tương đương 25.000 đô la để có được một củ nhân sâm Mãn Châu. Ngày nay, nhân sâm vẫn là loại cây thuốc đắt nhất thế giới.
Mặc dù loại nhân sâm tốt nhất mọc hoang ở Mãn Châu thuộc Triều Tiên và vùng Turkestan thuộc Trung Hoa, có một loại nhân sâm khác đã phát triển ở Bắc Mỹ từ hàng trăm năm nay. Người da đỏ dùng nó để chữa rối loạn tiêu hóa, phù lợi, và các chứng bệnh khác. Họ gọi là cây garantoquen, có nghĩa là cây "hình người", bởi vì loại rễ nhân sâm tốt nhất có hình một cơ thể người. Chính vì lý do này mà người Trung Hoa xưa tin rằng rễ cây nhân sâm có thể chữa khỏi mọi bệnh tật của con người. Đối với họ, hình dạng của thân hay rễ nhân sâm quyết định phần cơ thể mà nó có tác động lên.
Những người Mỹ đầu tiên cũng sử dụng loại nhân sâm Bắc Mỹ và đưa tới Châu Âu từ năm 1704. Những người khai phá đất mới đầu tiên, trong đó có Daniel Boone, đã đi tìm nhân sâm trong rừng rậm, vì nhân sâm đem lại nhiều lợi nhuận trên thị trường hơn là lông thú. Nhân sâm đã bị đào lên nhiều đến nỗi đến cuối thế kỷ 19, nhân sâm có nguy cơ bị tuyệt chủng ở Bắc Mỹ. Canada đã thông qua đạo luật cấm thu hoạch nhân sâm trừ những khoản thời gian nhất định trong năm. Ngày nay, nhân sâm mọc ở đây thành từng đồn điền, nhưng phần lớn chúng được xuất khấu sang Hồng Kông.
Có hai cách chủ yếu để đưa nhân sâm vào cơ thể. Có thể pha sâm thành trà hoặc xắt lát và để tan dần trên lưỡi. Nhiều người nói sâm có vị cam thảo.
Nhân sâm có thể chữa được mọi bệnh từ chứng mất ngủ, bệnh lão hóa đến bệnh đái đường và ung thư? Ở Nga, nơi nhân sâm cũng được coi trọng như Trung Quốc, Viện Khoa học đã có một Ủy ban Nhân sâm thường trực để thí nghiệm với loại cây này từ năm 1949. Ủy ban đã phân tách được một hoạt chất trong nhân sâm gọi là panaquilon mà họ cho là có tác dụng kích thích các hoạt động nội tiết trong cơ thể và làm tăng lượng hormone trong máu. Kết quả là lượng đường trong máu hạ xuống và cơ thể tiếp nhận một lượng chất bổ dưỡng và chất kích thích. Để chứng minh cho niềm tin tưởng vào nhân sâm, chính quyền Xô Viết đã cho các nhà du hành vũ trụ của mình sử dụng nhân sâm trong các chuyến bay vào không gian. Kết quả ra sao chưa được công bố cho thế giới.
Tuy nhiên, các nhà khoa học Mỹ vẫn nghi ngờ những lời tuyên bố về nhân sâm. Ảnh hưởng tốt duy nhất của nhân sâm trên cơ thể mà họ thừa nhận là sự kích thích và tác dụng đối với chứng rối loạn tiêu hóa. Mặt khác, một số dược sỹ Mỹ đã nhận thấy ảnh hưởng xấu của việc sử dụng nhân sâm thường xuyên. Trong cuốn "Các cây thuốc châu Mỹ" viết năm 1887, tiến sĩ Charles F. Millspaugh nói rằng nhân sâm Mỹ có thể gây khô miệng và cổ, nhịp tim bất thường và suy yếu toàn thân.
Nhân sâm là loại rễ cây kỳ diệu hay cũng chỉ là một loại thảo mộc bình thường? Câu trả lời ở phương Đông và phương Tây hoàn toàn khác nhau. Một ngày nào đó, chúng ta sẽ biết được ai đúng ai sai.
Theo Thế Giới Vạn Hoa
Bạn cảm thấy suy nhược? Đau dạ dày? Bạn muốn sống thọ hơn? Hãy ngậm một mẩu rễ nhân sâm và bạn sẽ là một con người hoàn toàn mới. Ít nhất đó là điều mà người Trung Quốc nói. Họ đã sử dụng rễ của loại cỏ kỳ lạ này gần 7.000 năm nay và theo họ, nó có tác dụng lớn.
Có thời nhân sâm được coi là quý và hiếm đến nỗi ở Trung Quốc chỉ có hoàng đế mới được phép thu giữ loại rễ này. Xuất khẩu nhân sâm sang nước khác bị coi là trọng tội và bị xử tử hình. Người Trung Quốc và người Tartar đã đánh nhau đổ máu vì những vùng đất có nhân sâm mọc, và một lãnh chúa Tartar đã từng xây cả một bức tường bao quanh một quận để canh giữ những cây nhân sâm mọc trong đó. Một hoàng đế Trung Hoa đã từng trả một khoản tiền tương đương 25.000 đô la để có được một củ nhân sâm Mãn Châu. Ngày nay, nhân sâm vẫn là loại cây thuốc đắt nhất thế giới.
Mặc dù loại nhân sâm tốt nhất mọc hoang ở Mãn Châu thuộc Triều Tiên và vùng Turkestan thuộc Trung Hoa, có một loại nhân sâm khác đã phát triển ở Bắc Mỹ từ hàng trăm năm nay. Người da đỏ dùng nó để chữa rối loạn tiêu hóa, phù lợi, và các chứng bệnh khác. Họ gọi là cây garantoquen, có nghĩa là cây "hình người", bởi vì loại rễ nhân sâm tốt nhất có hình một cơ thể người. Chính vì lý do này mà người Trung Hoa xưa tin rằng rễ cây nhân sâm có thể chữa khỏi mọi bệnh tật của con người. Đối với họ, hình dạng của thân hay rễ nhân sâm quyết định phần cơ thể mà nó có tác động lên.
Những người Mỹ đầu tiên cũng sử dụng loại nhân sâm Bắc Mỹ và đưa tới Châu Âu từ năm 1704. Những người khai phá đất mới đầu tiên, trong đó có Daniel Boone, đã đi tìm nhân sâm trong rừng rậm, vì nhân sâm đem lại nhiều lợi nhuận trên thị trường hơn là lông thú. Nhân sâm đã bị đào lên nhiều đến nỗi đến cuối thế kỷ 19, nhân sâm có nguy cơ bị tuyệt chủng ở Bắc Mỹ. Canada đã thông qua đạo luật cấm thu hoạch nhân sâm trừ những khoản thời gian nhất định trong năm. Ngày nay, nhân sâm mọc ở đây thành từng đồn điền, nhưng phần lớn chúng được xuất khấu sang Hồng Kông.
Có hai cách chủ yếu để đưa nhân sâm vào cơ thể. Có thể pha sâm thành trà hoặc xắt lát và để tan dần trên lưỡi. Nhiều người nói sâm có vị cam thảo.
Nhân sâm có thể chữa được mọi bệnh từ chứng mất ngủ, bệnh lão hóa đến bệnh đái đường và ung thư? Ở Nga, nơi nhân sâm cũng được coi trọng như Trung Quốc, Viện Khoa học đã có một Ủy ban Nhân sâm thường trực để thí nghiệm với loại cây này từ năm 1949. Ủy ban đã phân tách được một hoạt chất trong nhân sâm gọi là panaquilon mà họ cho là có tác dụng kích thích các hoạt động nội tiết trong cơ thể và làm tăng lượng hormone trong máu. Kết quả là lượng đường trong máu hạ xuống và cơ thể tiếp nhận một lượng chất bổ dưỡng và chất kích thích. Để chứng minh cho niềm tin tưởng vào nhân sâm, chính quyền Xô Viết đã cho các nhà du hành vũ trụ của mình sử dụng nhân sâm trong các chuyến bay vào không gian. Kết quả ra sao chưa được công bố cho thế giới.
Tuy nhiên, các nhà khoa học Mỹ vẫn nghi ngờ những lời tuyên bố về nhân sâm. Ảnh hưởng tốt duy nhất của nhân sâm trên cơ thể mà họ thừa nhận là sự kích thích và tác dụng đối với chứng rối loạn tiêu hóa. Mặt khác, một số dược sỹ Mỹ đã nhận thấy ảnh hưởng xấu của việc sử dụng nhân sâm thường xuyên. Trong cuốn "Các cây thuốc châu Mỹ" viết năm 1887, tiến sĩ Charles F. Millspaugh nói rằng nhân sâm Mỹ có thể gây khô miệng và cổ, nhịp tim bất thường và suy yếu toàn thân.
Nhân sâm là loại rễ cây kỳ diệu hay cũng chỉ là một loại thảo mộc bình thường? Câu trả lời ở phương Đông và phương Tây hoàn toàn khác nhau. Một ngày nào đó, chúng ta sẽ biết được ai đúng ai sai.
Theo Thế Giới Vạn Hoa
Chủ Nhật, 22 tháng 7, 2007
Tại sao muỗi thích đốt người mặc quần áo đen ?
Phần đầu của muỗi có một đôi mắt lớn, gần như chiếm 3/4 phần đầu, nó được tạo bởi rất nhiều những đôi mắt nhỏ, gọi là mắt kép. Loại mắt này không những có thể phân biệt được vật thể, mà còn phân biệt được màu sắc và cường độ ánh sáng khác nhau.
Phần lớn muỗi thích ánh sáng yếu; tối hoàn toàn hoặc ánh sáng mạnh chúng đều không thích. Mỗi loài muỗi khác nhau có sở thích về độ mạnh yếu của ánh sáng khác nhau. Ví dụ, phần lớn muỗi vẵn hoạt động ban ngày, còn đa số muỗi độc và muỗi A-nô-phen hoạt động vào lúc hoàng hôn hoặc bình minh. Bất kể là muỗi hoạt động vào ban ngày hay ban đêm đều thích trốn tránh ánh sáng; cho dù là muỗi vằn hoạt động ban ngày cũng là lúc 3, 4 giờ chiều mới bắt đầu hoạt động.
Khi chúng ta mặc quần áo màu đen, ánh sáng phản xạ của quần áo tương đối tối, thích hợp với thói quen sinh hoạt của loài muỗi. Trái lại, ánh sáng phản xạ của quần áo màu trắng tương đối mạnh thì có tác dụng xua đuổi muỗi. Do nguyên nhân này, khi chúng ta mặc quần áo màu đen có nguy cơ bị muỗi đốt nhiều hơn so với mặc quần áo sáng màu.
Phần lớn muỗi thích ánh sáng yếu; tối hoàn toàn hoặc ánh sáng mạnh chúng đều không thích. Mỗi loài muỗi khác nhau có sở thích về độ mạnh yếu của ánh sáng khác nhau. Ví dụ, phần lớn muỗi vẵn hoạt động ban ngày, còn đa số muỗi độc và muỗi A-nô-phen hoạt động vào lúc hoàng hôn hoặc bình minh. Bất kể là muỗi hoạt động vào ban ngày hay ban đêm đều thích trốn tránh ánh sáng; cho dù là muỗi vằn hoạt động ban ngày cũng là lúc 3, 4 giờ chiều mới bắt đầu hoạt động.
Khi chúng ta mặc quần áo màu đen, ánh sáng phản xạ của quần áo tương đối tối, thích hợp với thói quen sinh hoạt của loài muỗi. Trái lại, ánh sáng phản xạ của quần áo màu trắng tương đối mạnh thì có tác dụng xua đuổi muỗi. Do nguyên nhân này, khi chúng ta mặc quần áo màu đen có nguy cơ bị muỗi đốt nhiều hơn so với mặc quần áo sáng màu.
Cười người hôm trước hôm sau .. cười .. hoài
Cười là thuốc bổ ai ơi !
Dầu rằng lắm bạc thuốc cười khó mua.
Từ dân cho đến quan vua,
Không cười là bệnh người xưa dặn dò.
Đến đây tôi bán rẻ cho,
Tiền xu thang thuốc khỏi lo chờ hoài.
Uống vào cười mãi suốt ngày,
Cười không ăn uống cười bày hàm răng.
Dầu rằng lắm bạc thuốc cười khó mua.
Từ dân cho đến quan vua,
Không cười là bệnh người xưa dặn dò.
Đến đây tôi bán rẻ cho,
Tiền xu thang thuốc khỏi lo chờ hoài.
Uống vào cười mãi suốt ngày,
Cười không ăn uống cười bày hàm răng.
Cười khì, cười ngất, cười gần,
Cười nôn, cười lén, cười lăn, cười thầm,
Cười mủm mỉm, cười vang ầm,
Cười lộn ruột, cười rần rần, cười chê.
Cười chua chát, cười hề hề,
Cười đau bụng, cười lộn mề, cười khinh.
Cười ngặt nghẽo, cười một mình,
Cười cợt, cười nụ, cười tình, cười om,
Cười lơi, cười lả, cười ngon,
Cười ra nước mằt, cười mòn cả răng.
Cười chúm chím, cười bò lăn,
Cười phá lên, cười dòn băng, cười mừng,
Cười hô hố, cười nhảy tưng,
Cười tươi, cười rộ, cười sưng cả mồm,
Cười ơi thuốc bổ quá ngon !
Mua về dành để sớm hôm cười ….khì.
Cười nôn, cười lén, cười lăn, cười thầm,
Cười mủm mỉm, cười vang ầm,
Cười lộn ruột, cười rần rần, cười chê.
Cười chua chát, cười hề hề,
Cười đau bụng, cười lộn mề, cười khinh.
Cười ngặt nghẽo, cười một mình,
Cười cợt, cười nụ, cười tình, cười om,
Cười lơi, cười lả, cười ngon,
Cười ra nước mằt, cười mòn cả răng.
Cười chúm chím, cười bò lăn,
Cười phá lên, cười dòn băng, cười mừng,
Cười hô hố, cười nhảy tưng,
Cười tươi, cười rộ, cười sưng cả mồm,
Cười ơi thuốc bổ quá ngon !
Mua về dành để sớm hôm cười ….khì.
Thứ Bảy, 21 tháng 7, 2007
Bệnh Lao Phổi
Bệnh lao phổi là gì?
Lao phổi là một loại bệnh truyền nhiễm gây ra bởi vi trùng Mycobacterium tuberculosis ( xem hình trên )
Trong cộng đồng VN khi nói đến bệnh lao người ta chỉ nghĩ đến lao phổi, thực ra ngoài phổi, vi trùng Mycobacterium tuberculosis có thể sinh bệnh tại nhiều cơ quan khác, vì thế ngoài lao phổi còn có lao hạch, lao xương, lao màng óc, lao ruột , lao gan v.v
Bệnh lao phổi được truyền đi như thế nào? Vi trùng lao phổi thường được chứa trong các hạt nhỏ li ti. Các hạt này được phóng ra ngoài không khí từ những người bị lao phổi khi họ nói , hắt hơi, ho hay ngay cả khi hát nữa. Người ta nhiễm bệnh lao phổi khi hít phải những hạt chứa vi trùng này. Sự nhiễm bệnh tuỳ thuộc vào các yếu tố sau:
**Số lượng và nồng độ của vi trùng trong không khí.
**Thời gian tiếp xúc với vi trùng
**Và nhất là khả năng đề kháng của cơ thể: những người có sức đề kháng yếu như mắc bệnh HIV, tiểu đường , ung thư, suy dinh dưỡng .. rất dễ mắc bệnh lao phổi
Vi trùng lao phổi sinh bệnh như thế nào?
Vì hạt chứa vi trùng lao phổi rất nhỏ nên khi được hít vào phổi nó có thể được đưa đến vùng sâu nhất của phổi là phế bào (alveoles). Tại đây trong cơ thể của những người nhiễm bệnh lần đầu (primary tuberculosis - lao nguyên phát ) vi trùng lao phổi sẽ bị tấn công bởi các thực bào ( alveolar macrophages) . Trong cuộc trạm chán này một số vi trùng sẽ bị tiêu diệt , số còn lại sẽ từ từ sinh sôi nảy nở ngay trong các thực bào . Khi số lượng đủ lớn (10,000 tới 100,000) nó sẽ kích thích một số các tế bào trong cơ thể và biến các tế bào này thành một lực lượng hùng hậu có khả năng tiêu diệt các vi trùng lao phổi. Hiện tượng này gọi là miễn nhiễm do tế bào (cell- mediated immunity) và được phát hiện bằng phản ứng da. Cùng với thực bào (macrophages), các tế bào này quây kín các vi trùng lao phổi trong các hạt (tubercle) để ngăn chận sự phát triển của căn bệnh .. Trong các hạt này, một số vi trùng sẽ chết , số còn lại có thể sống âm ỉ trong nhiều năm. Khi cơ thề suy yếu các vi trùng này sẽ hoạt động trở lại gây ra bệnh lao thứ phát (secondary tuberculosis, hay reactivation tuberculosis). Trong bệnh lao thứ phát vi trùng gây bệnh chính là vi trùng đã xâm nhập cơ thể lần đầu tiên và nằm ẩn nhiều năm trong cơ thể . Trường hợp này trái với bệnh lao tái nhiễm (reinfection) trong đó vi trùng sinh bệnh là một vi trùng mới từ ngoài xâm nhập vào. Sự phân biệt này rất quan trọng về phương diện dịch học vì khi có sự xuất hiện của một loại vi trùng mới người ta phải cố gắng tìm ra nguồn gốc của nó để tiêu diệt trước khi bùng nổ thành một trận dịch (epidemic). May mắn là hiện giờ người ta có thể phân biệt được hai trường hợp này nhờ phương pháp khảo sát yếu tố di truyền của các vi trùng (genotyping of cultured organism)
Làm sao biết bị bệnh lao phổi:
Trong giai đoạn đầu tiên triệu chứng rất lờ mờ như hâm hấp sốt, ho khan, mệt mỏi, ăn mất ngon, sút cân, rã mồ hôi ban đêm.. Ðau bả vai có thể xảy ra nhưng đây không phải là triệu chứng đặc biệt của bệnh lao phổi như nhiều người đã nghĩ. Khi bệnh đã tiến triển bệnh nhân có thể ho ra máu, suy nhược khó thở.
Lao phổi là một loại bệnh truyền nhiễm gây ra bởi vi trùng Mycobacterium tuberculosis ( xem hình trên )
Trong cộng đồng VN khi nói đến bệnh lao người ta chỉ nghĩ đến lao phổi, thực ra ngoài phổi, vi trùng Mycobacterium tuberculosis có thể sinh bệnh tại nhiều cơ quan khác, vì thế ngoài lao phổi còn có lao hạch, lao xương, lao màng óc, lao ruột , lao gan v.v
Bệnh lao phổi được truyền đi như thế nào? Vi trùng lao phổi thường được chứa trong các hạt nhỏ li ti. Các hạt này được phóng ra ngoài không khí từ những người bị lao phổi khi họ nói , hắt hơi, ho hay ngay cả khi hát nữa. Người ta nhiễm bệnh lao phổi khi hít phải những hạt chứa vi trùng này. Sự nhiễm bệnh tuỳ thuộc vào các yếu tố sau:
**Số lượng và nồng độ của vi trùng trong không khí.
**Thời gian tiếp xúc với vi trùng
**Và nhất là khả năng đề kháng của cơ thể: những người có sức đề kháng yếu như mắc bệnh HIV, tiểu đường , ung thư, suy dinh dưỡng .. rất dễ mắc bệnh lao phổi
Vi trùng lao phổi sinh bệnh như thế nào?
Vì hạt chứa vi trùng lao phổi rất nhỏ nên khi được hít vào phổi nó có thể được đưa đến vùng sâu nhất của phổi là phế bào (alveoles). Tại đây trong cơ thể của những người nhiễm bệnh lần đầu (primary tuberculosis - lao nguyên phát ) vi trùng lao phổi sẽ bị tấn công bởi các thực bào ( alveolar macrophages) . Trong cuộc trạm chán này một số vi trùng sẽ bị tiêu diệt , số còn lại sẽ từ từ sinh sôi nảy nở ngay trong các thực bào . Khi số lượng đủ lớn (10,000 tới 100,000) nó sẽ kích thích một số các tế bào trong cơ thể và biến các tế bào này thành một lực lượng hùng hậu có khả năng tiêu diệt các vi trùng lao phổi. Hiện tượng này gọi là miễn nhiễm do tế bào (cell- mediated immunity) và được phát hiện bằng phản ứng da. Cùng với thực bào (macrophages), các tế bào này quây kín các vi trùng lao phổi trong các hạt (tubercle) để ngăn chận sự phát triển của căn bệnh .. Trong các hạt này, một số vi trùng sẽ chết , số còn lại có thể sống âm ỉ trong nhiều năm. Khi cơ thề suy yếu các vi trùng này sẽ hoạt động trở lại gây ra bệnh lao thứ phát (secondary tuberculosis, hay reactivation tuberculosis). Trong bệnh lao thứ phát vi trùng gây bệnh chính là vi trùng đã xâm nhập cơ thể lần đầu tiên và nằm ẩn nhiều năm trong cơ thể . Trường hợp này trái với bệnh lao tái nhiễm (reinfection) trong đó vi trùng sinh bệnh là một vi trùng mới từ ngoài xâm nhập vào. Sự phân biệt này rất quan trọng về phương diện dịch học vì khi có sự xuất hiện của một loại vi trùng mới người ta phải cố gắng tìm ra nguồn gốc của nó để tiêu diệt trước khi bùng nổ thành một trận dịch (epidemic). May mắn là hiện giờ người ta có thể phân biệt được hai trường hợp này nhờ phương pháp khảo sát yếu tố di truyền của các vi trùng (genotyping of cultured organism)
Làm sao biết bị bệnh lao phổi:
Trong giai đoạn đầu tiên triệu chứng rất lờ mờ như hâm hấp sốt, ho khan, mệt mỏi, ăn mất ngon, sút cân, rã mồ hôi ban đêm.. Ðau bả vai có thể xảy ra nhưng đây không phải là triệu chứng đặc biệt của bệnh lao phổi như nhiều người đã nghĩ. Khi bệnh đã tiến triển bệnh nhân có thể ho ra máu, suy nhược khó thở.
Vì triệu chứng nhiều khi không rõ rệt nhất là khi bệnh nhân còn mang thêm các loại bệnh khác như HIV, suy thận , tiểu đường, ung thư... nên việc định bệnh rất dễ sai sót. Cách tốt nhất là chúng ta phải đề cao cảnh giác khi thấy các triệu chứng trên để từ đó có thể khám phá bệnh lao phổi một cách sớm sủa bằng các phương pháp thích hợp.
xin mời đọc thêm chi tiết tại link http://thenguyen-family.com/yhocdoisong/benhlaophoi.htm
Dinh Dưỡng Cho Người Bệnh Gan
Khi bị bệnh gan, chúng ta không thể không lưu ý tới vấn đề dinh dưỡng. Gan đóng một vai trò quan trọng trong sự hoạt động của cơ thể. Hầu hết các chất bổ quan trọng đều đưa qua gan để dự trữ, biến thành hoá chất cần thiết cho cơ thể hay bài tiết. Người bệnh thường có quan niệm sai lầm về dinh dưỡng. Vì lo sợ sẽ làm hại cho gan, bệnh nhân thường không ăn uống đúng đưa đến trường hợp thiếu dinh dưỡng, hoặc ăn quá nhiều những thức ăn không có lợi cho gan chẳng hạn như ăn quá nhiều muối có thể đưa đến tình trạng lú lẫn hoặc cổ chướng. Dinh dưỡng khác nhau tuỳ theo loại bệnh gan, tình trạng bệnh của gan chẳng hạn khi lúc bị gan cấp tính, lúc mãn tính, hoặc lúc chai gan, hay ung thư.
Tại sao gan quan trọng cho cơ thể?
Gan là một cơ quan lớn nhất trong cơ thể và gan có rất nhiều nhiệm vụ rất cần thiết để nuôi nấng cơ thể. Những vai trò quan trọng của gan bao gồm:
Tại sao gan quan trọng cho cơ thể?
Gan là một cơ quan lớn nhất trong cơ thể và gan có rất nhiều nhiệm vụ rất cần thiết để nuôi nấng cơ thể. Những vai trò quan trọng của gan bao gồm:
1. Biến hóa thực phẩm hấp thụ thành năng lượng và những chất sinh hoá cần thiết cho cơ thể.
2.Biến lọc các chất độc và thuốc.
3. Sản xuất những chất sinh hoá quan trọng cho cơ thể.
Vai trò của gan trong dinh dưỡng:
Thực phẩm ăn được tiêu hoá trong bao tử và ruột. Khoảng 85% tới 90% máu rời bao tử và ruột đem những chất bổ quan trọng tới gan để được biến hoá thành những chất sinh hóa quan trọng để cơ thể dùng. Gan giúp dự trữ hoặc tiêu hoá những chất bổ hấp thụ để cung cấp cho cơ thể dùng. Ðại khái khi bị bệnh gan, vai trò của gan vẫn được tiếp tục nhưng có thể không làm việc hữu hiệu như lúc khỏe mạnh. Tuy nhiên bệnh nhân nên biết là bị bệnh gan không có nghĩa là thay đổi buổi ăn bình thường. Nên tham khảo ý kiến với bác sĩ để biết mình có nên kiêng cữ không và những thực phẩm nào nên tránh trong bữa ăn.
Những chất dinh dưỡng quan trọng trong cơ thể:
Thực phẩm thường chứa 3 loại dinh dưỡng quan trọng cung cấp năng lượng cho cơ thể: Chất Glucid (Carbohydrate), chất đạm (protein), chất mỡ (fats).
Chất Glucid (Carbohydrate) và mỡ đóng vai trò quan trọng cung cấp năng lượng giúp cho cơ thể và tế bào hoạt động. Riêng chất đạm thường được dùng bởi cơ thể cho vấn đề sinh trưởng và sửa chữa tế bào.
Chất Glucid (Carbohydrate)
Chất Glucid có trong những thức ăn như bánh mì, cơm, khoai tây, pasta, ngũ cốc, trái cây và đồ ngọt. Chất glucid thường là những hợp chất đường và được dự trữ trong gan là chất glycogen. Khi cơ thể trong thời kỳ hoạt động cần nhiều năng lượng, gan giúp phân ly chất glycogen thành những chất đường đơn giản (chẳng hạn như glucose, sucrose, lactose) để tế bào hoạt động. Như vậy, cơ thể tránh những trường hợp đường trong máu quá thấp. Có những trường hợp khi gan quá suy yếu không thể hoạt động được, cơ thể đưa đến tình trạng nguy hiểm nếu chất đường xuống quá thấp.
Chất Ðạm (Protein)
Chất đạm thường được phân ly và hấp thụ vào máu và đưa tới gan bằng những chất amino acid. Khi tới gan, các chất amino acid được dự trữ để sau này dùng hay là chuyển thành năng lượng cho cơ bắp thịt hoặc chuyển biến thành chất urê để bài tiết qua đường thận. Khi bệnh xơ gan người bệnh có thể bị lú lẫn khi chất ammonia cao. Những chất đạm quan trọng trong gan sản xuất chẳng hạn như albumin, transferin, ceruloplasmin và lipproteins. Tất cả những chất đạm này đóng những vai trò quan trọng khác nhau trong cơ thể. Chất đạm có trong thịt cá, trứng, cheese, hột dẻ, và dairy.
Chất Mỡ (Fats)
Chất mỡ thường có những thực phẩm như bơ, phó mát, dầu ăn, thịt mỡ. Mỡ không thể tiêu hoá nếu không có chất mật. Mật được làm từ gan và được dữ trữ trong túi mật. Mật được tiết vào ruột non để giúp cơ thể hấp thụ chất mỡ. Mật cần thiết để hấp thụ các sinh tố tan trong mỡ A, D, E, và K. Chất mỡ có thể dùng cho năng lượng dài hạn khi cần.
Dinh dưỡng cân bình
Trong đời sống chúng ta, ăn uống đúng dinh dưỡng giúp chúng ta duy trì một cuộc sống khoẻ mạnh. Một buổi ăn cân bình thường có ít chất mỡ, đường nhưng có nhiều chất xơ (fiber) và đủ chất đạm, vitamin và khoáng chất (minerals). Dinh dưỡng đúng khi chúng ta ăn đầy đủ thực phẩm khác nhau để cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng kể trên.
Có năm loại thực phẩm chính:
1. Bánh mì, ngũ cốc, cơm
2. Rau và trái cây
3. Sữa, yogurt, phó mát
4.Thịt, cá, đậu
5.Mỡ, dầu, đồ ăn ngọt.
Mỡ, dầu, đồ ăn ngọt cung cấp rất nhiều năng lượng (calories) và có thể đưa đến trường hợp bị mập nếu ăn nhiều quá. Quan trọng trong bữa ăn là chọn từ 4 loại thực phẩm đầu tiên. Mỡ, dầu, đồ ăn ngọt nên ăn nhiều hơn cho những người thiếu cân. Riêng những người mập nên ăn ít hơn. Chúng ta cần calories khác nhau tùy theo tuổi tác, sex, trọng lượng và sinh hoạt. Thí dụ: một người già và nhỏ con sẽ cần ít thực phẩm hơn một thanh niên trẻ nhiều nghị lực. Nếu chúng ta ăn ít calorie hơn cơ thể cần, chúng ta sẽ sút cân. Nếu ăn nhiều hơn lượng cơ thể cần làm chúng ta mập.
Dinh dưỡng tuỳ theo tình trạng của bệnh gan
Như đã nói trên, dinh dưỡng tuỳ theo bệnh gan và ở giai đoạn nào. Gan cần năng lượng khác nhau tuỳ theo giai đoạn bệnh. Trong lúc bị gan cấp tính bệnh nhân cần nhiều năng lượng vì thế nên ăn nhiều chất có năng lượng (calories) hơn. Nhưng lúc bị chai gan nặng, người bệnh nên giảm đi chất đạm.
Bệnh sưng gan cấp tính
Bệnh gan cấp tính thường do viêm gan A, B, C, D, E hay rượu, thuốc. Ða số những bệnh nhân bị sưng gan cấp tính thường là khoẻ mạnh trước khi bệnh. Thiếu dinh dưỡng không phải là một vấn đề quan trọng. Nhưng lúc bị cấp tính, bệnh nhân có thể bị buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy hay đau bụng, nên cơ thể không thể ăn uống được. Những trường hợp đó cần phải nhập viện để điều trị. Riêng những bệnh nhân không có nhiều triệu chứng, không cần phải kiêng cữ nhiều. Tuy nhiên khi lúc bệnh viêm gan cấp tính, tế bào rất cần nhiều năng lượng để phục hồi, nên ăn uống nhiều calories hơn bình thường. Nếu ăn được, nên ăn nhiều thực phẩm có nhiều chất đạm và mỡ trong thời gian phục hồi. Nhưng trong lúc bệnh có thể làm cho người bệnh buồn nôn, khó chịu và không muốn ăn. Trong những trường hợp đó, tốt nhất là ăn ít và ăn nhiều lần.
Bệnh sưng gan mãn tính
Trong lúc bị sưng gan mãn tính, đa số gan vẫn hoạt động bình thường, ngoại trừ khi gan tới thời kỳ chai gan nặng. Trong lúc giai đoạn đầu, người bệnh nên ăn bình thường, bữa ăn được cân bằng có đầy đủ các chất năng lượng, vitamins và khoáng chất. Ðại khái là không cần phải kiêng cữ thức ăn.
Tuy nhiên có vài loại bệnh gan đặc biệt, người bệnh nên cần phải thay đổi thức ăn. Bệnh gan do nhiều chất sắt (Hemochroma-tosis), người bệnh nên tránh uống hoặc chích chất sắt và tránh ăn những đồ ăn có chất sắt hoặc nấu ăn dùng nồi nấu bằng sắt. Bệnh gan vì nhiều chất đồng (Wilson’s disease), nên tránh ăn những đồ ăn có chứa nhiều chất đồng chẳng hạn như chocolate, hạt dẻ, shelfish, nấm. Bệnh mỡ gan thường gây ra bởi nhiều lý do chẳng hạn như starvation (đói), mập phì, thiếu chất đạm và phẫu thuật giảm cân (intestinal bypass), tiểu đường hoặc nhiều chất triglyceride. Dinh dưỡng cho bệnh mỡ gan khác nhau tuỳ theo căn bệnh. Nếu bị mỡ gan vì thiếu dinh dưỡng nên ăn uống cân bình đầy đủ các chất glucid, đạm và mỡ. Nhưng bị vì lý do mập hay bị bệnh mỡ cao, nên xuống cân và giảm đồ ăn mỡ. Nếu vì lý do rượu bia, người bệnh nên giảm uống rượu và tránh ăn thiếu dinh dưỡng.
Bệnh chai gan
Khi bị chai gan, những tế bào bị thay thế bằng những tế bào sẹo. Những tế bào sẹo không có còn giúp gan hoạt động bình thường được. Chai gan có thể đưa tới tình trạng thiếu dinh dưỡng. Bệnh nhân chai gan có thể cảm thấy buồn nôn, chán ăn, ói mửa và sút cân. Bệnh nhân vẫn nên ăn uống bình thường và điều độ trong thời kỳ chai gan chưa nặng. Chỉ khi thời kỳ gan bị chai nặng, thay đổi thức ăn rất cần thiết bằng cách giảm chất đạm và muối. Trung bình bệnh nhân bị chai gan cần 2.000 tới 3.000 calories một ngày để giúp gan phục sinh (regenerate). Tuy nhiên khi bị chai gan nặng ăn nhiều chất đạm quá có thể đưa đến tình trạng chất ammonia tăng trưởng trong máu và có thể ra lú lẫn. Nhưng ăn ít chất đạm quá sẽ không giúp gan phục hồi. Ða số bệnh nhân nên ăn ít chất đạm khi đã từng bị lú lẫn do bệnh gan. Trung bình mỗi ngày không nên ăn hơn 2gm muối hay không chấm hay đổ thêm nước mắm hay xì dầu trong lúc ăn. Vì nhiều chất muối có thể gây ra cổ chướng, sưng chân. Khi bị cổ chướng hoặc sưng phù chân, người bệnh phải nên giảm chất muối trong đồ ăn và đôi khi phải bớt đi nước uống. Muối có rất nhiều trong thực phẩm khi chúng ta ăn vì thế nên cẩn thận khi mua đồ ăn hộp hoặc ra ngoài ăn. Ðặc biệt đồ ăn Việt chúng ta có rất nhiều muối, buổi ăn lúc nào cũng có nước mắm hay nước tương. Trong nước mắm hay nước tương có rất nhiều chất muối. Vì vậy nên cẩn thận khi nêm nếm thức ăn mỗi ngày.
Gan và rượu
Gan bảo vệ cơ thể từ những ảnh hưởng độc của rượu bằng cách phân ly rượu thành những chất không độc. Nhưng khi bị bệnh gan do rượu, siêu vi trùng gan B, C hay các bệnh gan khác, người bệnh tốt nhất không nên uống rượu. Khi bị bệnh gan nhẹ, hiện nay chưa có bằng chứng nào bắt bệnh nhân không uống rượu. Nhưng đa số bác sĩ khuyên bệnh nhân không nên uống rượu khi bị bệnh gan. Khi bị bệnh gan, mức được uống rượu có thể khác cho mỗi cá nhân, vì mỗi bệnh nhân có thể bị bệnh trong những giai đoạn khác nhau. Nhưng có thể cùng giai đoạn bị bệnh gan giống nhau, người bệnh có thể bị ảnh hưởng khác nhau khi uống cùng một số lượng rượu giống nhau.
Thuốc và Gan
Có nhiều loại thuốc rất là hại cho gan trong lúc bị bệnh gan. Bệnh nhân nên biết thuốc có lợi hay hại cho gan khi dùng bất cứ loại thuốc nào. Khi ăn uống không được, người bệnh có thể cần phải uống thêm sinh tố (vitamins) và các khoáng chất khác. Nhưng không có nghĩa là phải ăn uống rất nhiều vitamins, vì nhiều quá có thể gây ra rất nhiều tai hại cho cơ thể. Thuốc acetamin-ophen (Tylenol) có thể hại cho gan nếu dùng quá độ khi bị bệnh gan. Trung bình không nên dùng hơn 2gm Tylenol khi bị chai gan. Những thuốc nhức chẳng hạn như thuốc bắc, dược thảo, cỏ cây hoặc thức ăn. Nhưng cho tới nay đa số không có được nghiên cứu lâu dài và công hiệu của những loại thuốc này không rõ ràng. Có nhiều dược phẩm bổ ít cho gan nhưng lại có ảnh hưởng phụ tai hại cho các cơ quan khác trong cơ thể. Vì thế khi dùng những thuốc trên, người bệnh nên cân nhắc kỹ lưỡng.
Những chướng ngại khi ăn uống lúc bị bệnh gan
Khi bị bệnh gan, nhiều người không ăn uống vì bị mất cân. Hai lý do chính là chán ăn (loss of appetie) và buồn nôn. Ðây là những cách (tips) có thể giúp cho bệnh nhân ăn uống đầy đủ dinh dưỡng.
Khi chán ăn:
.Ăn ít nhưng thường xuyên thay vì ăn một bữa ăn to nhiều.
.Cố gắng ăn thường xuyên khoảng 2-3 tiếng một lần
.Ăn những loại thực phẩm mình thích.
.Ăn từ từ.
.Nếu ăn không được những chất solid, nên uống thêm các nước dinh dưỡng chẳng hạn như glucerna, ensure.
Khi bị buồn nôn:
a...Ðừng để cho mình đói, vì khi đói có thể mình bị buồn nôn hơn.
b...Ðồ lạnh dễ ăn hơn đồ nóng.
c...Ăn ít nhưng ăn thường khoảng 2-3 tiếng một lần. Không nên lo là phải ăn một buổi ăn cân bằng khi bị buồn nôn. Ăn những gì mình có thể ăn được.
d...Nếu một buổi ăn nào làm cho mình buồn nôn, nên hít thở không khí trong lành trước khi ăn. Nên giữ miệng fresh bằng cách đánh răng, dùng các thuốc súc miệng hoặc chất mints.
e...Nên tránh ăn những thực phẩm có acid chẳng hạn như cam, bưởi, khóm. Tránh ăn những thực phẩm cay, mỡ, hoặc thực phẩm có mùi vị, quá nóng.
Tóm lại dinh dưỡng rất là quan trọng khi bị bệnh gan. Hầu hết những người bị bệnh gan nên cần có một bữa ăn cân bình, điều độ. Trong trường hợp bị chai gan nặng, đa số cần phải giảm đi chất đạm và muối. Bệnh nhân nên tham khảo với bác sĩ để có một chương trình dinh dưỡng; dược thảo đang được tiến hành nhưng hiện nay chưa có nghiên cứu nào chứng minh các thuốc Nam, thuốc Bắc, dược thảo, thức ăn bổ gan chữa cho hết bệnh gan. Tương lai, chúng ta sẽ hiểu biết thêm nhiều qua các nghiên cứu khác nhau để giúp chúng ta đề phòng, điều trị bệnh hữu hiệu hơn.
Bác Sĩ Nguyễn A. Huy, M.D. ( trích trong "Sống Mạnh"số 138 )
Tìm Hiểu về Bệnh Viêm Gan C (HCV)
Những tin tức trong tập tài liệu này nhằm nâng cao kiến thức, giúp quý vị đối phó bệnh viêm gan C, và không nhằm thay thế những hướng dẫn của các chuyên viên y tế. Những ai mắc bệnh viêm gan C nên tham khảo với bác sĩ y khoa để chẩn đoán và điều trị bệnh viêm gan C.
Siêu vi viêm gan C (HCV) là một siêu vi truyền nhiễm qua máu mà trước đây thường được gọi là siêu vi Viêm Gan không phải A hoặc B (non-A/non-B hepatitis). HCV có 6 loại (genotypes) thường thấy nhất: 1a, 1b, 2a, 2b, 3, 4, 5, và 6. Trong đó loại 1a và 1b rất phổ biến tại Hoa Kỳ và khó chữa trị hơn. HCV xâm nhập thẳng vào cơ thể qua máu; rồi tấn công tế bào gan và sinh sôi nẩy nở tại đây.
HCV làm cho tế bào gan sưng lên và đồng thời giết các tế bào gan. Có đến 80% những người bị nhiễm HCV có khả năng trở thành bệnh kinh niên (chronic) - có nghĩa là 6 tháng sau khi bị nhiễm, bệnh vẫn không hết. Ða số những người bị HCV kinh niên không thấy có triệu chứng nào và vẫn có cuộc sống bình thường. Tuy nhiên, trong số 10 - 25% người có HCV kinh niên, bệnh sẽ âm thầm tiến triển trong khoảng 10 - 40 năm, và có thể làm hư gan trầm trọng, xơ gan (cirrhosis), hoặc ung thư gan.
Hiện nay bệnh viêm gan C là nguyên nhân hàng đầu đưa đến việc thay ghép gan tại Hoa Kỳ. Cho đến nay chưa có thuốc chích ngừa hoặc thuốc để chữa lành hẳn bệnh HCV. Tuy nhiên nhiều phương pháp trị liệu được áp dụng có thể tiêu diệt và/hoặc làm chậm lại hay chận đứng sự phát triển của HCV cho một số người.
Gan và Bệnh Viêm Gan
Gan là cơ quan nội tạng lớn nhất, nằm phía bên phải của bụng trong khung xương sườn. Gan nặng khoảng 1.5 kg và lớn cỡ một quả bóng cà-na (football). Gan thực hiện hơn 500 chức năng tối quan trọng.
Gan chuyển hóa mọi thứ ta ăn uống, thở, hoặc thấm qua da. Gan chuyển những thức ăn uống thành năng lượng và những thành phần để tạo bắp thịt, kích thích tố, những yếu tố làm đông máu, và những yếu tố miễn nhiễm.
Gan lưu trữ các chất dinh dưỡng, khoáng chất, và đường để sử dụng dần. Tế bào gan làm ra mật để giúp cơ thể tiêu hóa thực phẩm và hấp thụ chất dinh dưỡng. Gan giải trừ những độc tố có hại cho cơ thể. Gan có thể tự tái sanh các tế bào của chính nó. Gan có khả năng tái tạo đến 3/4 lá gan trong vòng vài tuần lễ.
Bệnh Viêm Gan có nghĩa đơn giản là gan bị sưng do siêu vi, hóa chất độc hại, thuốc uống hoặc thuốc chích, hoặc những yếu tố khác. Những thể bệnh siêu vi Viêm Gan thường thấy gồm có: Viêm Gan A (HAV), Viêm Gan B (HBV), và Viêm Gan C (HCV). Cả ba siêu vi này chỉ giống nhau ở một điểm là chúng đều có ảnh hưởng đến gan.
Phòng Ngừa HCV
Ðừng dùng chung kim chích, các dụng cụ chích ma túy hoặc bất cứ vật dụng cá nhân, dao cạo, bàn chải răng, đồ cắt hoặc dũa móng tay, hoặc bất cứ thứ gì có thể dính máu. Phải sát trùng đúng cách những dụng cụ dùng để xâm mình, xỏ da, và châm cứu.
Ngày nay đa số những người làm công việc trên đều sử dụng kim dùng một lần (vất đi sau khi dùng). Nên băng bó mọi vết cắt, vết thương. Mặc dù bệnh rất hiếm khi lây lan qua đường tình dục, bạn có thể giảm nguy cơ nhiễm bệnh bằng cách áp dụng các phương pháp giao hợp tình dục an toàn, như dùng bao cao su và màng chắn.
Theo Trung Tâm Phòng Ngừa và Kiểm Soát Bệnh Tật nếu quan hệ tình dục của bạn chỉ với một người, thì bạn không cần thay đổi thói quen tình dục. Tuy nhiên, bạn nên thảo luận với người người bạn tình của bạn nếu người đó quan tâm về việc lây nhiễm bệnh. Phụ nữ bị HCV nên tránh quan hệ tình dục trong lúc có kinh nguyệt.
Giữ vệ sinh răng miệng đúng cách có thể ngăn ngừa bệnh vì nướu răng bị chảy máu cũng là một cách lây nhiễm bệnh. Nếu bạn bị HCV, hãy nói cho bác sĩ, nha sĩ, và các chuyên viên y tế biết. Các nhân viên y tế phải theo đúng các tiêu chuẩn phòng bệnh khi xử lý máu. Phụ nữ bị HCV nếu nghĩ rằng mình sắp mang bầu nên nói cho bác sĩ biết.
Xin mời đọc thêm tại link http://www.hcvadvocate.org/hepatitis/hepC/Vietnamese_info.htm
Thứ Tư, 18 tháng 7, 2007
Thứ Hai, 16 tháng 7, 2007
The Inner Life of the Cell - Đời sống của tế bào trong cơ thể con người
Inner Life of the Cell animation conception and scientific content by Alain Viel and Robert A. Lue.
Tài liệu trình bày bằng Anh Ngữ với nhiều từ khoa học chuyên môn nhưng lại là 1 video ngắn ngủi chỉ có 8 phút khá rỏ ràng để giới thiệu cho quý bạn về đời sống của tế bào trong cơ thể con người.
Chủ Nhật, 15 tháng 7, 2007
Thứ Bảy, 14 tháng 7, 2007
Thiếu ngủ làm gia tăng căng thẳng lên tim
Tình trạng thiếu ngũ kinh niên không phải chỉ khiến cho người ta trở thành nóng tính mà còn có thể gây căng thẳng cho tim và làm tăng nguy cơ mắc những bệnh tim mạch, theo một cuộc nghiên cứu mới được công bố hôm 13 Tháng Sáu.
Những ảnh hưởng có hại đối với thần kinh và tính khí do hậu quả của chứng mất ngủ kinh niên đã được nói tới nhiều, nhưng cuộc nghiên cứu mới của các chuyên gia tại trường Y Khoa của đại học University of Pennsylvania đóng góp thêm vào những bằng chứng rằng, còn có những hậu quả quan trọng về bệnh lý do chứng mất ngủ kéo dài gây ra.
Họ nhận thấy rằng, chỉ trong thời gian 5 đêm liên tiếp bị thiếu ngủ cũng có thể ảnh hưởng đáng kể tới tim.
Các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm chức năng của tim, cho 39 người tình nguyện, hai lần - lần thứ nhất vào lúc bắt đầu cuộc khảo sát, sau một đêm ngủ 10 tiếng đồng hồ, và lần thứ nhì 5 đêm sau, trong những đêm đó họ chỉ ngủ 4 tiếng đồng hồ mỗi đêm.
Những điện tâm đồ (electrocardiogram) cho thấy rằng, tất cả những người tham gia cuộc thí nghiệm đã có nhịp tim đập nhanh hơn nhiều, đồng thời mức thay đổi nhịp đập của tim (heart rate variability) bị giảm một cách đáng kể, sau những đêm thiếu ngủ.
Mức thay đổi nhịp đập của tim là dấu hiệu cho thấy sự thay đổi nhịp đập của tim một cách tự nhiên khi cơ thể tự điều chỉnh để thích ứng với những căng thẳng và những kích thích.
Vì vậy, tình trạng giảm khả năng thay đổi nhịp đập của tim có thể là triệu chứng rằng, đang có những vấn đề về tim, hoặc những bệnh khác, và cũng có thể liên quan tới chứng áp huyết cao.
“Ảnh hưởng của sự thiếu ngủ làm gia tăng căng thẳng lên tim của những người tình nguyện,” Tiến Sĩ Siobhan Banks, người cầm đầu cuộc nghiên cứu, nói và thêm: “Nếu kết quả nghiên cứu của chúng tôi được kiểm chứng bởi một nhóm chuyên gia lớn hơn và được phân tích đầy đủ hơn, thì nó có thể giúp chúng ta hiểu tại sao sự thiếu ngủ làm gia tăng nguy cơ của bệnh tim mạch và nguy cơ tử vong.”
Tiến Sĩ Banks, giáo sư tại trường đại học University of Pennsylvania, Philadelphia, đã trình bày về cuộc nghiên cứu này tại cuộc hội thảo “SLEEP 2007” - đây là cuộc họp thường niên của tổ chức Associated Professional Sleep Societies (Hiệp Hội Chuyên Gia về Giấc Ngủ) ở Minneapolis, Minnesota.
Nông gia đụng chạm tới thuốc trừ sâu sẽ có thể bị tăng nguy cơ ung thư óc
Những người làm nghề trồng trọt thường tiếp cận với thuốc giết sâu bọ có thể gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư óc, theo một cuộc nghiên cứu mới.
Trong một cuộc nghiên cứu gồm gần 700 người thành niên đã phát sinh, hoặc không phát sinh, u bướu ung thư trong óc, các chuyên gia ở Pháp nhận thấy rằng, những người làm nghề nông tiếp xúc nhiều nhất với những thứ thuốc giết sâu bọ thì có nguy cơ phát sinh bệnh ung thư óc cao gấp hai lần so với những người làm những nghề nghiệp không tiếp xúc với thuốc giết sâu bọ.
Còn có những bằng chứng cho thấy rằng, những người thường dùng thuốc giết sâu bọ lên những cây trồng ở nhà họ thì cũng gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư óc. Tuy nhiên, các chuyên gia nói thêm rằng, điều này đã không tìm thấy trong những cuộc nghiên cứu trước đây, và cần phải khảo sát thêm để biết đích xác.
Những cuộc nghiên cứu trước đây đã liên kết sự tiếp cận thuốc giết sâu bọ trong giới làm nghề nông với những ảnh hưởng có hại đối với óc, như nguy cơ mắc bệnh Parkinson's cao hơn.
Cuộc nghiên cứu mới nhất đã khảo sát những cư dân trong vùng Bordeaux ở Pháp, là nơi có những trại trồng nho sản xuất rượu vang nổi tiếng, và thấy rằng, họ có tỉ lệ cao nhất thế giới về số người mắc bệnh ung thư óc.
Bác Sĩ Isabelle Baldi thuộc Ðại Học Bordeaux và các đồng nghiệp đã so sánh 221 người thành niên đã mắc bệnh ung thư óc từ năm 1999 cho tới năm 2001 với 442 người thành niên thuộc dân chúng sống trong cùng một vùng, cùng lứa tuổi, và không mắc bệnh này.
Tỉ lệ tổng quát về nguy cơ mắc bệnh ung thư óc của những người thường tiếp xúc với thuốc giết sâu bọ ở mức 29 phần trăm cao hơn những người không tiếp xúc với những hóa chất này. Nhưng không có bằng chứng vững chắc rằng, những công nhân nông nghiệp tiếp xúc với thuốc giết sâu bọ ở mức thấp hơn thì cũng gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư óc.
Tuy nhiên, giới nông nghiệp, giới công nhân trồng nho, và những người khác thường tiếp cận với thuốc giết sâu bọ, có tỉ lệ cao hơn gấp hai lần về nguy cơ phát sinh bệnh ung thư óc.
Khi được khảo sát về loại u bướu, nguy cơ phát sinh u bướu thần kinh glioma là ở mức ba lần cao hơn nơi những công nhân thường tiếp cận với thuốc giết sâu bọ so với những người không tiếp cận, theo phúc trình của toán nghiên cứu do Bác Sĩ Baldi cầm đầu - đã đăng trong số Tháng Sáu 2007 của đặc san Occupational and Environmental Medicine (Y Khoa Nghề Nghiệp và Môi Sinh).
Các nhà nghiên cứu nói rằng, u bướu thần kinh glioma thường phát sinh cho đàn ông ở tỉ lệ cao hơn đàn bà, lý do có thể là vì nhiều đàn ông hơn đàn bà làm những công việc tiếp cận với thuốc giết sâu bọ.
Về vấn đề sử dụng thuốc giết sâu bọ tại gia, những người tham gia cuộc nghiên cứu khai rằng, họ dùng thuốc giết sâu bọ lên những cây mà họ tự trồng ở nhà thì cũng có tỉ lệ mắc bệnh ung thư óc cao hơn gấp hai lần so với những người không dùng thuốc giết sâu bọ.
Các nhà nghiên cứu nói rằng, họ chưa thể đi tới những kết luận rõ ràng về những kết quả tìm thấy. Họ ghi nhận rằng, có thể những người mắc bệnh ung thư óc đã có thành kiến đối với sự sử dụng thuốc giết sâu bọ. Ngoài ra, trong cuộc nghiên cứu này còn thiếu sót những yếu tố khác, như mức độ tổng cộng của sự tiếp cận với những hóa chất dùng trong nhà, ngoài thuốc giết sâu bọ - vì những hóa chất đó cũng có thể ảnh hưởng tới bộ óc.
Trong những trại trồng nho ở Bordeaux, loại thuốc giết sâu bọ thông dụng nhất được dùng là thuốc diệt nấm (fungicide). Tuy nhiên, cuộc nghiên cứu thiếu sót thông tin về các thứ thuốc giết sâu bọ mà những người tham gia đã sử dụng.
Các nhà nghiên cứu kết luận rằng, bây giờ cần phải tìm hiểu thêm để có thể biết những thứ thuốc giết sâu bọ nào bị coi là liên quan tới bệnh ung thư óc. (REUTERS HEALTH )
Bệnh tim, bệnh thận có liên quan với nhau
Tim và thận có liên quan mật thiết với nhau: “sự đau yếu của cơ quan này làm hại tới cơ quan kia”.
Một cuộc nghiên cứu mới cho thấy bệnh đau thận làm gia tăng nguy cơ tử vong vì bệnh tim, trước khi nó khiến cho thận của bệnh nhân bị bại liệt. Ðồng thời, các bác sĩ cũng đã nhận thấy rằng, bệnh đau tim có thể làm hại tới thận.
Những kết quả mới tìm thấy phát xuất từ hai cuộc nghiên cứu liên quan tới hơn 50,000 bệnh nhân sẽ có thể dẫn tới sự chú trọng hơn vào việc chẩn đoán sớm những triệu chứng của bệnh đau thận. Người ta cần nên thi hành thường xuyên những cuộc thử nghiệm nước tiểu và máu, với phí tổn chưa tới $25 mỗi lần - một số chuyên gia y tế đề nghị hãy nên thi hành những cuộc thử nghiệm này giống như việc kiểm soát mức cholesterol trong máu.
Bác Sĩ Peter McCullough, trưởng ngành y khoa phòng ngừa tại bệnh viện William Beaumont Hospital ở Michigan, nói: “Nhiều bệnh nhân có kiến thức trung bình thường hiểu biết về tình trạng chất cholesterol trong máu của họ, nhưng không biết gì về chức năng trong thận của họ.”
Bệnh đau thận kinh niên (chronic kidney disease, viết tắt là CKD) là một bệnh khá thông thường. Phần đông trong số khoảng 19 triệu người Mỹ bị bệnh CKD không biết rằng họ mắc bệnh này. Thận của bệnh nhân dần dần mất khả năng lọc những chất thải ra khỏi máu, và tiến trình này xảy ra một cách từ từ cho nên người ta khó nhận ra những triệu chứng, trước khi hai trái thận đã bị hư hại rất nặng. Số người bị bại thận ở giai đoạn chót ngày càng tăng nhanh, với khoảng 400,000 người Mỹ cần phải dùng máy thẩm tách (dialysis machine) để lọc máu, hoặc phải giải phẫu để thay thận - con số những ca này đã tăng gấp đôi ở Hoa Kỳ trong hai thập niên qua.
Trong khi các bệnh nhân đau thận kinh niên thường lo sợ phải thường xuyên đi lọc máu, nhưng sự thật là nhiều người trong số họ sẽ từ trần vì bệnh đau tim trước khi thận của họ bị liệt bại tới độ phải dùng máy thẩm tách - một số chuyên gia về thận đã nhận thấy sự kiện này trong vài năm qua, nhưng nhiều người không biết.
Vì vậy, cuộc nghiên cứu mới - đã đăng trong số Tháng Sáu của đặc san y khoa Archives of Internal Medicine - kêu gọi các bác sĩ săn sóc cho những bệnh nhân đau tim hãy bắt đầu khám thận cho họ một cách kỹ lưỡng để điều trị sớm những triệu chứng của bệnh thận ngay khi mới khám phá.
Sự liên quan giữa những bệnh tim và thận là điều hợp lý: chứng áp huyết cao và bệnh tiểu đường là hai nguy cơ chính yếu đối với cả bệnh đau thận kinh niên lẫn những cơn đau tim.
Tăng nguy cơ tử vong gấp ba lần
Bác Sĩ McCullough và các đồng nghiệp đã theo dõi hơn 37,000 người tương đối còn trẻ - trung bình 53 tuổi - đã tình nguyện tham gia một chương trình khám nghiệm thận. Ba dấu hiệu về chức năng của thận được khám nghiệm: mức độ lọc máu của thận (từ ngữ y khoa là GFR: glomerular filtration rate); mức độ của chất đạm albumin trong nước tiểu, và họ có bị thiếu máu hay không. Họ cũng được hỏi về những vụ chẩn đoán về bệnh tim trước đó.
Mức độ nguy cơ mắc bệnh tim gia tăng khi mỗi dấu hiệu về chức của thận trên đây giảm sút. Theo số liệu từ cuộc khảo sát, những người nào vừa mắc bệnh đau thận kinh niên vừa mắc bệnh tim thì nguy cơ tử vong của họ tăng gấp ba lần trong vòng 2 năm rưỡi, đa số những cái chết này là do các bệnh tim mạch.
Về ảnh hưởng của tim đối với thận thì sao? Các nhà nghiên cứu tại trung tâm y khoa Tufts-New England Medical Center, ở Boston, đã khảo sát hơn 13,000 người tham gia những cuộc nghiên cứu qui mô về sức khỏe của tim. Họ thấy rằng, những người nào bị chẩn đoán là mắc bệnh tim vào lúc bắt đầu cuộc nghiên cứu thì cũng có nguy cơ bị suy thoái chức năng của thận cao hơn gấp hai lần trong thời gian 9 năm.
Ðó là điều hợp lý. Bệnh tim khiến cho những động mạch trên khắp cơ thể bị thu hẹp, gồm cả những mạch máu trong thận. Thêm vào đó, một số loại thử nghiệm quang tuyến (imaging test) đòi hỏi bệnh nhân uống hoặc chích vào máu những hợp chất có thể làm hại cho thận.
Nhưng Bác Sĩ McCullough nghi rằng, có một thủ phạm phức tạp hơn: cả tim và thận đều gửi đi những tín hiệu vào hệ thống tủy xương - là nơi sinh sản một loại tế bào mầm có tác dụng giữ cho tim và thận được lành mạnh. Khi một trong hai cơ phận này bắt đầu suy yếu thì chức năng bảo trì quan trọng trong tủy xương cũng sẽ suy thoái, theo lời giải thích của Bác Sĩ McCullough.
Một cuộc nghiên cứu mới cho thấy bệnh đau thận làm gia tăng nguy cơ tử vong vì bệnh tim, trước khi nó khiến cho thận của bệnh nhân bị bại liệt. Ðồng thời, các bác sĩ cũng đã nhận thấy rằng, bệnh đau tim có thể làm hại tới thận.
Những kết quả mới tìm thấy phát xuất từ hai cuộc nghiên cứu liên quan tới hơn 50,000 bệnh nhân sẽ có thể dẫn tới sự chú trọng hơn vào việc chẩn đoán sớm những triệu chứng của bệnh đau thận. Người ta cần nên thi hành thường xuyên những cuộc thử nghiệm nước tiểu và máu, với phí tổn chưa tới $25 mỗi lần - một số chuyên gia y tế đề nghị hãy nên thi hành những cuộc thử nghiệm này giống như việc kiểm soát mức cholesterol trong máu.
Bác Sĩ Peter McCullough, trưởng ngành y khoa phòng ngừa tại bệnh viện William Beaumont Hospital ở Michigan, nói: “Nhiều bệnh nhân có kiến thức trung bình thường hiểu biết về tình trạng chất cholesterol trong máu của họ, nhưng không biết gì về chức năng trong thận của họ.”
Bệnh đau thận kinh niên (chronic kidney disease, viết tắt là CKD) là một bệnh khá thông thường. Phần đông trong số khoảng 19 triệu người Mỹ bị bệnh CKD không biết rằng họ mắc bệnh này. Thận của bệnh nhân dần dần mất khả năng lọc những chất thải ra khỏi máu, và tiến trình này xảy ra một cách từ từ cho nên người ta khó nhận ra những triệu chứng, trước khi hai trái thận đã bị hư hại rất nặng. Số người bị bại thận ở giai đoạn chót ngày càng tăng nhanh, với khoảng 400,000 người Mỹ cần phải dùng máy thẩm tách (dialysis machine) để lọc máu, hoặc phải giải phẫu để thay thận - con số những ca này đã tăng gấp đôi ở Hoa Kỳ trong hai thập niên qua.
Trong khi các bệnh nhân đau thận kinh niên thường lo sợ phải thường xuyên đi lọc máu, nhưng sự thật là nhiều người trong số họ sẽ từ trần vì bệnh đau tim trước khi thận của họ bị liệt bại tới độ phải dùng máy thẩm tách - một số chuyên gia về thận đã nhận thấy sự kiện này trong vài năm qua, nhưng nhiều người không biết.
Vì vậy, cuộc nghiên cứu mới - đã đăng trong số Tháng Sáu của đặc san y khoa Archives of Internal Medicine - kêu gọi các bác sĩ săn sóc cho những bệnh nhân đau tim hãy bắt đầu khám thận cho họ một cách kỹ lưỡng để điều trị sớm những triệu chứng của bệnh thận ngay khi mới khám phá.
Sự liên quan giữa những bệnh tim và thận là điều hợp lý: chứng áp huyết cao và bệnh tiểu đường là hai nguy cơ chính yếu đối với cả bệnh đau thận kinh niên lẫn những cơn đau tim.
Tăng nguy cơ tử vong gấp ba lần
Bác Sĩ McCullough và các đồng nghiệp đã theo dõi hơn 37,000 người tương đối còn trẻ - trung bình 53 tuổi - đã tình nguyện tham gia một chương trình khám nghiệm thận. Ba dấu hiệu về chức năng của thận được khám nghiệm: mức độ lọc máu của thận (từ ngữ y khoa là GFR: glomerular filtration rate); mức độ của chất đạm albumin trong nước tiểu, và họ có bị thiếu máu hay không. Họ cũng được hỏi về những vụ chẩn đoán về bệnh tim trước đó.
Mức độ nguy cơ mắc bệnh tim gia tăng khi mỗi dấu hiệu về chức của thận trên đây giảm sút. Theo số liệu từ cuộc khảo sát, những người nào vừa mắc bệnh đau thận kinh niên vừa mắc bệnh tim thì nguy cơ tử vong của họ tăng gấp ba lần trong vòng 2 năm rưỡi, đa số những cái chết này là do các bệnh tim mạch.
Về ảnh hưởng của tim đối với thận thì sao? Các nhà nghiên cứu tại trung tâm y khoa Tufts-New England Medical Center, ở Boston, đã khảo sát hơn 13,000 người tham gia những cuộc nghiên cứu qui mô về sức khỏe của tim. Họ thấy rằng, những người nào bị chẩn đoán là mắc bệnh tim vào lúc bắt đầu cuộc nghiên cứu thì cũng có nguy cơ bị suy thoái chức năng của thận cao hơn gấp hai lần trong thời gian 9 năm.
Ðó là điều hợp lý. Bệnh tim khiến cho những động mạch trên khắp cơ thể bị thu hẹp, gồm cả những mạch máu trong thận. Thêm vào đó, một số loại thử nghiệm quang tuyến (imaging test) đòi hỏi bệnh nhân uống hoặc chích vào máu những hợp chất có thể làm hại cho thận.
Nhưng Bác Sĩ McCullough nghi rằng, có một thủ phạm phức tạp hơn: cả tim và thận đều gửi đi những tín hiệu vào hệ thống tủy xương - là nơi sinh sản một loại tế bào mầm có tác dụng giữ cho tim và thận được lành mạnh. Khi một trong hai cơ phận này bắt đầu suy yếu thì chức năng bảo trì quan trọng trong tủy xương cũng sẽ suy thoái, theo lời giải thích của Bác Sĩ McCullough.
Thứ Ba, 10 tháng 7, 2007
Chủ Nhật, 8 tháng 7, 2007
Phép dưỡng sinh của người xưa
Sách "Hoàng Đế Nội Kinh " quyển hai có nói : "Trời đất có tứ thời và ngũ hành, lại có nói "thiên sanh thu tàng " và "hàn thử táo thấp phong", là những khái niệm giống như "xuân sanh, hạ trưởng, thu liễm, đông tàng" đã trình bày ở trên.
Mùa đông thuộc thuỷ cho nên hàn (lạnh), mùa hạ thuộc hỏa cho nên nóng, mùa thu thuộc kim cho nên khô ráo, xuân thuộc mộc cho nên có gió sách "Nội Kinh" khi nhắc đến ngũ tạng có nhắc đến ngũ khí là hỉ, nộ, bi, ưu, khủng nghĩa là vui, giận, buồn, lo, sợ.
Vui giận làm thương tổn khí, nóng lạnh làm thương tổn hình, người mà hay giận thì không thể tiết chế khí được (dễ xuất tinh), bị nóng lạnh quá sức chịu đựng tất nhiên sanh ra bệnh hoạn.
Sách thuốc Trung quốc có nói tới " ngủ lao thất thương " tức là con người ta hao tổn về một thứ tâm trạng nào đó thì các bộ phận tương ứng trong thân thể sẽ bị thương tổn. Vui quá hại tới tim, phẫn nộ quá hại tới gan, bi thương quá hại tới phổi, ưu tư quá hại tới tì (bao tử), kinh khủng quá hại tới thận.
Do đó để bảo vệ ngũ tạng, con người không được để cho tâm bất ổn định, vui buồn bất thường, trái lại giữ cho tâm được bình ổn để có sức khỏe đầy đủ. Con người mà luôn luôn khẩn trương và quá độ sẽ chịu hậu quả của mình là quá vui thành buồn "cực lạc sanh ai" gặp những điều không hay cho bản thân.
Những người hư phổi và bộ phận hô hấp, tóc, da là những người ở trong trường hợp nầy. Họ nhìn chung giống nhau ở điểm tóc rụng, da mặt sần sùi xấu xí, dó là chưa kể bên trong họ mang những bệnh như suyển, hay những bệnh thuộc đường hô hấp. Ngũ tạng suy yếu không những chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày mà còn ảnh hương đến những giấc mơ nữa .
Hoàng Đế Nội Kinh chương 24 có nói :
Người mà phế khí ( phổi và các cơ quan phụ thuộc) suy nhược thường nằm mộng thấy binh khí và những chuyện giết người, cắt cổ gà vịt. Nếu ông ta nằm mộng trong mùa thu thì sự thấy còn nặng hơn vì mùa thu thuộc dương nên hình ảnh lúc nầy là hình ảnh hai người giao đấu hay hai đạo quân tử chiến với nhau.
Người thận khí suy vi trong mùa hạ thấy mình đi thuyền trôi theo dòng nước, hay trôi giữa dòng. Nếu ông ta nằm mộng trong mùa đông (đông thuộc thủy) thì thấy mình ở trong rừng, trong đám lá rậm rạp .
Người tâm khí hư thì thấy lửa cháy, hay thấy dương vật. Nếu mà nằm mộng trong mùa hè (mùa hè thuộc hỏa) thì thấy lửa cháy núi hay thấy chuyện chữa lửa.
Người tì khí suy nhược thường mơ thấy đói, khó chịu.
CHUỐI THỨC ĂN BỔ DƯỠNG
Sau hai năm nghiên cứu, các bác sĩ của Mỹ khẳng định, một trong các món ăn bổ dưỡng nhất của loài người là trái chuối.
Chuối là món ăn bình dân, đang bán rất rẻ ở Việt Nam, được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đặt cho cái tên cao kỳ: “Trái của cuộc sống”. Không hề cường điệu, chuối cung cấp cho cơ thể toàn bộ sinh và khoáng tố cần thiết cho sức khoẻ con người.
Các thày thuốc châu Âu khuyên người dân nên ăn mỗi ngày một trái chuối để đủ sức kháng bệnh trong suốt mùa đông khắc nghiệt, thay vì hoa quả đặc sản của xứ họ, như táo, nho… Chuối chứa nhiều sinh tố như A, B1, B2, B6, B12, C, D, E và khoáng tố như magnê, vôi, kali, sắt, phosphor, fluor và iốt. Nhưng một số thuốc bổ khác cũng chứa nhiều loại sinh và khoáng tố, thậm chí còn hơn chuối, vậy tại sao loại quả này lại được đánh giá cao đến vậy?
Trước hết, chuối không thừa chất béo nên khi ăn không làm tăng mỡ trong máu. Vì thế, chuối là món ăn bỏ túi cho người sợ tăng cân nhưng không tránh được cảm giác đói bụng. Kế đến, chuối chứa rất ít muối nên rất thích hợp cho người bệnh tim mạch.
Ngoài ra, nhờ tỷ lệ hợp lý giữa magnê và canxi mà chuối có khả năng điều hoà quy trình dẫn truyền thần kinh của cơ tim. Người hay hồi hộp vì quá nhạy cảm nên thử dùng trái chuối trước khi chọn một loại thuốc mạnh nào đó.
Với lượng kali dồi dào, chuối không chỉ là món ăn chống chuột rút cho người lao động nặng, vận động viên, mà còn dành cho thai phụ hay buồn nôn vì ốm nghén.
Chuối là món tráng miệng không nên thiếu trên bàn ăn của người bệnh tim mạch, cụ thể là người cao huyết áp nhờ tác dụng vừa lợi tiểu nhẹ, vừa bổ sung kali cho cơ thể dễ bị thiếu hụt vì dùng thuốc lâu ngày.
Ngoài ra, nhờ dễ tiêu hoá nên chuối có thêm ưu điểm của món ăn cung cấp năng lượng nhanh khi có nhu cầu cấp bách. Ngay khi mỏi mệt, gặp lúc đường huyết hạ thấp, chỉ cần trái chuối là xong.
Hơn thế nữa, chuối giúp ổn định các hằng số sinh học trong cơ thể và qua đó tạo điều kiện thuận lợi để hệ biến dưỡng hoạt động với hiệu quả tối ưu, đặc biệt ở người có pH máu không đúng độ kiềm do tiêu thụ quá nhiều thịt mỡ.
Theo công trình nghiên cứu của giáo sư Kurijama ở Học viện Thực phẩm Tokyo, Nhật, chuối có tác dụng kép trên hệ thần kinh. Chuối vừa gây hiệu quả an thần nhẹ nhàng dựa trên cơ chế thư giãn, vừa thúc đẩy chức năng tư duy theo chiều hướng lạc quan yêu đời.
Theo vnexpress.net
Hoa Đà: Trường kỳ tập luyện + Đức Khổng Tử thuật trường thọ
Hoa Đà sống ở thời Tam Quốc (Trung Quốc), là thầy thuốc trứ danh, cũng là một chuyên gia về dưỡng sinh. Tương truyền, lúc lâm chung, tai ông vẫn thính, mắt vẫn tinh, tóc không một sợi bạc! Học trò của ông là Ngô Phổ thọ cũng đến trăm tuổi.
Thời trẻ, có lần lên núi hái thuốc, khi lên đến lưng chừng núi, Hoa Đà phát hiện một cái hang; trong có hai vị tiên râu dài tóc bạc đang bàn luận y học. Ông đứng ngoài hang nghe và nhớ nhập tâm. Hai vị tiên về sau không những truyền lại cho ông y thuật cao siêu mà còn dạy phép tập luyện phỏng theo tư thế của năm loài muông thú là hổ, hươu, gấu, khỉ, hạc, gọi là “ngũ cầm hý” (trò chơi của năm loại cầm thú).
Vận động thân thể theo các động tác khác nhau của năm loài vật trên sẽ tác động tốt đến phủ tạng, giúp khí huyết toàn thân lưu thông, sống lâu vô bệnh, vì đã vận động được tất cả các bộ phận, các tổ chức trong cơ thể cùng một lúc. Y học Trung Quốc cho rằng “ngũ cầm hý” có tác dụng dưỡng sinh rất hiệu quả.
Y học hiện đại cũng đã chứng minh “ngũ cầm hý” là bài thể dục dưỡng sinh cùng lúc làm vận động tất cả hệ thống gân, cơ cũng như tác động đến các tuyến nội tiết. Do đó, nó vừa nâng cao công năng của hệ gân cơ, vừa tăng công năng phủ tạng, làm tăng sự lưu thông của khí huyết, kích thích sự hoạt động của các cơ quan hô hấp, tiêu hóa, bài tiết, các tuyến nội tiết...
“Ngũ cầm hý” không đơn thuần là bài tập dưỡng sinh hay thể dục, mà là một bài luyện khí công cao cấp. Trong bài luyện khí công này, Hoa Đà kết hợp nhịp nhàng giữa vận động gân cơ với luyện thở, lấy khí công dẫn dắt các cơ quan nội tạng, điều hòa trạng thái hoạt động cho cân bằng, khiến cơ thể tráng kiện, như trẻ lại, kìm chế quá trình lão hóa. Các thuật dưỡng sinh đời sau dựa trên nguyên tắc “thái cực”, “hình ý”, “bát quái”, xét về nguyên lý đều phù hợp với thuật “ngũ cầm hý” của Hoa Đà.
(Theo Sức Khỏe & Đời Sống)
Ta hãy nghe Đức Khổng Phu Tử, một nhà tư tưởng, một chánh trị gia, một nhà giáo dục, mà còn là một nhà khoa học trong lãnh vực đi tìm cuộc sống trường thọ. ( Tôi muốn nói đến hai chữ TRƯỜNG THỌ chứ không phải TRƯỜNG SINH BẤT TỬ. Vì Trường Thọ là sống lâu, còn Trường Sinh Bất Tử là không bao giờ chết.)
Muốn sống lâu, Đức Khổng Tử đã tóm gọn trong 3 chữ : “ SẮC - ĐẤU - ĐẮC.”·
Tuổi Thiếu Niên cơ thể chưa hoàn toàn phát triển, phải tránh SẮC Dục, vì giao hoan sớm sẽ có hại cho sinh lực, ô nhiễm tinh thần trong trắng, và lòng đạo đức có ảnh hưởng trong cả cuộc sống.
Tuổi tráng Niên tránh ĐẤU. Đấu theo Đức Khổng Tử là háo thắng, tham lam, chiếm đoạt. Theo Y-Học thì những người luôn háo thắng là những người sẽ mắc chứng cao áp huyết đầu tiên, và nếu không biết tiết giảm thì dù có uống thuốc gì cũng không thể thoát ra khỏi. Câu “ Tri túc thường lạc.” Biết đủ thì luôn vui vẻ, nghĩa là an bình trong nội tâm thì bệnh nào cũng khó phát tác.
Tuổi Cao Niên nên tránh chữ ĐẮC . Theo Ngài Khổng Tử thì Đắc là ham muốn ( Sân , Si ). Vì tất cả những cơ phận trong con người đã đang trên đà lão hóa : Lục phủ ngũ tạng đã làm việc không ngừng trong mấy chục năm, hãy chấp nhận lẽ Miên Sinh, Thường Dịch để cuộc sống luôn an bình. Sự lao tâm, lao lực rất có hại cho tuổi thọ.
Các nguyên tắc dưỡng sinh của Trung y
Tư tưởng cơ bản của dưỡng sinh Trung y là người và trời tương ứng. Theo đó, sự chuyển động của vũ trụ ảnh hưởng trực tiếp đến sinh lý và bệnh lý của người. Việc không thuận theo quy luật của thiên nhiên sẽ làm phát sinh nhiều vấn đề về sức khỏe.
Một năm có 4 mùa; cảm xúc, tinh thần, sinh hoạt, ăn ngủ, hành động... đều phải theo đó mà thay đổi, theo đó mà xác định phương pháp dưỡng sinh.
Hiện nay, thiên nhiên bị tàn phá và ô nhiễm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ loài người. Vì vậy, bảo vệ môi trường thiên nhiên là một trong những yêu cầu quan trọng của dưỡng sinh.
Một năm có 4 mùa; cảm xúc, tinh thần, sinh hoạt, ăn ngủ, hành động... đều phải theo đó mà thay đổi, theo đó mà xác định phương pháp dưỡng sinh.
Hiện nay, thiên nhiên bị tàn phá và ô nhiễm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ loài người. Vì vậy, bảo vệ môi trường thiên nhiên là một trong những yêu cầu quan trọng của dưỡng sinh.
Một số nguyên tắc dưỡng sinh khác của Trung y:
- Điều dưỡng tinh thần:
Tâm linh thư thái, lánh xa danh lợi, biết hài lòng với cái đang có... là những yếu tố đem lại sự an vui. Xây dựng ý tưởng sống lành mạnh, đạo đức cao thượng, có cuộc sống đầy hy vọng và lạc thú là cơ sở tâm lý giữ vững sức khỏe.
- Tu thân dưỡng tính:
Các danh y nhiều đời nhấn mạnh: "Dưỡng sinh chớ quên dưỡng tính". Y học hiện đại nói rõ: Tính cách của người có quan hệ mật thiết với sức khỏe và bệnh tật. Người có tính tình rộng mở, thái độ lạc quan, tâm lý vững vàng khó mắc các bệnh tinh thần và mạn tính; dù có mắc cũng dễ chữa trị, mau bình phục. Nên tăng cường tu dưỡng tính cách, nâng cao tinh thần lạc quan, luôn có thái độ vui tươi đầy hy vọng; rộng rãi với mọi người, thu xếp công việc của mình được hợp lý, tự nuôi dưỡng niềm hứng thú lành mạnh như đọc sách, đánh cờ, hội họa, âm nhạc... Nhờ vậy, mọi ưu phiền dễ dàng bị xóa tan, tinh thần thoải mái, thân thể khỏe mạnh.
- Tu dưỡng đạo đức:
Người xưa nhấn mạnh: "Dưỡng tính chớ quên dưỡng đức". Khổng Tử dạy: "Đức đầy mình thì người được thọ, đức lớn ắt sống lâu". Nên tham gia việc công ích xã hội, góp phần vào đời sống cộng đồng. Như vậy, giá trị của mình được xã hội thừa nhận, có nhiều bạn bè quen biết gần xa, khiến cho tinh thần và tâm lý được sảng khoái.
- Gạt bỏ ưu phiền:
Trong cuộc sống không thể tránh các va chạm gây phiền não; phải biết gạt bỏ chúng để trở lại trạng thái cân bằng thư thái. Ưu phiền được xem là một loại chất độc tinh thần, cần được loại trừ.
- Điều dưỡng qua chế độ ăn uống:
Muốn khỏe mạnh, cần có cơ cấu thức ăn phù hợp. Sách Hoàng đế nội kinh ghi: "Ngũ cốc nuôi sống, hoa quả trợ giúp, rau cỏ thêm vào, ăn uống điều hòa mà bổ ích tinh khí". Tư tưởng này có từ thời cổ đại song chẳng những không hề lạc hậu mà còn có cơ sở khoa học sâu sắc. Hãy thử vẽ một hình tam giác cân; ở hai cạnh cân ta chia làm 5 bậc bằng nhau. Bậc cuối là lượng ngũ cốc người lớn dùng, 300-500 g/ngày. Bậc thứ 2 là rau quả, mỗi ngày dùng 400-500 g. Bậc thứ 3 là cá, thịt, trứng (cá, tôm 50 g, thịt 50-100 g, trứng 25-50 g), tổng số 120-200 g/ngày. Bậc thứ 4 là sữa và chế phẩm của đậu, dùng 50 g/ngày. Bậc cao nhất là bơ, mỡ không được quá 25 g/ngày. Đó là con số chung, có thể tùy theo thể trạng, nghề nghiệp mà điều chỉnh cho hợp lý.
- Tập luyện:
Có thể luyện thái cực quyền, khí công... nhằm khơi dậy gân cốt, điều tiết khí huyết, giúp lưu thông kinh lạc, cân bằng âm dương. Thái cực quyền là võ thuật rèn luyện sức khỏe hàng đầu của Trung Quốc, là bài tập phối hợp giữa ý thức, hô hấp và luyện tập.
- Hoạt động trí não một cách khoa học:
Hoạt động trí não là một phương pháp hữu hiệu làm chậm sự lão hóa. Sách cổ có câu: "Cần học tập, nhân mạn lão" (chăm học tập, người lâu già). Nên bồi dưỡng hứng thú học tập, hoạt động trí não một cách khoa học để kích thích tế bào não tái sinh. Người già cần có thói quen đọc sách, báo, xem truyền hình, chăm sóc cây cảnh, ca hát...
- Dùng thuốc nâng cao sức khỏe
Nguyên tắc cơ bản của việc dùng thuốc là trị bệnh, tăng cường sức khỏe, làm chậm lão hóa, kéo dài tuổi thọ.
theo Sức Khoẻ & Đời Sống